You are on page 1of 15

1

cực đến việc công bố TNXH. Tuy nhiên, cũng giống các nghiên cứu trước nghiên
cứu này gặp phải vấn đề về mẫu đại diện chưa mang tính bao quát. 
Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và phân tích hồi quy bội được sử dụng trong
nghiên cứu của Ying (2021) để ước lượng và được thử nghiệm bằng cách sử dụng dữ liệu
từ 21 công ty, doanh nghiệp kinh doanh TIRET ở vùng Amhara của Ethiopia. Kết quả chỉ
ra rằng hiệu quả hoạt động của công ty là yếu tố ảnh hưởng đáng kể nhất đến TNXH
trong số các tác động được kiểm tra trong nghiên cứu. Tương tự, các biến liên quan đến
các đặc điểm của công ty chỉ số ROS, ROE, ROA và nợ phải trả trong cấu trúc vốn ảnh
hưởng mạnh mẽ và đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu này đóng
góp vào tài liệu TNXH trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi, đồng thời, đưa kết luận
rằng ở Ethiopia, bao gồm cả khu vực Amhara, các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã
hội có nhiều khả năng thành công hơn và ngược lại. Mẫu quan sát chính là một trong
những hạn chế của nghiên cứu này, phạm vi quan sát có thể được mở rộng bao gồm các
cơ sở thuộc sở hữu nhà nước và các công ty ngoài quốc doanh ở cấp khu vực và quốc gia.
Qua kết quả của các nghiên cứu trên, quy mô doanh nghiệp và thời gian hoạt động
có hiệu quả đáng kể đối với việc thực hiện TNXH. Các công ty có số lượng lao động lớn
hơn có xu hướng tập trung hơn vào các bên liên quan và bị kiểm tra kỹ lưỡng hơn bởi
công chúng dẫn đến việc thúc đẩy các hoạt động TNXH tốt hơn để góp phần cải thiện
danh tiếng của công ty (Valls Martínez và các cộng sự, 2019). Việc có quy mô lớn về số
lượng lao động còn khiến cho doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực công bố thông tin về
việc họ tuân thủ các quy định của nhà nước, giúp họ tiếp cận các nguồn lực của xã hội,
làm tăng tính nhận thức của các mắt xích doanh nghiệp, khả năng các doanh nghiệp này
sẽ hoạt động theo những phương châm có TNXH hơn. Theo quan điểm của lý thuyết về
tính hợp pháp, danh tiếng của công ty được xây dựng theo tuổi tác. Một công ty lâu đời
hơn nhận thức rõ hơn về danh tiếng của mình và do đó sẽ cẩn thận hơn quan điểm về các
hoạt động liên quan đến TNXH (Francoeur và cộng sự, 2019). Kỳ vọng của các bên liên
quan về việc doanh nghiệp tiếp tục thực hiện và tiết lộ thông tin về TNXH của doanh
nghiệp vì kinh nghiệm lâu năm giúp họ sử dụng hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ danh
tiếng của doanh nghiệp bằng các hành động TNXH (Roberts, 1992).
Ngoài ra, ta có thể nhận thấy việc phân tích yếu tố tác động tỷ suất sinh lời (ROA)
đến việc thực hiện TNXH của các nghiên cứu trước không có sự đồng nhất ở các quốc
gia. ROA có mối quan hệ tích cực và tác động đáng kể với việc thực hiện TNXH (Ying,
2021; Kabir và cộng sự, 2021; Singh và cộng sự, 2021; Miranatha và Wirawati, 2021).
Tuy nhiên, tại Việt Nam, bằng việc kế thừa mô hình nghiên cứu của Jizi (2013), Holder-
2

