You are on page 1of 10

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC LỰA CHỌN

CHỢ TRUYỀN THỐNG VÀ SIÊU THỊ( CỬA HÀNG TIỆN LỢI)


CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
I. Thành viên nhóm.

ST HỌ VÀ TÊN MSV NGUÔN TÀI LIỆU


T NGHIÊN CỨU
1 ĐẶNG ĐÌNH HIẾU (NHÓM 11218656 HEAR
TRƯỞNG)
2 ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG 11218688 HEAR
3 BÙI VIỆT QUANG 11214985 HEAR
4 NGUYỄN THỊ THẢO 11218698 HEAR
5 NGUYỄN KIỀU TRANG 11218705 HEAR
6 TRẦN THỊ HUYỀN TRANG 11218709 HEAR
7 CAO QUỲNH VI 11216226 HEAR
8 NGUYỄN LÊ VI 11218712 HEAR
9 NGUYỄN VĂN SÁNG 11203430 HEAR

II. Nhận xét về bài nghiên cứu.


1. Đặng Đình Hiếu.
Bài nghiên cứu được thực hiện với mục đích so sánh và phân tích yếu tố tác động
đến hành vi lựa chọn giữa chợ truyền thống và siêu thị của người tiêu dùng tại Thành phố
Cần Thơ. Số liệu được thu thập từ 198 người tiêu dùng tại TP Cần thơ. Các phương pháp
kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình
phân tích phân biệt được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 7 nhân
tố tác động đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Bằng các phương pháp hệ số tin
cậy và số liệu thu thập được phân cấp bậc cụ thể, tác giả đã đưa ra nhưng con số cụ thể để
thể hiện những yêu tố cụ thể tác động đến hành vi của người tiêu dùng. Kết hợp quan sát
thực tiễn, tác giả đã đưa ra lập lập để chỉ ra những yếu tố tác động chính. Nhưng bài
nghiên cứu chỉ tập chung thu thập và lựa chọn các biến tác động xuất phát từ nhà cung
cấp dịch vụ: “không gian mua sắm; phong cách phục vụ; giá cả;...”. Trong khi những tác
động xuất phát từ khách hàng lại rất ít, hầu như không có: “tuổi tác”. Chính vì vậy bài
nghiên cứu chỉ đang phân tích các biến mà nhà cung cấp có thể tác động đến người tiêu
dùng mà còn chưa chú trọng góc nhìn từ người tiêu dùng.
2. Đỗ Thị Lan Phương.

Bài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa siêu thị và chợ truyền
thống của người tiêu dùng Nha Trang” của Ts. Nguyễn Văn Ngọc (Khoa Kinh tế, Trường
Đại học Nha Trang) và Vũ Duy Như Hảo (Cao học Quản trị Kinh doanh, Khoa Kinh tế,
Trường Đại học Nha Trang) đã phân tích xu hướng tiêu dùng, thói quen và hành vi mua
sắm của người dân Nha Trang; tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của các kênh
bán lẻ truyền thống hay mô hình bán lẻ hiện đại; từ đó đưa ra giải pháp giúp chúng tiếp
tục duy trì, tồn tại và phát triển tại nơi này.

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn giữa siêu thị và chợ truyền thống
của tác giả được dựa trên quan điểm của Philip Kotler - việc mua sắm của người tiêu
dùng chịu ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố nội tại (nhân tố tâm lý và nhân tố cá nhân),
nhân tố bên ngoài (nhân tố văn hóa và nhân tố xã hội) với 2 mô hình bao gồm: mô hình lý
thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) và mô hình lý thuyết hành vi
hoạch định (Theory of Planed Behavior - TPB). Với dữ liệu sơ cấp cùng những phương
pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố và mô hình hồi quy logit nhị phân, nhóm tác giả
đã đưa ra kết quả nghiên cứu - 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm mua
sắm của người tiêu dung, được xếp theo thứ tự ảnh hưởng là sản phẩm, quảng cáo -
khuyến mãi, sự thuận tiện, trình độ học vấn, và người đồng hành khi đi mua sắm.

