You are on page 1of 9

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


–––––––––––––––––––––––– ––––––––––––––––––––––––

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DỰ THI


NĂM HỌC 2023 - 2024
I. Tên đề tài: Ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các
DN ngành nhựa niêm yết ở Việt Nam.
II. Nội dung của đề cương nghiên cứu đề tài:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Một trong những chiến lược phát triển quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam
hiện nay là tái cấu trúc nền kinh tế, các đề án liên quan đến tái cấu trúc nền kinh tế
như: Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp, tái cấu
trúc thị trường tài chính, … đã được đề cập và nghiên cứu rất nhiều tại các tổ chức
và các cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam từ khi mở cửa, phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN đã có những khởi sắc đáng chú ý: nền kinh tế phục hồi và tăng
trưởng cao, lạm phát được kiểm soát, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng, thu nhập
của người dân tăng cao, các doanh nghiệp phát triển hơn về số lượng và hiệu quả
hơn trong hoạt động kinh doanh. Đóng góp vào những thành tích này, phải kể đến
vai trò của nhiều ngành kinh tế đã từng bước vươn lên và khẳng định tiềm năng
phát triển của mình trên phạm vi trong nước và cả thế giới, trong đó có ngành sản
xuất và cụ thể hơn là các doanh nghiệp nhựa .
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer, được dùng làm vật liệu sản xuất
nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời sống con người cũng như
phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như; điện, điện
tử, viễn thông, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp v.v. Cùng với sự phát triển
của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành vật liệu thay thế
cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế được là gỗ,
kim loại, silicat v.v. Do đó, ngành công nghiệp nhựa ngày càng có vai trò quan
trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia. Trên thế giới cũng như ở
Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so với các ngành công nghiệp
lâu đời khác như cơ khí, điện - điện tử, hoá chất, dệt may v.v… nhưng đã có sự phát
triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành nhựa giai đoạn 2010 – 2015, là
một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức
tăng hàng năm từ 16% – 18%/năm (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), có những
mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Với tốc độ phát triển nhanh, ngành nhựa
đang được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam.
Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt
Nam đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng và từng bước khẳng định vị trí
quan trọng của ngành nhựa trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp.
Trong khi đó, giá nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu Nhựa luôn có sự biến động
theo sự biến động của giá dầu trên thế giới, tạo sức ép lớn đến hoạt động sản xuất
của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm
Nhựa Việt Nam trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường xuất khẩu, do giá
nguyên liệu thường chiếm 75 – 80% giá thành của sản phẩm. Không chủ động được
nguyên liệu đầu vào là một hạn chế lớn đối với ngành nhựa Việt Nam. Do đó, tỷ giá
hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Nếu tỷ giá tăng lên thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo,
trong khi giá bán sản phẩm lại không thể điều chỉnh tăng tương ứng. Các doanh
nghiệp Việt Nam khó có thể xoay xở kịp với sự tăng giảm thất thường của giá đầu
vào, đồng thời cũng không thể điều chỉnh ngay lập tức giá bán sản phẩm khi chi phí
đầu vào tăng lên vì mục tiêu duy trì chữ tín với khách hàng. Đây là một nhiệm vụ
rất lớn mà Việt Nam cần phải giải quyết trong thời gian tới để có thể hạ giá thành
sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhựa xuất khẩu.
Trước thực trạng này, để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp ngành Nhựa, nghiên cứu tác động của cơ cấu sở hữu tới hiệu quả hoạt
động của nó là vô cùng cần thiết, từ đó có những đánh giá xác thực về cơ cấu sở
hữu và phân tích những nguyên nhân để đưa ra những khuyến nghị tái cơ cấu sở
hữu cho các doanh nghiệp ngành nhựa.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài:
- Về các lý thuyết nền tảng:
Cấu trúc vốn giữ vai trò quan trọng đối với một công ty khi nó liên quan đến
khả năng đáp ứng các nhu cầu của các cổ đông. Modigliani và Miller (1958) là
những người đầu tiên nghiên cứu chủ đề về cấu trúc vốn và cho rằng cấu trúc vốn
không giữ vai trò quyết định đối với giá trị và HQHĐ của công ty.
