You are on page 1of 10

BÀI THẢO LUẬN

Học phần: Quản trị công ty


Đề tài: Phân tích có liên hệ thực tế lý thuyết đại diện cổ đông tại 1 công ty

Giảng viên hướng dẫn: Lưu Thị Thùy Dương.

Nhóm thực hiện: Nhóm 5.

Lớp học phần: 2303SMGM3111.


Mục Lục

I. Cơ sở lý thuyết..............................................................................................................4
1. Khái niệm...................................................................................................................4
2. Lý thuyết người đại diện - người chủ..........................................................................4
3. Lý thuyết người chủ - người chủ.................................................................................4
II. Liên hệ Vinamilk.........................................................................................................5
1. Giới thiệu công ty.....................................................................................................5
2. Các cấp trong cơ cấu tổ chức Vinamilk................................................................5
2.1. Đại hội đồng cổ đông............................................................................................6
2.2. Hội đồng quản trị..................................................................................................6
2.3. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty........................................................................7
2.4. Ban kiểm soát.......................................................................................................7
3. Lý thuyết người đại diện - người chủ.......................................................................7
4. Lý thuyết người chủ....................................................................................................9
MỞ ĐẦU

Người đứng đầu/ Người chủ của một doanh nghiệp được coi là ‘ bộ não’ của doanh
nghiệp đó. Họ đóng vai trò quan trọng đến việc đề ra chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh, mục
tiêu, giá trị của doanh nghiệp. Chính vì những lẽ đó, người đứng đầu/ Người chủ có vai
trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tạo lợi thế cạnh tranh
với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Vì vậy, một doanh nghiệp có phát triển và
được nhiều khách hàng đón nhận hay không phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu/
Người chủ của doanh nghiệp đó
Nhận thấy vấn đề đó chúng tôi đã cùng nhau tìm hiểu và đưa ra câu trả lời theo quan
điểm cá nhân cho các câu hỏi đó. Thể hiện trong bài tiêu luận, chúng tôi có tìm đưa ra lý
thuyết cũng như liên hệ với doanh nghiệp Vinamilk về đại diện cổ đông. Để từ đó nâng
cao được vị thế và hình ảnh của bản thân trên thương trường trong nước cũng như ngoài
nước.
I. Cơ sở lý thuyết

1. Khái niệm

Lý thuyết người đại diện chính thức được Jensen và Mecking khởi xướng vào năm 1976.
Theo đó, lý thuyết được giải thích như sau:” Lý thuyết người đại diện liên quan đến một
hợp đồng, theo đó, một hoặc vài người (cổ đông) giao cho người khác (thành viên Hội
đồng quản trị) thay mặt họ thực hiện một số dịch vụ, trong đó có việc ủy quyền ra quyết
định cho người đại diện. Nếu cả hai trong mối quan hệ này là những người muốn tối đa
lợi ích, chúng ta có lý do để tin rằng người đại diện không phải lúc nào cũng hành động
vì lợi ích của người ủy quyền.”

Khi nghiên cứu về quản trị công ty, lý thuyết này được phân biệt thành 2 nhóm lý thuyết
gồm: Lý thuyết người đại diện - người chủ và Lý thuyết người chủ - người chủ.

2. Lý thuyết người đại diện - người chủ


Lý thuyết tập trung giải quyết mâu thuẫn người chủ - người đại diện, tức mối quan hệ
giữa cổ đông và người quản lý.
- Người chủ (cổ đông) sở hữu công ty thuê hoặc ủy quyền các đại diện (nhà quản lý) để
điều hành công ty mang lại lợi ích tốt nhất cho các người chủ (lợi nhuận, sự tăng trưởng
của công ty).
- Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý tạo nên sự mâu thuẫn về lợi ích người chủ và
người đại diện bởi sự bất đồng về mục đích riêng của các nhà quản lý, cổ đông và chủ nợ.
- Sự bất đồng về lợi ích của người đại diện (có quyền quản lý) với người chủ (quyền sở
hữu tài sản) có thể dẫn đến nhà quản lý hành động phản bội lại lợi ích của chủ sở hữu hay
chủ nợ: không nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị cho cổ đông mà vì mục đích tư lợi.
=> Cần có một cơ chế kiểm soát được thiết kế để bảo vệ lợi ích của các cổ đông