Qua quá trình phân tích thực tiễn bối cảnh nghiên cứu tại thị trường bán lẻ ở Nha Trang,
tác giả đã cung cấp một nhận thức mang tính khoa học về yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn siêu thi hay chợ truyền thống của người dân Nha Trang đồng thời đưa ra lý
giải vì sao một số yếu tố tác động đến thái độ đối với địa điểm và sự lựa chọn mua sắm
của người tiêu dung. Bên cạnh đó, các giải pháp cho sự tồn tại và phát triển của các kênh
bán lẻ truyền thống và hiện đại như chợ truyền thống hay siêu thị. Tuy nhiên, bài nghiên
cứu vẫn còn tồn tại nhưng hạn chế. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự lựa chọn mua
sắm ở chợ truyền thống của người tiêu dùng Nha Trang, do đó khả năng tổng quát chưa
cao. Ngoài ra, có thể vẫn còn tồn tại nhưng yếu tố tác động khác mà nghiên cứu chưa bao
quát hết.
3. Bùi Việt Quang

Bài nghiên cứu trình bày đẹp. Thêm 1 bài báo cáo nhanh nữa có thể thấy sinh viên
đi mua sắm tại chợ và siêu thị là ít, đa phần là những người có độ tuổi qua sinh viên, từ
khoảng 24 tuổi trở lên. Bên cạnh đó họ cũng dành ít tiền cho siêu thị và chợ. Một yếu tố
nữa là ở bài báo cáo nhanh cho thấy những người đi siêu thị, riêng với siêu thị lớn, họ
mua nhiều hàng hoá thực phẩm tích trữ cho khoảng 3 ngày tới, và với sinh viên thay vì đi
chợ thì gia đình có thể gửi đồ từ dưới quê lên. Vì vậy với đối tượng là sinh viên Neu có
thể lấy khoảng 150 mẫu. Trong đó 120 mẫu là những bạn sinh viên thường xuyên đi chợ
và siêu thị, 30 còn lại là những bạn ít khi hoặc không bao giờ đi chợ, siêu thị. Sinh viên
thường họ sẽ quan tâm nhiều hơn tới giá cả hàng hoá, sẽ ưu tiên chợ và các cửa hàng.

4. Nguyễn Thị Thảo

Bài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua sắm tại siêu thị của
người tiêu dùng Việt Nam” được tiến hành thực hiện với 3 có mục tiêu chính là: Tìm hiểu
thói quen mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng Việt Nam, xác định và đánh giá mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng và cuối
cùng là tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu
dùng. Đối tượng nghiên cứu là những người tiêu dùng đã mua sắm tại các siêu thị ở 2
thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh vào tháng 1/2015. Bài nghiên cứu được thực
hiện thông qua phương pháp định lượng thông qua bảng hỏi - bằng cách điều tra xã hội
học với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với nhóm đối tượng điều tra là những người
đang mua sắm tại các siêu thị và các trung tâm thương mại bằng bảng hỏi giấy. Đồng
thời, bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích thống kê là sử dụng công cụ
phân tích SPSS 20. Kết hợp và đối sánh các mô hình và kết quả nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu đi trước kết hợp với việc tham khảo ý kiến chuyên gia và kết quả điều tra thử
nghiệm, mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài bao gồm các nhân tố tác động tới hành
vi của người tiêu dùng như sau: địa điểm và cơ sở vật chất; hàng hóa và dịch vụ; giá cả
và chính sách; quảng cáo và khuyến mại; sự tin cậy; nhân viên và cuối cùng là chính sách
chăm sóc khách hàng. Theo như kết quả từ bài nghiên cứu, các nhân tố trên đều có những
tác động tích cực đến hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng. Tất cả các nhân
tố trên đều đem đến những ảnh hưởng to lớn góp phần quan trọng trọng trong việc thúc
đẩy người tiêu dùng lựa chọn hành vi mua sắm. Mẫu điều tra được hướng đến mọi người
nhưng đa phần là nữ giới và nhóm tuổi tham gia nhiều nhất vào cuộc điều tra là nhóm
tuổi từ 25-35 tuổi với thu nhập đa số từ 3-9 triệu đồng/ tháng. Với những công dân thuộc
nhóm ngành nghề là nhân viên văn phòng, công chức nhà nước luôn lựa chọn những
phương án tối giản mà thuận tiện nhất cho mình thì họ chiếm đa số trong danh sách
nghiên cứu. Với các nhóm đối tượng nghiên cứu thuộc hàng đa số này thì kết quả khá khả
quan khi tần suất đi siêu thị của họ khá thường xuyên thường là vài lần một tuần hay
thậm chí là hàng ngày. Bên cạnh đó, mục đích đi siêu thị đa phần là mua sắm cho gia
đình, dẫu cho mỗi người có mục đích và nhu cầu khác nhau khi đến siêu thị nhưng mục
đích cơ bản và chính yếu nhất của họ vẫn là để mua sắm hàng hoá và thể loại hàng hóa
chính vẫn là thực phẩm và các hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Nhìn
chung, người tiêu dùng Việt nam có xu hướng rất tích cực đối với hành vi mua sắm tại
siêu thị cho thấy việc mua sắm tại siêu thị đã trở thành hành vi quen thuộc của nhiều
người. Bài nghiên cứu có sử dụng nhiều phép kiểm định bao gồm : phép kiểm định độ tin
cậy Cronbach's Alpha, bảng phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy các nhân tố và
kiểm định mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học và hành vi mua sắm tại siêu thị của
người tiêu dùng Việt Nam. Dựa vào các phương pháp kiểm định trên, hành vi mua sắm
tại siêu thị của người tiêu dùng không chịu bất cứ sự ảnh hưởng nào từ sự khác biệt nào
về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập hay vùng miền của nhóm đối tượng điều tra.
Do vậy, bài nghiên cứu đã cho thấy những ảnh hưởng tích cực vô cùng to lớn của các
nhân tố đối với việc kích thích hành vi mua sắm của người dân Việt Nam cụ thể là tại 2
thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài những ưu điểm lớn mà bài nghiên cứu
này đem lại thì cũng có hạn chế. Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu là ở phạm vi nghiên
cứu. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu mới chỉ
được thực hiện điển hình tại một số siêu thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và không khảo
sát được hết toàn bộ người tiêu dùng mà chỉ là các tiêu biểu ở từng nhóm người.

