You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: Phương pháp nghiên cứu kinh doanh (Đại học - CLC)
Lớp học phần: 2221702062502
Hình thức thi: Tiểu luận, Nộp bài in và nộp file qua hệ thống Ms Teams.
Sinh viên được sử dụng tài liệu
Thời gian: Sinh viên nhận đề ngày 8/8/2022, nộp bài ngày 23/8/2022

Họ và tên người học: Đỗ Lê Hà Thanh Số báo danh: 2121000081

Đề tài
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TP.HCM
Bài làm
1. Xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
1.1. Mục tiêu chung.
Mục tiêu của bài viết là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của
người dân ở TP.HCM. Từ kết quả của nghiên cứu, đưa ra những kết luận về xu hướng
tiêu dùng xanh của người dân ở TP.HCM cũng như tìm ra những giải pháp để khuyên
người dân sử dụng hàng hóa xanh.
1.2. Mục tiêu riêng.
- Tìm hiểu thực trạng hành vi mua sắm xanh của người dân ở TP.HCM.
- Xác định và phân tích các yếu tố dẫn đến hành vi mua sắm xanh của người dân.
- Đề xuất một số giải pháp để gia tăng hành vi mua sắm xanh của người dân trên địa
bàn TP.HCM.
2. Xác định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: địa bàn TP.HCM
- Thời gian: 8/2022
- Nội dung: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người
dân TP.HCM
3. Trình bày các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
3.1. Câu hỏi nghiên cứu.
- Những tác động thế nào dẫn đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng xanh ở
TP.HCM?
- Thực trạng tiêu dùng xanh và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng TP.HCM?
- Những nhân tố nào có thể làm mạnh lên hay yếu đi ảnh hưởng đến hành vi tiêu
- dùng xanh của người tiêu dùng TP.HCM?
- Mức độ tác động của các nhân tố này tới hành vi tiêu dùng xanh ở TP.HCM?
3.2. Giả thuyết.
H1: Thái độ tiêu dùng xanh của người tiêu dùng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh.
H2: Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh.
H3: Kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh.
H4: Các rủi ro ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
H5: Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh.
4. Dự kiến mẫu nghiên cứu và đối tượng khảo sát.
- Số lượng mẫu: 200 mẫu
- Đối tượng khảo sát: người dân độ tuổi từ 18-60 ở TP.HCM
5. Xác định các biến độc lập, biến phụ thuộc. Viết phương trình tuyến tính
thể hiện mối quan hệ của các biến.
5.1. Xác định biến.
- Biến độc lập:
o Cảm xúc việc tiêu dùng xanh: Feelings of environmentally friendly consumption
(FOEFC)
o Ảnh hưởng xã hội: Social influence (SI)
o Kiểm soát hành vi tiêu dùng: Control consumer behavior (CCB)
o Rủi ro khi tiêu dùng xanh: Risks of environmentally friendly consumption
(ROEFC)
o Tin tưởng về tiêu dùng xanh: Believe in eco-friendly consumption (BIEFC)
- Biến phụ thuộc:
o Hành vi tiêu dùng xanh của người dân TP.HCM: Environmentally friendly
consumption behavior of people in HCMC (EFCBOPIHCMC)
5.2. Phương trình.
EFCBOPIHCMC= β 0 + β 1 FOEFC + β 2SI + β 3CCB + β 4ROEFC + β 5 BIEFC
6. Xây dựng phiếu khảo sát cho đề tài (từ 4-6 quan sát đối với mỗi biến
định lượng)
Phiếu thu thập thông tin.
Thân chào anh/chị/bạn
Chúng tôi hiện đang nghiên cứu về đề tài: " CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TP.HCM". Với mục
đích để thấu hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng xanh của người
dân TP.HCM. Từ đó sẽ đưa ra những giải pháp nhằm giúp đỡ những khó khắn
và khúc mắc cho người tiêu dùng
Tất cả thông tin mà Anh/Chị/Bạn cung cấp sẽ được giữ kín tuyệt đối và sẽ chỉ
được dùng với mục đích nghiên cứu. Hi vọng mọi người có thể dành ra chút thời
gian để trả lời phiếu khảo sát này.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.
I. Thông tin người tiêu dùng.
Câu 1: Giới tính của anh/chị/bạn là:
o Nam
o Nữ
o Khác
Câu 2: Độ tuổi của anh/ chị/ bạn là:
o 18-30
o 31-45
o 46-60
Câu 3: Anh/ chị/ bạn hiện đang làm công việc gì:
o Học sinh, sinh viên
o Nhân viên văn phòng
o Nội trợ
o Khác
Câu 4: Mức thu nhập cá nhân của anh/ chị/ bạn thuộc khoảng:
o Dưới 3 triệu đồng
o Dưới 5 triệu đồng
o Dưới 10 triệu đồng
o Trên 10 triệu đồng
Câu 5: Trình độ chuyên môn của anh/ chị/ bạn là:
o Trung cấp
o Đại học
o Trên đại học
o Đã đi làm
o Khác
Câu 6: Anh/ chị/ bạn hiện đang ở khu vực nào tại TP.HCM.
o Các quận trung tâm
o Các quận gần trung tâm
o Các quận xa trung tâm
Câu 7: Anh/ chị/ bạn thường tốn bao nhiêu thời gian để đi mua sắm:
o Dưới 30 phút
o Trên 30 phút
o Dưới 1 tiếng
o Trên 1 tiếng
Câu 8: Tình trạng gia đình của anh/ chị/ bạn
o Độc thân
o Có người yêu
o Mới lập gia đình
o Lập gia đình và đã có con
o Gia đình có người cao tuổi
o Gia đình có nhiều thế hệ ở chung
o Người lớn tuổi không sống với con cháu
II. Thông tin mua sắm xanh của người tiêu dùng.
Câu 1: Anh/ chị/ bạn có hiểu gì về tiêu dùng xanh không?
o Có
o Không
Câu 2: Anh/ chị/ bạn thường tốn bao nhiêu tiền vào tiêu dùng xanh
o Dưới 1 triệu
o Trên 1 triệu
o Dưới 5 triệu
o Trên 5 triệu
Câu 3: Anh/ chị/ bạn có nhận thức đúng về tiêu dùng xanh không
o Có
o Không
Câu 4: Thái độ và cảm xúc của anh/ chị/ bạn về tiêu dùng xanh
o Vui vẻ tiêu dùng
o Bình thường
o Miễn cưỡng tiêu dùng
o Khác
Câu 5: Anh/ chị/ bạn thực hiện việc tiêu dùng xanh là do
o Tự bản thân ý thức
o Làm theo số đông
o Được người khác khuyên
o Khác
Câu 6: Anh/ chị/ bạn có tin tưởng vào chỗ bán những mặt hàng tiêu dùng xanh
o Có
o Không
o Khác
Câu 7: Anh/ chị/ bạn có tin tưởng vào việc tiêu dùng xanh sẽ tốt cho mình và nhiều người
xung quanh
o Có
o Không
o Khác
Câu 8: Anh/ chị/ bạn thực hiện hành vi tiêu dùng xanh như thế nào
o Nghiêm túc
o Qua loa, đại khái
o Khác
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng xanh của người dân TP.HCM.
Anh / chị / bạn vui lòng chọn 1 đáp án bằng cách khoanh tròn hoặc tích vào ô chỉ mức độ
thích hợp trong các lựa chọn sau:
Chú thích
1) Hoàn toàn không đồng ý
2) Không đồng ý
3) Trung lập
4) Đồng ý
5) Hoàn toàn đồng ý

