You are on page 1of 33

CHƯƠNG 3: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - TRÁCH NHIỆM & NGHĨA VỤ

Các nội dung chính:


⚫ Trách nhiệm của HĐQT
⚫ Tính độc lập HĐQT (Trang 58/chương 2 & trang 121-125/chương 5)

⚫ Các hoạt động của HĐQT

⚫ Thời hạn – Bầu cử - Miễn nhiệm thành viên HĐQT

⚫ Nghĩa vụ pháp lý của HĐQT


TRÁCH NHIỆM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Theo Nguyên tắc Quản trị Doanh nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (Organization for Economic Cooperation & Development), HĐQT có 02
trách nhiệm chính là tư vấn và giám sát:
❑ Tư vấn,HĐQT tư vấn cho ban lãnh đạo về định hướng chiến lược và hoạt
động của công ty. Các quyết định cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận được
chú trọng.
❑ Giám sát: HĐQT giám sát hoạt động của CEO, đo lường hiệu quả hoạt
động của công ty, đánh giá sự đóng góp của ban lãnh đạo đối với hiệu quả
hoạt động, và trả thù lao phù hợp. HĐQT còn giám sát việc tuân thủ pháp
luật và quy chế, bao gồm cả quy trình kiểm toán, các yêu cầu báo cáo dành
cho công ty đại chúng và các yêu cầu cụ thể của lĩnh vực hoạt động kinh
doanh.
❑ Các thành viên HĐQT được lựa chọn dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm và
năng lực chuyên môn của họ nhằm hoàn thành 02 mục đích này
❑ HĐQT không phải là thành phần mở rộng của Ban điều hành. HĐQT là một
bộ phận quản lý được bầu ra để đại diện cho lợi ích của cổ đông.
TRÁCH NHIỆM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

❑ Nhà quản trị đề cao trách nhiệm tư vấn hơn là trách nhiệm giám sát
(Quan điểm của bạn về kết luận thực nghiệm này của các nhà nghiên cứu Mỹ
ra sao? Tại Việt Nam trách nhiệm nào được đề cao hơn?)

❑ Tăng trưởng tương lai, quản trị rủi ro, phát triển nguồn nhân lực là 3 ưu tiên
hàng đầu của HĐQT

❑ Trách nhiệm chính của HĐQT: Lập kế hoạch chiến lược, nâng cao sức cạnh tranh và
kế hoạch kế thừa
TRÁCH NHIỆM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

❑ Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam (Điều 153): HĐQT là cơ quan quản lý
công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền
và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có quyền và nghĩa vụ sau đây:
(Trích dẫn 1 số nội dung)
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch trung hạn và hằng năm
b) Các quyết định liên quan đến mua bán cổ phần/ trái phiếu công ty
c) Quyết định dự án đầu tư
d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
e) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty
f) Quyết định việc trả cổ tức, trình BCTC hàng năm cho ĐHCĐ
g) Quyết định cơ cấu tổ chức, giải thể, phá sản, quy chế quản lý nội bộ của
công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc
góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐỒNG QUẢN TRỊ

❑ Sự độc lập: Tính độc lập rất quan trọng bởi vì nó đảm bảo các thành viên
HĐQT có thể có ý kiến đối lập với ý kiến của ban điều hành khi cần. Từ
quan điểm pháp lý, tính độc lập được đánh giá bằng việc các thành viên
HĐQT không có xung đột lợi ích có thể đi đến thỏa hiệp hành động chỉ vì
lợi ích của công ty:
+ Theo NYSE: công ty phải có HĐQT có đa số là thành viên độc lập.
+ Thành viên tiểu ban kiểm toán, nhân sự và thù lao đều là độc lập.
❑ Các thành viên HĐQT từng làm việc với ban điều hành trong một thời gian
dài có thể hình thành các mối quan hệ làm lung lay quan điểm về tính độc
lập thuần túy. Tính độc lập cũng có thể bị thỏa hiệp bởi các yếu tố cá nhân,
như tiểu sử, trình độ học vấn, kinh nghiệm, giá trị và mối quan hệ cá nhân
của thành viên hội đồng quản trị với ban điều hành.
❑ Sự độc lập có vai trò quan trọng trong cả chức năng tư vấn và giám sát.
❑ Độc lập nghĩa là các thỏa thuận thù lao được thiết lập dựa trên giao dịch
công bằng (arms – length negotiation). Thành viên có mối quan hệ vật chất
hoặc dựa vào thu nhập của công ty thì khó đáp ứng được yêu cầu độc lập.
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐỒNG QUẢN TRỊ (CHƯƠNG 5)

