You are on page 1of 8

1.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CÁ NHÂN ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG
XANH CỦA CÁC SINH VIÊN HỌC TẬP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Đông,
2020)

Dựa trên việc phân tích, nghiên cứu đã cho thấy rằng nhận thức về môi trường, sự
quan tâm và hành vi bảo vệ môi trường của sinh viên có liên quan mật thiết đến hành
vi tiêu dùng xanh. Các giả thuyết, mô hình và số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của sinh viên, trong đó những
yếu tố cá nhân đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, bài viết cũng nhấn mạnh rằng đa
số sinh viên gặp khó khăn trong việc tin tưởng vào các sản phẩm xanh tại Việt Nam,
do đó họ chỉ đơn giản là thực hiện những hành động mà họ cho là thân thiện với môi
trường. Mặc dù chưa có đủ bằng chứng để kết luận về mối quan hệ giữa nhận thức về
chất lượng sản phẩm xanh và sự quan tâm đến hình ảnh cá nhân trong việc bảo vệ
môi trường, nhưng nghiên cứu đã cho thấy sự nhận thức về môi trường và hành vi
bảo vệ môi trường, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm khuyến khích hành vi tiêu
dùng xanh của sinh viên tại Hà Nội, bao gồm việc tuyên truyền thông tin về môi
trường và nâng cao hiểu biết về môi trường.
2. ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH: TRƯỜNG
HỢP NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀ NỘI (Vũ Anh Dũng, Nguyễn Thu Huyền, Nguyễn
Thị Ngọc Ánh, 2012)

Bài nghiên cứu đã đánh giá tình trạng hiện tại của nhận thức và hành vi tiêu dùng
xanh của người tiêu dùng tại Hà Nội. Đồng thời, thông qua việc phân tích mẫu quan
sát và các cách tiếp cận khác, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy được những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của người tiêu dùng về tiêu dùng xanh.
Bên cạnh đó, nhóm cũng đưa ra những khuyến nghị cho chính quyền và nhà nước để
tác động đến toàn bộ quá trình từ nhận thức đến hành vi tiêu dùng xanh, cũng như tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất xanh. Ngoài ra, những
đề xuất dành cho doanh nghiệp tập trung vào tác động của chính họ đến hành vi mua
sắm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm xanh mà doanh nghiệp cung cấp.

3. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM
XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI HÀ NỘI. (Dương Thị Hoài
Nhung, Nguyễn Thị Thu Uyên, Dương Huy Thanh, 2022)

Bài nghiên cứu này đã xác định 4 yếu tố tích cực ảnh hưởng đến ý định mua sản
phẩm xanh của người tiêu dùng, bao gồm ảnh hưởng từ xã hội, nhãn sinh thái, nhận
thức về tính hiệu quả và thái độ mua hàng. Yếu tố ảnh hưởng xã hội có tác động
mạnh nhất, do người tiêu dùng nhận thấy sự ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và các phương tiện truyền thông. Đồng thời kết quả nghiên cứu có thể cung
cấp giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm xanh để
hiểu ý định mua hàng của khách hàng và hoạch định kế hoạch phát triển trong tương
lai.
4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM XANH CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trần Anh
Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2017)

Nghiên cứu cho thấy người dân ở Đông Hà có hành vi mua sắm xanh nhằm
khuyến khích sản xuất và mua sắm bền vững. Kết quả cho thấy họ biết đến các sản
phẩm thân thiện với môi trường chủ yếu qua tivi và đài phát thanh, và lựa chọn địa
điểm mua sắm dựa trên "thái độ, nhận thức và kiểm soát hành vi", "kinh tế", "sản
phẩm", và "lợi ích cá nhân và gia đình". Nhóm yếu tố lợi ích cá nhân và gia đình có
ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi mua sắm của họ. Các yếu tố nhân khẩu học không có
tác động đáng kể đến hành vi mua sắm xanh. Kết quả này có thể được sử dụng để
đưa ra các chính sách thúc đẩy hành vi mua sắm xanh của người tiêu dùng bởi các
nhà quản lý và doanh nghiệp sản xuất.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z
Việt Nam (Ao Thu Hoài, Nguyễn Thị Bích Hiền, Lê Minh Quốc,
Tiêu Đình Tú, Thạch Hoàng Liên Sơn, 2021)

