You are on page 1of 6

Định nghĩa về OCB

Thuật ngữ OCB hay “Hành vi công dân trong tổ chức” ban đầu được định nghĩa là
hành vi cá nhân mang tính quyết định, không được phần thưởng chính thức công nhận
trực tiếp hoặc rõ ràng, hệ thống và điều đó trong tổng thể thúc đẩy hoạt động hiệu quả
của tổ chức. ( Organ, 1988). Nghiên cứu Organ và đồng nghiệp đã trở thành nền tảng
và có phần ảnh hưởng đến lĩnh vực này khi các nhà nghiên cứu khác nỗ lực định nghĩa
OCB theo quan điểm riêng của họ. Chung quy các định nghĩa này mang cùng ý nghĩa
với Organ và các đồng nghiệp. Nghiên cứu của Niehoff và Moorman (1993) cho rằng
OCB là những hành vi không bắt buộc đối với nhân viên. Hay Van Dyne et al (1994)
coi OCB có nghĩa là một khái niệm bao gồm các hành vi tích cực của một cá nhân có
liên quan đến tổ chức.

OCB được nghiên cứu và khám phá dưới nhiều góc độ, môi trường và bối cảnh khác
nhau. OCB được cho là một khái niệm mang ý nghĩa đa chiều ( Podsakoff et al.,2000).
Chẳng hạn Organ đề xuất khía cạnh của OCB xoay quanh năm yếu tố lòng vị tha, ý
thức, tinh thần thể thao, lịch sự và đạo đức công dân. Còn Smith và công sự (1983)
đưa ra khái niệm mang yếu tố hai chiều, cụ thể là lòng vị tha và sự tuân thủ tổng quát.
Riêng Coleman và Borman (2000) phân loại OCB thành ba thành tố và đặt tên là
quyền công dân giữa các cá nhân, sự tận tâm trong công việc và quyền công dân của tổ
chức dựa theo 27 yếu tố được sử dụng để thực hiện quyền công dân trong tài liệu. Cuối
cùng, Williams và Anderson (1991) đưa ra hai cách phân loại OCB bao gồm hành vi
công dân hướng tới các cá nhân ( OCB-I) và hành vi công dân hướng tới tổ chức hoặc
đơn vị làm việc (OCB-O).

Những bài nghiên cứu trước về Antecedents tác động đến OCB

Organ et al (2006) chỉ ra những ý tưởng liên quan đến sự ra đời của OCB từ lập luận
về năng suất và sự hài lòng vào cuối những năm 1930. Thời kì này được gọi là “ kỷ
nguyên quan hệ con người” vì phong trào quan hệ con người đang thịnh hành ( Judge
et al.,2001).

Trong thời gian này, người ta cho rằng sự hài lòng của nhân viên ảnh hưởng đến năng
suất ( Organ et al.,2005). Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn này tìm
thấy rất ít cơ sở cho giả định này.

Các nghiên cứu về Hawthorne đã có sự phân tích sâu rộng giải pháp để nâng cao năng
suất tại công ty Hawthorne Works của Western Electrical Company ở Chicago. Ban
dầu, Mayo và Roethlisberger phát hiện ra các điều kiện khác nhau ( ánh sáng nơi làm
việc) có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên do nảy sinh từ các quan
điểm khoa học của Taylor (1991) về quản lý. Thay vào đó, họ nhận thấy rằng năng
suất của nhân viên tăng lên khi họ cảm thấy được tổ chức đánh giá cao. Điều này
chứng minh rằng nhân viên làm việc không chỉ vì tiền lương, mà các học giả đã nghiên
cứu các yếu tố khác cũng cũng có thể dẫn đến hiệu suất làm việc của nhân viên (sự hài
lòng).
Khái niệm về sự hài lòng của nhân viên nảy sinh khi Vietles (1953) so sánh động cơ
với hiệu suất và tinh thần người lao động đồng thời cũng đưa ra kết luận một công
nhân có năng suất cao sẽ nhìn nhận công việc của mình một cách tích cực. Organ
(1983) đưa ra tầm quan trọng của việc tổng hợp các cá nhân đóng góp cho OCB ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động. Dựa theo điều này, Organ (1988) đã xác định
năm khía cạnh của OCB sẽ trở thành cơ sở cho các khía cạnh sẽ được tạo ra trong
tương lai bao gồm: lòng vị tha, tận tâm, lịch sự, đạo đức công dân và tinh thần thể
thao.

