You are on page 1of 16

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. Các nghiên cứu tổng quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Đã có nhiều học giả trong nước và quốc tế nghiên cứu các khía cạnh khác nhau
của CSR (Bowen, 1953; Friedman, 1970; Sethi, 1975; Caroll, 1979; Kotler, 2004;
Maignan và Ferrell, 2004; Lepoutre J. và Heene A, 2006; Reinhardt và các cộng sự,
2008; Rana và các cộng sự, 2009; Chen X., 2009; Phạm Văn Đức, 2010; Nguyễn Đình
Tài, 2010; Ali và các cộng sự, 2010; Stancu và các cộng sự, 2011; Anna và Zuzana,
2012; Bộ lao động Thương binh và Xã hội, 2013; Tài và các cộng sự, 2013; Dương
Công Doanh và Nguyễn Ngọc Huyền, 2016; Mella và Gazzola, 2016; Nguyễn Thị
Hồng, 2017,..). Các nghiên cứu này đã trình bày các khái niệm, vai trò, lợi ích của
CSR, cũng như các yếu tố tác động tới việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp và
thực sự đã tạo ra được những lí luận căn bản về CSR.

1.1.1. Các nghiên cứu về vai trò, lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
Năm 1970, Friedman M. cho ra đời công trình“Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp” khẳng định vai trò to lớn của CSR.
Theo Sethi (1975) “CSR hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức
phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến”.
Caroll (1979) đã khẳng định “CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế,
luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”.
Năm 2003, nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới đã đưa ra
khái niệm CSR và đây là khái niệm được sử dụng rộng rãi trên thế giới “CSR là sự
cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua
những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành
viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp
cũng như phát triển chung của xã hội”.
Năm 2004, Philip Kotler, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về
kinh doanh và đồng tác giả Nancy Lee trong tác phẩm “Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp: điều tốt nhất cho công ty của bạn” khẳng định sâu sắc lợi ích của CSR.
Rana và các cộng sự (2009), thông qua nghiên cứu CSR tại các công ty đa quốc
gia trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, nghiên cứu đã khẳng định CSR là
công cụ và phương thức hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Trong Báo cáo thường kỳ VNR 500, số 7, tác giả Nguyễn Đình Tài (2010), đã
nghiên cứu về Tăng cường CSR đối với môi trường và người tiêu dùng Việt Nam và
đưa ra được những lợi ích của CSR về khía cạnh môi trường và người tiêu dùng, đồng
thời tác giả cũng đã đề cập sơ bộ về thực trạng việc thực hiện CSR đối với môi trường
và người tiêu dùng của các DN tại Việt Nam, đặc biệt nghiên cứu đã thống kê, so sánh
và cho thấy việc thực hiện CSR của các DNNN thực sự bài bản, khoa học và đạt hiệu
quả cao hơn so với các DN trong nước.
Phạm Văn Đức (2010), CSR ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
cấp bách. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung phân tích nội dung CSR, vai trò
của việc thực hiện CSR và một số vấn đề đặt ra trong việc thực thi CSR ở Việt Nam.
Trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từ việc thực hiện CSR và đánh giá khái quát
tình hình thực thi CSR ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao CSR.
Lê Thị Thu Thủy (2013), trong bài viết: "Thực hiện trách nhiệm xã hội - Lợi ích
đối với doanh nghiệp", bằng việc sử dụng phương pháp phân tích định tính để đánh giá
thực trạng thực hiện CSR theo mô hình Carroll, tác giả đã làm rõ những thách thức đối
với các DN Việt Nam khi thực hiện CSR và những lợi ích từ việc thực hiện CSR, từ đó
đưa ra một số gợi ý các giải pháp cơ bản để nâng cao ý thức thực hiện CSR tại Việt Nam.

1.1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp
Lepoutre J. and Heene A. (2006), đã tiến hành điều tra tác động của quy mô
doanh nghiệp với CSR, tác giả đã tiến hành phân tích các quan điểm trên góc độ lý
luận và các nghiên cứu thực tiễn về ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến việc thực
thi CSR bao gồm: các đặc điểm về vấn đề (tình huống), các đặc điểm về cá nhân (giá
trị, các năng lực và hành động của chủ sở hữu - nhà quản trị), các đặc điểm về tổ chức
(các nguồn lực hữu hình và vô hình và cấu trúc tổ chức), các đặc điểm về bối cảnh
(điều kiện kinh tế, xã hội bên ngoài).