Webb và cộng sự (2009), Nguyễn Vĩnh Khương và các cộng sự (2019) chỉ ra rằng hệ số
hồi quy của biến lợi nhuận thuần trên tổng tài sản (ROA) thể hiện mối quan hệ ngược
chiều với công bố TNXH trên mẫu nghiên cứu là 30 ngân hàng thương mại chưa niêm yết
và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 2008 –
2017. Tuy nhiên đề tài còn gặp một số hạn chế: (1) tác giả chỉ chọn một mô hình để đo
lường TNXH do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, (2) bài viết loại bỏ các doanh nghiệp
tài chính cũng như dữ liệu trước năm khủng hoảng tài chính 2008 nên không sử dụng
được cho các ngành đặc thù, (3) khi nghiên cứu về tác động của hội đồng quản trị các
nghiên cứu sử dụng các biến độc lập trong nghiên cứu của tác giả làm biến kiểm soát nên
bài viết còn hạn chế về lý thuyết nền, (4) công bố thông tin của nhóm ngân hàng trong
mẫu dữ liệu không đầy đủ dẫn đến việc không thể thu thập tất cả dữ liệu để được kết quả
chính xác nhất.
Ngoài ra, các nghiên cứu ngoài nước đã cung cấp bằng chứng về sự tác động của
các ràng buộc về tài chính với TNXH bên trong doanh nghiệp, tiêu biểu là nghiên cứu của
Feng và Li (2021). Dựa trên phân tích lý thuyết, nhóm tác giả đã phân tích thực nghiệm
ảnh hưởng của các đặc điểm bên trong doanh nghiệp đến mức độ công bố nhanh về
TNXH của doanh nghiệp dựa trên dữ liệu bảng của các công ty niêm yết hạng A của
Trung Quốc từ năm 2013 đến năm 2017. Nhóm tác giả đã cung cấp một góc nhìn phân
tích mới về những tồn đọng trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
TNXH của các doanh nghiệp Trung Quốc trên cơ sở của các nghiên cứu trước như: sự
chú ý của giới truyền thông (Yu và Chi, 2021), luật pháp và hệ thống (Yuan, 2020), quy
mô kinh doanh của doanh nghiệp (Gu, Guo và Wang, 2020), cơ cấu sở hữu (Li và Zhang,
2017), tỷ suất sinh lời (Nan và Sun, 2020). Kết quả phân tích cho thấy nội dung quản lý
cốt lõi, và các ràng buộc về tài chính đều có mối tương quan tiêu cực đáng kể với việc
công bố TNXH. Rủi ro về tài chính cũng đã được Pradhan và Nibedita (2021) sử dụng
trong nghiên cứu của mình để phân tích các yếu tố quyết định thực hiện TNXH của các
công ty Ấn Độ. Kết quả mô hình dữ liệu chéo của nghiên cứu cho thấy rằng, tính hữu
hình của tài sản, tỷ suất sinh lời ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia của công ty vào các
hoạt động TNXH, các biến rủi ro tài chính và đòn bẩy có ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt
động TNXH do các công ty ở Ấn Độ thực hiện. Cũng như các nghiên cứu khác, nghiên
cứu này gặp phải một vài hạn chế như: (1) nghiên cứu này chỉ tập trung vào người Ấn Độ,
các công ty và nền kinh tế thị trường mới nổi, (2) nghiên cứu chỉ phụ thuộc vào một số
biến cụ thể bên trong doanh nghiệp, (3) nghiên cứu chỉ giới hạn trong phân tích mô hình
dữ liệu chéo. 
3