5. Nguyễn Kiều Trang.

Nghiên cứu nhằm tìm ra những nhân tố tác động tới sự lựa chọn nơi mua sắm tại
siêu thị của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Dựa trên cơ sở lý thuyết từ các bài
nghiên cứu trước đó: Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Phạm Tuấn Nhật (2013), Nghiên cứu
của Nguyễn Hải Ninh, Đinh Vân Oanh (2015), nghiên cứu của Asi, Grace R., Falogme,
Maria Kristy May F (2015), Rizwan Fareed và cộng sự (2016) với các mô hình nghiên
cứu khác nhau gồm nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của người tiêu
dùng.
Mô hình nghiên cứu đề xuất phụ thuộc vào 6 nhân tố:

Dữ liệu sử dụng trong bài viết: Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến người tiêu dùng
từng đi mua sắm tại siêu thị trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Số phiếu phát ra: 215 phiếu; số
phiếu thu về: 207 phiếu; số phiếu hợp lệ: 200 phiếu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 05-7/2019. Các biến quan sát
của những thang đo Chất lượng sản phẩm (ký hiệu: CLSP, gồm 3 biến quan sát); Không
gian mua sắm (ký hiệu: KG, gồm 3 biến quan sát); Dịch vụ chăm sóc khách hàng (ký
hiệu: CSKH, gồm 3 biến quan sát); Sự thuận tiện (ký hiệu: STT, gồm 4 biến quan sát);
Sự phong phú hàng hóa (ký hiệu: SPP gồm 3 biến quan sát); Chương trình khuyến mãi
(ký hiệu: KM, gồm 04 biến quan sát); Hành vi lựa chọn (ký hiệu: QĐ gồm 3 biến quan
sát). Các thang đo sử dụng Likert bậc 5 (điểm 1: hoàn toàn không đồng ý; điểm 5: hoàn
toàn đồng ý)
Kết quả thu được qua kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
(EFA) và kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng hồi quy bội: có 5 nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi lựa chọn nơi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng trên TP. Đà Nẵng với
mức độ ảnh hưởng lần lượt là: Dịch vụ chăm sóc khách hàng; Chương trình khuyến mãi;
Sự phong phú hàng hóa; Chất lượng sản phẩm; và Không gian mua sắm. Trong đó, nhân
tố Dịch vụ chăm sóc khách hàng ảnh hưởng nhiều nhất với hệ số là 0.248, sau đó là nhân
tố Chương trình khuyến mãi với hệ số là 0.240, tiếp theo là nhân tố Sự phong phú hàng
hóa với hệ số là 0.232 và nhân tố Chất lượng sản phẩm với hệ số là 0.228, cuối cùng là
nhân tố Không gian mua sắm với hệ số là 0.194 là nhân tố ít ảnh hưởng nhất đến quyết
định mua của người tiêu dùng.
Ưu điểm: Có thể lặp đi lặp lại nhiều lần thực hiện với những kết quả giống nhau,
chứng tỏ một mối quan hệ có tính quy luật và đảm bảo được tính tin cậy của đề tài.
Hạn chế: bảng câu hỏi khảo sát gửi đến người tiêu dùng chỉ hợp lệ 200 phiếu, có thể
chưa phản ánh chính xác hành vi lựa chọn tiêu dùng của cả TP Đà Nẵng.
6. Trần Huyền Trang.