3. Lý thuyết người chủ - người chủ

Mâu thuẫn không chỉ xảy ra giữa người sở hữu và người đại diện mà còn xuất hiện giữa
những người chủ sở hữu. Cụ thể là giữa cổ đông kiểm soát và cổ đông không kiểm soát,
giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ.
Khi khung pháp lý không đủ chặt chẽ để bảo vệ cho các cổ đông thiểu số thì các cổ đông
lớn, cổ đông kiểm soát có thể lợi dụng quyền kiểm soát để tác động và điều khiển các
quyết định của công ty nhằm làm giàu cho lợi ích cá nhân họ.
II. Liên hệ Vinamilk

1. Giới thiệu công ty

Vinamilk là thương hiệu thuộc Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam, được biết đến với các
sản phẩm như: Sữa tươi, sữa bột, sữa đặc, sữa chua, nước dinh dưỡng..

Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế
biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh
trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64
tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp,
Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 30 năm ra mắt
Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm
từ sữa. Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt
Nam. Năm 2021, Vinamilk đánh dấu 45 năm phát triển với việc là thương hiệu duy nhất
của Đông Nam Á lọt vào nhiều bảng xếp hạng toàn cầu. Đây là kết quả của chiến lược và
quyết  tâm đưa thương hiệu sữa Việt tiến lên vị thế cao hơn trên bản đồ ngành sữa thế
giới. 

2. Các cấp trong cơ cấu tổ chức Vinamilk

Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức Vinamilk, các cấp trong công ty được phân tầng theo thứ tự
sau: cấp quản trị tối cao, cấp quản trị trung gian, cấp quản trị cơ sở và công nhân viên.
2.1. Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông – những
người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết. Đại hội
đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản
xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty. Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông còn
có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty.
Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty.

2.2. Hội đồng quản trị


Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk. Vị trí
này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến
mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ
đông. Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ
tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông.
Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ, tuy
nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành Chủ
tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho bà Lê Thị
Băng Tâm.

2.3. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty

Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người điều hành
các công việc kinh doanh của công ty. Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm
bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới.
Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên. Bà được xem là người
đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và
xã hội.
Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu tư, cải
tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước. Đồng thời,
mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.

2.4. Ban kiểm soát

Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra.
Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm. Các thành viên sẽ được bầu lại và số
nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực,
mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh. Các
hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính
nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp. Đặc biệt, đơn vị này sẽ hoạt
động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.

3. Lý thuyết người đại diện - người chủ


Người chủ là các cổ đông sở hữu công ty thuê hoặc uỷ quyền các đại diện để điều
hành công ty mang lại lợi ích cho chủ sở hữu. 
Đối với Vinamilk, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán:
VNM) vừa công bố ngày 7/7 tới là thời điểm chốt danh sách cổ đông để thanh toán cổ tức
còn lại của năm 2021 và tạm ứng cổ tức đợt đầu tiên của năm nay với tỷ lệ 24,5%/mệnh
giá (mỗi cổ phiếu tương ứng nhận 2.450 đồng). Trong đó, tỷ lệ cổ tức còn lại của năm
ngoái là 9,5% còn phần cổ tức được tạm ứng của năm nay là 15%. Thời điểm thanh toán
dự kiến là ngày 19/8.
Với khối lượng gần 2,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến tổng số tiền Vinamilk
chi ra để chi trả cổ tức cho cổ đông khoảng hơn 5.100 tỷ đồng. 
Trong cơ cấu sở hữu của Vinamilk, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà
nước (SCIC) là cổ đông lớn nhất với 36% cổ phần. Vinamilk còn hai cổ đông lớn khác
gồm nhóm F&N sở hữu 20,4% cổ phần và quỹ Platinum Victory nắm giữ 10,6% vốn.