Mặc dù lòng vị tha được coi là một khía cạnh chính thức vào năm 1988, nhưng đã
được sử dụng trong các nghiên cứu trước dẫn đến việc hình thành OCB. Smith et al
(1983) đã định nghĩa lòng vị tha là một dạng hành vi vì xã hội. Tuy thế không có định
nghĩa chính xác về hành vi vì xã hội, Brief và Motowidlo (1986) thường định nghĩa
rằng hành vi vì xã hội là hành vị tự nguyện nhằm mang lại lợi ích cho người nhận.

Organ (1988) định nghĩa tận tâm là mức độ cống hiến của một người cho công việc
vượt qua các yêu cầu chính thức ( ví dụ: làm việc nhiều giờ, tình nguyện thực hiện các
nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ thường ngày). Konovsky và Organ(1996) phát hiện
rằng sự tận tâm có mối quan hệ mật thiết với tất cả các lọai khía cạnh của OCB. Sự tận
tâm làm tăng hiệu suất và hiệu quả của các nhà quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ
của họ.

Lịch sự bao gồm các hành vi tập trung vào việc ngăn ngừa các vấn đề và thực hiện các
bước cần thiết để giảm bớt ảnh hưởng của vấn đề trong tương lai ( Organ,1988). Điều
này bao gồm các cử chỉ giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các vấn đề giữa các cá nhân,
chẳng hạn như sự tôn trọng, hành vi văn minh và lịch sự ( Organ,1990a,b,1997).

Đạo đức công dân được định nghĩa là sự tham gia mang tính xây dựng của nhân viên
vào đời sống chính trị của tổ chức và hỗ trợ chức năng chính của tổ chức
( Deluga,1998). Nó đề cập đến trách nhiệm của người lao động trong việc tham gia
quản lý công ty, chẳng hạn như tham dự các cuộc họp và cập nhật những thay đổi của
tổ chức ( Organ, 1988). Khía cạnh này của OCB thực sự bắt nguồn từ Graham (1991),
ông đã khẳng định rằng nhân viên có trách nhiệm trở thành công dân tốt của tổ chức.

Organ (1988) đã định nghĩa tinh thần thể thao là hành vi kiên nhẫn chịu đựng khó
chịu là một phần không thể tránh khỏi trong hầu hết của mọi tổ chức. Podsakoff và
Mackenzie (1997) tiết lộ rằng tinh thần thể thao tốt sẽ nâng cao tình làm việc nhóm và
sau đó làm giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên.

Dựa trên nghiên cứu của Blau (1964) trong đó người lao động được cho là sẽ đáp lại
sự công bằng của người sử dụng lao động thông qua mô tả về OCB, Organ ( 1988) chỉ
ra rằng mức độ thực hiện công việc của nhân viên và phần thưởng của nhân viên có
mối liên hệ lỏng lẻo. Organ (1988) giải thích rằng những nhân viên thể hiện các hành
vi ngoài vai trò dự kiến sẽ có phần thưởng cao hơn vì các tổ chức được hưởng lợi từ
OCB của nhân viên. Organ và Konovsky (1989) tuyên bố rằng khi người lao động hợp
tác một cách tự nguyện theo thời gian, hiệu quả của tổ chức dự kiến sẽ tăng gấp đôi

Trong nghiên cứu thực nghiệm đã xác nhận tác động đáng kể của tính cách đối với thái
độ và hành vi của nhân viên trong các tổ chức ( Matzler và cộng sự, 2011; Lee,2003)
đến mức tính cách được báo cáo là yếu tố dự đoán tốt hơn về OCB so với hiệu suất
( Borman et al.,2001). Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu thực nghiệm mối tương quan
tích cực giữa SE và OCB ( Park và Bok,2019; Sholikhah và cộng sự, 2019; Samreen
và cộng sự, 2018; Eisenberg và cộng sự, 2016).