Đời sống vật chất của người dân tại thành phố Hà Nội đang ngày càng nâng cao,
việc lựa chọn mua rau xanh ở đâu cũng là một vấn đề nan giải với người tiêu dùng. Bài
nghiên cứu trên dựa vào vấn đề đó mà đi vào phân tích những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự
lựa chọn mua rau tại chợ truyền thống hay siêu thị của người mua. Nghiên cứu được thực
hiện trong phạm vi thành phố Hà Nội vào tháng 3-4/2014, sử dụng mô hình phân tích
phân biệt và phân tích nhân tố khám phá (EFA) đồng thời sử dụng phương pháp nghiên
cứu mô tả và so sánh để xử lí, phân tích dữ liệu, tuy nhiên trong bài chưa đề cập rõ về mô
hình nghiên cứu được sử dụng. Dữ liệu trong bài gồm có nguồn dữ liệu thứ cấp là kế thừa
từ một số nghiên cứu trước và các thông tin thị trường cơ bản ở Hà Nội. Còn có nguồn dữ
liệu sơ cấp được thu thập bằng cách trực tiếp khảo sát 255 người mua rau thực tế, sau đó
được chia thành ba nhóm là (1) nhóm người mua chỉ mua rau tại chợ, (2) nhóm người
mua chỉ mua rau tại siêu thị, (3) nhóm người mua rau thông qua cả hai hệ thống chợ và
siêu thị. Tổng quan cho thấy bài nghiên cứu đã lựa chọn mẫu cùng nhân tố ảnh hưởng đa
dạng, chia nhóm để phân tích rõ ràng, hợp lí.

Kết quả của bài nghiên cứu đưa ra ba phân tích chính:

Thứ nhất, đặc điểm cơ bản và mục đích của người mua tại chợ và siêu thị. Bài
nghiên cứu đã đưa ra những nhân tố ảnh hưởng dẫn đến rút ra những đặc điểm điển hình
của ba nhóm người mua, cũng đưa ra được bảng số liệu cụ thể, dễ hiểu. Trong đó, có gần
50% số người được khảo sát chỉ mua rau tại chợ cùng với đó tỷ lệ nam/nữ của nhóm này
cũng cho thấy thường nam giới mua đồ sẽ ưu tiên chọn chợ hơn, tuy nhiên bài nghiên cứu
chưa đưa ra lý giải cho kết quả này. Theo ý kiến của em, thường nam giới đi chợ chủ yếu
là người trưởng thành có gia đình, họ sẽ dễ bị ảnh hưởng thói quen mua thực phẩm hay
rau của phái nữ trong gia đình (các cô/bác đi chợ mua thực phẩm nhiều hơn siêu thị) hay
nam giới thường ít nói lại thích mua đồ nhanh chóng và phái nữ lại có quen biết với
những người bán hàng ở chợ, dẫn đến họ sẽ lựa chọn chợ nhiều hơn.

