You are on page 1of 5

1.

Thực trạng (Nêu thực trạng và đánh giá các công ty có ứng dụng tốt quản trị
công ty hay không?)

Những năm qua quản trị công ty ở Việt Nam đã cải thiện hơn, được đánh giá là
phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc quản trị phổ biến. Về cơ sở pháp lý, nhà nước đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản trị công ty như Luật DN năm 2005, Luật
Chứng khoán năm 2006…tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện quản trị công ty. Tỷ
lệ doanh nghiệp niêm yết trên thị trường áp dụng quản trị công ty tính đến tháng 12/2023
là 91.1%. Cũng theo FiinGroup năm 2023, có hơn 80% công ty có ít nhất 1 thành viên
HĐQT độc lập và có khoảng 68,4% DNNY tuân thủ yêu cầu về số lượng thành viên
HĐQT độc lập (tapchicongthuong. 2023). Tuy nhiên, hoạt động quản trị công ty tại Việt
Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế và yếu kém.
Tính đến tháng 4/2023, Việt Nam có hơn 856 doanh nghiệp niêm yết trên
UPCoM, 400 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và 338 doanh nghiệp niêm yết trên
HNX (Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Trong đó, có 581 công ty
tham gia đánh giá QTCT năm 2022, việc quản trị công ty chỉ dừng lại ở mức tuân thủ
thay vì áp dụng thông lệ quản trị tiến bộ trên thế giới.
Hình…..: Số lượng DNNY trên HOSE, HNX và UPCoM từ năm 2015 – tháng
4/2023.

(Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 2023)


Thứ nhất, Các công ty của Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong quản trị công ty,
mức độ quan tâm đến chất lượng và hoạt động quản trị công ty còn nhiều hạn chế. Theo
kết quả khảo sát công bố tại Báo cáo quản trị công ty các công ty niêm yết tại Việt Nam
năm 2018 cho thấy, phần lớn các công ty chỉ đạt điểm quản trị ở mức trung bình, khoảng
45-65 điểm (chiếm 79,38%), chỉ có 3 công ty được khảo sát đạt 75-80 điểm, đồng thời
chỉ khoảng 52,5% doanh nghiệp có ban kiểm soát nội bộ. Về mức độ minh bạch thông
tin, có khoảng 69,3% doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính và báo cáo kinh doanh
hàng năm (G. Drogalas, 2012).
Thứ hai, theo VIOD nhiều thành viên HĐQT của các doanh nghiệp Việt chưa
được đào tạo về quản trị công ty. Đồng thời, các quy định về quản trị công ty chưa được
các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân quan tâm nhiều so với doanh nghiệp được niêm
yết trên thị trường.

Thứ ba, các công ty đại chúng và doanh nghiệp niêm yết chỉ dừng lại ở mức 70%
là tuân thủ các quy tắc về quản trị công ty, còn 30% là áp dụng thông lệ tốt. Số điểm quản
trị công ty bình quân của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam hiện ở mức 50 - 60 %
(VnEconomy, 2023). Vì vậy, mức độ minh bạch về thông tin và quyền hạn của cổ đông
còn hạn chế ngay cả với các công ty đại chúng cũng như niêm yết. Các cổ đông không
nhận được thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính, tổng
tài sản, các báo cáo lưu chuyển tiền trong quá khứ và báo cáo của ban kiểm soát.

Thứ tư, nhiều công ty chưa đảm bảo quyền lợi của cổ đông thiểu số, vẫn chưa áp
dụng nguyên tắc “One - share- One- Vote” (một cổ phần tương đương với một phiếu
bầu). Các cổ đông nhỏ có thể không được tham dự họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).
Bên cạnh đó, các giao dịch của công ty vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nhiều
trường hợp người quản lý lợi dụng sơ hở trong QTCT để trục lợi cá nhân.

2. So sánh quản trị công ty tại Việt nam với các nước khác trên thế giới

Mô hình Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc cấu trúc hội
đồng quản trị 2 tầng, khác với các nước Anh – Mỹ theo cấu trúc hội đồng 1 tầng, có ban
giám soát những người quản lý và điều hành công ty.
Năm 2019, theo Báo cáo Thẻ điểm Quản trị công ty ASEAN (ACGS), quản trị
cong ty của Việt Nam thấp nhất trong 6 nước (bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan,
Philippines và Indonesia). Năm 2021, mức điểm quản trị của Việt Nam vẫn còn hạn chế
so với nhiều quốc gia trong khu vực, vẫn dậm chân ở vị trí thứ 6. Doanh nghiệp niêm yết
tại Việt Nam chỉ có 21,7% áp dụng các thông lệ quản trị tốt, nhiều thông lệ quản trị chưa
được doanh nghiệp nước ta quan tâm, như thực hiện báo cáo phát triển bền vững theo tiêu
chuẩn quốc tế; đảm bảo trách nhiệm của HĐQT trong việc giám sát quy trình quản trị rủi
ro….điểm thực thi 4 nguyên tắc trong QTCT G20/OECD của các doanh nghiệp nước ta
đều thấp so với tiêu chuẩn. Hơn nữa, năm 2021 trong khu vực ASEAN có hơn 200 doanh
nghiệp được xếp loại Tài sản đầu tư giá trị thì Việt Nam chỉ có một đại diện duy nhất là
Vinamilk, trong khi Singapore có 62 công ty, Thailan (76 công ty), Malysia (54 công ty)
….(baodauthau, 2022).

