You are on page 1of 4

Sự hài lòng của sinh viên tình nguyện (Student volunteer satisfaction)

Sự hài lòng là thước đo tổng thể về mức độ mà nhân viên cảm thấy thỏa mãn và thoải mái
với công việc tình nguyện (Millette & Gagne, 2008). Nói về mức độ hài lòng, những sinh
viên tình nguyện đạt được sự hài lòng ở mức độ cao cũng tăng khả năng tham gia tình
nguyện trong tương lai (Farrell, 1998; Green & Chalip, 2004). Ngoài ra khả năng tham
gia vào các hoạt động tình nguyện trong tương lai này sẽ cao phụ thuộc vào mức độ hài
lòng của họ với những trải nghiệm tình nguyện trong quá khứ (Doherty, 2009). 

Một số nghiên cứu (Clary & Snyder, 1999; Clary, 1998; Stukas, Daly, & Cowling, 2005)
đã phát hiện ra rằng các tình nguyện viên có được động lực khi giao nhiệm vụ phù hợp
với mong muốn thì mức độ về sự hài lòng và ý định tiếp tục tình nguyện sẽ cao hơn và
mạnh mẽ hơn trong ngắn hạn và dài hạn. Các nhà nghiên cứu cũng lập luận rằng sự hài
lòng này là một yếu tố có thể dự đoán được dựa trên thời gian sinh viên dành cho tình
nguyện, sự ổn định lâu dài của hoạt động tình nguyện và ý định tiếp tục tình nguyện
(Galindo-Kuhn và Guzley, 2001). Do đó, sự hài lòng của sinh viên tình nguyện được xem
là hệ quả của động lực tình nguyện và có thể dự đoán được các quyết định tình nguyện
trong tương lai (Galindo-Kuhn & Guzley, 2001; Finkelstein, 2008).

Phần lớn các nghiên cứu thập niên 90 chỉ ra rằng tình nguyện viên nhấn mạnh lợi ích nội
tại và bên ngoài là nguồn tác động đến sự hài lòng khi tham gia tình nguyện của họ
(Duchesne, 1989; Cnaan & Goldberg-Glen, 1991; Perkinson, 1992; Parker, 1992;
Schondel, Shields, & Orel, 1992). Các nghiên cứu khác bổ sung thêm các yếu tố như tổ
chức và quản lý có ảnh hưởng đến sự hài lòng; các khía cạnh khác của trải nghiệm tình
nguyện, như phong cách giao tiếp của người giám sát, tương tác với các tình nguyện viên
khác và bản chất của môi trường làm việc, cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong
sự hài lòng chung (Farell, Johnston, & Twynam, 1998).

Sự hài lòng của tình nguyện viên góp phần không ít trong sự thành công của các chiến
dịch tình nguyện đầu tiên cũng như các chiến dịch trong tương lai về cộng đồng. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho sự hài lòng đòi hỏi phải có sự hiểu biết về động lực, nhận thức và
hành vi của các tình nguyện viên .Sự hiểu biết này có tiềm năng trong việc cải thiện công
tác lập kế hoạch chiến lược, quản lý và tuyển dụng để duy trì và phát triển cơ sở tình
nguyện một cách mạnh mẽ (Williams, 1995).

Chính vì vậy, việc nghiên cứu thang đo về sự hài lòng của sinh viên tình nguyện viên
TPHCM, cụ thể là tại trường Đại học Kinh tế TPHCM là cần thiết, bởi số lượng tình
nguyện viên gia tăng không ngừng qua từng năm, ngày càng có nhiều sinh viên nhận thức
được tầm quan trọng của việc tham gia tình nguyện. Việc tìm hiểu về các yếu tố ảnh
hưởng sự hài lòng của sinh viên tình nguyện sẽ giúp cho việc động viên sinh viên ngày
càng hiệu quả, cũng như thiết kế các chương trình hoạt động tình nguyện được phù hợp
hơn trong từng bối cảnh cụ thể.