Chen X. (2009), với chủ đề, CSR ở Trung Quốc: Thách thức và ý thức, tác giả
đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng phiếu điều tra tới 516 doanh nghiệp (bao gồm cả
doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước) và 1200 cá nhân trong cộng đồng
tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc để đánh giá mức độ nhận thức về CSR. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy thực tiễn thực thi CSR tại Trung Quốc không chỉ bị tác động bởi
trình độ phát triển của quốc gia này mà liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan
chính phủ. Các tác giả cũng chỉ ra rằng để thúc đẩy CSR tại Trung Quốc thì cần phải
cải thiện hệ thống pháp lý và chức năng cưỡng chế của chính phủ và tăng cường sự
hiểu biết về CSR trong xã hội.
Lê Thanh Hà (2009), trong cuốn sách CSR trong bối cảnh Việt Nam gia nhập
WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả) đã đưa ra được những khái niệm, nguyên
tắc thực hiện CSR, đáng kể đến là những nguyên tắc về đảm bảo quyền con người: (1)
Các doanh nghiệp cần hỗ trợ và tôn trọng việc bảo vệ quyền con người đã được quốc tế
công nhận; (2) Các doanh nghiệp cần đảm bảo không liên quan đến việc xâm phạm các
quyền con người. Các nguyên tắc về tiêu chuẩn lao động: (3) Doanh nghiệp tôn trọng
quyền tự do hiệp hội và thừa nhận quyền thỏa ước lao động tập thể; (4) Loại bỏ tất cả
các hình thức lao động cưỡng bức hay bắt buộc; (5) Loại bỏ một cách hiệu quả lao động
trẻ em; (6) Loại bỏ việc phân biệt đối xử liên quan đến việc làm và nghề nghiệp.
Nguyễn Văn Thắng (2009), đã chỉ từ các kết quả phỏng vấn với lãnh đạo doanh
nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức phi chính phủ về CSR cho thấy, sức ép cạnh
tranh lớn, hệ thống giám sát cộng đồng còn yếu, cùng với nhận thức hạn chế của doanh
nghiệp về lợi ích lâu dài đang là thách thức lớn của việc thực thi CSR tại Việt Nam.
Hoàng Thị Thanh Hương, Đặng Thị Kim Thoa (2012), trong bài viết, "Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp - Công cụ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh
nghiệp", các tác giả đã tiến hành tổng quan các nghiên cứu về CSR theo cách tiếp cận
chiến lược. Theo đó, CSR được coi là công cụ để giúp DN tạo dựng lợi thế cạnh tranh
bền vững. Từ các nghiên cứu trước đây, các tác giả cũng đã đưa ra một số hàm ý lý
thuyết đối với việc xây dựng chiến lược CSR trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Lê Chí Công (2016), tác giả đã nghiên cứu và tiến hành kiểm định mối quan hệ
giữa niềm tin về niềm tin thực thi CSR trong giải thích cam kết và ý định sử dụng sản
phẩm Yến Sào. Sử dụng mẫu nghiên cứu thuận tiện với 259 khách hàng địa phương đã
được thu thập. Kết hợp lý thuyết CSR với lý thuyết hành vi và áp dụng mô hình
phương trình cân bằng cấu trúc để đánh giá độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ
của các thang đo cũng như kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình.
Kết quả chứng minh sự cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa niềm tin về thực thi
CSR trong việc giải thích cam kết và ý định sử dụng sản phẩm Yến Sào. Nghiên cứu
cung cấp thông tin thực sự hữu ích cho doanh nghiệp nhằm thực thi tốt hơn CSR góp
phần thúc đẩy ý định và cam kết sử dụng sản phẩm của khách hàng.
1.2. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người
lao động
Trinh Khanh Ly (2006), đã xác định vai trò của các hiệp hội thương mại Việt
Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là đối với những người
đang làm việc trong khu vực tư nhân. Nghiên cứu cũng đã phân tích quyền công đoàn
của người lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Cuộc nghiên cứu đã sử dụng
một phương pháp định tính của các phỏng vấn sâu của hai nhóm đối tượng: cán bộ
công đoàn và công nhân, cùng với một số phân tích dữ liệu và phương pháp quan sát
không có sự tham gia.