SE được coi là yếu tố dự đoán hành vi (Elloy và Patil, 2012; Van Dyne và cộng sự,
2000). Jackson (2019) và cộng sự (2013) công nhận SE là một trong những cấu trúc
chính của cam kết tổ chức. Sadoughi và Ebrahimi (2015) đã tìm thấy mối quan hệ có ý
nghĩa tích cực giữa SE và cam kết trong một nghiên cứu với sự tham gia của 400 nhân
viên thuộc bộ phận công nghệ thông tin ý tế của bệnh viện chăm sóc cấp ba của
Tehran vào năm 2010.

Những nghiên cứu trước chứng minh giả thiết H1 Tiktok use -> OCB

OCB - Hành vi công dân tổ chức là một trong những khía cạnh thiết yếu của hành vi
xã hội. Phần lớn trong các nghiên cứu trước chỉ ra OCB là một đặc điểm cá nhân. Bên
cạnh đó, nó không được công nhận cho hệ thống phần thưởng ở cấp độ trước đó. Khái
niệm về văn hóa hành vi tổ chức được xem là rất quan trọng đối với hiệu suất và hiệu
quả của tổ chức. Quan điểm này gây ra nhiều ý kiến trái chiều, trở thành đề tài tranh
cãi cũng như đồng ý bởi các nghiên cứu khác. Ý tưởng về OCB biểu đạt đến các hiện
tượng vượt quá yêu cầu của chức năng được thực hiện để đáp ứng mục tiêu của tổ
chức ( Gefen & Somech, 2019).

Các nhà nghiên cứu ủng hộ OCB vì họ cho rằng hiệu suất của các tổ chức giáo dục có
thể được củng cố và nâng cao nhờ vào sự hỗ trợ của tất cả OCB về mặt thành công của
sinh viên. Hiện nay, xu hướng giáo dục của các tổ chức đại học hướng dẫn sinh viên
cách hòa nhập và trở thành một thành viên của tổ chức khác. Vì vậy, hành vi công dân
của sinh viên ( SCB) được gọi là đóng góp của sinh viên cho hệ thống tổ chức học
thuật. Sinh viên sẽ bắt đầu xây dựng toàn bộ OCB nếu họ thấy bài giảng có giá trị.
Hành vi công dân đã làm tăng thành tích của họ ( Perveden và cộng sự,2021).

Trong bối cảnh của sinh viên, OCB ngoài vai trò là “sự giúp đỡ hoặc hỗ trợ tự
nguyện của người khác hoặc tham gia nhiều hơn cho tổ chức mà không lời hứa khen
thưởng rõ ràng hoặc ngầm” ( Conway, 1993, trang 3). Leblanc (2014) đưa quan điểm
rằng chức năng chính của trường đại học là chuẩn bị cho sinh viên sẵn sàng cho nghề
nghiệp tương lai. Hiểu biết về OCB sẽ giúp ích cho sự nghiệp của sinh viên và tổ chức
nơi họ cộng tác.

Vài thập kỉ qua, công nghệ không ngừng chuyển hóa và phát triển vượt bậc. Nó chứng
kiến và ghi nhận sự tăng trưởng của phương tiện truyền thông xã hội. Nhờ vào sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhu cầu mô phỏng mạng xã hội là điều tất yếu.
Tác động của phương tiện truyền thông xã hội thúc đẩy việc học tập giữa sinh viên và
giảng viên. ( Sarwar et al.,2019)

Mặc dù các học giả trước đây đã tìm ra bao gồm mặt tích cực và tiêu cực của việc sử
dụng các trang truyền thông xã hội đối với kết quả học tập của sinh viên. Một lần nữa
khẳng định các nghiên cứu trước đưa ra kết quả mang tính khách quan về SCB phát
sinh từ việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Nó trở thành công cụ tuyệt
vời giúp sinh viên giao tiếp và tiếp cận nhau một cách hiệu quả, tăng chất lượng và tỉ
lệ hợp tác giữa sinh viên. Thay vì phải gặp mặt trực tiếp mỗi khi thảo luận, chia sẻ và
trao đổi ý kiến, họ có thể làm điều này một cách thoải mái tại nhà hoặc kí túc xá.
( Siddiqui,2016).