Các đặc điểm tác động có liên quan đến TNXH như các yếu tố về thiện nguyện, là
thành viên các nhóm tự nguyện, các thỏa thuận quốc tế, nhận quyên góp, hỗ trợ của doanh
nghiệp đều có sự ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH (Friedman, 1970; Matten và
Moon, 2004; Carroll, 1991; Masoud và Vij, 2021; Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài,
2017). Việc doanh nghiệp là thành viên nhóm tự nguyện hoặc các thỏa thuận quốc tế và
tham gia các hoạt động từ thiện, cộng đồng sẽ làm cho nhận thức của chủ doanh nghiệp
và người lao động gắn với TNXH. Trong bối cảnh biến động và ý thức cộng đồng được
nâng cao, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều sự đóng góp, hỗ trợ từ các bên về công tác
thiện nguyện và cộng đồng. 
Trên cơ sở lý thuyết các bên liên quan, Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài (2017) đã
phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH ở 2.624 doanh nghiệp Việt
Nam. Đề tài sử dụng bộ dữ liệu từ hai cuộc điều tra do Tổng Cục thống kê Việt Nam chủ
trì thực hiện gồm điều tra doanh nghiệp thường niên (VES) và điều tra doanh nghiệp mở
rộng (TCS) từ năm 2011 – 2013. Dựa trên kết quả của mô hình Pooled OLS nghiên cứu
đánh giá toàn diện các đặc điểm bên trong doanh nghiệp và cả các đặc điểm bên ngoài
liên quan đến TNXH. Kết quả cho thấy việc doanh nghiệp là thành viên nhóm tự nguyện
hoặc các thỏa thuận quốc tế, doanh nghiệp có đào tạo lao động mới. Đặc biệt, nghiên cứu
nhấn mạnh mối quan hệ tích cực giữa việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn và việc
thực hiện TNXH. 
Do đó, việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, nội dung quản lý cốt lõi và quan
tâm đến đào tạo người lao động mới cũng góp phần thúc đẩy việc thực hiện TNXH của
doanh nghiệp. Cũng nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến đào tạo lao động, Liao và các
cộng sự (2021) đã phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết về các bên liên quan được đưa ra bởi
Freeman (1984) và những lập luận của Jo và Harjoto (2012). Trên cơ sở đó, nhóm tác giả
đã xem xét tác động của các cải cách của hội đồng quản trị về đào tạo, huấn luyện nâng
cao nhận thức, tay nghề của lao động đối với hoạt động TNXH của 3.514 công ty đến từ
34 quốc gia. Mẫu quan sát bao gồm 20.293 quan sát theo số năm hoạt động (12.343 quan
sát từ các quốc gia có cải cách được thực hiện kể từ năm 2003 và 7.950 quan sát từ các
quốc gia có cải cách thực hiện trước năm 2003). Để kiểm tra tác động của các cải cách đối
với TNXH của các công ty, nghiên cứu đã sử dụng thiết kế DID và mô hình hồi quy chỉ ra
tác động tích cực của các chính sách đối với TNXH chủ yếu được thúc đẩy bởi các công
ty ở các quốc gia có cải cách dựa trên các quy tắc và các quốc gia có mức độ nhận thức về
TNXH thấp hơn nói chung. Lao động được đào tạo mới có xu hướng nhận thức cao hơn
về lợi ích và tính bền vững của việc thực hiện TNXH. Thêm vào đó kết quả cho thấy rằng
4

các cải cách, đào tạo, huấn luyện có tác động lớn hơn đến TNXH ở các quốc gia có môi
trường pháp lý và quy định nghiêm ngặt hơn. Nghiên cứu tập trung đánh giá TNXH theo
các khía cạnh môi trường và xã hội, sau đó sử dụng kết quả ước lượng trung bình của cả 2
khía cạnh này để làm thước đo tổng hợp về TNXH.
Ngoài ra, một ủy ban TNXH tồn tại bên trong doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp
nâng cao TNXH với cộng đồng (García-Sánchez và các cộng sự, 2021; Feng và Li, 2021).
Cụ thể, trên mẫu gồm 22.958 quan sát, tương ứng với bảng dữ liệu không cân bằng gồm
5.124 công ty trong giai đoạn 2010 - 2016, nghiên cứu của García-Sánchez và các cộng
sự (2021) đã nhấn mạnh tác động mạnh mẽ của đa dạng giới đối với mức độ bền vững của
hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu này mang tính đóng góp ở nhiều khía cạnh khác nhau
khi đã đề xuất một khung lý thuyết mới, phân tích chi tiết về các đặc điểm của doanh
nghiệp và các yếu tố liên quan đến hiệu quả hoạt động TNXH. Điểm mới của nghiên cứu
khi chỉ ra rằng các công ty lớn hơn có hội đồng quản trị lớn, năng động và đã thành lập
một ủy ban TNXH chuyên môn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn trên quan điểm xã hội và môi
trường cũng như về mặt quản trị tốt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố khác nhau như sự tồn tại của các áp lực quy chuẩn, môi trường, bối cảnh thể
chế ở Mỹ Latinh đã cản trở sự tham gia hiệu quả vào việc hoạch định các chính sách từ
các doanh nghiệp gắn với TNXH.
Ngoài các nghiên cứu trên, tại Việt Nam, việc công bố thông tin về TNXH cũng đã
trở thành sự lựa chọn tích cực của nhiều doanh nghiệp (Zhang và các cộng sự, 2019). Các
doanh nghiệp dần nhận thức được việc hoàn thành các TNXH không chỉ là một việc phụ
thêm để đóng góp cho cộng đồng mà còn là một chiến lược để phát triển bền vững, đáp
ứng các nhu cầu của khách hàng trong thời đại mới. Tuy nhiên, khái niệm TNXH vẫn còn
khá mới lạ đối với một số doanh nghiệp. TNXH được biết đến ở Việt Nam thông qua các
doanh nghiệp đa quốc gia có nhà máy tại đây, khái niệm TNXH ở Việt Nam được hiểu
thông qua những quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức của chủ doanh nghiệp. Các
nghiên cứu về việc thực hiện TNXH ở các doanh nghiệp việt Nam chưa nhiều chủ yếu tập
trung vào các đặc điểm liên quan đến TNXH như yếu tố về thiện nguyện, nhận hỗ trợ và
tổ chức công đoàn (Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài, 2017). Ngoài ra, các chính sách về
TNXH bên trong và bên ngoài doanh nghiệp liên quan đến cộng đồng và người lao động
cũng được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm. Các chính sách này nếu được nâng
cao sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện vị thế trên bản đồ doanh nghiệp phát triển gắn với
trách nhiệm cộng đồng, đặc biệt là các chính sách đối với môi trường, quyền con người.
Một số nghiên cứu nổi bật có thể kể đến như sau: 
5