Compa (2008), đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của công đoàn đối với quyền lợi
của người lao động đồng thời khẳng định quyền của các tổ chức công đoàn trong các
doanh nghiệp Trung Quốc. Tác giả đưa ra đề xuất: Chính phủ cần hỗ trợ cho các tổ
chức công đoàn, hiệp phát huy hết tính tự chủ của mình cũng như cần tạo lập một
không gian mới cho hoạt động công đoàn tạo quyền tự do dân chủ để các tổ chức công
đoàn có thể phát huy tốt nhất chức năng bảo trợ quyền lợi của người lao động.
Dương Thị Liễu (2008), tác giả đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của CSR trong
việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công tác quản trị nhân sự, đề cao lợi ích
của CSR trong việc gián tiếp hỗ trợ nhân viên, khuyến khích nhân viên làm việc, tự
chịu trách nhiệm trước công việc, tìm kiếm nơi làm việc lý tưởng.
Gond và cộng sự (2010), đã làm rõ ảnh hưởng của việc thực hiện CSR đối với
hành vi, thái độ của người lao động cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Harjanne (2010), đã phân tích tầm quan trọng của CSR đối với nhân viên tại
Mỹ, Anh, Đức và Phần Lan dựa trên mô hình lý thuyết của Donaldson and Preston
1995 (Stakeholder model of strategic management) và qua việc phân tích thực trạng
CSR tại tập đoàn Bayer, IBM, KesKo và các liên minh hợp tác xã.
Stawiski và cộng sự (2010), đã phân tích và chỉ ra được rằng việc nâng cao
nhận thức của nhân viên qua quá trình đào tạo sẽ làm cải thiện kỹ năng, sáng kiến của
nhân viên trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, giúp cho hoạt động của nhân viên
hiệu quả hơn, khoa học hơn. Nghiên cứu cũng khẳng định việc đầu tư cho các sáng
kiến CSR của nhân viên sẽ tác động tích cực vào sự sẵn lòng tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, làm tăng năng suất, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Nguyễn Ngọc Thắng (2010) đã đề xuất quy trình hướng dẫn việc lồng ghép các
chính sách quản lý nguồn nhân lực với CSR đối với người lao động nhằm mục đích
thúc đẩy và tạo ra lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội, thông qua bảy bước cụ thể:
(1) Tầm nhìn về phát triển chiến lược CSR; (2) Xây dựng bảng quy tắc ứng xử nội bộ;
(3) Lồng ghép kế hoạch và tuyển dụng nhân sự với CSR; (4) Định hướng và lồng ghép
các chương trình đào tạo với CSR; (5) Lồng ghép chế độ lương và thưởng với CSR;
(6) Lồng ghép quản trị sự thay đổi với CSR; (7) Đo lường và đánh giá các chương
trình CSR.
Lee Y K. và cộng sự (2012), đã đi sâu vào nghiên cứu tác động của CSR về
chất lượng mối quan hệ và kết quả mối quan hệ: Quan điểm của các nhân viên dịch vụ.
Cụ thể hơn, nghiên cứu điều tra dựa trên vai trò của bốn tiêu chí của CSR đưới góc độ
kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện. Đây là những tiêu chí ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và nhân viên dịch vụ với hai
chuẩn mực là sự tin tưởng của người sử dụng lao động và mức độ hài lòng về công
việc của người lao động. Kết quả cho thấy CSR có tác dụng rất lớn trong việc xây
dựng và duy trì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với nhân viên.
Lưu Trọng Tuấn và Lưu Thị Ngọc Bích (2013), đã khái quát thực trạng tranh
chấp lao động tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp giải quyết tranh chấp. Cũng
trong nghiên cứu này dựa vào các yếu tố thành phần của bộ tiêu chuẩn BSCI, các tác
giả nhấn mạnh việc thực hiện tốt các nội dung của BSCI sẽ làm tăng năng suất lao
động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc, ổn định nhân sự. Áp dụng
BSCI, đồng thời tuân thủ Bộ Luật Lao động sẽ giúp hạn chế thấp nhất những tranh
chấp về tiền công, giờ làm, điều kiện làm việc và giúp cho, cả người sử dụng lao động
và người lao động đều có lợi.

