You are on page 1of 16

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VIỆN BÁO CHÍ

BÀI TẬP LỚN


MÔN: CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM
THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO
CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY

Giảng viên phụ trách: TS.Nguyễn Thị Tuyết Minh


Lớp: BC02115_K41.7
Nhóm trưởng: Ngô Bảo Uyên
Thành viên nhóm: Đặng Thị Hồng Anh
Trương Thị Ngọc
Đào Ngọc Hương Xuân
Bùi Nguyễn Thùy Trang
Trần Thị Bạch Diệp
Đỗ Hải Đăng
Nguyễn Thị Hoài
Bùi Thị Thu Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu : 
Hiện nay, sinh viên đi làm thêm là một vấn đề không được coi là nhỏ lẻ mà là
một xu thế gắn chặt với đời sống sinh viên. Sinh viên thường chọn cách đi làm thêm
để kiếm được một khoản thu nhập phục vụ cho nhu cầu cá nhân hằng ngày, ngoài ra
còn giúp trau dồi kinh nghiệm, kiến thức ngoài xã hội, cách xử lý tình huống khi gặp
vấn đề trong học tập, công việc. Đa số sinh viên đều nghĩ rằng, việc học tập và rèn
luyện trên lớp là không đủ để giúp sinh viên có đủ những kỹ năng để đi làm sau khi
tốt nghiệp. Vậy nên sinh viên thường nghĩ đến việc đi làm thêm ngoài giờ khi bước
chân vào giảng đường đại học. Chính vì lý do trên mà sinh viên bị thu hút bởi những
công việc làm thêm. Tuy vậy, những công việc này có thể chiếm nhiều thời gian của
sinh viên, dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả học tập. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác
như môi trường làm việc, khối lượng công việc,… làm ảnh hưởng đến ít nhiều tâm lý
của những sinh viên. 
Trong giai đoạn hiện nay, khi Học viện Báo chí và Tuyên truyền áp dụng chương
trình học theo quy chế tín chỉ thì sinh viên có ít thời gian lên lớp hơn, có nhiều thời
gian dành cho sinh viên tự trang bị kiến thức hơn. Lợi ích của việc học theo quy chế
tín chí là sinh viên có thể học chủ động hơn, chủ động tìm hiểu kiến thức và tích lũy
kinh nghiệm thông qua việc đi làm thêm. Khi đi làm thêm, sinh viên sẽ có thêm thu
nhập trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt cá nhân đồng thời có môi trường thuận lợi
để cải thiện kĩ năng giao tiếp, trau dồi kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn. Tuy nhiên
nếu sinh viên chạy theo thu nhập, lựa chọn công việc không phù hợp, có áp lực lớn sẽ
ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt. Do vậy, nhóm chúng em thực hiện Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay nhằm cung cấp những thông tin cơ bản, làm sơ
sở để giúp sinh viên có thể tự đưa ra những giải pháp cho việc cân bằng giữa việc học
tập, nghiên cứu và đi làm thêm cho bản thân.
Tổng quan tài liệu nghiên cứu:  
A, Nghiên cứu “Việc làm thêm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
hiện nay” (Nhóm nghiên cứu Học viện Báo chí và tuyên truyền, Giáo viên hướng dẫn
TS.Nguyễn Thị Kim Thu) 
Đề tài đưa ra thực trạng về việc làm thêm của sinh viên hiện hay: Về những
thuận lợi, khó khăn trong việc làm thêm của sinh viên; những tác động tích cực và
tiêu cực của việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay. Đề ra những giải pháp giải
quyết một số vấn đề như: vấn đề đi tìm việc làm, giải quyết mối quan hệ giữa đi làm
thêm và đảm bảo việc học tập cho sinh viên hiện nay.
B, Nghiên cứu “Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên
trường Đại học Cần Thơ” (của nhóm tác giả: Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ
Duyên, Hoàng Minh trí (2013)
Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh
viên ở các khoa trong Trường đại học Cần Thơ. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 664
sinh viên trong đó bao gồm 270 sinh viên có đi làm thêm và 394 sinh viên không có
đi làm thêm. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích ANOVA, kiểm định T với mẫu
từng cặp, kiểm định T với mẫu độc lập và phân tích bảng chéo được sử dụng để kiểm