Nguyễn Phương Mai (2013) khảo sát nhận thức và đánh giá về chính sách thực hiện
TNXH của 26 nhà quản trị các cấp và 40 người lao động trong doanh nghiệp. Thông qua
phương pháp thống kê mô tả, tác giả đo lường mức độ nhận thức thực hiện TNXH thông
qua thang đo Likert 5 cấp độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong việc
đánh giá mức độ thực hiện TNXH giữa 2 đối tượng. Trong 21 vấn đề liên quan đến 4
nhóm gồm chính sách tại nơi làm việc, chính sách về thị trường, chính sách về môi trường
và chính sách đối với cộng đồng, các nhà quản trị cho rằng hầu hết đã được lên kế hoạch
và thực hiện một phần. Ngược lại, không có vấn đề nào được người lao động đánh giá là
doanh nghiệp đã thực hiện một phần hay đầy đủ.
Kết quả của mô hình hồi quy trong luận án tiến sĩ của Trần Ngọc Mai (2020) cũng
cho thấy các chính sách TNXH liên quan đến chính phủ, người lao động, khách hàng và
cộng đồng đều có tác động tích cực đến danh tiếng của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Đặc biệt, chính sách của doanh nghiệp liên quan đến cộng đồng và khách hàng có tác
động lớn đến việc thực hiện TNXH và danh tiếng của các doanh nghiệp FDI Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA, phương pháp kiểm tra độ tin cậy thang đo,
phương pháp phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy dựa trên kết quả thu về của
208 phiếu điều tra hợp lệ để phân tích, đánh giá việc thực hiện TNXH của các doanh
nghiệp một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu gặp khó khăn về khả năng mở
rộng các kết luận của nghiên cứu và có thể gặp những sai số lấy mẫu bởi vì lựa chọn
phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Lí do là bởi nghiên cứu bị hạn chế về thời gian cũng như
kinh phí thực hiện dù nó khá phù hợp với những nghiên cứu hàn lâm và chi phí thấp.