1.3. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án


Tổng kết từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, các nghiên cứu về CSR rất đa
dạng, phong phú về nội dung và cách tiếp cận. Các công trình nghiên cứu đều đã làm
rõ cơ sở lý thuyết cho việc thực thi CSR trong doanh nghiệp như một giải pháp chiến
lược nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Cụ thể hơn nữa,
một số nghiên cứu về tác động của CSR đến các mối quan hệ trong doanh nghiệp, về
môi trường, xã hội, người lao động, người tiêu dùng,... và cũng đã có những nội dung
phân tích được nhu cầu của người lao động đối với CSR cũng như việc các doanh
nghiệp giải quyết vấn đề CSR đối với người lao động, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của việc thực hiện CSR tới thái độ, hành vi của người lao động,... Tuy nhiên, dường
như không có nhiều các nghiên cứu lượng hoá mối quan hệ giữa CSR đối với người
lao động và đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào trong việc xây dựng những thang đo
nhằm đánh giá, xem xét mối quan hệ giữa thực hiện CSR đối với sự hài lòng, tin tưởng
và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam. Đây
cũng chính là "khoảng trống" trong các nghiên cứu. Do vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn
chính là mảng nghiên cứu tiềm năng nhằm bổ sung thêm cơ sở lý luận cũng như thực
tiễn về CSR đối với người lao động.
Mặt khác, tại Việt Nam hiện nay, CSR vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được
hiểu theo nhiều cách khác nhau, chưa có sự thống nhất nên việc thực hiện trách nhiệm
xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam còn khá nhiều bất cập và lúng túng. Các công
trình nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu vẫn là các báo cáo, các bài viết tổng quan về lý
thuyết, chưa thực sự có được nhiều nghiên cứu chuyên sâu riêng về CSR đối với người
lao động trong các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam. Chính vì những lí do này, đề
tài nghiên cứu dự kiến sẽ đóng góp thêm những cơ sở lý luận về CSR đối với người
lao động trong các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam và mang lại những giá trị thực
tiễn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham khảo để nâng cao hiệu quả của việc
thực hiện CSR đối với người lao động, cũng như trong quá trình hoạch định các chiến
lược kinh doanh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Từ những khoảng trống trên
ta có thể rút ra kết luận:
(1) Đã có một số nghiên cứu về CSR nhưng tập trung về hướng nghiên cứu
tổng quát, đi sâu vào lý thuyết về CSR.
(2) Các công bố nghiên cứu CSR về góc độ người lao động còn hạn chế.
(3) Chưa có khung phân tích, mô hình nghiên cứu cụ thể về CSR đối với người
lao động tại Việt Nam cũng như cụ thể trong các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam.
(4) Chưa có nghiên cứu nào trong việc xây dựng những thang đo nhằm đánh
giá, xem xét mối quan hệ giữa thực hiện CSR đối với sự hài lòng, tin tưởng và cam kết
của người lao động trong các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam.
Do đó, nghiên cứu về CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp xây
dựng tại Việt Nam là một nghiên cứu cần thiết, có điểm mới.
Việc làm & QHLĐ H1 Biến kiểm soát

H6
H2
Đãi ngộ & BTXH
H7 Tin tưởng
H13
H3
Đối thoại XH H8 H11 Cam kết
H12
H4
H9
SK và an toàn Hài lòng
H5 H10

Đào tạo và PT NV

Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu CSR đối với người lao động
Nguồn: Tác giả tổng hợp, đề xuất
Trong đó:
- Các biến độc lập: Việc làm và phát triển quan hệ lao động; Chế độ đãi ngộ và
bảo trợ xã hội; Đối thoại xã hội; Sức khỏe và an toàn; Đào tạo và phát triển nhân viên.
- Các biến phụ thuộc: Tin tưởng; Hài lòng; Cam kết.
- Các biến kiểm soát: Giới tính; Tuổi; Tình trạng hôn nhân; Trình độ học vấn;
Vị trí việc làm; Thời gian công tác; Thu nhập bình quân hàng tháng.

