You are on page 1of 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

Về phần các nghiên cứu nước ngoài, cũng giống như tình hình nghiên cứu
trong nước, các công trình chủ yếu tập trung khai thác hoạt động coaching -
mentoring trong ngành y tế, với đối tượng nghiên cứu khá đa dạng, bao gồm cả
sinh viên đại học nói chung trong nghiên cứu (16) Ali PA, Panther W (2008), sinh
viên năm cuối qua các nghiên cứu (21) Amy Hawkins , Kevin Jones and Andrew
Stanton (2014) và (23) Jaime Jordan, Daena Watcha, Courtney Cassella, Amy H.
Kaji, and Shefali Trivedi (2018), và sinh viên mới ra trường (34) Samiksha
Neroorkar & P. Gopinath (2019). Những nghiên cứu này hầu hết chỉ dựa trên kết
quả coaching - mentoring của một hoặc một số chương trình cụ thể, không có tính
áp dụng rộng rãi. Cũng đã có một số ít các công trình nghiên cứu về một vài lĩnh
vực khác như thể thao trong (20) William A Pitney and Greg G Ehlers (2004) và
công nghiệp trong (34) Samiksha Neroorkar & P. Gopinath (2019), nhưng vẫn còn
rất hạn chế và phạm vi nghiên cứu cũng thu hẹp trong một chương trình
mentoring/coaching, nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi có nhiều chênh lệch
trong môi trường mentoring/coaching với các điều kiện khác biệt. Một số ít nghiên
cứu đã quan tâm đến khía cạnh tiêu cực của mentoring - coaching tác động lên sinh
viên, như trong các nghiên cứu (18) Lillian Eby, Marcus Buits, Angie Lockwood,
Shana A. Simon (2004), (30) Lillian T. Ebya, and Stacy E. McManus (2003), (31)
Lillian T. Eby, Jaime R. Durley, and Sarah C. Evans, Belle Rose Ragins (2008).
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu tìm hiểu yếu tố tiêu cực của coaching -
mentoring dựa trên góc nhìn của người cố vấn/huấn luyện thay vì người tiếp nhận
cố vấn/huấn luyện. Hơn nữa, cả những nghiên cứu này và những nghiên cứu đã
nhắc đến trước đó, ngoài nghiên cứu (34) ra, đều không chỉ ra mối liên hệ giữa
coaching - mentoring với khả năng có việc làm của sinh viên, mà chỉ cho thấy sự
tác động tới năng lực phát triển sự nghiệp nói chung. Trong nghiên cứu (35)
“Career training with mentoring programs in higher education Facilitating career
development and employability of graduates” (2020) của Okolie, U.C. et al., nhóm
tác giả có chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa mentoring và khả năng có việc làm, tuy
nhiên lại tập trung hơn vào việc khai thác những kỹ năng cần thiết khi xin việc để
đưa vào chương trình cố vấn, vậy nên mối quan hệ giữa mentoring - coaching và
khả năng có việc làm chỉ dừng lại ở một kết luận mang tính thừa nhận. Trong
nghiên cứu (33) của Steve McDonald, Lance D. Erickson, Monica Kirkpatrick
Johnson, Glen H. Elder mang tên “Informal mentoring and young adult
employment” (2007), nhóm tác giả đã chỉ ra mối liên hệ giữa mentoring - coaching
và khả năng có việc làm của sinh viên đang học đại học, sinh viên mới ra trường và
độ tuổi lớn hơn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không bị giới hạn ngành nghề; tuy
nhiên người cố vấn/huấn luyện lại bị giới hạn trong phạm vi cố vấn/huấn luyện
không chính thức, không chính quy, không có tổ chức cụ thể, nên khó có thể có
được thông tin khách quan nhất từ người tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Nói tóm lại, tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài đa dạng hơn nghiên
cứu trong nước, song hầu hết phạm vi nghiên cứu đều rất hạn chế và khó áp dụng
cho điều kiện chung ở Việt Nam. Một số ngành học phổ biến ở nước ta như kinh
tế, công nghệ thông tin, truyền thông đều không được nhắc đến. Và hơn hết, sự ảnh
hưởng của hoạt động coaching - mentoring tới khả năng có việc làm chưa được
làm rõ, chỉ được nhắc đến một cách gián tiếp thông qua mối liên hệ giữa coaching
- mentoring và khả năng phát triển sự nghiệp chung chung, hoặc trực tiếp thừa
nhận mà không đưa ra cơ sở lý thuyết nào.

You might also like