Yêu cầu NYSE: Bản thân họ và gia đình không được:


❑ Là nhân viên thuộc ban điều hành của công ty trong 3 năm gần nhất
❑ Có nhận thù lao trực tiếp từ công ty quá $120.000 trong 3 năm gần nhất
❑ Kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập công ty trong 3 năm gần nhất
❑ Trong ban điều hành của công ty khác nới có nhà quản lý của công ty
niêm yết làm đang nằm trong tiểu ban thù lao trong 3 năm gần nhất.
❑ Trong ban điều hành tại 1 công ty có giao dịch với công ty niêm yết vượt
quá 2% doanh thu hoặc 1 triệu USD trong 3 năm gần nhất
❑ Các tiêu chuẩn độc lập của NYSE chưa đảm bảo được tính độc lập thực
sự: một số thành viên đáp ứng các tiêu chuẩn độc lập có thể không độc
lập theo quan điểm cá nhân của họ, trong khi những người khác mặc dù
không đáp ứng các tiêu chuẩn này nhưng hoàn toàn có khả năng duy trì
sự độc lập.
❑ Chưa có khẳng định mối quan hệ giữa HĐQT độc lập và thành quả công ty.,
HĐQT độc lập thì quyết định M&A hợp lý hơn và mối quan hệ giữa sự độc
lập và thù lao CEO là không rõ ràng.
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐỒNG QUẢN TRỊ (CHƯƠNG 5)

Hwang & Kim (2009): độc lập theo tiêu chuẩn NYSE (độc lập theo quy ước)
khác với độc lập trong mối quan hệ xã hội của họ với CEO (độc lập về mặt xã
hội). Ví dụ: HĐQT Cardinal Health năm 2000 có 13 thành viên, 10 người quan
hệ độc lập theo quy ước với CEO. Tuy nhiên, 1 không chỉ cùng quê mà còn tốt
nghiệp cùng trường đại học với CEO (tình cờ là thành viên này cũng sắp xếp
cho con trai của CEO một vị trí làm việc trong công ty riêng của mình), 1 người
khác tốt nghiệp cùng khoa tại cùng đại học với CEO. Tương tự, 3 thành viên
khác có cùng chung mối quan hệ không chính thức với CEO. Chỉ 5 trong số 13
thành viên độc lập cả về mặt xã hội và theo quy ước với CEO.
❑ Không độc lập về quan hệ xã hội gồm
+ Đều từng phục vụ trong quân đội
+ Tốt nghiệp cùng một trường đại học (và sinh cách nhau không quá ba năm)
+ Sinh ra ở cùng một khu vực
+ Cùng ngành/trường học
+ Cùng lĩnh vực nghề nghiệp chính
+ Cùng chung kết nối bên thứ ba thông qua một thành viên khác
❑ Các thành viên có mối quan hệ xã hội sẽ dễ dàng đồng cảm và e ngại nên
giảm chất lượng của HĐQT.
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐỒNG QUẢN TRỊ (CHƯƠNG 5)

❑ Mô hình HĐQT có thành viên HĐQT độc lập – Điều 137 Luật DN 2020:
CTCP trên 11 cổ đông được lựa chọn mô hình ĐHĐCĐ + HĐQT+ CEO +
BKS hoặc ĐHĐCD( + HĐQT có ít nhất 20% thành viên độc lập + Uỷ ban
kiểm toán trực thuộc HĐQT
❑ Tiêu chuẩn thành viên HĐQT độc lập của VN – Khoản 2, Điều 155, Luật DN
2020: độc lập về nhân thân và độc lập về tài chính
a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty;
không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít
nhất trong 3 năm liền trước đó.
b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản
phụ cấp mà thành viên HĐQT được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là
người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết của công ty;
đ) Không phải là người đã từng làm thành viên HĐQT, Ban kiểm soát của
công ty ít nhất trong 5 năm liền trước đó.
Ở VN, những công ty niêm yết nào có thành viên HĐQT độc lập?
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐỒNG QUẢN TRỊ (CHƯƠNG 5)