Thế hệ sinh viên hiện này được tiếp xúc với nhiều loại công nghệ. Học sinh dễ dàng
giao tiếp và học hỏi những kiến thức đến từ các nền văn hóa đa dạng nhờ sự hỗ trợ
của thế giới trực tuyến hiện đại. Đối với việc giao tiếp giữa sinh viên và giảng viên
đồng thời bị ảnh hưởng và nâng cao. Ngoài ra, các nền tảng truyền thông xã hội đã
tăng cường tính hợp tác trong học tập. Ở khía cạnh này, các công nghệ hiện đại và
phương tiện truyền thông xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập và
hợp tác.

Do đó, việc sử dụng các công nghệ truyền thông xã hội để tạo điều kiện học tập hợp
tác là cần thiết. ( Al-Rahmi et al,...2015).

Tuy nhiên, trong 3 năm vừa qua đối mặt với Covid-19, các tổ chức đại học đã áp dụng
công nghệ kĩ thuật số trong quá trình giảng dạy và truyền đạt kiến thức. Việc phổ cập
kiến thức thông qua các phương tiện truyền thông xã hội là một trong những ứng dụng
truyền thông xã hội quan trọng nhất. Do đó, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong
việc thu hút học sinh tham gia các lớp học trực tuyến ( Khaola và cộng sự, 2022).

Bên cạnh đó, điều quan trọng là phải kiểm tra xem việc sử dụng phương tiện truyền
thông xã hội có ảnh hưởng đến SCB hay không và ngược lại. Thời gian dành cho
mạng xã hội có ảnh hưởng đến kết quả học tập hay phụ thuộc vào việc phân bổ thời
gian dành cho từng hoạt động ( Bergeron,2007; Bergeron và cộng sự,2014). Nếu thời
gian cho các phương tiện truyền thông xã hội cho các mục đích không liên quan đến
giáo dục ( ví dụ: giải trí) chiếm hầu hết quỹ thời gian một ngày, thì thời gian dành cho
việc học tập cá nhân và giúp đỡ người khác đạt thành tích tốt ( SCB) có thể bị ảnh
hưởng và ngược lại ( Olaris & Wage,2016, Hobfull,2002,Khaola và Coldwell,2017).

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook,
Instagram và Twitter là những trang web dành cho giáo dục có thể củng cố việc học
tập của học sinh mặc dù không có sự đánh giá logic và có hệ thống ( Blasco-Arcas,
Buil, Hernandez- Portage & Sese,2013; Tur và cộng sự, 2017). Trong bối cảnh giáo
dục đại học, sinh viên có xu hướng sử dụng mạng xã hội nhiều hơn để tăng cường
hành vi chia sẻ và lĩnh hội kiến thức so với các phương pháp học tập thông thường bởi
tính năng dễ dàng và thuận tiện của nó ( AL-Rahmi & Zeki,2017). Tuy nhiên những
phát hiện từ nghiên cứu hiện vẫn thiếu tính thuyết phục vì Aalbers, McNally, Heeren,
de Wit, và Fried (2019) và Kirschner và Karpinski (2010) phân tích rằng những sinh
viên sử dụng Facebook có điểm trung bình (GPA) thấp hơn so với những sinh viên
không sử dụng Facebook, trong đó các tác giả cho rằng kết quả này là do sinh viên
dành nhiều thời gian hơn hàng tuần cho mạng xã hội hơn là học tập.

Tóm lại, các phương tiện truyền thông xã hội là tác nhân tác động đến OCB theo các
mặt tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào mục tiêu sử dụng nó.
Những nghiên cứu trước chứng minh giả thiết H4: Mindfulness -> OCB
Trong những năm gần đây, chánh niệm và những ứng dụng đầy tiềm năng trong y học,
tâm lý học, khoa học, nhiều lĩnh vực khác, phát triển vô cùng mạnh mẽ trở thành đề
tài hấp dẫn để khám phá. Đáng chú ý vì nó đại diện cho sự giao giao thoa của hai lĩnh
vực trí thức nhân loại chưa từng liên quan trước trước đây: y học và khoa học, mặt
khác lại là các thực hành chiêm nghiệm cổ xưa.

