You are on page 1of 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN

MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


TRONG KINH TẾ
HK I - NHÓM 2 - NĂM HỌC 2023-2024

NHÓM THỰC HIỆN: JOLLIBEE


LỚP HỌC PHẦN: PPNCKHOAHOCKTE.6
GV HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ KIM CHUNG

HÀ NỘI – 2023
Điểm Chữ kí giáo viên

(Ghi số và chữ) (Ký ghi rõ họ và tên)

STT Họ và tên MSV SDT

1 Chu Thùy Dương A44448 0932274598

2 Luyện Đình Thắng A46135 0355640902

3 Nguyễn Thu Trang A44601 0963363096

4 Hoàng Thị Phương Anh A46027 0377527287


PHẦN 1. TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG TRÊN
MẠNG XÃ HỘI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG ONLINE CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI HÀ NỘI

1.1. Phần mở đầu


1.1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống của con người. Các nền tảng mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến tại
Việt Nam bao gồm TikTok, Facebook, YouTube, Instagram, v.v.. Theo thống kê báo cáo
Digital 2023 của We Are Social, Việt Nam hiện có hơn 80 triệu người dùng mạng xã hội,
chiếm hơn 70% dân số. Ngoài ra, thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của người
Việt Nam là 3 giờ 1 phút mỗi ngày. Các hình thức quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội
đang gia tăng một cách nhanh chóng so với các hình thức quảng cáo thực tế. Theo báo
cáo của eMarketer, thị phần phương tiện quảng cáo số dự kiến sẽ đạt 62,4% tổng chi tiêu
quảng cáo toàn cầu vào năm 2023, tăng từ 53,1% vào năm 2022. Trong khi đó, thị phần
phương tiện quảng cáo thực tế dự kiến sẽ giảm từ 46,9% xuống 37,6% trong cùng giai
đoạn. Điều này cho thấy mạng xã hội là một kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả, giúp các
doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn
(Hoàng Văn Ngọc & Nguyễn Văn Nam, 2022; Vũ Thị Thu Trang & Nguyễn Thị Phương
Anh, 2021; Nguyễn Thị Minh Thảo, 2020; Ott và cộng sự., 2016; Papasolomou &
Melanthiou, 2012; Pinto và cộng sự., 2019; Shen & Bissell, 2013).
Cụm từ “những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội” (Key Opinion Leader/
Influencer) ngày càng trở nên phổ biến. Họ là những người có tầm ảnh hưởng nhất định
trong một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như ca sĩ, diễn viên, người mẫu, v.v.. hay chỉ đơn
giản là những nhà sáng tạo nội dung số được nhiều người theo dõi trên mạng xã hội. Với
tầm ảnh hưởng của mình, những chia sẻ, nhận định của họ trở nên có sức nặng hơn
những người khác, khi mà những người theo dõi có thể dễ dàng đón nhận những thông
tin mà các KOL chia sẻ.
Hiện nay có rất nhiều những nhãn hàng dùng cách chạy quảng cáo trả phí trên các
nền tảng mạng xã hội. Khi một người dùng nhìn thấy những bài quảng cáo đó, họ chỉ coi
đó là một quảng cáo thuần túy và có thể lướt qua một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nếu
bài quảng cáo đó được xuất hiện dưới dạng một KOL nào đó mà họ biết, đang trải
nghiệm thử sản phẩm và đưa ra những lời đánh giá thì điều này sẽ gây ra sự chú ý đặc
biệt đối với những người được tiếp cận. Càng hiệu quả hơn khi mà bài quảng cáo đó xuất
hiện trên nền tảng mà KOL sở hữu số lượng người theo dõi lớn, những người có niềm tin,
chịu ảnh hưởng nhiều vào những lời nói, hành động của KOL. Việc mua hàng online có
thể phát
sinh những rủi ro liên qua đến sản phẩm. Do đó, một người tiêu dùng trước khi mua và sử
dụng sản phẩm sẽ thường tìm kiếm những nội dung đánh giá, cảm nhận từ những người
mua hàng trước đó (De Veirman et al., 2017; Freberg và cộng sự., 2011; Godey và cộng
sự., 2016). Đây chính là một cách tiếp cận quảng cáo gián tiếp mà các doanh nghiệp đã
và đang hướng tới hiện nay. Loại hình tiếp thị này có thể tỏ ra rất có giá trị trong việc xây
dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng đối với các công ty đang tìm cách phát triển cơ
sở người tiêu dùng và chuyển đổi họ thành khách hàng lâu dài (De Vries et al., 2012;
Loureiro & Gomes, 2016; Pina và cộng sự., 2019; Raji và cộng sự., 2020).
Tuy nhiên, chỉ có một số ít nghiên cứu được tiến hành để nghiên cứu xem ý định
mua hàng của người tiêu dùng bị ảnh hưởng như thế nào bởi những người có sức ảnh
hưởng trên mạng xã hội (Abreu, 2019; Godey và cộng sự., 2016; Lim và cộng sự., 2017;
Lou & Yuan, 2019; Trivedi & Sama, 2020). Thế nhưng những nghiên cứu này con chưa
xem xét đầy đủ các khía cạnh trung gian giữa các KOL với người tiêu dùng và đặc biệt là
khả năng liên kết giữa KOL và doanh nghiệp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài "Tác động
của những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội tới quyết định mua hàng online của
người tiêu dùng" làm đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài nhằm xác định những tác động
của KOL đến quyết định mua hàng online của những người tiêu dùng tại thành phố Hà
Nội. Từ đó đề xuất đối với những quyết định quản trị, marketing nhằm nâng cao hiệu quả
việc quảng bá sản phẩm thông qua các KOL/Influencer.
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của những người có sức ảnh hưởng trên mạng
xã hội đến quyết định mua hàng online của người tiêu dùng tại Hà Nội. Qua đó, đề xuất
một số giải pháp nhằm tối đa hóa hiệu quả trong việc sử dụng KOL/Influencer của các
doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất là, hệ thống hóa những một số vấn đề lý luận chung nhất về tác động của
KOL tới quyết định mua hàng online của người tiêu dùng, nhằm chỉ ra được thói quen
mua hàng, những lợi ích và bất lợi của người tiêu dùng khi mua hàng online thông qua
đánh giá của KOL và tác động chủ yếu của KOL đến hành vi tâm lý của người tiêu dùng
online trên các nền tảng mạng xã hội.
Thứ hai là, phân tích thực trạng thị trường mua hàng online hiện nay, xu hướng
người tiêu dùng đặt niềm tin vào những bài đánh giá sản phẩm của KOL để thấy được
những cảm nhận lợi ích và ảnh hưởng tiêu cực khi mua hàng online của người tiêu dùng.
Thứ ba là, đề xuất những chính sách đối với doanh nghiệp nhằm tối đa hóa hiệu quả
trong việc sử dụng KOL/Influencer nhằm tiếp thị sản phẩm đối với người tiêu dùng.
1.1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu này tập trung vào việc xác định những yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Việt Nam, bao gồm
những yếu tố chủ quan và khách quan để đánh giá ý định mua sắm trực tuyến.
Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi nội dung nghiên cứu: nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của KOL
đến hành vi mua hàng thông qua cảm nhận bị động của người tiêu dùng online.

 Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023

 Mẫu nghiên cứu:

 Người tiêu dùng online tại quận Hoàng Mai.

 Người tiêu dùng online tại quận Thanh Xuân.

 Người tiêu dùng online tại quận Đống Đa.


1.1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Chuyên môn của KOL có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng online của
người tiêu dùng hay không?
Độ yêu thích của người tiêu dùng với KOL có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định
mua hàng online của người tiêu dùng?
Tính giải trí của KOL có mối liên hệ thuận chiều với quyết định mua hàng online của
người tiêu dùng hay không?
Chất lượng thông tin của KOL có mối liên hệ như thế nào đến quyết định mua hàng
online của người tiêu dùng?
Sự uy tín của KOL có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng online của người
tiêu dùng hay không?
Tầm ảnh hưởng của KOL có tác động như thế nào đến quyết định mua hàng online
của người tiêu dùng?
1.1.5. Phương pháp nghiên cứu
Một là, phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích để làm rõ các lý thuyết, các
nghiên cứu thực nghiệm đã nghiên cứu về đề tài tác động của KOL đến quyết định mua
hàng online của người tiêu dùng. Tiến hành phân tích và so sánh các nghiên cứu đã thực
hiện nhằm xác định được “khoảng trống” nghiên cứu cần được làm rõ và lựa chọn mô
hình nghiên cứu phù hợp với đề tài.
Hai là, phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập từ phiếu khảo
sát. Thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích độ tin cậy
Cronbach's Alpha, để đánh giá mức độ tác động của KOL đến quyết định mua hàng
online của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
Thuyết hành vi có kế hoạch - Theory of Planned Behavior (TPB)
Thuyết hành vi có kế hoạch của (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen
(1991) là một lý thuyết hành vi xã hội được sử dụng để dự đoán và giải thích hành vi của
con người. Lý thuyết này cho rằng ý định hành vi là yếu tố trung gian giữa các yếu tố tác
động đến hành vi và hành vi thực tế. Thuyết hành vi có kế hoạch được phát triển từ lí
thuyết hành vi hợp lí (Ajzen và Fishbein, 1975), lí thuyết này được tạo ra do sự hạn chế
của lí thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lí trí.
Theo TPB, ý định hành vi là một dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng của một cá nhân để thực
hiện một hành vi nhất định. Nó được coi là tiền đề của việc thực hiện hành vi. Ý định
hành vi được hình thành bởi ba yếu tố tác động: thái độ đối với hành vi, nhận thức kiểm
soát hành vi và quy chuẩn chủ quan.