❑ Thống kê: 100 công ty Fortune từ 1996 - 2005


❑ 87% độc lập về tiêu chuẩn NYSE
❑ 62% độc lập cả về tiêu chuẩn lẫn xã hội
❑ Mối quan hệ xã hội có tương quan với thù lao cao, khả năng CEO bị sa thải
thấp hơn và khả năng CEO thao túng thu nhập cao hơn
❑ Kết luận: sự không độc lập về xã hội làm ảnh hưởng đến khả năng duy
trì các thương lượng độc lập với ban điều hành của HĐQT
❑ Update 2020 (Index 2020)
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Thảo luận:
Ở Mỹ trước đây CEO cũng thường là chủ tịch HĐQT. Theo bạn việc điều hành
công ty có những thuận lợi và những bất lợi nào?

Ở VN CEO có được kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần không?


HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

❑ Xu hướng gần đây là chủ tịch HĐQT là thành viên không điều hành.
(Spencer Stuart Board Index 2020 – trang 18, 55% of boards split the
chair and CEO roles in 2020 (2019 là 53% & 2010 là 40%)
❑ Chủ tịch HĐQT điều khiển các cuộc họp của HĐQT: xây dựng kế hoạch, lịch
trình, chủ đề và phối hợp hoạt động của các tiểu ban. Để ra quyết định,
HĐQT dựa trên thông tin được cung cấp bởi nhà quản trị (information gap).
HĐQT có thể hoạt động theo các cuộc họp hoặc thông qua bằng văn bản
❑ Sarbanes - Oxley Acts (2002) cho phép CEO kiêm CT HĐQT nhưng yêu cầu
bổ nhiệm ”lead director” theo nhiệm kỳ hoặc theo cuộc họp. Các cuộc họp
mà không có thành viên điều hành – executives session được điều hành bởi
lead director.
❑ Các thành viên độc lập sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần trong phiên họp điều
hành do lead director chủ trị, trong đó các thành viên điều hành sẽ không có
mặt. Thông lệ này được diễn ra dưới sự bắt buộc của SOX. Tại đây các
thành viên HĐQT độc lập có cơ hội thảo luận thẳng thắn về việc hiệu quả
hoạt động điều hành, kết quả hoạt động, kiểm soát nội bộ và lập kế hoạch
kế nhiệm.
HOẠT ĐỘNG CỦA HĐQT – TIỂU BAN KIỂM TOÁN

Tiểu ban kiểm toán: chịu trách nhiệm giám sát kiểm toán độc lập, đầu
mối giữa nhà kiểm toán và công ty
❑ SEC 1977: bắt buộc phải có tiểu ban kiểm toán
❑ SOX: tiểu ban kiểm toán ít nhất 3 thành viên, có kiến thức tài chính, trưởng
tiểu ban là chuyên gia tài chính
❑ Nhiệm vụ của tiểu ban kiểm toán:
❑ Giám sát lập báo cáo tài chính và công bố thông tin
❑ Giám sát việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán
❑ Giám sát thuê, chi trả và sự độc lập của công ty kiểm toán
❑ Kiểm tra việc tuân thủ luật, đạo đức kinh doanh
❑ Giám sát hoạt động kiểm toán nội bộ, tiến trình kiểm tra nội bộ
❑ Thảo luận về chính sách quản trị rủi ro với nhà quản trị
HOẠT ĐỘNG CỦA HĐQT – TIỂU BAN THÙ LAO

Tiểu ban thù lao: chịu trách nhiệm:


❑ Sarbanes – Oxley 2002: bắt buộc có tiểu ban thù lao, tiểu ban nhân sự, tiểu
ban quản trị (tất cả phải bao gồm toàn bộ thành viên độc lập)
❑ Đề xuất thù lao, cấu trúc chi trả cho CEO.
❑ Rà soát các mục tiêu gắn với thành quả của CEO.
❑ Kiểm tra hiệu quả điều hành của CEO so với mục tiêu đề ra.
❑ Tư vấn CEO về chế độ lương thưởng của các TV điều hành cao cấp.
❑ Đề xuất, kiểm soát thù lao của các thành viên khác HĐQT.
❑ Thuê công ty tư vấn cho các quá trình thiết kế mức thù lao, cấu trúc thù lao
CEO và hội đồng quản trị.
HOẠT ĐỘNG CỦA HĐQT – TIỂU BAN QUẢN TRỊ & NHÂN SỰ

Tiểu ban quản trị và nhân sự: chịu trách nhiệm


⚫ Sarbanes – Oxley 2002: bắt buộc có tiểu ban thù lao, tiểu ban nhân sự, tiểu ban
quản trị (tất cả phải bao gồm toàn bộ thành viên độc lập)
⚫ Xác định những cá nhân đủ tiêu chuẩn để làm việc trong HĐQT

⚫ Lựa chọn và giới thiệu những người được đề cử trước khi cổ đông thực hiện
biểu quyết tại cuộc họp thường niên
⚫ Thuê chuyên gia tư vấn để hỗ trợ quá trình tuyển dụng thành viên HĐQT khi cần
thiết
⚫ Xác định các tiêu chuẩn quản trị cho doanh nghiệp

⚫ Quản lý quá trình đánh giá của HĐQT

⚫ Quản lý quá trình đánh giá CEO


HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Một số tiểu ban chuyên môn hóa:


❑ Tiểu ban nghiên cứu (Merck): giám sát quá trình thử nghiệm và phát triển
các loại thuốc mới.
❑ Tiểu ban Tuân thủ pháp luật và Rủi ro (Fifth Third Bancorp): giám sát rủi ro
tài chính, tín dụng và rủi ro pháp lý.
❑ Tiểu ban Đầu tư và Tài chính (Cisco System): giám sát chính sách đầu tư,
thuế và các hoạt động tài trợ của công ty.
❑ Tiểu ban Trách nhiệm Cộng đồng (General Mills): đảm bảo công ty đáp ứng
các nghĩa vụ đạo đức với người lao động, khách hàng và xã hội.
NHIỆM KÌ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

❑ Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là hàng năm.


❑ Một số HĐQT có nhiệm kỳ 2 hoặc 3 năm nhưng mỗi năm bầu lại 1/3 số
thành viên (bầu cử so le/xen kẽ). Do đó, một HĐQT không thể nào bị lật
đổ trong một năm; hai chu kỳ bầu cử là cần thiết để đa số thành viên
hội đồng quản trị kết thúc nhiệm kỳ.
❑ Mô hình HĐQT xen kẽ/so le để chống lại làn sóng thâu tóm thù địch từ
những năm 1980. Thập niên 90, sự tăng lên trong làn sóng thâu tóm
dẫn đến sự tăng lên của HĐQT xen kẽ (43% - 82%).
❑ Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đã đảo ngược. Các
công ty đã bị chỉ trích bởi các nhà hoạt động cổ đông và các công ty cố vấn
ủy quyền - những người tin rằng các cuộc bầu cử HĐQT so le sẽ bảo vệ các
thành viên HĐQT khỏi những tác động đến từ cổ đông. Các nhà đầu tư tổ
chức, đặc biệt các Qũy hưu trí thường có chính sách chống lại các HĐQT so
le. Một số công ty đại chúng đã phản ứng với áp lực từ phía cổ đông bằng
không áp dụng chế độ HĐQT so le nữa. Trong năm 2014, khoảng 53% các
công ty đại chúng có HĐQT so le, giảm so với tỷ lệ 63% vào năm 2002.
BẦU CỬ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

❑ Nguyên tắc bầu cử: “Một cổ phiếu, một phiếu bầu”