Tài liệu tham khảo

Clary, E. G., & Snyder, M. (1999). The motivations to volunteer: Theoretical and
practical considerations. Current Directions in Psychological Science, 8, 156-159.

Clary, E. G., Snyder, M., Ridge, R. D., Copeland, J., Stukas, A. A., Haugen, J., & Miene,
P. (1998). Understanding and assessing the motivations of volunteers: A functional
approach. Journal of Personality and Social Psychology, 74, 1516-1530.

Cnaan, R.A., & Goldberg-Glen, R.S. (1991). Measuring motivation to volunteer in


human services. Journal of Applied Behavioral Science, 27,269-284.

Dávila, M. C. J. I. J. o. P. (2009). Assessment of the volunteer process model in


environmental volunteers. 43(1), 181-186.

Doherty, A. (2009), “The volunteer legacy of a major sport event”, Journal of Policy
Research in Tourism, Leisure, and Events, Vol. 1 No. 3, pp. 185-207.

Duchesne, D. (1989). Giving freely: Volunteers in Canada. (Report No. 4). Ottawa, ON:
Statistics Canada, Labour and Household Surveys, Analysis Division.
Farrell, J.M., Johnston, M.E. and Twynam, D.G. (1998), “Volunteer motivation,
satisfaction, and management at an elite sporting competition”, Journal of Sport
Management, Vol. 12 No. 4, pp. 288-300.

Finkelstein, M.A., 2008. Volunteer satisfaction and volunteer action: a functional


approach. Soc. Behav. Pers. 36 (1), 9–18.

Finkelstein, M. A. J. S. B., & journal, P. a. i. (2008). Volunteer satisfaction and


volunteer action: A functional approach. 36(1), 9-18.

Galindo-Kuhn, R., Guzley, R.M., 2001. The volunteer satisfaction index: construct
definition, measurement, development, and validation. J. Soc. Serv. Res. 28 (1), 45–68

Green, B.C. and Chalip, L. (2004), “Paths to volunteer commitment: lessons from the
Sydney olympic games”, in Stebbins, R. and Graham, M. (Eds), Volunteering as
Leisure/Leisure as Volunteering: An International Assessment, CABI International,
Wallingford, pp. 49-67.

Kwok, Y. Y., Chui, W. H., & Wong, L. P. (2012). Need Satisfaction Mechanism Linking
Volunteer Motivation and Life Satisfaction: A Mediation Study of Volunteers Subjective
Well-Being. Social Indicators Research, 114(3), 1315-1329.

Lee, C.-K., Reisinger, Y., Kim, M. J., & Yoon, S.-M. (2014). The influence of volunteer
motivation on satisfaction, attitudes, and support for a mega-event. International Journal
of Hospitality Management, 40, 37-48.

Millette, V. and Gagne, M. (2008), “Designing volunteers’ tasks to maximize motivation,


satisfaction and performance: the impact of job characteristics on volunteer engagement”,
Motivation and Emotion, Vol. 32 No. 1, pp. 11-22.

Parker S. (1992). Volunteering as serious leisure. Journal of Applied Recreation


Research, 17(1), 1-11.
Perkinson, M.A. (1992). Maximizing personal efficacy in older adults: The
empowerment of volunteers in a multipurpose senior centre. Physical & Occupational
Therapy in Geriatrics, 10(3), 57-73.

Schondel, C., Shields, G., & Orel, N. (1992). Development of an instrument to measure
volunteer's motivation in working with people with AIDS. Social Work in Health Care,
17(2), 53-70.

Silverberg, K. E., Ellis, G. D., Whitworth, P., & Kane, M. (2002). An “effects ‐indicator”
model of volunteer satisfaction: A functionalist theory approach. Leisure/Loisir, 27(3-4),
283-304.

Williams, P.W., Dossa, K.A., & Tompkins, L. (1995). Volunteerism and special event
management: A case study of Whistler's Men's World Cup of Skiing. Festival
Management & Event ilburism, 3, 83-95.

You might also like