Tiếp đó là các yếu tố độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, số người ăn cơm hàng
ngày. Có thể thấy dù lựa chọn mua tại đâu, chủ yếu đều là nhóm người trên 30 tuổi, có
nghề nghiệp ổn định, có học vấn hết THPT và số người ăn 4 - 5 người, trong đó càng lớn
tuổi lại càng có xu hướng đi chợ nhiều hơn. Những phân tích trên tác giả đã đưa ra lời
giải thích hợp lí. Yếu tố còn lại là mức thu nhập, từ bài khảo sát, ta thấy nhóm (1) chủ
yếu là có thu nhập thấp đến ổn, trong khi đó, nhóm (2) và (3) đa số là người có thu nhập
ổn đến cao, phần này đã được đề cập trong bài nghiên cứu tuy nhiên chưa được rõ ràng
và chưa đưa ra nguyên do, theo em là do siêu thị mang lại cảm giác sạch sẽ cũng như có
đảm bảo an toàn thực phẩm hơn nhưng giá lại đắt hơn.

Về phần mục đích mua của ba nhóm mua, bài nghiên cứu đã phân tích rõ ràng và
tương đối đầy đủ.

Thứ hai, sự lựa chọn của người mua. Gồm có tiêu chí lựa chọn rau (bài nghiên
cứu chỉ ra tiêu chí hàng đầu cả ba nhóm đều là độ tươi và màu sắc của rau, tiếp đó là cụ
thể những tiêu chí quan tâm của ba nhóm).

Tiêu chí lựa chọn địa điểm mua rau (đã đưa ra bảng số liệu cũng như có kết luận, cả
ba nhóm đều chú trọng tiêu chí sự đa dạng sản phẩm cùng sự thuận tiện và giá cả khi lựa
chọn địa điểm, trong đó giá cả có ảnh hưởng đến nhóm (1) hơn là hai nhóm còn lại).

Mức độ tin tưởng độ an toàn của sản phẩm rau (gần một nửa số người mua ở các
nhóm đều tin tưởng mức độ an toàn của sản phẩm mình đang sử dụng, tại đây tác giả có
đưa ra cơ sở cho sự tin tưởng này cũng như đi sâu vào nghiên cứu độ tin tưởng ở mức
nào của ba nhóm người mua một cách rành mạch, dễ hiểu, theo ý kiến của em, đây là ưu
điểm giúp bài nghiên cứu có giá trị hơn và việc có thể hiểu hơn tâm lý của những nhóm
người mua ở các địa điểm).

Tần suất mua rau và khối lượng mỗi lần mua (đã nêu đầy đủ).

Mức độ chi trả nếu có được sản phẩm đảm bảo độ an toàn (đây là ưu điểm, điểm
cộng của bài nghiên cứu này vì là “tri thức mới” mà người nghiên cứu muốn đưa ra và đã
được làm rất tốt. Có thể thấy người mua đa phần đều sẵn sàng trả thêm khi sản phẩm đảm
bảo an toàn. Trong đó, tỷ lệ người chấp nhận chi trả trong nhóm chỉ mua ở chợ thấp hơn
hai nhóm còn lại và mức độ chi trả thêm cũng thấp hơn, điều này lại lần nữa cho thấy giá
cả không phải vấn đề đối với nhóm người chỉ mua ở siêu thị mà chất lượng mới là điều
mà họ quan tâm nhất).
Cuối cùng, bài nghiên cứu đưa ra các giải pháp cùng kiến nghị để phát triển triệt để
giá trị của chợ cùng siêu thị, tạo điều kiện chả người bán cũng như nâng cao chất lượng
hàng hoá cho người mua. Phần này được làm rất đầy đủ và hữu ích, tuy nhiên thực sự với
một bài nghiên cứu, không nhất thiết phải đưa ra các phương pháp hay cách giải quyết
mà chỉ cần đi sâu vào nghiên cứu vấn đề cũng như đưa ra kiến thức mới.