Bảng 2.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước về ảnh hưởng của các đặc điểm
doanh nghiệp đến việc thực hiện TNXH

  Tác giả Nội dung nghiên cứu Dữ liệu

Tình hình Nguyễn Đo lường mức độ nhận thức thực Khảo sát 26 nhà
trong Phương Mai hiện TNXH thông qua thang đo quản trị các cấp và
nước (2013) Likert 5 cấp độ cho thấy các doanh 40 người lao động
nghiệp đã lên kế hoạch và thực hiện trong doanh nghiệp
một phần các chính sách liên quan
đến 4 nhóm gồm: chính sách tại
nơi làm việc, chính sách về thị
trường, chính sách về môi trường
6

  Tác giả Nội dung nghiên cứu Dữ liệu

và chính sách đối với cộng đồng

Nguyễn Thị Việc doanh nghiệp là thành viên Khảo sát 2.624
Mai và Trần nhóm tự nguyện hoặc các thỏa doanh nghiệp xuất
Anh Tài thuận quốc tế, doanh nghiệp có khẩu tại Việt Nam
(2017) đào tạo lao động mới, quy mô
doanh nghiệp, doanh nghiệp có
nhận được hỗ trợ về thực hiện
TNXH, mức tham gia đóng góp
cho hoạt động cộng đồng, lợi
nhuận của doanh nghiệp có ảnh
hưởng đến việc thực hiện TNXH
của doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam. Đặc biệt, nghiên cứu nhấn
mạnh mối quan hệ tích cực giữa
việc doanh nghiệp có tổ chức công
đoàn và việc thực hiện TNXH

Nguyễn Vĩnh Kết quả chỉ ra trong bối cảnh ở Việt Dữ liệu được thu
Khương và Nam, quy mô ban giám đốc tác thập từ 30 ngân
các cộng sự động tích cực đến việc công bố hàng thương mại
(2019) TNXH tại các ngân hàng thương chưa niêm yết và
mại. Đặc biệt, biến lợi nhuận thuần đã niêm yết trên thị
trên tổng tài sản (ROA) thể hiện trường chứng
tác động ngược chiều và có ý nghĩa khoán Việt Nam
thống kê.  trong khoảng thời
gian 2008 – 2017

Trần Ngọc Phân tích việc thực hiện TNXH đối Khảo sát các doanh
Mai (2020) với các bên liên quan bao gồm nghiệp FDI tại Việt
chính phủ, người lao động, khách Nam từ năm 2010-
hàng và cộng đồng nhằm nâng cao 2020
danh tiếng của doanh nghiệp.
7

  Tác giả Nội dung nghiên cứu Dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp


DEA, phương pháp kiểm tra độ tin
cậy thang đo, phương pháp phân
tích nhân tố khám phá và mô hình
hồi quy. 

  Masoud và Các phát hiện chính từ phân tích Dữ liệu thu thập từ
  Vij (2021) tương quan và hồi quy bội cho thấy 310 báo cáo hàng
Tình hình mức độ công bố TNXH của các năm từ 95 công ty
ngoài doanh nghiệp nhà nước trong báo trong khoảng thời
nước cáo hàng năm của họ chủ yếu mang gian tám năm từ
tính mô tả, bốn trong số tám biến 2010 đến 2018
độc lập được đề xuất về các đặc
điểm doanh nghiệp: quy mô doanh
nghiệp, tuổi công ty, loại ngành và
loại trách nhiệm TNXH đều có ý
nghĩa thống kê và có liên quan tích
cực đến việc công bố TNXH, trong
đó từ thiện và quyên góp là những
mục được công bố nhiều nhất. 

Kabir và cộng Kết quả hồi quy cho thấy các biến Mẫu gồm 1960
sự (2021) quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh quan sát trên 524
lời và tuổi của doanh nghiệp có hệ doanh nghiệp niêm
số hồi quy dương và có ý nghĩa yết từ năm 2008
thống kê liên quan đáng kể đến việc đến năm 2013
thực hiện TNXH của các doanh
nghiệp.  