định giả thuyết của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của việc làm
thêm đến kết quả học tập gồm những yếu tố: Thời gian đi làm thêm; Loại hình công
việc; Vấn đề sức khỏe. Từ đó đưa ra kết luận, có sự khác biệt kết quả học tập giữa
nhóm sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm; giữa kết quả học tập trước và sau
khi đi làm thêm.
C, Nghiên cứu “Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên
khoa Vận tải - Kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải” (của nhóm tác giả:
Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Khoa (2019))
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết
quả học tập của sinh viên khoa Vận tải - Kinh tế, Trường đại học Giao thông Vận tải.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 605 sinh viên (trong đó có 356 sinh viên đi làm
thêm, 249 sinh viên không đi làm thêm) bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Bài
nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích ANOVA kiểm định T với
mẫu từng cặp, kiểm định T với mẫu độc lập và phân tích bảng chéo để kiểm định giả
thuyết của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của việc làm thêm
đến kết quả học tập gồm 3 nhân tố: Số giờ làm việc vào mỗi ngày, thời gian đi làm
thêm; Loại công việc và tính chất công việc; Sự phù hợp của công việc làm thêm với
chuyên môn của sinh viên. Từ đó đưa ra kết luận: Kết quả học tập có sự khác nhau
giữa nhóm sinh viên đi làm thêm và nhóm sinh viên không đi làm thêm; ở giai đoạn
trước và sau khi đi làm thêm
D, Nghiên cứu “Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên
khối ngành kinh tế khu vực thành phố Hồ Chí Minh” (Tác giả” Ths Nguyễn Văn Nên)
Nghiên cứu tập trung đo lường sự tác động của hoạt động làm thêm đến kết quả
học tập của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu nghiên
cứu được thu thập trên 405 quan sát được khảo sát tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
bằng chọn mẫu ngẫu nhiên. Nghiên cứu dựa trên phương pháp sử dụng mô hình hồi
quy đa biến và ước lượng OLS. Theo bài nghiên cứu, các yếu tố của việc làm thêm
tác động đến kết quả học tập được xác định là: Loại công việc làm thêm; Thời gian
làm việc; Mức lương việc làm; Khoảng cách đến nơi làm việc; Mức độ linh hoạt của
của lịch làm việc; Hỗ trợ tài chính từ gia đình; Hỗ trợ từ gia đình; Cơ sở vật chất
trường học.
E, Nghiên cứu “Đề xuất giải pháp cân đối việc học và việc làm thêm của sinh
viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng” (nhóm tác giả TS.Lê Tiến Hùng, CN. Dương
Thị Hiền, TS. Phùng Mạnh Cường)
Nghiên cứu chủ yếu nhằm đề xuất cách thực hiện các giải pháp cân đối việc học
và làm thêm nhằm nâng cao hiệu quả của việc học và làm thêm cho sinh viên trường
Đại học TDTT Đà Nẵng bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương
pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp điều tra xã hội học;
Phương pháp toán học thống kê. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố ảnh
hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập bao gồm: giảm thời gian tự học
(86,7%), ảnh hưởng đến sức khỏe (80%), cân đối việc học và làm (53,35%), phân tâm
trong việc học (46,7%), không có thời gian học bài (46,7%).
F, Một số nghiên cứu nước ngoài như: 
Nghiên cứu “Part - Time Job and Students Academic Achievement” (Việc làm
bán thời gian và thành tích học tập của sinh viên) của tác giả Safrol Muluk
(T0.2017). Bài nghiên cứu khảo sát các sinh viên Khoa tiếng Anh, tại Khoa Giảng dạy
và Đào tạo Giáo viên, Đại học Ar-Raniry State Islamic University (UIN), Banda
Aceh, Indonesia, đang làm công việc bán thời gian bên ngoài khuôn viên trường.
Phương pháp tiếp cận định tính được sử dụng để phân tích tác động của công việc bán
thời gian đối với thành tích học tập của sinh viên. Ba mươi (30) sinh viên được chọn