Kí hiệu Nhân tố Mức độ thích hợp


CX Cảm xúc về việc tiêu dùng xanh 1 2 3 4 5
Việc tiêu dùng xanh làm bạn cảm thấy
CX1
rất hữu ích
Tiêu dùng xanh rất có lợi cho người
CX2
tiêu dùng
Bạn cảm thấy dễ chịu khi thực hiện
CX3
việc tiêu dùng xanh
Tiêu dùng xanh đã đem lại cho bạn
CX4 cảm giác vui vẻ khi đi chợ/ siêu thị/
hoặc các cửa hàng khác
Liệu việc tiêu dùng xanh làm bạn bị
CX5
chán nản
Ảnh hưởng của xã hội về việc tiêu
AH
dùng xanh

Việc tiêu dùng xanh của bạn bị ảnh


AH1
hưởng bởi người thân trong gia đình

Những người xung quanh bạn khuyên


AH2 bạn nên tiêu dùng xanh và bạn đã thực
hiện nó
Nghe một lời khuyên có lí từ bên
AH3 ngoài và đã thực hiện việc tiêu dùng
xanh
Bạn bị ảnh hưởng việc tiêu dùng xanh
AH4 bởi những người nổi tiếng/ trên các
trang mạng xã hội
Những người xung quanh bạn, hoặc
AH5 ngay chính bạn đều muốn thực hiện
tiêu dùng xanh
KS Kiểm soát hành vi tiêu dùng
Bạn gặp khó khăn khi thực hiện việc
KS1
tiêu dùng xanh
Bạn cảm thấy có một thế lực nào đó
KS2 cản trở việc bạn thực hiện tiêu dùng
xanh
Bạn cảm thấy mình tự chủ việc tiêu
KS3
dùng xanh này
Bạn cảm thấy mình đủ kinh tế để thực
KS4
hiện việc tiêu dùng xanh
Những hành vi tiêu dùng của bạn sẽ
KS5
được duy trì lâu dài
RR Rủi ro khi tiêu dùng xanh
Các sản phẩm không đáp ứng được
RR1
như mong đợi của bạn
Bạn sợ rằng mất khá nhiều tiền bạc
RR2 mà không được nhận lại sản phẩm
tương ứng
Bạn gặp nhiều sức ép về tâm lí khi
RR3
mua chúng
Sợ rằng những sản phẩm xanh không
RR4
đạt chất lượng
RR5 Sợ khi mua về lại không phù hợp
TT Sự tin tưởng về tiêu dùng xanh
Luôn tin tưởng vào chất lượng sản
TT1
phẩm xanh
Sự lựa chọn việc tiêu dùng xanh của
TT2
bạn là đúng
Tiêu dùng xanh cải thiện cuộc sống
TT3 sức khỏe bản thân và những người
xung quanh
Việc tiêu dùng xanh làm bạn an tâm
TT4
về việc bảo vệ môi trường
Hiệu quả của các sản phẩm xanh luôn
TT5
luôn cao

You might also like