Singh và các Nghiên cứu cho thấy rằng quy mô Tổng số 210 điểm
cộng sự doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời, dữ liệu với 42 công
(2021) tuổi của công ty và yếu tố đòn bẩy ty trong khoảng
có mối quan hệ tích cực và đáng kể thời gian mẫu 5
8

  Tác giả Nội dung nghiên cứu Dữ liệu

với việc thực hiện TNXH.  năm, từ 2014 đến


2019

Miranatha và Kết quả là ba yếu tố: quy mô công Dữ liệu từ các công
Wirawati ty, tỷ suất sinh lời và đòn bẩy đều ty khai thác được
(2021) có ảnh hưởng tích cực đến việc công niêm yết trên Sở
bố TNXH.  giao dịch chứng
khoán Indonesia
(IDX) vào năm
2017-2019

Feng và Li Nghiên cứu cung cấp một góc nhìn Dữ liệu bảng của
(2021) phân tích mới về những tồn đọng các công ty niêm
trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh yết hạng A của
hưởng đến việc thực hiện TNXH Trung Quốc từ năm
của các doanh nghiệp Trung Quốc 2013 đến năm 2017
trên cơ sở của các nghiên cứu trước
như: sự chú ý của giới truyền
thông, luật pháp và hệ thống, quy
mô kinh doanh của doanh nghiệp,
cơ cấu sở hữu, tỷ suất sinh lời. Kết
quả phân tích cho thấy nội dung
quản lý cốt lõi, và các ràng buộc về
tài chính đều có mối tương quan tiêu
cực đáng kể với việc công bố
TNXH.
9

  Tác giả Nội dung nghiên cứu Dữ liệu

Pradhan và Kết quả mô hình dữ liệu chéo cho Rút ra một mẫu của
Nibedita thấy tính hữu hình của tài sản và các công ty Ấn Độ
(2021) tỷ suất sinh lời ảnh hưởng tích cực
đến sự tham gia của công ty vào các
hoạt động TNXH. Ngoài ra, các
biến rủi ro tài chính và đòn bẩy có
ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt
động TNXH do các công ty ở Ấn
Độ thực hiện. 

Ying (2021) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biến Dữ liệu từ 21 công
kết quả TNXH bị ảnh hưởng bởi ty, doanh nghiệp
hoạt động của công ty, hoạt động kinh doanh TIRET
của công ty bị ảnh hưởng bởi ở vùng Amhara của
quản trị công ty và TNXH bị ảnh Ethiopia
hưởng bởi vai trò của quản lý
công ty. Tương tự, các biến chỉ số
ROS, ROE, ROA và nợ phải trả
trong cấu trúc vốn ảnh hưởng
mạnh mẽ và đáng kể đến hiệu quả
hoạt động của công ty. Các biến chỉ
số, quyền sở hữu, kiểm toán và
tính minh bạch ảnh hưởng tích cực
và cơ bản đến quản trị công ty. 

García- Điểm mới của nghiên cứu khi chỉ ra Mẫu gồm 22.958
Sánchez và rằng các công ty lớn hơn có hội quan sát, tương
các cộng sự đồng quản trị lớn, năng động và đã ứng với bảng dữ
(2021) thành lập một ủy ban TNXH liệu không cân
chuyên môn sẽ hoạt động mạnh mẽ bằng gồm 5.124
hơn trên quan điểm xã hội và môi công ty trong giai
trường cũng như về mặt quản trị đoạn 2010 - 2016
tốt. 
10

  Tác giả Nội dung nghiên cứu Dữ liệu

Liao và các Chỉ ra tác động tích cực của các Mẫu quan sát bao
cộng sự chính sách đối với TNXH chủ yếu gồm 20.293 quan
(2021) được thúc đẩy bởi các công ty ở các sát theo số năm
quốc gia có cải cách dựa trên các hoạt động
quy tắc và các quốc gia có mức độ
nhận thức về TNXH thấp hơn nói
chung. Hơn nữa kết quả cho thấy
các cải cách có tác động lớn hơn
đến TNXH ở các quốc gia có môi
trường pháp lý và quy định nghiêm
ngặt hơn.