4.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu


Bảng 4.3: Các giả thuyết nghiên cứu CSR đối với người lao động
Giả
Nội dung
thuyết
Có mối liên hệ giữa việc làm và phát triển quan hệ lao động với sự tin tưởng
H1
của NLĐ
Có mối liên hệ giữa chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội với sự tin tưởng của
H2
NLĐ
H3 Có mối liên hệ giữa đối thoại xã hội với sự tin tưởng của NLĐ
Có mối liên hệ giữa sức khỏe và an toàn nơi làm việc với sự tin tưởng của
H4
NLĐ
H5 Có mối liên hệ giữa đào tạo và phát triển nhân viên với sự tin tưởng của NLĐ
Có mối liên hệ giữa việc làm và phát triển quan hệ lao động với mức độ hài
H6
lòng của NLĐ
Có mối liên hệ giữa chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội với mức độ hài lòng của
H7
NLĐ
H8 Có mối liên hệ giữa đối thoại xã hội với mức độ hài lòng của NLĐ
Có mối liên hệ giữa sức khỏe và an toàn nơi làm việc với mức độ hài lòng của
H9
NLĐ
Có mối liên hệ giữa đào tạo và phát triển nhân viên với mức độ hài lòng của
H10
NLĐ
H11 Có mối liên hệ giữa sự tin tưởng với mức độ hài lòng của NLĐ
H12 Có mối liên hệ giữa mức độ hài lòng với sự cam kết của NLĐ
H13 Có mối liên hệ giữa sự tin tưởng với mức độ cam kết của NLĐ
Nguồn: Tác giả tổng hợp, đề xuất
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ali I., Rehman K U., Ali S., Yousaf J. and Zia M. (2010), "Corporate social
responsibility influences employees commitment and organizational
performance", African Journal of Business Management, 4 (12), pp. 2796-2801.
2. Anna R., Zuzana B. (2012), "Measuring corporate social responsibility towards
employees", Journal for East European Management Studies, Vol. 17, Iss. 3, pp.
273-291.
3. Ararat M. (2008), "A development perspective for Corporate Social
Responsibility: Case of Turkey", Journal of Corporate Governance, 08(3), pp.
271-281.
4. Báo Công thương (2016), Phát triển nhân lực ngành dệt may: Doanh nghiệp cần
tích cực vào cuộc, http://baocongthuong.com.vn/phat-trien-nhan-luc-nganh-det-
may-doanh-nghiep-can-tich-cuc-vao-cuoc.html, [Truy cập 03/6/2016].
5. Bhattacharya C B., Korschun D. and Sen S. (2008), "Using Corporate Social
Responsibility to Win the War for Talent", MIT Sloan Management Review, 49
(2), pp. 37-44.
6. Bộ Công thương (2014), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số: 3218/QĐ-
BCT, Hà Nội.
7. Bowen H R. (1953), Social Responsibility of Businessman, Harper & Row,
New York.
8. Capron M., Quairel-Lanoizelee (Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ dịch) (2009),
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, NXB. Tri Thức, Hà Nội.
9. Carroll A B. (1979), “A Three-dimensional Conceptual Model of Corporate
Performance”, The Academy of Management Review, 4 (4), pp. 497-505.
10. Chen X. (2009), Corporate Social Responsibility in China: Conscious and
Challenges - A Study Based on Zhejiang Province, Paper presented at Conference
“US-China Business Cooperation in the 21st Century: Opportunities and
Challenges for Enterpreneurs", Indiana.
11. Cục Xúc tiến thương mại (2015), Bản tin tháng 12 ngành hàng dệt may, BCT.
Hà Nội.
12. Đặng Thị Hồng Hạnh (2009), Vận dụng tiêu chuẩn SA 8000 vào sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Đề tài cấp thành
phố. Viện nghiên cứu phát triển KTXH, Hà Nội.
13. Đào Quang Vinh (2003), "Báo cáo tóm tắt nghiên cứu trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp tại các doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy", Viện Khoa học
Lao động và Xã hội.
14. Đào Văn Tú (2009), Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
15. Drucker P. (1984), “The New Meaning of Corporate Social Responsibility”,
California Management Review, 26 (2), pp. 53-65.
16. Duarte F. (2010), "Working with corporate social responsibility in Brazilian
Companies: the role of managers' values in the maintenance of CSR cultures",
Journal of Business Ethics, 96, pp. 355-368.