Các lý thuyết nền tảng liên quan đến CCSH và HQHĐ, cấu trúc vốn của công
ty như sau:
+ Giá trị và HQHĐ của công ty: Cấu trúc vốn là một trong những quyết định
quan trọng của một công ty để công ty có thể tối đa hóa lợi nhuận đến các đối tượng
liên quan. Hơn nữa, một cấu trúc vốn hợp lý cũng rất quan trọng để công ty có thể
tồn tại trong môi trường cạnh trạnh của mình. Modigliani và Miller (1958) tranh
luận về sự tồn tại của một cấu trúc vốn tối ưu khi rủi ro từ việc phá sản sẽ được bù
trù bởi các khoản tiết kiệm thuế do sử dụng nợ.
Đòn bẩy tài chính được sử dụng để kiểm soát các nhà quản lý nhưng cũng có
thể dẫn đến việc phá sản của một công ty. Modigliani và Miller (1963) tranh luận
rằng cấu trúc vốn của một công ty nên hoàn toàn chỉ bao gồm nợ vì sẽ được giảm
thuế trên các khoản lãi vay.
+ Lý thuyết chi phí đại diện: Về mặt lý thuyết, cổ đông là những người chủ
sở hữu của công ty và trách nhiệm của những nhà quản lý cấp cao là đảm bảo
những lợi ích của cổ đông được đáp ứng. Nói cách khác, trách nhiệm của những
nhà quản lý cấp cao là điều hành công ty theo cách để lợi nhuận đến các cổ đông là
cao nhất bằng cách tăng các chỉ tiêu về lợi nhuận và dòng tiền (Elliot, 2002). Tuy
nhiên, Jensen và Meckling (1976) đã lý giải rằng các nhà quản lý không phải luôn
luôn tìm cách điều hành công ty để tối đa hóa lợi nhuận đến các cổ đông. Lý thuyết
đại diện được phát triển từ những lý giải này và vấn đề đại diện được xem xét như
một yếu tố chính quyết định HQHĐ của công ty.
- Mối quan hệ giữa CCSH của các cổ đông tổ chức và HQHĐ của công ty
Hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng của CCSH của cổ đông tổ chức đến
HQHĐ của công ty đều nhấn mạnh đến vai trò của cơ chế giám sát của nhóm cổ
đông này lên hoạt động quản trị của ban giám đốc, từ đó tạo ra những tác động tích
cực lẫn tiêu cực đến HQHĐ và giá trị của công ty.
Kết quả nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) cho thấy hiệu quả hoạt
động của công ty sẽ tăng theo cơ cấu sở hữu của công ty. Tuy nhiên, nghiên cứu của
Shleifer và ctg. (1988) lại cho thấy mối tương quan theo hình cong giữa cơ cấu sở
hữu và hiệu quả hoạt động của công ty. Trong bài nghiên cứu của các nhóm tác giả,
kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty thời điểm đầu sẽ tăng, sau đó giảm
dần và cuối cùng là tăng nhẹ khi cơ cấu sở hữu của các cổ đông tổ chức tăng lên.
Barnea, Haugen và Senbet (1985) nhận thấy dưới tác động của chi phi đại diện, cơ
cấu sở hữu đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả hoạt động của công ty, vì nó cho
thấy sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành trong công ty, sự tách biệt
giữa quyền sở hữu và quyền điều hành chính là nguyên nhân tạo ra các vấn đề về
chi phí đại diện. Chẳng hạn, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nội bộ cao có thể làm
giảm chi phí đại diện, dù vậy, nếu tỷ lệ sở hữu này ở mức rất cao thì lại đưa đến kết
quả ngược lại. Tương tự, các nhà đầu tư bên ngoài hoặc nhà đầu tư tổ chức có
khuynh hướng làm giảm chi phí đại diện thông qua việc tạo ra một cơ chế giám sát
tương đối hiệu quả đối với các giám đốc công ty.
Han và Suk (1998) đã xác định mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận cổ
phiếu và tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức, tranh luận về vai trò của các cổ đông tổ
chức trong quá trình giám sát hoạt động quản lý công ty. Tương tự, Davis (2002) đã
kết luận về ảnh hưởng tích cực của quyền sở hữu cổ đông tổ chức đến hiệu quả hoạt
động của công ty. Cornett và ctg. (2007) cho rằng, các nhà đầu tư tổ chức có quan
hệ kinh doanh tiềm năng với các công ty mà họ đầu tư sẽ thỏa hiệp trong công tác
giám sát để bảo vệ quan hệ kinh doanh của mình.