làm mẫu của nghiên cứu này một cách có chủ đích. Nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng các
yếu tố: Kết quả học tập của sinh viên dưới dạng điểm trung bình, lượng thời gian
dành cho công việc bán thời gian, cũng như các loại công việc mà sinh viên tham gia
để làm rõ mối quan hệ giữa công việc bán thời gian và kết quả học tập của của họ. Kết
quả của nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù dành thời gian cho công việc bán thời gian,
nhưng điểm trung bình của sinh viên vẫn trên mức trung bình. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp, thời gian cần thiết để kết thúc việc việc học của họ lâu hơn so với
những người không có công việc bán thời gian.
Nghiên cứu “The Impact of working while studying on the Academic and Labour
Market Performance of Graduates: The Joint Role of Work - Intensity and Job-Field
Match” (Tác động của việc vừa làm vừa học lên kết quả học tập và thị trường lao
động của sinh viên tốt nghiệp: Vai trò chung của cường độ làm việc và sự phù hợp
trong lĩnh vực công việc) của tác giả Antonio Di Paolo and Alessia Matano
(T5.2016). Bài nghiên cứu phân tích thực nghiệm dựa trên dữ liệu từ 3 nhóm thuần
tập liên tiếp của các sinh viên tốt nghiệp từ vùng Catalonia của Tây Ban Nha, những
người được phỏng vấn 4 năm sau khi tốt nghiệp (2008, 2011 và 2014). Kết quả của
nghiên cứu chỉ ra rằng làm việc trong khi học có tác động tiêu cực nhẹ đến kết quả
học tập ở lớp, ngoại trừ các công việc toàn thời gian liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu có ảnh hưởng tích cực cao đến kết quả học tập ở lớp.
Nghiên cứu “The impact of part-time employment on students’ health and
academic performance: a Scottish perspective” (tác động của việc làm bán thời gian
đối với sức khỏe và kết quả học tập của sinh viên: quan điểm của người Scotland)
của nhóm tác giả Carney Claire, Sharon McNeish and John McColl (2002). Mục đích
của nghiên cứu này là để xem xét mối quan hệ giữa làm việc bán thời gian, sức khỏe
tinh thần, thể chất và kết quả học tập. Kết quả cũng chỉ ra rằng làm việc bán thời gian
đều có ảnh hưởng rất nhẹ (mặc dù không đáng kể), bất lợi cho sức khỏe tinh thần và
thể chất của sinh viên. Do đó, làm việc nhiều giờ hơn làm tăng xác xuất sinh viên
nhận thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.
Mục đích nghiên cứu: 
Mục đích chung:
 Rút ra được tầm ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến việc học tập của sinh viên.
Mục đích cụ thể:
 Đánh giá được một cách khái quát nhất về thực trạng làm thêm của sinh viên hiện
nay
 Phân tích tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên.
 Đưa ra được những biện pháp hiệu quả nhằm giúp cho sinh viên có thể cân bằng
giữa việc học và làm, nâng cao học lực của sinh viên.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu, bài nghiên cứu tập trung làm rõ những nội dung sau:
 Trình bày về những yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập.
 Đánh giá được việc học tập của sinh viên hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả
học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên truyền
bao gồm 3 nhóm:
 Nhóm sinh viên đi làm thêm công việc không liên quan đến chuyên ngành
 Nhóm sinh viên đi làm thêm việc liên quan đến chuyên ngành
 Nhóm sinh viên không đi làm thêm
Phạm vi nghiên cứu: 
Khảo sát sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên truyền trong thời gian từ tháng 9
- tháng 12 năm 2022 tại thành phố Hà Nội. 
Giả thuyết nghiên cứu: 
- Có sự khác biệt về kết quả học tập của sinh viên trước và sau khi đi làm thêm
- Có sự khác biệt về kết quả học tập ở những sinh viên đi làm thêm không liên
quan đến chuyên ngành, có liên quan đến chuyên ngành và không đi làm thêm.
- Số giờ làm thêm có tác động ngược chiều lên kết quả học tập.
Khung lý thuyết: 