Trong đó, F&N là thành viên trong tập đoàn của tỷ phú Thái Lan Charoen
Sirivadhanabhakdi - ông chủ của ThaiBev, doanh nghiệp mua lại cổ phần và nắm quyền
chi phối Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Còn quỹ Platinum Victory thuộc tập đoàn Jardine Matheson. Nhóm nhà đầu tư này
còn sở hữu cổ phần tại nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Thaco, REE. 
Người đại diện chính là các nhà quản lý của doanh nghiệp. 
Đối với Vinamilk, người đại diện chính là các nhà quản lý. Sự lớn mạnh và thành
công của Vinamilk trong suốt 45 năm vừa qua là thành quả từ công sức và tâm huyết của
tất cả những thành viên trong công ty, dưới sự chỉ dẫn và lãnh đạo sáng suốt của những
nhân sự chủ chốt - những con người tài ba, bản lĩnh và luôn hết mình vì sự nghiệp chung
của Vinamilk. Tổng Giám đốc là bà Mai Kiều Liên cùng với đó là các nhà quản lý với
những vai trò và nhiệm vụ khác nhau. 
=> Chính vì sự bất đồng về lợi ích của người đại diện với người chủ nên có thể dẫn
đến nhà quản lý hành động phản bội lại lợi ích của chủ sở hữu. Do đó, các cổ đông,
những người chủ sở hữu thiết kế một cơ chế kiểm soát để bảo vệ lợi ích của các cổ đông. 
Ở Vinamilk, Tập đoàn đã làm tốt vai trò của nhà quản trị công ty thông qua việc bảo
vệ và nâng cao quyền lợi của cổ đông để tránh sự tư lợi của nhà quản lý. Vì vậy, lý thuyết
người đại diện được coi là lý thuyết nền tảng để dựa trên đó xây dựng hệ thống quản trị
công ty nhằm kiểm soát vai trò của người điều hành và đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu. 
 Tại Vinamilk, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị quy định cơ cấu tổ chức
nhân sự, nguyên tắc hoạt động, quyền hạn, nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và các thành
viên Hội đồng quản trị nhằm hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Điều lệ
công ty và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 

4. Lý thuyết người chủ


Năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk lần đầu vượt mốc 60.000 tỉ đồng, đạt
61.012 tỉ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu thuần xuất khẩu đạt 6.128 tỉ
đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ và doanh thu thuần các công ty con ở nước ngoài đạt
3.589 tỉ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
Công ty cũng duy trì thị phần dẫn đầu trong nhiều ngành hàng, tiếp tục mở rộng thị
trường quốc tế, quy mô doanh số, hệ thống phân phối, hệ thống các nhà máy và trang trại,
song song theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội. Đây chắc
chắn là nền móng vững chắc để Vinamilk để chuẩn bị cho giai đoạn 2022-2026 kế tiếp.
Nhận được sự đồng thuận cao từ các cổ đông, đại hội đồng cổ đông thường niên năm
2022 đã diễn ra thành công và thống nhất thông qua các nội dung quan trọng. Theo đó,
công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất cho năm 2022 là 64.070 tỉ đồng và kế
hoạch lợi nhuận trước thuế là 12.000 tỉ đồng, lần lượt tương đương 105% và 93% so với
năm 2021.
Điều này cho thấy việc quản trị của Vinamilk là rất tốt. Người chủ làm việc độc lập,
không có mâu thuẫn lợi ích và nhiệm vụ của họ liên quan đến giao dịch với các bên liên
quan được quy định chính thức trong quy chế hoạt động. Các thành viên này đã thực hiện
chính sách, rà soát và thông qua phủ quyết các quy trình phê duyệt giao dịch với các bên
liên quan và có sự tương tác chặt chẽ với bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập,
là các bộ phận đưa ra đảm bảo đối với giao dịch với các bên liên quan.
 Cùng với đó công ty đã áp dụng chính sách rõ ràng và minh bạch về quy trình phân phối
và chi trả cổ tức, đảm bảo công bằng giữa các cổ đông. Cổ đông cần được cung cấp đầy
đủ thông tin về các điều kiện chia cổ tức và thủ tục chi trả và không gặp cản trở việc nhận
cổ tức. Tất cả các quyền của cổ đông đều được được HĐQT công nhận, tôn trọng và bảo
vệ. Cụ thể, cổ đông thiểu số sẽ được bảo vệ khỏi các hành động lạm dụng từ các cổ đông
nắm quyền kiểm soát hoặc các cổ đông lớn nắm giữ cổ phiếu trực tiếp hoặc gián tiếp,
những cổ đông này có thể kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định của
công ty.

KẾT LUẬN

Qua bài tiểu luận phân tích có liên hệ thực tế lý thuyết đại diện cổ đông tại 1 công ty
Vinamilk ta có thể hiểu được tầm quan trọng của người đại diện cũng như vai trò của họ.
Và các quyết định của người đứng đầu đã giúp cho thương hiệu Vinamilk đã được những
khách hàng không chỉ trong mà cả những khách hàng nước ngoài đón nhận. Và từ đó các
người đại diện/ người chủ có thể noi theo và xây dựng hệ thông doanh nghiệp riêng biệt
để đưa doanh nghiệp của mình đi đến những thành công ngoạn mục.

You might also like