Nguồn: Nhóm tác giả (2022)

Nhóm tác giả nhận thấy rằng, đối với cả nghiên cứu trong nước và ngoài nước đều
có hạn chế về mẫu nghiên cứu, tức chỉ tập trung phân tích ảnh hưởng đặc điểm doanh
nghiệp tới việc thực hiện TNXH của một nhóm ngành cụ thể hoặc một nhóm doanh
nghiệp ở địa bàn cụ thể. Đặc biệt ở trường hợp Việt Nam, các nhóm công ty như tài chính
hoặc xuất nhập khẩu được tập trung khai thác ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến
việc thực hiện TNXH. Chính vì thế, bài nghiên cứu quyết định mở rộng quy mô nghiên
cứu cho trường hợp các doanh nghiệp tại Việt Nam.
1.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết
Trên cơ sở lý thuyết về tính hợp pháp và mô hình tạo dựng giá trị về TNXH của
Gholami (2011), đề tài nhận thấy ở khía cạnh tài chính thì sự đầu tư của doanh nghiệp cho
hoạt động TNXH phản ánh việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp. Nói cách khác việc
doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phụ thuộc vào mức đầu tư mà doanh
nghiệp bỏ ra cho các hoạt động từ thiện, cộng đồng và xã hội. Chính vì thế, đề tài sử dụng
số tiền đầu tư của doanh nghiệp vào hoạt động TNXH là biến đo lường việc thực hiện
TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các nghiên cứu trước, trọng tâm các
nghiên cứu đều đánh giá việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp chỉ thông qua quyết
11

định công bố thực hiện TNXH của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dựa vào các lý thuyết đã nêu
trên, đề tài cho rằng việc đánh giá việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp thông qua số
tiền đầu tư vào hoạt động TNXH là một tính mới, đánh giá được mức độ tích cực về mặt
tài chính để cải thiện giá trị về TNXH của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, kế thừa những yếu tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp có thực hiện TNXH
hay không phụ thuộc trực tiếp vào quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp của
Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài (2017), đề tài cũng tiến hành phân tích ở quy mô các
doanh nghiệp Việt Nam. Các đặc điểm của doanh nghiệp và các đặc điểm liên quan đến
TNXH lại tác động tích cực đến việc thực hiện TNXH khiến chủ doanh nghiệp phải cân
nhắc và đưa ra những quyết định với mục tiêu có lợi nhất cho doanh nghiệp. Trước xu
hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung, việc đưa ra quyết định có thực hiện TNXH hay không của doanh nghiệp bị ảnh
hưởng mạnh bởi sự quyết định tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động cộng đồng
như: môi trường, giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã
hội,...
Ngoài sự tác động riêng lẻ của các biến độc lập, đề tài còn nhận thấy sự tương tác
giữa biến quy mô doanh nghiệp với các biến doanh nghiệp có ủy ban TNXH (García-
Sánchez và các cộng sự, 2021). Sự tương tác giữa thời gian hoạt động của doanh nghiệp
và việc doanh nghiệp được nhận hỗ trợ thực hiện TNXH cũng như giữa quy mô doanh
nghiệp với việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cũng được đề tài xem xét. Với những
lý do trên, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết liên quan đến mô
hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp
Việt Nam. Các giả thuyết được xây dựng trên nền tảng các nghiên cứu trước của García-
Sánchez và các cộng sự (2021), Kabir và các cộng sự (2021), Nguyễn Thị Mai và Trần
Anh Tài (2017), Feng và Li (2021), Liao và các cộng sự (2021), Trần Ngọc Mai (2020)
như sau:
Giả thuyết H1: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp tác động dương (cùng chiều)
đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H2: Tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp tác động dương (cùng
chiều) đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.
12

Giả thuyết H3: Quy mô doanh nghiệp tác động dương (cùng chiều) đến việc thực
hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H4: Các ràng buộc về tài chính tác động dương (cùng chiều) đến việc
thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H5: Việc doanh nghiệp có ủy ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các
hoạt động thực hiện TNXH tác động dương (cùng chiều) đến việc thực hiện TNXH của
các doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H6: Việc doanh nghiệp là thành viên của các nhóm tự nguyện hoặc các
thỏa thuận quốc tế tác động dương (cùng chiều) đến việc thực hiện TNXH của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H7: Việc doanh nghiệp có hoạt động đào tạo lao động mới tác động
dương (cùng chiều) đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H8: Việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tác động dương (cùng
chiều) đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H9: Việc doanh nghiệp được nhận hỗ trợ để thực hiện TNXH tác động
dương (cùng chiều) đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H10: Việc doanh nghiệp có các chính sách liên quan đến TNXH tác động
dương (cùng chiều) đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H11: Sự tương tác giữa quy mô doanh nghiệp và việc doanh nghiệp có ủy
ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các hoạt động thực hiện TNXH tác động dương (cùng
chiều) đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H12: Sự tương tác giữa quy mô doanh nghiệp và việc doanh nghiệp có tổ
chức công đoàn tác động dương (cùng chiều) đến việc thực hiện TNXH của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H13: Sự tương tác giữa thời gian hoạt động của doanh nghiệp và việc
doanh nghiệp được nhận hỗ trợ để thực hiện TNXH tác động dương (cùng chiều) đến việc
thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.
Vì vậy mô hình nghiên cứu được hình thành từ 13 giải thiết (H1, H2, H3, H4, H5,
H6, H7, H8, H9, H10, H11, H12 và H13) thể hiện ở hình 2.2.
13