Thời gian sinh viên dành cho học


tập trong 1 ngày

Việc học của sinh


Học lực của sinh viên
viên

Độ tập trung của sinh viên trong


học tập
Kết quả học tập của
sinh viên
Tính chất công việc làm thêm của
sinh viên

Việc đi làm thêm của Thời gian sinh viên dành cho
sinh viên công việc làm thêm

Mức độ ảnh hưởng của công việc


đó tới việc học tập
Thao tác hoá khái niệm, chỉ báo, thang đo

Khái
Biến số Chỉ báo Thang đo
niệm

Quá trình Thời gian dành 1 = 0 – 2h/ngày 3 = 4 - 6h/ngày


học tập cho việc học 2 = 2 – 4h/ngày 4 = Khác

Kết quả Học lực trước khi 1 = Xuất sắc 2 = Giỏi 3 = Khá

học tập đi làm thêm 4 = Trung bình 5 = Yếu

của sinh Học lực sau khi đi 1 = Xuất sắc 2 = Giỏi 3 = Khá
Việc học viên làm thêm 4 = Trung bình 5 = Yếu

Tiêu chí lựa chọn 1 = Có cơ hội tích lũy vốn sống thực tế
công việc làm 2 = Công việc liên quan đến chương trình học

Sinh viên thêm 3 = Có cơ hội phát triển kĩ năng mềm


4 = Thu nhập cao 5 = Khác

Tỉ lệ đi làm thêm 1 = Không 2 = Có

Loại công việc 1 = Đúng với chuyên ngành


Phân loại 2 = Không đúng chuyên ngành
3 = Không đi làm

Thời gian làm 1 = 0 – 1h/ngày 2 = 1-3h/ngày


việc 3 = 3 – 5h/ngày 4 = Khác
Việc đi
làm thêm Các ảnh Tác động 1 = Không đảm bảo lịch học
hưởng của 2 = Giảm thời gian tự học
việc đi làm 3 = Phân tâm trong việc học
thêm 4 = Ảnh hưởng đến sức khỏe
5 = Không cân đối được việc học và làm
6 = Khác
Phương pháp nghiên cứu  
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:
 Phương pháp định tính: Thu thập, nghiên cứu và phân tích tài liệu, quan sát và
trao đổi với sinh viên.
 Phương pháp định lượng: So sánh kết quả học tập giữa các nhóm sinh viên (đi
làm thêm theo chuyên ngành, đi làm thêm không theo chuyên ngành và không
đi làm thêm).
Mô tả mẫu khảo sát
Phần đầu: Thông tin cơ bản về đối tượng khảo sát
Phần sau: Hỏi những thông tin về việc học tập và làm việc của đối tương, từ đó
làm rõ những ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến kết quả học tập.
Ý nghĩa nghiên cứu
 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu cung cấp thông tin và số liệu để có thể làm tư liệu tham khảo
cho các bài nghiên cứu liên quan trong tương lai.
 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả số liệu và những thông tin của bài nghiên cứu ,sinh viên sẽ có
cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề làm thêm hiện nay, đặc biệt là những ảnh hưởng của
việc làm thêm đối với quá trình học tập của sinh viên. Từ đó sinh viên có thể tự đưa ra
những lựa chọn đúng đắn khi đi làm thêm và cân bằng được việc học tập.
Giúp sinh viên đưa ra một số giải pháp nhằm cân bằng được việc học tập và làm
thêm của sinh viên, từ đó nâng cao kết quả học tập của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
Kết cấu nội dung báo cáo dự kiến:
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu
II. Phân tích và thảo luận
III. Giải pháp
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Carney Claire, Sharon McNeish and John McColl (2002). The impact of part-
time emplyment on students’ health and academic performance: a Scottish
perspective.
2. Antonio Di Paolo and Alessia Matano (2016). The Impact of working while
studying on the Academic and Labour Market Performance of Graduates: The Joint
Role of Work - Intensity and Job-Field Match.
3. Muluk, S. (2017). Part - Time Job and Students’ cdemic Achievement.
4. Nguyễn Văn Nên. Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh
viên khối ngành kinh tế khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Khoa (2019). Tác động của việc làm thêm
đến kết quả học tập của sinh viên khoa Vận tải - Kinh tế, Trường Đại học Giao thông
Vận tải.
6. Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ Duyên, Hoàng Minh Trí (2013). Tác
động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Cần Thơ.
7. Nhóm tác giả TS.Lê Tiến Hùng, Dương Thị Hiền, Phùng Mạnh Cường. Đề
xuất giải pháp cân đối việc học và việc làm thêm của sinh viên trường Đại học TDTT
Đà Nẵng.
8. Nhóm nghiên cứu Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Việc làm thêm của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
I.1. Hệ thống khái niệm có liên quan:
“Công việc làm thêm hay công việc bán thời gian (part - time work) được định
nghĩa là việc làm mà trong đó số giờ làm việc ít hơn bình thường (Thurman & Trah,
1990). Theo Arne (2000), tổng thời gian làm việc trung bình mỗi tuần được quy định
làm căn cứ phân loại công việc bán thời gian và toàn thời gian ở các quốc gia khác
nhau. Ở Hoa Kỳ và Pháp, công việc bán thời gian được quy định là dưới 35 giờ một
tuần, Canada và Anh là dưới 30 giờ một tuần, Đức là dưới 36 giờ, trong khi đó ở Nhật
Bản, việc quyết định một nhân viên làm bán thời gian hay không do chủ doanh nghiệp
phân loại mà không căn cứ vào thời lượng làm việc. Theo đó, người lao động bán thời
gian sẽ làm việc theo ca, mỗi ca được sắp xếp xoay vòng luân phiên giữa các nhân
viên.”
(THS. Nguyễn Thị Phượng, Trần Thị Diễm Thúy ( 2018), Những yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa Kinh tế – Trường Đại học An
Giang, Tạp chí công thương.)
Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh
nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gia n nhất định từ công
việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương,
tiền công, tiền thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh,… )
(10/9/2020, Thư viện pháp luật)
“Chi tiêu tiêu dùng là tổng số tiền chi cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của
các cá nhân và hộ gia đình cho việc sử dụng và hưởng thụ của các cá nhân trong nền
kinh tế. Các biện pháp đương thời về chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm tất cả các
giao dịch hàng hóa lâu bền, hàng hóa và dịch vụ sử dụng nhanh. Chi tiêu tiêu dùng có