Sau khi khảo sát trực tuyến, 480 phiếu trả lời đã được trả về, tiếp
tục gạn lọc những bảng trả lời không đạt yêu cầu (trả lời không đầy
đủ, đáp viên không thuộc đối tượng khảo sát), còn lại 338 kết quả hợp
lệ (chỉ tính các đối tượng sinh từ năm 1996 đến 2006 và đã từng sử
dụng sản phẩm xanh).
Thực hiện đánh giá sơ bộ mẫu khảo sát thông qua các thuộc tính:
giới tính; độ tuổi; thu nhập; trình độ học vấn; tình trạng hôn nhận và
nghề nghiệp. Thống kê mẫu đối với các biến nhân khẩu học cho thấy,
sự không đồng đều về giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập và
tình trạng hôn nhân. Phần lớn là nữ giới, trình độ đại học, thu nhập
ở mức dưới 5 triệu và độc thân.
Kết quả phân tích cho thấy, đa số các biến quan sát đều đạt yêu
cầu (hệ số Cronbach’s alpha ≥0,6 và hệ số tương quan biến tổng ≥0,3).
Trong đó, một số biến quan sát không đạt đã bị loại bỏ. Cuối cùng, còn
tổng cộng 29 biến quan sát trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám
phá EFA. Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, các biến đạt yêu cầu sẽ
tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Nhóm nghiên cứu
tiến hành đưa các biến quan sát của các thang đo hành vi của NTD thế
hệ Z đối với tiêu dùng xanh vào phân tích nhân tố EFA.
Sau một lần phân tích EFA với 29 biến quan sát của 5 biến độc lập
được nhóm thành 5 nhân tố. Hệ số KMO>0,5, hệ số tải nhân tố >0,5,
khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >0,3.
Với phân tích EFA lần thứ 2, hệ số KMO=0,883>0,5 nên phù hợp với
dữ liệu (bảng 1). Thống kê Chi bình phương của kiểm định Bartlett’s
đạt giá trị 2415,426 với mức ý nghĩa Sig.=0,000, do đó các biến quan
sát có tương quan với nhau. Tổng phương sai trích đạt 66,622% thể
hiện các nhân tố giải thích hơn 50% biến thiên của dữ liệu. Do vậy,
các thang đo rút ra là chấp nhận được. Eigenvalue=1,052, hệ số tải
nhân tố đều >0,5.

Theo mô hình lý thuyết ban đầu, các yếu tố tác động đến hành vi
tiêu dùng xanh bao gồm 5 thành phần. Khi phân tích nhân tố, kết quả
vẫn nhóm thành 5 nhóm nhân tố tương đương. Từ kết quả phân tích
Cronbach’s alpha, 5 biến độc lập vẫn được giữ lại và tiếp tục phân
tích nhân tố khám phá. Kết quả cho thấy, biến phụ thuộc cho hệ số
KMO=0,827, kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa Sig.<0,05, phương
sai trích là 66,276% và các biến đều có hệ số tải nhân tố ≥0,5. Như
vậy, “hành vi tiêu dùng xanh” gồm 5 biến quan sát là HV2, HV3, HV4,
HV5 và HV6 (29 biến loại H1 còn 28 biến quan sát).
Tiếp theo, các nhân tố được đưa vào để kiểm định tương quan và
hồi quy. Kết quả phân tích cho thấy, tương quan giữa đa số các biến
độc lập và biến phụ thuộc không cao, chứng tỏ mối quan hệ chưa chặt
chẽ. Tuy nhiên, biến NT có r (Pearson Correlation)=0,785 và biến DT
có r=0,705, điều này có nghĩa là biến NT và DT có quan hệ rất chặt
với biến HV. Bên cạnh đó, các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống
kê (Sig.<0,05).
Phân tích hồi quy tiến hành với 5 biến độc lập gồm: nhận thức về
môi trường, đặc tính sản phẩm xanh, giá sản phẩm xanh, tính sẵn có
của sản phẩm và ảnh hưởng xã hội (bảng 2).
Kết quả bảng 2 cho thấy, giá trị trung bình của các nhân tố đều trên
3, trong đó biến GI cao nhất với mức đánh giá đạt 4,1423.
Mô hình hồi quy có dạng: Y = β
0
+ βiXi + ε (*)
trong đó: Y là biến phụ thuộc, β
0
là hằng số, βi là tham số đi với biến
độc lập x (i=1:n), ε là phần dư.
Phương trình (*) trở thành:
Hành vi tiêu dùng xanh = β1 x Nhận thức về môi trường + β2 x
Đặc tính sản phẩm xanh + β3 x Giá sản phẩm xanh + β4 x Ảnh hưởng
xã hội + β5 x Tính sẵn có của sản phẩm + ε.
Kết quả bảng 3 cho thấy, tất cả các biến đều có ý nghĩa (Sig.<0,05).
Như vậy, đối chiếu phân tích hồi quy lần 1 với các giả thuyết, tất cả
đều được chấp nhận.
Hệ số VIF nhỏ (VIF<10) cho thấy, các biến độc lập này không có
quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy
ra, do đó mối quan hệ giữa các biến độc lập không có ảnh hưởng đến
kết quả mô hình.
Hệ số R
2
hiệu chỉnh là 0,469. Điều này có nghĩa độ phù hợp của
mô hình là 45,7% hay các biến độc lập giải thích được 46,9% biến
phụ thuộc hành vi tiêu dùng xanh. Durbin-Watson đạt được là 2,005
(trong khoảng 1-3), giả thuyết không có sự tương quan chuỗi bậc nhất
trong mô hình.
Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, giá trị F ở bảng ANOVA
được xem xét. Kết quả kiểm định cho thấy, mối quan hệ giữa biến
độc lập và biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy có kiểm định F=77,796,
Sig.<0,05 cho thấy, sự phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra
cho tổng thể.
Như vậy, mô hình hồi quy thỏa mãn các điều kiện và biểu diễn
như sau:
Hành vi tiêu dùng xanh = 0,511xNT + 0,605xDT + 0,098xGI +
0,085xPP + 0,147xPA
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra 5 yếu tố và mức độ ảnh hưởng
của chúng được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: đặc tính sản phẩm
(β=0,605), nhận thức về môi trường (β=0,511), tính sẵn có (β=0,147),
giá sản phẩm (β=0,098) và xã hội (β=0,085)