17. Dương Công Doanh, Nguyễn Ngọc Huyền (2016), “Nhận thức của người lao
động về việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”. Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, số 227(II), tr. 38-45.
18. Dương Thị Liễu (2008), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với quản trị
nhân sự", International vision, số 12.
19. Falcone R., & Castelfranchi, C. (1998). "Principles of trust for MAS, cognitive
anatomy, social importance, and quantification", Electronic version.
20. Fenwick T. & Bierema L. (2008), "Corporate social responsibility: issues for
human resource development professionals", International Journal of Training
and Development, 12 (1), pp. 24-35.
21. Folkes V A., Kamins M A. (1999), “Effects of Information about Firms’ Ethical
and Unethical Actions on Consumers’ Attitudes”, Journal of Consumer
Psychology, 8 (3), pp. 243-259.
22. Gond J., El-Akremi A., Igalens J., Swaen V. (2010), "Corporate Social
Responsibility Influence on Employees", ICCSR Research Paper Series, 54.
23. Greening D W. and Turban D B. (2000), "Corporate social performance as a
competitive advantage in attracting quality workforce", Business and Society, 39
(3), pp. 254-280.
24. Hansen S D., Dunford B., Boss A D., Boss R W., Angermeier I. (2011),
"Corporate social responsibility and the benefits of employee trust: A cross-
disciplinary perspective", Journal of Business Ethics 102 (1), pp. 29-45.
25. Hoàng Thị Thanh Hương (2012), “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - công cụ
tạo lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
số 189.
26. Hoàng Thị Thanh Hương (2015), Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
27. Hoàng Thị Thanh Hương và Đặng Thị Kim Thoa (2012), "Trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp - Công cụ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp", Tạp
chí Kinh tế và Phát triển, số 181 (II), tr. 109-111.
28. Hoàng Thị Thanh Hương và Lê Công Hoa (2013), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngành may và chiến lược trách nhiệm xã hội", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số
đặc biệt tháng 9, tr. 41-47.
29. Hoeffler S., Bloom P N. and Keller K L. (2010), "Understanding Stakeholder
Responses to Corporate Citizenship Initiatives: Managerial Guidelines and
Research Directions", Journal of Public Policy & Marketing, 29 (1), pp. 78-88.
30. Hoyle R. H. ed. (1995), Structural Equation Modeling. SAGE Publications, Inc.
Thousand Oaks, CA.
31. IFC (2010), OECD Guidelines on Corporate Governance of State-Owned
Enterprisies, Địa chỉ:
http://www.oecd.org/daf/ca/SOEGuidelinesVietnamese.pdf, [Truy cập
10/8/2014].
32. Internationa Organization for Standardization (2010), Guidance on social
responsibility, International Standard ISO/DIS 26000:2010,
http://www.iso.org/iso/home/standards/iso26000, [Truy cập 10/10/2012].
33. Jenkins, H. (2006). "Small business champions for corporate social
responsibility", Journal of Business Ethics, 67(3), pp. 241-256.
34. Jonker J., Witte M. (2006). Management Models for Corporate Social
Responsibility. Springer, Netherlands.
35. Koh & Boo (2001), The link between organizational ethics and job satisfaction:
A study of managers in singapore", Journal of Business Ethics, 29 (4), pp. 309-
324.
36. Kotler P. and Lee N. (2005), Corporate social responsibility: doing the most
good for your company and your cause, Hoboken: John Wiley.
37. Kramer M., Pfitzer M., & Lee P. (2005). Competitive Social Responsibility:
Uncovering the Economic Rationale for Corporate Social Responsibility among
Danish Small - and Medium-sized Enterprises, Foundation Strategy Group &
Center for Business and Government, John F. Kennedy School of Government,
Harvard University.
38. Krishnnan K., Sandeep & Rakesh B. (2004). "Corporate Social Responsibility as
a determinant of Market Success: An Exploratory Analysis with Special
Reference to MNCs in Emerging Markets", paper presented at NASMEI
International Conference.
39. Lê Chí Công (2016), "Mối quan hệ giữa niềm tin về thực thi trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, cam kết và ý định tiêu dùng sản phẩm yến sào", Tạp chí Kinh
tế và Phát triển, số 234, tr. 85-94.
40. Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,
NXB Tri Thức, Hà Nội.
41. Lê Thanh Hà (2006), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 109.
42. Lê Thanh Hà (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam
gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
43. Lê Thị Thu Thủy (2013), "Thực hiện trách nhiệm xã hội - Lợi ích đối với doanh
nghiệp", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 192, tr. 42-49.
44. Lee Y K., Kim Y., Lee K H., Li D. (2012), "The impact of CSR on relationship
quality and relationship outcomes: A perspective of service employees",
International Journal of Hospitality Management, 31, pp.745-756.
45. Lloyd T., Heinfeldt J., and Wolf F. (2008), "Corporate social responsibility from
the employees' perspective: An empirical organizational analysis", Review of
Business Research, 8, pp. 17-24.
46. Lưu Trọng Tuấn, Lưu Thị Ngọc Bích (2013), "Tranh chấp lao động và trách
nhiệm của xã hội", Tạp chí Khoa học xã hội, số 4.
47. Maloni M J., Brown M E. (2006), "Corporate Social Responsibility in the Supply
Chain: An Application in the Food Industry", Journal of Business Ethics, 68, pp.
35-52.
48. Matten D., and Moon J. (2008), "“Implicit” and “Explicit” CSR: A conceptual
framework for a comparative understanding of Corporate Social Responsibility",
Academy of Management Review, 33(2), pp. 404-424.
49. Mella P., Gazzola P. (2016), "Can CSR influence employees satisfaction?",
Economia Aziendale Online, Vol. 7. 4/2016, pp. 331-337.
50. Moorman R. H. (1991). "Relationship between organizational justice and
organizational citizenship behavior: do fairness perceptions influence employee
citizenship?", Journal of Applied Psychology, 76, pp.845-855.
51. Murillo D., Lozano J. (2006), "SMEs and CSR: an approach to CSR in their own
words", Journal of Business Ethics, 67(3), pp. 227-240.
52. Murphy, R. (2010), “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam và lợi
ích của việc nhận thức về các vấn đề môi trường đối với các Doanh nghiệp vừa
và nhỏ”, VPC.
53. Ngô Kim Thanh (2009), “Doanh nghiệp Dệt may Việt Nam đối phó với suy thoái
kinh tế toàn cầu”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số kỳ 2 tháng 7/2009, tr. 56-58.
54. Ngô Thị Việt Nga (2009), “Ứng xử của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam
trước khủng hoảng kinh tế thế giới”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số kỳ 2 tháng
7/2009, tr. 65-67.
55. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh -
Thiết kế và thực hiện, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
56. Nguyễn Đức Thành, Phạm Văn Đại (2016), Báo cáo thường niên kinh tế Việt
Nam 2016: Thiết lập nền tảng mới cho tăng trưởng, NXB ĐHQGHN. Hà Nội.
57. Nguyễn Hồng Hà (2016), Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới
lòng trung thành của khách hàng - nghiên cứu trong ngành thức ăn chăn nuôi tại
miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHKTQD, Hà Nội.
58. Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2013), “Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp và cảm nhận của khách hàng - Nghiên cứu định tính trong ngành thức ăn
chăn nuôi tại miền Bắc Việt nam", Tạp chí kinh tế và phát triển, số 195, tr. 10-17.
59. Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014), “Mối quan hệ giữa trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp với lòng trung thành của khách hàng - Nghiên cứu
định lượng trong ngành thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc Việt nam", Tạp chí Khoa
học và công nghệ, số 24, tr. 82-88.
60. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), “Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt
may”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 74.
61. Nguyễn Ngọc Thắng (2010), “Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, số 26, tr.
232-238.
62. Nguyễn Ngọc Thắng (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, NXB
ĐHQGHN, Hà Nội.
63. Nguyễn Ngọc Thắng và Nguyễn Ngọc Phú (2016), “Về việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2, tr. 6-8.
64. Nguyễn Phương Mai (2013), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành
dệt may Việt Nam Trường hợp Công ty Cổ phần May Đáp Cầu", Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 1, tr. 32-40.
65. Nguyễn Phương Mai (2014), Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất
và chế biến thực phẩm tại Việt nam - Tiếp cận từ góc độ người tiêu dùng, Luận
án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Hà Nội.