Năm 2023, theo báo cáo phát triển bền vững ở Châu Á – Thái Bình Dương công
bố, việc quản trị và trách nhiệm của HĐQT về vấn đề ESG của Việt Nam còn hạn chế so
với các công ty thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cụ thể, 91% nguyên vật liệu
đầu vào của doanh nghiệp vẫn chưa minh chứng được tính bền vững theo chuẩn ESG,
mục tiêu cắt giảm lượng carbon của Việt Nam chỉ đạt 10%. Các công ty niêm yết của
Việt Nam chỉ đạt 46% trách nhiệm của HĐQT về tính bền vững so với trung bình khu
vực là 84%, cơ cấu quản trị bền vững đạt 44% và 8% thành viên HĐQT và nhân viên
quản lý được đào tạo về phát triển bền vững thấp nhiều so với mức trung bình khu vực là
79% và 36% (som, 2023).

Hình….: Thực trạng quản trị trong báo cáo phát triển bền vững của các DNNY Việt
Nam so với Châu Á – Thái Bình Dương năm 2023.

(Nguồn: PwC, 2023)


Có thể thấy, quản trị công ty là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là
cơ sở để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Từ thực trạng và những hạn chế nêu trên,
các công ty của Việt Nam cần cải thiện và tích hợp lại khung quản trị của doanh nghiệp
mình, có biện pháp đào tạo nâng cao nhận thức cho thành viên HĐQT về hoạt động quản
trị công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


G. Drogalas, P. Pantelidis, P. Zlatinski & D. Paschaloudis (2012), “The role of
internal audit in bank’ M&As”, Global Review of Business and Economic Research,
8(1), pp.147-155.
NGUYỄN HỮU TRINH (2022), “Quản trị công ty cổ phần của các quốc gia trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tapchicongthuong
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quan-tri-cong-ty-co-phan-cua-cac-quoc-gia-tren-the-
gioi-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam-87208.htm

Som Ait (2023), “Báo cáo ESG tại Việt Nam 2023: thực trạng triển khai và lời giải
cho doanh nghiệp Việt”. AIT https://som.edu.vn/bao-cao-esg-tai-viet-nam-2023/

Tường Vi (2022), “Thảo luận về thực trạng quản trị công ty ở Việt Nam và châu
Á”, https://baodauthau.vn/thao-luan-ve-thuc-trang-quan-tri-cong-ty-o-viet-nam-va-chau-
a-post130068.html

VCCI (2023), “Quản trị công ty là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp” https://vcci.com.vn/quan-tri-cong-ty-la-nen-tang-cho-su-phat-trien-ben-vung-
cua-doanh-nghiep

Tạp chí kinh tế Việt Nam (2023), “Nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp
tư nhân Việt Nam”, VnEconomy https://vneconomy.vn/nang-cao-nang-luc-quan-tri-cho-
doanh-nghiep-tu-nhan-viet-nam.htm

Hương Dịu (2023), “Chỉ 35% doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam đã lập kế hoạch
và cam kết ESG”, Haiquanonline, https://haiquanonline.com.vn/chi-35-doanh-nghiep-
niem-yet-tai-viet-nam-da-lap-ke-hoach-va-cam-ket-esg-177770.html#:~:text=Trong%20s
%E1%BB%91%20c%C3%A1c%20c%C3%B4ng%20ty
%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20kh%E1%BA%A3o%20s%C3%A1t,qua
%20%C4%91%C3%A0o%20t%E1%BA%A1o%20v%E1%BB%81%20ph%C3%A1t
%20tri%E1%BB%83n%20b%E1%BB%81n%20v%E1%BB%AFng.

Tạp chí Công Thương, ThS. Nguyễn Văn Tâm (2023), “Đề tài Thực trạng quản trị
công ty tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-quan-tri-cong-ty-tai-cac-doanh-nghiep-
niem-yet-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-110871.htm#:~:text=Theo
%20FiinGroup%20kh%E1%BA%A3o%20s%C3%A1t%20n%C4%83m,%E1%BB%9F
%20h%E1%BA%A7u%20h%E1%BA%BFt%20c%C3%A1c%20ng%C3%A0nh

QTCT Quản trị công ty


HĐQT Hội đồng quản trị
DN Doanh nghiệp
DNNY Doanh nghiệp niêm yết

You might also like