thể được coi là bổ sung cho tiết kiệm cá nhân, chi đầu tư và sản xuất trong một nền
kinh tế.”
(TH (2019), Chi tiêu tiêu dùng (Consumer Spending) là gì? Nội dung về chi tiêu
tiêu dung, Kinh tế và tiêu dùng)
“Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và
khoảng kéo dài của chúng... Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động
của các đối tượng có tính lặp lại (sự lượng hoá các chuyển động lặp lại) và thường có
một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó. Từ "thời gian" có trong tất cả các
ngôn ngữ của loài người. Khái niệm thời gian có thể có cả ở động vật(?). Định nghĩa
về thời gian là một định nghĩa khó nếu phải đi đến chính xác. Đa số chúng ta ai cũng
phải dùng từ đó và nói đến nó, ví dụ "thời gian trôi"... và do đó dứt khoát phải có một
cách hiểu chung nhất.”                                              
(Đỗ Văn Bình, Thư viện Khoa học xã hội, Trường THCS Liêm Hải)
Kinh nghiệm hay trải nghiệm là sự hiểu biết do đã từng trải công việc, đã thấy
được kết quả khiến cho có thể phát huy được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt. 
(Hồ Ngọc Đức (2017), Dự án Từ điển thư viên miễn phí, Wiktionary) Kỹ năng là một
tài năng gì đó đặc biệt, là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn.
(Hồ Ngọc Đức (2017), Dự án Từ điển thư viện miễn phí, Wiktionary)
“Môi trường làm việc chính là những điều kiện vật chất như: các vật dụng, thiết
bị bổ trợ cho công việc, không gian làm việc, cách bố trí sắp xếp nơi làm việc,… Về
điều kiện tinh thần như: sự tương tác xã hội trong môi trường làm việc, văn hóa công
ty tạo điều kiện nâng cao chất lượng làm việc, tinh thần teamwork trong tổ chức,…”
(Thực tập Marketing (2019), Cẩm nang nhân sự, Tinh Hoa Solutions)
“Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của HS phổ thông”, tác giả
Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc đã đưa ra cách hiểu về KQHT như sau: “Kết quả
học tập là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực
tế cũng như trong khoa học.
(1). Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong
mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định.
(2). Đó còn là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học
khác. Theo quan niệm thứ nhất, kết quả học tập là mức thực hiện tiêu chí (criterion).
Với quan niệm thứ hai, đó là mức thực hiện chuẩn (norm). (8)”
(Lê Thị Mỹ Hà (2014), Đánh giá kết quả học tập của học sinh - cách hiểu và
phân loại, Sở giáo dục và đào tạo Bến Tre)
I.2. Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu:
I.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước, các quy định của pháp luật về vấn đề
nghiên cứu
Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 quy định:
Điều 4: Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người
làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho
người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao
động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều điện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy
nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao
động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan
hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao
động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ
trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với
người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng
công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối
cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng
tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm
bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động
chưa thành niên.
Điều 90:  Tiền lương:
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo
thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức
danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương
tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt
giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau."
Điều 97: Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc
tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền
lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền
lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc
bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền
lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Đối với nước ta, trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật, văn bản của các cơ
quan quản lý hầu như chưa quy định rõ vấn đề làm thêm của sinh viên. Có thể nói,
đây là khoảng trống trong quản lý xã hội nói chung, cũng như việc quản lý giờ làm
thêm của sinh viên nói riêng. 
 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương làm thêm, bán thời gian theo
giờ tại Hà Nội, TP.HCM kể từ ngày 01/7/2022.
Điều 3. Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người
lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng Mức lương tối thiểu tháng Mức lương tối thiểu
(Đơn vị: đồng/tháng) giờ
(Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có
mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng
mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm
trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức
lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia
tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay
đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa
bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối
thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh
được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức
lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
I.4. Mô tả mẫu nghiên cứu:
Phần mở đầu: Giới thiệu nghiên cứu
Phần nội dung:
- Câu hỏi về thông tin đối tượng: Giới tính, Niên khóa
- Câu hỏi về việc học tập của đối tượng:

You might also like