7. Cao Quỳnh Vi.


Mục tiêu của bài nghiên cứu là so sánh và phân tích thực trạng kinh doanh, phân
biệt đối tượng người tiêu dùng và đề xuất các giải pháp cho chợ truyền thống và siêu thị.
Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Nhà nghiên cứu sử dụng phương
pháp thu thập số liệu để thu thập số liệu thứ cấp qua “Dự án quy hoạch phát triển hệ
thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến 2015 định
hướng 2020”; số liệu sơ cấp là tiến hành phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng, tiểu
thương, người quản lí chợ. Kết hợp với đó là phương pháp phân tích, bao gồm các
phương pháp cụ thể như: thống kê mô tả, xếp hạng,... cùng với phương pháp phân tích
phân biệt và mô hình phân biệt để xác định yếu tố gây ra sự khác nhau. Bài nghiên cứu
cũng đưa ra những con số cụ thể về số lượng chợ, siêu thị hay tỉ lệ phần trăm các loại
hình mua sắm làm rõ thực trạng hoạt động của chợ và siêu thị tại thành phố Cần Thơ.
Bên cạnh đó nhà nghiên cứu còn đưa ra đánh giá khả năng cạnh tranh của chợ truyền
thống và siêu thị, chỉ ra được các tiêu chí đánh giá những hàng hóa được bán ở siêu thị.
Và cuối cùng là phân tích phân biệt nhóm khách đến siêu thị và chợ để có thể so sánh dễ
hơn hành vi tiêu dùng của 2 đối tượng này. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy chợ vẫn
giữ được thị phần nhiều nhất. Thế nhưng bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế. Bài
nghiên cứu chỉ thực hiện trong phạm vi thành phố Cần Thơ, kết quả nghiên cứu sẽ tổng
quát hơn nếu mở rộng phạm vi ở các tỉnh trong nước. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ xem
xét tác động đến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng về một số thành phần, có thể còn
những yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nhưng chưa được đề cập đến trong
bài nghiên cứu. Chẳng hạn như giới trẻ hiện nay cũng có nhu cầu mua sắm tăng cao, dù
khả thu nhập không cao nhưng họ vẫn sẽ ưu tiên đến siêu thị hay trung tâm thương mại
để mua đồ hơn, vừa mua sắm vừa để vui chơi giải trí. Tuy vậy bài nghiên cứu cũng đã
đưa ra các kiến nghị góp phần nâng cao hoạt động chợ, hoạt động của các tiểu thương để
làm hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
8. Nguyễn Lê Vi.

Mục tiêu của bài nghiên cứu là so sánh và phân tích thực trạng kinh doanh, phân
biệt đối tượng người tiêu dùng và đề xuất các giải pháp cho chợ truyền thống và siêu thị.
Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Nhà nghiên cứu sử dụng phương
pháp thu thập số liệu để thu thập số liệu thứ cấp qua “Dự án quy hoạch phát triển hệ
thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến 2015 định
hướng 2020”; số liệu sơ cấp là tiến hành phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng, tiểu
thương, người quản lí chợ. Kết hợp với đó là phương pháp phân tích, bao gồm các
phương pháp cụ thể như: thống kê mô tả, xếp hạng,... cùng với phương pháp phân tích
phân biệt và mô hình phân biệt để xác định yếu tố gây ra sự khác nhau. Bài nghiên cứu
cũng đưa ra những con số cụ thể về số lượng chợ, siêu thị hay tỉ lệ phần trăm các loại
hình mua sắm làm rõ thực trạng hoạt động của chợ và siêu thị tại thành phố Cần Thơ.
Bên cạnh đó nhà nghiên cứu còn đưa ra đánh giá khả năng cạnh tranh của chợ truyền
thống và siêu thị, chỉ ra được các tiêu chí đánh giá những hàng hóa được bán ở siêu thị.
Và cuối cùng là phân tích phân biệt nhóm khách đến siêu thị và chợ để có thể so sánh dễ
hơn hành vi tiêu dùng của 2 đối tượng này. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy chợ vẫn
giữ được thị phần nhiều nhất. Thế nhưng bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế. Bài
nghiên cứu chỉ thực hiện trong phạm vi thành phố Cần Thơ, kết quả nghiên cứu sẽ tổng
quát hơn nếu mở rộng phạm vi ở các tỉnh trong nước. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ xem
xét tác động đến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng về một số thành phần, có thể còn
những yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nhưng chưa được đề cập đến trong
bài nghiên cứu. Chẳng hạn như giới trẻ hiện nay cũng có nhu cầu mua sắm tăng cao, dù
khả thu nhập không cao nhưng họ vẫn sẽ ưu tiên đến siêu thị hay trung tâm thương mại
để mua đồ hơn, vừa mua sắm vừa để vui chơi giải trí. Tuy vậy bài nghiên cứu cũng đã
đưa ra các kiến nghị góp phần nâng cao hoạt động chợ, hoạt động của các tiểu thương để
làm hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

You might also like