You are on page 1of 10

1 Các mô hình Chất lượng dịch vụ

1.1 mô hình lý thuyết


1.2. Mô hình tiền đề
2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Dunphy (2003) cho rằng PTBVDN có nghĩa là sự đóng góp của doanh
nghiệp cho ―sự bền vững liên tục của hành tinh, sự sống còn của con người và
các loài khác, sự phát triển của một xã hội công bằng và nhân văn, và tạo ra
công việc đem lại giá trị và sự hài lòng cho những người đảm nhận nó‖. Theo
Lo (2010), PTBVDN được định nghĩa là sự tích hợp của lợi ích tài chính, bảo
vệ môi trương và trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh và quản trị.
Tuy nhiên, PTBVDN vẫn còn là một khái niệm mơ hồ, tranh cãi và gây
nhầm lẫn bởi có nhiều quan điểm khác nhau (Aras và Crowther, 2009; Aras và
Crowther, 2008; Hahn và Figge, 2011; Linnenluecke và Griffiths, 2010; Metcalf
và Benn, 2013). Van Marrewijk và Were (2003) cho rằng ―không có khái niệm
phát triển bền vững doanh nghiệp cố định. Tính minh bạch, công khai, sự tham
gia của các bên liên quan, cách tiếp cận xã hội đối với kinh doanh, vốn nhân
lực, v.v. đều phải được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh và mức độ tham vọng
cụ thể của các nỗ lực PTBVDN. Van Marrewijk (2003) cũng cho rằng các tổ
chức nên xác định tham vọng, ý định và cách tiếp cận cụ thể của riêng họ về
PTBVDN, sắp xếp chúng với các chiến lược của riêng họ để tìm cách đáp ứng
với hoàn cảnh cụ thể mà họ hoạt động
Vì vậy, tìm cách hệ thống hóa khái niệm, Aras và Crowther (2009) đã đề
xuất một mô hình tích hợp bao gồm bốn khía cạnh chính của tính bền vững, tất
cả đều là ―không kém phần quan trọng‖, họ lưu ý: (1) ảnh hưởng xã hội (tức là,
tác động mà xã hội tạo ra đối với DN về mặt hợp đồng xã hội và ảnh hưởng của
các bên liên quan đối với nhau); (2) tác động môi trương (nghĩa là, cách tổ chức
ảnh hưởng đến môi trương tự nhiên); (3) văn hóa tổ chức (nghĩa là, mối quan hệ
giữa tổ chức và các bên liên quan nội bộ, đặc biệt là nhân viên) và (4) tài chính
(tức là, hoàn trả đầy đủ cho mức độ rủi ro có thể phải gánh chịu). Hahn và cộng
sự (2015) cũng đề xuất một cách tiếp cận tích hợp, coi PTBVDN như đề cập
đến một tập hợp các mối quan tâm kinh tế, môi trương và xã hội liên kết với
nhau một cách có hệ thống ở các cấp độ khác nhau mà các DN dự kiến sẽ giải
quyết đồng thời.
Amini và Bienstock (2014) thừa nhận rằng các vấn đề xoay quanh khái
niệm PTBV là rất phức tạp và chuyên sâu, và cho rằng sự phức tạp như vậy
đòihỏi một cách tiếp cận đa chiều và tích hợp tạo ra một ―định nghĩa bao hàm‖.
Dựa trên đánh giá tài liệu, họ đã xây dựng một khung khái niệm PTBVDN bao
gồm năm yếu tố: (1) PTBVDN phải là một phần của nỗ lực chiến lược tổng thể,
và nỗ lực đó phải chặt chẽ đan xen với các hoạt động truyền thông ở cả trong và
ngoài DN; (2) để các hành động của PTBVDN thành công và có ý nghĩa, các
DN phải tiếp cận chuỗi cung ứng của mình (chủ yếu là nhà cung cấp và khách
hàng); (3) DN phải tham gia vào quá trình đổi mới theo định hướng bền vững
bao gồm nhiều bên liên quan; (4) DN nên tiếp cận bền vững một cách chủ động,
thay vì chỉ đơn giản là phải tuân thủ luật pháp cũng như các quy định hiện hành;
và (5) DN phải nắm giữ tất cả các khía cạnh của tính bền vững (tức là kinh tế,
sinh thái / môi trương và công bằng xã hội).
Nhìn nhận theo thời gian, Bansal và DesJardine (2014) cho rằng
PTBVDN là khả năng đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của các DN mà không ảnh
hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai của DN và các bên liên
quan. Do đó, thời gian phải được coi là trọng tâm của khái niệm bền vững.
Theo Lozano và cộng sự (2015), DN là một hệ thống bao gồm các nguồn
lực và mạng lưới các mối quan hệ với các bên liên quan. Các nhân viên của DN
có trách nhiệm đại diện cho DN, quản lý tài nguyên của mình và trao quyền cho
các bên liên quan để DN tuân thủ luật pháp, duy trì hoạt động kinh doanh, tăng
lợi thế cạnh tranh và đóng góp tốt hơn để thúc đẩy sự phát triển của xã hội bền
vững bằng cách giải quyết một cách toàn diện các khía cạnh kinh tế, môi
trương, xã hội và thời gian.
Bergman và cộng sự (2017) cho rằng PTBVDN đề cập đến một cách tiếp
cận và chiến lược kinh doanh có hệ thống, trong đó xem xét tác động xã hội và
môi trương lâu dài của tất cả các hành vi thúc đẩy kinh tế của một DN vì lợi ích
của ngươi tiêu dùng, nhân viên và chủ sở hữu hoặc cổ đông.
Phát triển bền vững DN cũng được đánh giá dựa trên năm khía cạnh của
báo cáo hiệu quả hoạt động DN gồm: kinh tế, quản trị DN, xã hội, đạo đức và
môi trương (EGSEE) (Brockett và Rezaee, 2012). Đây được coi là cách tiếp cận
toàn diện nhất hiện nay về phát triển bền vững

You might also like