66. Nguyễn Quang Vinh (2009), Thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại
Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và Chiến lược
truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế”, VCCI và UNDP, Hà Nội.
67. Nguyễn Thị Hồng (2017), “Đánh giá nỗ lực thực thi trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp tại nơi làm việc trong các ngành sử dụng nhiều lao động”, Tạp chí
Lao động và xã hội, Số 542+543, tr. 42-44.
68. Nguyễn Văn Thắng (2009), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam
theo khung tham chiếu của Hiệp ước toàn cầu (Global Compact)", Tạp chí Kinh
tế và Phát triển, số 195, tr. 3-9.
69. Parker S. (2003), "Longitudinal Effects of Lean Production on Employee
Outcomes and the Mediating Role of Work Characteristics", Journal of Applied
Psychology, 88(4), pp 620-634.
70. Phạm Văn Đức (2010), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách", Tạp chí Triết học, số 2.
71. Porter M E., Kramer M R. (2006), "Strategy and Society: The Link Between
Competitive Advantage and Corporate Social Responsibility", Harvard Business
Review, 84(12), pp. 78-92.
72. Rettab B., Brik A B., Mellahi K. (2009), "A Study of Management Perceptionsof
the Impact of Corporate SocialResponsibility on OrganisationalPerformance in
Emerging Economies: The Case of Dubai", Journal of Business Ethics, 89, pp.
371-390.
73. Rupp D E., Ganapathi J., Aguilera R V., Williams C A. (2006), "Employee
reactions to corporate social responsibility: an organizational justice framework.
Journal of Organizational Behavior". Vol.27, 4, pp. 537-543.
74. Sandeep K. K., Rakesh B. (2004), Corporate Social Responsibility as a
determinant of Market Success: An Exploratory Analysis with Special Reference
to MNCs in Emerging Markets, paper presented at NASMEI International
Conference, pp. 406-419.
75. Spence L. (2007), "CSR and Small Business in a European Policy Context: The
Five “C” s of CSR and Small Business Research Agenda", Business and Society
Review, 112(4), pp. 533-552.
76. Tai N D., Tu L T. (2008), “Corporate Responsibility towards Employee - The
Most Important Component of Corporate Social Responsibility”, International
Vision, Special Issue in Corporate Social Responsibility, 12, pp. 95-106.
77. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2016), Báo cáo Thường niên năm 2015,
http://www.vinatex.com/PortalFolders/ImageUploads/vinatex/1539/Baocaothuon
gnien/Vinatex%20Annual%20Report%202015_v2.pdf, [Truy cập 03/6/2016].
78. The World Bank Group (2003), Corporate Social Responsibility Practice,
http://www.worldbank.org/privatesector, [Truy cập 10/8/2014].
79. The World Bank Group (2003), Strengthening implementation of coporate social
responsibility in global supply chains,
http://siteresources.worldbank.org/INTPSD/Resources/CSR/Strengthening_Impl
ementatio.pdf, [Truy cập 10/8/2014].
80. Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển và một
số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp
dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, số: 36/2008/QĐ-
TTg, Hà Nội.
81. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.
82. Trần Anh Phương (2009), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn
vận dụng ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, 8 (219).
83. Trần Đăng Khoa (2016), “Mối quan hệ giữa CSR và sự tham gia của người lao
động trong các công ty tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 234(II),
tr. 61-70.
84. Trần Hồng Minh (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: nhận thức và
thực tế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3.
85. Turker D. (2008), "How Corporate Social Responsibility Influences
Organizational Commitment", Journal of Business Ethics, 89 (2), pp. 189-204.
86. Turker D. (2009), "Measuring Corporate Social Responsibility: A Scale
Development Study", Journal of Business Ethics, 85, pp. 411-427.
87. Twose N. & Rao T. (2003), Strengthening Developing Government’s
Engagement with Corporate Social Responsibility: Conclusion and
Recommendation from Technical Assistance in Vietnam, World Bank Report.
88. Unden C. (2007), Multinational Corporations and Spillovers in Vietnam -
Adding Corporate Social Responsibility, MA thesis, Lund University, Sweden.
89. Văn phòng tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam (2011), Hướng dẫn Luật Lao
động cho ngành may, NXB Tổng Hợp, TP. Hồ Chí Minh.

You might also like