❑ Nguyên tắc số nhiều (plurality): ứng viên thắng cuộc bầu cử khi nhận được
đa số phiếu (bất kể có quá bán hay không).
❑ Thể thức bầu không cạnh tranh (non-contested election): thành viên
HĐQT được trúng tuyển khi có ít nhất 1 phiếu bầu
❑ Contested elections: xảy ra trong 2 trường hợp
➢ Thâu tóm thù địch: công ty thâu tóm đưa ra một danh sách ứng viên HĐQT
➢ Nhà đầu tư năng động (activist investor): không đồng ý với chính sách quản
trị công ty, muốn dành sự ảnh hưởng trong HĐQT
❑ Dodd – Frank Financial Reform Act yêu cầu nhóm cổ đông chiếm ít nhất 3%
trong liên tục 3 năm được đề cử 25% thành viên HĐQT nhưng bị bãi bỏ 2011
BẦU CỬ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ba phương thức bầu cử thay thế:


❑ Dual – class stock (cổ phiếu hai tầng): Một số cổ phần ưu đãi có nhiều
phiếu biểu quyết hơn nhưng các cổ phần này thường bị cấm chuyển
nhượng. Khoảng 10% các tập đoàn đại chúng ở Hoa Kỳ có cơ cấu cổ phiếu
hai tầng gồm: tập đoàn Berkshire Hathaway, Facebook, Google, New York
Times Co. hay Hershey.
❑ Majority voting (biểu quyết đa số): thành viên HĐQT phải đạt được trên
50% số phiếu bầu.
❑ Ứng viên có đa số phiếu bầu nhưng không quá bán sẽ bị loại hoặc
❑ Công ty tổ chức vòng bầu cử tiếp theo hoặc
❑ Thành viên HĐQT yêu cầu nộp đơn từ chức và hội đồng sẽ xem xét hoặc
❑ Yêu cầu từ chức chỉ sau khi có một ứng viên được chỉ định.
❑ Năm 2014, hơn 85% các công ty trong S&P 500 đã sử dụng hình thức
biểu quyết đa số cho các cuộc bầu cử thành viên HĐQT - tỷ lệ này đã tăng
lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên, biểu quyết đa số vẫn ít phổ biến
ở những công ty vừa và nhỏ, với chỉ 23% các công ty trong Chỉ số Russell
2000 sử dụng tiêu chuẩn bỏ phiếu này.
BẦU CỬ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ba phương thức bầu cử thay thế (tt):

❑ Acummulative voting (bầu dồn phiếu): cho phép một cổ đông tập trung
phiếu vào một ứng viên. Bầu dồn phiếu cho phép một cổ đông tập trung
phiếu bầu vào một ứng cử viên HĐQT duy nhất thay vì yêu cầu một phiếu
bầu cho mỗi ứng cử viên. Một cổ đông được trao tổng số phiếu bầu tính
bằng số lượng cổ phiếu cổ đông đó sở hữu nhân với số ghế HĐQT mà
công ty có
❑ Ví dụ, một cổ đông có 100 cổ phiếu trong một công ty mà HĐQT gồm 9
thành viên thì sẽ có 900 phiếu bầu.
❑ Bầu dồn phiếu là tương đối hiếm gặp. Có ít hơn 5% các công ty trong S&P
500 sử dụng hình thức bỏ phiếu tích lũy này
MIỄN NHIỆM THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

❑ Nhiệm kỳ của HĐQT là 1 năm (bầu hàng năm) hoặc 3 năm (bầu xen kẽ)
❑ Cổ đông miễn nhiệm bằng việc quyền giữ phiếu (withholding votes)
❑ Cổ đông/nhóm cổ đông thay thế thành viên bằng cách đề cử/tranh cử bởi
một/nhiều ứng viên
❑ Cổ đông bỏ phiếu miễn nhiệm thành viên giữa nhiệm kỳ nếu điều lệ công ty
cho phép
❑ Trên thực tế, quyền miễn nhiệm thành viên HĐQT của cổ đông khá hạn chế
NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