Pirzada và ctg. (2015) tìm hiểu tác động của cấu trúc sở hữu của các cổ đông
tổ chức lên hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sở
giao dịch chứng khoán Malaysia giai đoạn 2001 - 2005. Kết quả cho thấy, cơ cấu sở
hữu của các cổ đông tổ chức tác động lên hiệu quả hoạt động của công ty được đo
lường thông qua chỉ tiêu Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tỷ lệ giá/thu nhập
(PE). Tuy nhiên, kết quả tìm được của nhóm tác giả lại không hỗ trợ cho giả thuyết
có mối tương quan giữa cơ cấu sở hữu và cấu trúc vốn của công ty. Các tác giả cho
rằng, đối với trường hợp các công ty Malaysia thường có xu hướng tài trợ các nhu
cầu vốn của mình thông qua các nguồn tài trợ nội bộ hơn là sử dụng nợ vay bên
ngoài.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu tổ chức và HQHĐ của
công ty đã thu hút được nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên cứu. Điển hình như Phạm
Hồng Thái (2013) nghiên cứu cấu trúc sở hữu và giá trị của các công ty niêm yết tại
Việt Nam để tìm ra những nhân tố tác động đến giá trị doanh nghiệp. Kết quả cho
thấy sở hữu nhà nước dường như không tác động đến giá trị doanh nghiệp. Nghiên
cứu chỉ ra cái nhìn tổng quát hơn về mối quan hệ của các thành phần sở hữu đối với
việc gia tăng giá trị của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Qua nghiên cứu này,
có thể cho răng ta thấy giá trị công ty gia tăng khi sở hữu tư nhân chiếm tỷ lệ cao.
Vì thế, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì việc tăng tỷ lệ sở
hữu tư nhận là việc hết sức cần thiết.
Võ Xuân Vinh (2014), sử dụng các phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng
bao gồm hồi quy tác động cố định và GMM, với dữ liệu nghiên cứu là các chỉ số tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hò
Chí Minh từ 2007 - 2012, nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa sở hữu tổ chức,
hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp của các công ty niếm yết. Kết quả cho
thấy, các công ty có sở hữu tổ chức cao thì hiệu quả hoạt động cao và giá trị doanh
nghiệp cao.
- Mối quan hệ giữa CCSH của các cổ đông là ban quản trị và HQHĐ của
công ty
Nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) cũng như Fama và Jensen (1983),
cơ cấu sở hữu nội bộ có thể đưa đến hai dạng hành vi của doanh nghiệp đó là sự hội
tụ lợi ích giữa các nhà quản lý và các cổ đông, hoặc là tác động của việc tập trung
quyền điều hành. Jensen và Meckling (1976) cho rằng, khi tỷ lệ sở hữu của cổ đông
nội bộ tăng lên, tính nhạy cảm trong việc sử dụng một cách không hiệu quả các
nguồn lực công ty giảm. Do đó, mâu thuẫn giữa các nhà quản lý và các cổ đông sẽ
giảm xuống được nhấn mạnh thông qua sự hội tụ lợi ích giữa các bên liên quan.
Li và ctg (2007), nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu của ban quản trị
và hiệu quả hoạt động của các công ty nhà nước Trung Quốc được tư nhân hóa
trong giai đoạn 1992 – 2000. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy tỷ lệ sở
hữu của ban quản trị có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của công
ty. Các tác giả nhận thấy tác động của công ty trở nên ít ảnh hưởng hơn ở những
công ty có tỷ lệ sở hữu của CEO cao hơn. Kết quả của nhóm tác giả ủng hộ cho lý
thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976) khi cho rằng một cơ cấu sở hữu cao
sẽ thúc đẩy các nhà quản lý hành động vì quyền lợi của cổ đông.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về mối quan hệ giữa CCSH của ban quản trị và
HQHĐ của công ty thu hút sự chú ý nhất định từ các nhà nghiên cứu, như: Phan Bùi
Gia Thủy, Trần Đức Tài (2017) đo lường tác động của đặc điểm Tổng giám đốc
điều hành đến HQHĐ công ty ở Việt Nam. Dựa trên mẫu dữ liệu gồm 120 công ty
niêm yết trên HOSE giai đoạn 2009 – 2015, tổng cộng 840 số quan sát, kết quả
nghiên cứu cho thấy tác động của độ tuổi và tỷ lệ sở hữu vốn của tổng giám đốc
điều hành đến HQHĐ công ty là phi tuyến.