6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh: Bằng chứng
thực nghiệm từ người tiêu dùng tại tỉnh Trà Vinh (Nguyễn Thị
Minh Hòa, Hà Tuấn Anh, 2022)
Với việc xử lý bằng các mô hình hồi quy, có thể thấy rằng, ý
định mua sản phẩm xanh có tác động tích cực và có ý nghĩa tới
hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng, tức giả thuyết H5
được ủng hộ. Hai nhân tố: thái độ đối với việc mua hàng xanh và
kiểm soát hành vi cảm nhận có tác động tích cực tới hành vi mua
hàng xanh. Những tác động này đóng vai trò trung gian toàn phần
thông qua ý định mua sản phẩm xanh.
Nhân tố “mối quan tâm về môi trường” đều mang tác động tích
cực và có ý nghĩa thống kê tới cả ý định và hành vi mua hàng xanh
của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng lớn tuổi thường có hành vi mua hàng xanh
nhiều hơn so với người trẻ.
Nghịch lý ở chỗ, mặc dù người tiêu dùng ở thành thị có ý định
mua hàng xanh cao hơn so với nông thôn, tuy nhiên, trên thực tế
người dân ở nông thôn lại có hành vi mua hàng xanh cao hơn so
với ở thành thị.
Người tiêu dùng có trình độ học vấn/chuyên môn kỹ thuật càng
cao thì cũng có ý định mua sản phẩm xanh cao, và điều này có thể
dẫn tới việc họ cũng có hành vi mua sản phẩm xanh. Tương tự,
những người có thu nhập cao cũng được kỳ vọng sẽ mua sản phẩm
xanh thông qua việc họ có ý định mua sản phẩm này cao hơn so
với những người có thu nhập khiêm tốn.

7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu
dùng tại Thành phố Huế (Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu
Quyên, Huỳnh Thị Nhi, 2018)
Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh cho
200 người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Huế cho thấy 76,5% người
tiêu dùng từng nghe, đã và đang tiêu dùng sản phẩm xanh. Trong lĩnh
vực mua sắm các sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường thì nữ giới
có xu hướng quan tâm nhiều hơn so với nam giới (nữ giới chiếm 59,5%
trong khi nam giới chiếm 40,5%). Địa điểm mà người tiêu dùng chọn để
mua sắm thường là siêu thị (58%) do đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc
rõ ràng và thường xuyên có chương trình khuyến mãi. Theo kết quả
nghiên cứu, thực phẩm an toàn là sản phẩm xanh mà người tiêu dùng
quan tâm mua sắm nhiều (36,33%) bởi vì thực phẩm là mặt hàng hằng
ngày và thiết yếu trong sinh hoạt ăn uống của con người. Người tiêu
dùng chủ yếu biết đến sản phẩm xanh do tìm hiểu trên ti vi và các kênh
mạng xã hội và đây là nguồn thông tin chiếm tỉ lệ cao nhất (38,4%).