❑ Theo Luật Doanh nghiệp của Tiểu bang, trách nhiệm chính của HĐQT
được thể hiện trong nguyên tắc chung về bổn phận của người nhận ủy
thác. Theo thuật ngữ pháp lý, điều này được gọi là bổn phận của người
nhận ủy thác đối với công ty.
❑ Theo Luật Chứng khoán Liên bang, trách nhiệm của các thành viên
HĐQT bắt nguồn từ nghĩa vụ của công ty trong việc công khai những
thông tin quan trọng cho công chúng.
❑ Theo Luật Doanh nghiệp của Tiểu bang, HĐQT có nghĩa vụ pháp lý là
hành động “vì lợi ích của doanh nghiệp” nghĩa là hành động vì lợi ích cổ
đông. Bổn phận của người nhận ủy thác bao gồm 3 thành phần:
❑ Bổn phận cẩn trọng (duty of care)
❑ Bổn phận trung thành (duty of loyalty)
❑ Bổn phận công chính(loyal of candor)
NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Bổn phận thận trọng:


❑ Quy tắc này quy định rằng phán quyết của HĐQT sẽ bị tòa án truy cứu trừ
khi nguyên đơn có thể chứng minh rằng HĐQT không thu thập đầy đủ
thông tin để đưa ra quyết định đang được đề cập hoặc HĐQT bị ảnh
hưởng bởi những xung đột lợi ích. Trong trường hợp xung đột lợi ích, có
thể nói HĐQT vi phạm bổn phận trung thành.
❑ Khi tòa án phán quyết về bổn phận cẩn trọng sẽ xem xét “quy tắc phán
đoán trong kinh doanh” (business judment rule).Quy tắc phán đoán trong
kinh doanh bảo vệ thành viên không điều hành (outsider) vì họ chịu bất lợi
của information gap.
❑ Trong điều lệ của một số công ty có điều khoản loại trừ khả năng bị kiện
của các outsider về vi phạm bổn phận cẩn trọng, trừ khi họ hành động cố
ý hoặc có sự lừa gạt.
❑ Về cơ bản, có hai loại vi phạm: không làm gì (nonfesanse) và làm sai
(misfesanse)
NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Thảo luận:
Thấy gì qua các vụ đại án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (vụ án góp vốn
vào Oceanbank, vụ án PVC, vụ án Thái Bình 2, vụ án Ethanol Phú Thọ...) tại
sao đa phần người đứng hầu tòa là thành viên HĐQT?

(Theo Điều 153 - Luật DN 2020, HĐQT là nơi chiu trách nhiệm cao nhất
trước các cổ đông, CEO là người được HĐQT «thuê» để điều hành công ty.
HĐQT chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát hoạt động của CEO)
NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Bổn phận trung thành:


❑ Giúp giải quyết các xung đột lợi ích. Luật đưa ra các thủ tục để HĐQT tuân
theo trong các tình huống có thể tồn tại xung đột lợi ích
❑ Không tự trục lợi (self-dealing)
❑ Không tước đoạt cơ hội kinh doanh của công ty.
❑ Không tham gia vào hoạt động cạnh tranh với công ty.
❑ Ví dụ như nếu Ban điều hành đang xem xét một giao dịch với một công ty
mà một thành viên trong HĐQT có lợi ích tài chính đáng kể trong đó, bổn
phận trung thành yêu cầu các điều khoản của giao dịch thúc đẩy lợi ích
của các cổ đông hơn là thúc đẩy lợi ích của thành viên đó
NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

THẢO LUẬN:
Một số ví dụ về những giao dịch có liên quan đến bổn phận trung thành.
NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Bổn phận công chính:


❑ Ban điều hành của công ty phải cung cấp thông tin một cách chính xác
và kịp thời cho các cổ đông và HĐQT chịu trách nhiệm giám sát quá
trình này
❑ Bổn phận công chính là quan trọng nhưng chỉ với công ty không niêm
yết vì các công ty niêm yết vốn phải tuân thủ các quy định về công bố
thông tin
❑ Bổn phận của HĐQT là lợi ích cổ đông (shareholder centric) hay lợi ích
của tất cả đối tượng liên quan (stakeholder centric)
NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Thảo luận:
Các thành viên HĐQT làm việc với nhiều đối tượng, vậy nhóm đối tượng nào
là quan trọng nhất?
⚫ Tất cả các cổ đông
⚫ Các nhà đầu tư tổ chức