Ngô Thị Mỹ Trân và Lê Thị Trang (2018), nghiên cứu ảnh hưởng của mức
độ tập trung vốn và tỷ lệ sở hữu của hội đồng quản trị đến HQHĐ công ty, sử dụng
số liệu thu thập từ 287 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh giai đoạn từ 2011 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tập trung vốn làm
gia tăng giá trị thị trường và HQHĐ của các doanh nghiệp phi tài chính, tuy nhiên
không có bằng chứng thống kê cho thấy tỷ lệ sở hữu cổ phần của hội đồng quản trị
có tác động đến giá trị thị trường và HQHĐ của doanh nghiệp.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Mục đích nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa và làm rõ hơn về cơ cấu sở hữu và hiệu quả kinh doanh của
DN;
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp nhựa niêm yết ở Việt Nam.
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp nhựa niêm yết ở Việt Nam.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhựa niêm yết ở Việt Nam.
Cung cấp căn cứ để giúp các doanh nghiệp nhựa niêm yết ở Việt Nam xác định
phương hướng, chiến lược, giải pháp để hoàn thiện cơ cấu sở hữu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhựa niêm yết ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Doanh nghiệp nhựa niêm yết ở Việt Nam.
+ Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2012 – 2022.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng phương pháp
thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định với phương
pháp bình quân nhỏ nhất (OLS), FEM, REM để kiểm định ảnh hưởng của các
nhân tố đến hiệu quả hoạt động của công ty, từ đó tiến hành phân tích kết quả.
- Phương pháp thực hiện: Sử dụng phần mềm Excel, Eview 8, SPSS 16.0 để
kiểm định sự ảnh hưởng các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
6. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu
quả hoạt động của các DN ngành nhựa
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động
của các DN ngành nhựa niêm yết ở Việt Nam.
Chương 3: Một số đề xuất về về cơ cấu sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp của DN nhựa niêm yết ở Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp
1.1. Tổng quan về cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về cơ cấu sở hữu
1.1.2. Phân loại cơ cấu sở hữu
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sở hữu
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu sở hữu
1.2. Tổng quan về hiệu quả hoạt động của DN
1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của DN
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt đông của DN
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DN
1.3. Ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của DN
1.4. Kinh nghiệm thế giới về tái cơ cấu sở hữu DN và một số khuyến nghị
đối với Việt Nam
Chương 2: Thực trạng về cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động của các
DN nhựa niêm yết
2.1. Khái quát về các DN nhựa niêm yết ở Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Đặc điểm hoạt động
2.1.3. Khái quát tình hình tài chính.
2.2. Thực trạng về cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động của các DN nhựa
niêm yết ở Việt Nam
2.2.1 Thực trạng về cơ cấu sở hữu của các DN nhựa niêm yết ở Việt Nam
2.2.2 Thực trạng về hiệu quả hoạt động của các DN nhựa niêm yết ở Việt Nam
2.2.3. Nghiên cứu định lượng về ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả
hoạt động của DN nhựa niêm yết ở Việt Nam
2.3. Đánh giá chung về cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp của các DN nhựa
niêm yết ở Việt Nam
2.3.1. Ưu điểm
2.3.2. Hạn chế
Chương 3: Một số đề xuất về về cơ cấu sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp của DN nhựa niêm yết ở Việt Nam
3.1. Bối cảnh kinh tế, triển vọng và định hướng ngành nhựa
3.1.1. Bối cảnh kinh tế
3.1.2. Triển vọng và định hướng ngành nhựa
3.2. Một số đề xuất về về cơ cấu sở hữu của DN ngành nhựa niêm yết ở
Việt Nam

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Đại diện sinh viên thực hiện
(Ký tên) (Ký tên)

You might also like