8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm xanh của người
tiêu dùng ở Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị (Trần Anh
Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2017)
Kết quả điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc cho thấy tỷ lệ người tiêu
dùng biết về sản phẩm xanh qua tivi và ài phát thanh là cao nhất,
chiếm 36,2 %. Đây là phương tiện truyền thông phổ biến ở hầu hết
mọi gia đình và cung cấp được nguồn thông tin có độ tin cậy cao cho
người tiêu
dùng. Tiếp đến là nguồn thông tin qua internet và người thân hoặc bạ
n bè chiếm tỷ lệ lần lượt là 31,0 % và 18,6 %. Tỷ lệ người
tiêu dùng biết đến sản phẩm xanh từ sách báo và tạp chí chiếm tỷ lệ
thấp nhất (14,3 %); nguyên do là kể từ khi được kết nối với internet,
số lượng ngnời dân theo dõi thông tin về sản phẩm xanh trên các ấn
phẩm ngày càng giảm. Đối với kênh thông tin này, nhóm đối ợng tiếp
cận về sản phẩm xanh chủ yếu là các cán bộ hưu trí.
Các hình thức mua sắm bao gồm mua ở siêu thị, chợ, cửa hàng bán
lẻ, mua hàng trực tuyến, mua hàng từ người quen,... được
đưa ra nhằm khảo sát hình thức mà ngnời tiêu dùng
lựa chọn để mua sản phẩm xanh. Đối với nhóm thực phẩm an toàn, 1
87/210 đối tượng nghiên cứu (chiếm 89 %)
cho biết họ đã từng mua thực phẩm an toàn cho gia đình. Các
cửa hàng bán lẻ là địa điểm mà người tiêu dùng chọn mua thực phẩm
an toàn nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 77,5 %), tiếp đến là siêu thị (18,2 %)
và chợ (4,3 %).
Đối với nhóm sản phẩm tiết kiệm điện nước, kết quả điều tra cho
biết có 177/210 đối tượng nghiên cứu (chiếm 84,3 %) đã lựa chọn
mua sắm các sản phẩm tiết kiệm điện, nước cho
gia đình. Trong đó có 47,5 % đối tượng nghiên cứu
chọn chuỗi các cửa hàng bán lẻ để mua sắm.
Các địa điểm mua sắm khác siêu thị
và chợ truyền thống lần lượt là địa điểm chọn mua sản phẩm xanh của
42,4 % và 10,2 % số đối tượng nghiên cứu còn lại.Đối với
nhóm sản phẩm cá nhân ít chất độc hại, 83/210 đối tượng nghiên cu
(chiếm tỷ lệ 39,5 %) phản ánh họ đã chọn mua nhóm sản phẩm này;
tỷ lệ này là tương đối thấp. Tỷ lệ người dân lựa chọn mua nhóm sản
phẩm cá nhân tại các siêu thị là 49,4 %. Tại các địa điểm khác nhau
chuỗi cửa hàng bán lẻ và chợ truyền thống, tỷ lệ này thấp hơn, lần
lượt là 22,9 % và 22,5 %. Thực tế này cho thấy người dân ở địa bàn
nghiên cứu chưa thực sự chú trọng mua sắm và sử dụng các sản phẩm
ít độc hại cho bản thân cũng như gia đình.
Đối với nhóm sản phẩm vệ sinh gia đình, kết quả điều tra
ở 210 hộ gia đình cho thấy 130 đối tượng nghiên cứu (chiếm 61,9
%) đã từng mua sắm các sản phẩm vệ sinh gia đình thân thiện với môi
trường. Tỷ lệ người dân lựa chọn siêu thị để mua sắm nhóm sản phẩm
này là
40,8 %. Tỷ lệ mua sắm ở chuỗi cửa hàng tiện ích và chợ truyền thống lầ
n lượt chiếm tỷ lệ 33,1 %
và 18,5 %. Hoạt động mua sắm trực tuyến, qua sự giới thiệu của bạn bè
và ngnời thân chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,7 %) trong nhóm sản phẩm này.

You might also like