Hình 2.1. Mô hình lý thuyết xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
TNXH của doanh nghiệp Việt Nam

Nguồn: Nhóm tác giả (2022)

Để đo lường việc thực hiện TNXH đã có các tài liệu tiếp cận bằng nhiều cách khác
nhau. Các phương pháp đo lường chung thường được sử dụng (Van Beurden và Gössling,
2008) gồm có (1) thông qua sự phân loại của các doanh nghiệp, các cơ quan chuyên về
đánh giá xã hội và môi trường, như các chỉ số KLD (Arora và Dharwadkar, 2011), (2) chỉ
số bền vững như chỉ số Dow Jones (López-Iturriaga và López-de-Foronda, 2011), (3) liên
kết với các biện pháp đánh giá về uy tín của doanh nghiệp như danh sách các doanh
nghiệp thành công được đưa ra bởi tạp chí Fortune (Fombrun và Shanley, 1990) và (4)
nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu thông qua phân tích nội dung (Prado-
Lorenzo và các cộng sự, 2008) và (5) thông qua việc thu thập thông tin bằng khảo sát
hoặc phỏng vấn (Lindgreen và các cộng sự, 2009). Đề tài này dựa theo nghiên cứu đo
lường việc thực hiện TNXH theo cách thứ 5. Dựa trên các kết quả từ các nghiên cứu thực
nghiệm, đề tài kỳ vọng 10 đặc điểm thuộc yếu tố bên trong và bên ngoài được đề cập
trong khung phân tích trên ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện TNXH của doanh
nghiệp.
14

Tiểu kết chương 2


Trong chương này đề tài xác định những lý thuyết nền về TNXH, tổng quan các
nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước để đem đến cái nhìn toàn diện về các yếu tố
tác động đến việc thực hiện TNXH ở các doanh nghiệp Việt Nam thông qua 2 nhóm biến:
nhóm biến về các đặc điểm của doanh nghiệp và nhóm biến về các đặc điểm liên quan
đến TNXH. Bên cạnh đó, chương 2 đề xuất khung phân tích, mô hình nghiên cứu lý
thuyết và các giả thuyết cho vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của
các doanh nghiệp Việt Nam.
15

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong hình 3.1 gồm 7 bước. Trước tiên, đề tài
xác định vấn đề nghiên cứu là Ảnh hưởng của của đặc điểm doanh nghiệp đến quyết định
thực hiện TNXH: trường hợp Việt Nam. Sau đó, đề tài tiến hành lược khảo từ các nghiên
cứu trước nhằm có cái nhìn tổng quan, hình thành và phát triển mô hình nghiên cứu. Từ
đó, đề tài tiến hành lược khảo lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, xác định lỗ hổng nghiên
cứu và xây dựng mô hình lý thuyết. Dựa trên khung lý thuyết nghiên cứu, đề tài phân tích
cơ sở dữ liệu để có cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu.

Nguồn: Nhóm tác giả (2022)


Ảnh hưởng của đặc điểm
doanh nghiệp đến việc
thực hiện TNXH

Các nghiên cứu trước

Cơ sở lý thuyết

Mô hình lý thuyết

Phân tích dữ liệu

Thống kê mô tả, kiểm Phân tích mô hình định


định lượng

Kết luận, kiến nghị

Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu

You might also like