⚫ Khách hàng

⚫ Chủ nợ

⚫ Ban điều hành

⚫ Nhân viên

⚫ Các nhà phân tích và Wall Street

⚫ Các nhà đầu tư năng động

⚫ Cộng đồng
NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

❑ Trong những năm 1990, cơ quan lập pháp của nhiều tiểu bang tại Mỹ đã
ban hành các quy chế cho phép HĐQT xem xét lợi ích của các bên liên
quan khác (không bao gồm cổ đông). Những quy chế này được gọi là các
điều khoản về "nhóm đối tượng không phải là cổ đông" hoặc " nhóm đối
tượng mở rộng".
❑ Áp dụng chống lại các đề nghị thôn tính: nhà quản trị từ chối đề nghị chào
mua nếu có ảnh hưởng đến lợi ích của các nonshareholder
❑ 10% công ty thành lập tại những bang cho phép điều luật này
❑ Ohio và Pennesylvia đòi hỏi HĐQT phải xem xét quyền lợi nonshareholder
❑ Hiện nay, HĐQT xem xét quyền lợi của nonshareholder ở mức
độ không làm tổn thương quyền lợi của shareholder.
❑ Anh: Company Acts 2006 cho phép xem xét đến lợi ích của nonshareholder.
❑ Nam Phi: yêu cầu báo cáo kết quả tài chính, môi trường và xã hội.
NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN THEO LUẬT CHỨNG KHOÁN

Nghĩa vụ công bố thông tin theo Luật chứng khoán Liên bang:
❑ Công ty công bố thông tin ra công chúng thông qua SEC
❑ Hồ sơ gồm 3 loại: (1) hồ sơ công bố khi phát hành chứng khoán (2) báo
cáo tài chính quý và năm (3) công bố thông tin bất thường: thâu tóm, thay
đổi nhà kiểm toán, thay đổi ban điều hành.
❑ Báo cáo thường niên (10-K): ngoài thông tin tài chính còn kết quả kinh
doanh chủ yếu, chiến lược phát triển, rủi ro, báo cáo quản trị (điều hành) –
đó là những thông tin trọng yếu (material information)
❑ Việc không tuân thủ những quy tắc này bằng cách trình bày sai những
thông tin trọng yếu hoặc bỏ qua thông tin, làm cho thông tin được cung
cấp không chính xác một cách trọng yếu sẽ khiến cho công ty, người điều
hành và các thành viên của HĐQT phải chịu trách nhiệm pháp lý
❑ Có hai hình thức thực thi luật:
+ Thông qua vụ kiện tập thể (class action): CEO (và CFO) là bị đơn, luật sư
nguyên đơn nhân danh công ty
+ Thông qua SEC khởi tố,:SEC chỉ rõ người vi phạm (và chịu trách nhiệm):
khoảnphạt, cấm tham gia hoạt động quản trị trong một thời gian hoặc vĩnh
viễn.
NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN THEO LUẬT CHỨNG KHOÁN

Nghĩa vụ công bố thông tin theo Luật chứng khoán Việt Nam
❑ Thông tư : 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 về Hướng dẫn công bố thông
tin trên thị trường chứng khoán từ Điều 9 đến 18.
❑ Công bố thông tin định kì
❑ Công bố thông tin bất thường
❑ Công bố thông tin theo yêu cầu
❑ Công bố thông tin khác
❑ Công ty đại chúng thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại
chúng quy mô lớn theo quy định tại Thông tư này kể từ thời điểm có vốn góp
của chủ sở hữu từ 120 tỷ đông trở lên tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã
được kiểm toán.
❑ Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày không còn là công ty đại chúng quy mô
lớn theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, công ty tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ công bố thông tin như công ty đại chúng quy mô lớn theo quy định
tại Thông tư này.
THỰC THI LUẬT DOANH NGHIỆP TIỂU BANG

Thực thi Luật Doanh nghiệp Tiểu bang:


❑ Sự vi phạm bổn phận người ủy thác sẽ được xử lý dưới hai hình thức:
❑ Phán quyết (injuntion): một phán quyết mà theo đó công ty bị bắt buộc
phải thực hiện hoặc không được thực hiện một hành động cụ thể
❑ Bồi thường: tòa án có thể yêu cầu nhà quản trị hoặc/và thành viên HĐQT
đền bù những tổn thất của công ty vì sự vi phạm bổn phận người ủy thác
❑ Tòa án sẽ xem xét nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phán quyết nhưng chủ
yếu là quy tắc phán đoán trong kinh doanh.
Năm 2005, các cổ đông đã đệ đơn kiện Công ty Walt Disney, vì cho rằng các
thành viên HĐQT đã không xem xét kỹ lưỡng việc bổ nhiệm Michael Ovitz làm
Chủ tịch công ty vào năm 1995 và việc chấm dứt hợp đồng lao động “không
phải do sai phạm” của ông ấy sau 14 tháng mà nếu thắng kiện sẽ buộc ông
phải trả lại gần 140 triệu đô la tiền trợ cấp thôi việc. Mặc dù tòa án đồng ý với
các nguyên đơn rằng việc xử lý vấn đề của HĐQT còn nhiều thiếu sót nghiêm
trọng, nhưng vẫn phán quyết rằng quy tắc phán đoán kinh doanh đã bảo vệ
hành vi của HĐQT và cuối cùng đã từ chối can thiệp.
❑ Khi HĐQT quyết định bán công ty cũng chịu sự xem xét cẩn trọng nhất của
tòa án để đảm bảo thương vụ đem lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông
BỒI THƯỜNG VÀ BẢO HIỂM ĐỐI VỚI TRÁCH NHIỆM CỦA HĐQT

❑ Hai cơ chế giảm rủi ro các thành viên HĐQT: thỏa thuận bồi thường và mua
bảo hiểm nghĩa vụ cho các thành viên HĐQT & cán bộ điều hành công ty
❑ Thỏa thuận bồi thường (indemnification agreement): công ty sẽ chi trả chi phí
pháp lý trong trường hợp HĐQT không có ý định lừa gạt. 98% các công ty có
tên trong danh sách Fortune 500 đã có các thỏa thuận bồi thường vì lợi ích
của các thành viên HĐQT.
❑ Bảo hiểm trách nhiệm (D&O – Director and Officer Insurance): 3 phần.
(1) Phần A bảo vệ các thành viên HĐQT khi không có tiền bồi thường như
trong trường hợp công ty mất khả năng thanh toán
(2) Phần B hoàn trả cho công ty các khoản bồi thường đối với TV HĐQT
(3) Phần C hoàn trả cho công ty chi phí pháp lý và số tiền hòa giải
❑ D&O insurance giới hạn mức đền bù và có chứa một số điều khoản loại
trừ, và không bao gồm các khoản phạt cá nhân do SEC cưỡng chế.
❑ Thỏa thuận bồi thường và bảo hiểm trách nhiệm sẽ chỉ hỗ trợ tài chính,
không tính đến tổn thất tinh thần, thời gian, danh tiếng khi HĐQT dính vào
vụ kiện.
THANH TOÁN VÀ KHIẾU NẠI D.O. (TOWER WATSON, 2007)
Người khiếu nại Ví dụ về cáo buộc Phần trăm Khoản thanh Chi phí biện hộ
(trong tổng số toán trung bình trung bình
khiếu nại)
Nhân viên Kết thúc nhiệm kỳ một cách sai 33% 146.078 USD 158.698 USD
trái, phân biệt đối xử, tranh chấp
tiền lương

Đối thủ cạnh Tranh chấp hợp đồng, can thiệp 8% 87.000 USD 420.026 USD
tranh, nhà phân kinh doanh, vi phạm bản quyền
phối, nhà thầu

Khách hàng Tranh chấp hợp đồng, quảng cáo 3% 809.701 USD
sai, hoạt động thương mại lừa
đảo

Chính phủ, các cơ Vi phạm bổn phận của người 16% 13.818.125 USD 3.768.747 USD
quan và các bên nhận ủy thác, quảng cáo sai,
khác không trung thực, chống độc
quyền

Cổ đông Khai trình không đầy đủ, vi phạm 40% 26.456.94 USD 3.042.159 USD
bổn phận của người nhận ủy
thác, chào bán cổ phiếu.

You might also like