Theo các thiền định truyền thống sơ khai ở Phương Đông, một trải nghiệm thống nhất
về tinh thần cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là chánh niệm,
nó giúp tăng cường sự ổn định và rõ ràng của sự chú ý ( Wallace, 2005). Quan niệm
của Phật giáo và phương Tây về chánh niệm khác nhau tùy thuộc vào cấp độ bối cảnh,
quy trình và nội dung. Trong khi hầu hết các học giả phương Tây ưu tiên việc loại bỏ
chánh niệm khỏi triết học Phật giáo, một số người đã lập luận rằng giáo lý Phật giáo
giúp tâm lý học phương Tây trở nên phong phú và những hiểu biết sâu sắc về Phật
giáo có thể tiếp tục phát triển, nâng cao và điều chỉnh bởi lý thuyết tâm lý học phương
Tây, từ đó mở rộng rộng tầm nhìn của nó (Wallace & Shapiro, 2006). Trong lĩnh vực
trí tuệ phương Đông và tri thức phương Tây, chánh niệm có thể được coi là sự chú ý
nâng cao và nhận thức dễ tiếp thu về thực tại bao gồm sự chấp nhận và không phán xét
( Kabat-Zinn,2021).

Một phát hiện thú vị về mối quan hệ tiên đoán mạnh mẽ giữa hai cấu trúc này khi
chánh niệm đóng vai trò là một biến số ảnh hưởng đối với OCB trong một mẫu nơi
làm việc từ Hoa Kỳ. Trong luận án tiến sĩ của mình, nơi cô khám phá tác động của
thực hành chánh niệm đối với hành vi phản tác dụng tại nơi làm việc (CWB) và hành
vi công dân của tổ tổ chức, Patel (2017) đã đưa ra phát hiện chánh niệm trở thành yếu
tố dự báo quan trọng của OCB. Nghiên cứu thử nghiệm điều tra mối quan hệ dự đoán
của chánh niệm và nhân viên trở thành hành vi trong mẫu nhân viên Hoa Kỳ, Sawyer
et al. (2021) đã tìm thấy những kết quả quan trọng.

Trong bài báo lý thuyết của mình, cô ấy thảo luận về vai trò của sự liêm chính và chán
niệm đối với quyền công dân doanh nghiệp, Waddock (2001) nhấn mạnh các công dân
doanh nghiệp hàng đầu cần có chánh niệm và liêm chính ở cấp độ cá nhân và cấp độ tổ
chức để phát triển các mối quan hệ mang tính xây dựng và các bên liên qua then chốt,
Theo đề xuất của Waddock (2001) về quyền công dân và các kết quả nghiên cứu hiện
có, chánh niệm là một cấu trúc có giá trị để nghiên cứu như một tiền đề của OCB.
Nghiên cứu khoa học về chánh niệm chứng minh rằng nó có khả năng cung cấp
phương pháp mà theo đó sinh viên, quản lý có thể học cách nâng cao nhận thức và cái
nhìn đa chiều sâu sắc hơn tác động đến việc ra quyết định mang tính đạo đức ( Lampe
& Engleman -Lampe, 2012). Trong một nghiên cứu trên 68 người được đào tạo về
chánh niệm, Leroy et al. (2013) nhận thấy sự gia tăng chánh niệm có tương quan tích
cực với sự gắn kết với công việc. Vì lòng vị tha, hành vi giúp đỡ và sự tham gia vào
công việc là các thành phần của OCB, nên có thể dự đoán rằng chánh niệm có mối
tương quan tích cực với OCB (Arora, 2020; Mulligan, 2018).

Trước các nghiên cứu phát hiện ra rằng chánh niệm có thể ảnh hưởng đến mối liên hệ
của cá nhân với người khác, loại bỏ sự thiên vị ( Good và cộng sự, 2016), đồng thời
gia tăng các hành vi giúp đỡ và vì xã hội của họ (Hafenbrack và cộng sự,2016). Chánh
niệm làm tăng khả năng tập trung làm việc (Hafenbrack & Vohs, 2018), những nhân
viên có độ tập trung cao có thể đưa ra giải pháp giúp đỡ người khác và cư xử bình
thường ( Hafenbrack và cộng sự, 2020). Mối liên hệ tích cực giữa chánh niệm và OCB
được Reb at al (2015) đánh giá. Chánh niệm làm tăng cảm giác đồng cảm ( (Chen và
cộng sự, 2020; Glomb và cộng sự, 2011), tác động đến OCB theo hướng tích cực.

You might also like