Hình 1.1. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch


Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, thái độ và quy chuẩn chủ quan là yếu tố tác
động trực tiếp đến ý định hành vi. Thái độ đề cập đến mức độ mà một người có đánh giá
thuận
lợi hoặc không thuận lợi về hành vi quan tâm. Nó đòi hỏi phải xem xét kết quả của việc
thực hiện hành vi. Nhân tố này được đo lường bằng cách tính tổng của niềm tin về kết
quả tích cực của hành vi và niềm tin về kết quả tiêu cực của hành vi, nhân với mức độ
quan trọng của mỗi kết quả.
Quy chuẩn chủ quan đề cập đến niềm tin về việc hầu hết mọi người tán thành hay
không chấp thuận hành vi đó. Nó liên quan đến niềm tin của một người về việc liệu các
đồng nghiệp và những người quan trọng đối với người đó có nghĩ rằng họ nên tham gia
vào hành vi đó hay không. Quy chuẩn chủ quan được đo lường bằng cách tính tổng của
kỳ vọng của một người về sự ủng hộ và phản đối của những người quan trọng đối với họ
đối với hành vi, nhân với tầm quan trọng của sự ủng hộ và phản đối đó.
Nhân tố thứ ba mà Ajzen cho rằng ảnh hưởng đến ý định của con người đó là nhận
thức kiểm soát hành vi. Đây là một yếu tố tác động gián tiếp đến ý định hành vi của con
người. Điều này đề cập đến các yếu tố động cơ ảnh hưởng đến một hành vi nhất định,
trong đó ý định thực hiện hành vi càng mạnh thì hành vi đó càng có nhiều khả năng được
thực hiện. Nhận thức kiểm soát hành vi được đo lường bằng cách tính tổng của niềm tin
của một người về những điều kiện và nguồn lực có thể giúp họ thực hiện hành vi, nhân
với mức độ quan trọng của mỗi điều kiện và nguồn lực.
Thuyết hành động hợp lý - Theory of Reasoned Action (TRA)
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và
Fishbein xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình
TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất
về hành vi tiêu dùng. Để quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì
xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.
Thuyết hành động hợp lý (TRA) nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành
vi trong hành động của con người. Thuyết này được sử dụng để dự đoán cách mà các cá
nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có từ trước của họ. Các cá nhân sẽ
hành động dựa vào những kết quả mà họ mong đợi khi thực hiện hành vi đó. Hai yếu tố
chính trong mô hình là hái độ và chuẩn mực chủ quan được biểu hiện trong sơ đồ sau
đây:
Hình 1.2. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
Các thành phần trong mô hình TRA bao gồm:

 Hành vi: Hành vi là hành động mà con người dự định thực hiện. Hành vi phải
được xác định rõ ràng theo bốn khái niệm sau: Hành động, Mục tiêu, Bối cảnh và
Thời gian.

 Ý định hành vi: Ý định hành vi là mức độ cam kết của một người đối với việc
thực hiện một hành vi cụ thể. Ý định hành vi được hình thành bởi hai yếu tố
chính là thái độ và chuẩn chủ quan.

 Thái độ đối với hành vi: Thái độ đối với hành vi là mức độ tích cực hoặc tiêu cực
của một người đối với một hành vi cụ thể. Thái độ được hình thành bởi niềm tin
của một người về những kết quả tích cực và tiêu cực của hành vi đó.

 Chuẩn chủ quan: Chuẩn chủ quan là mức độ mà một người tin rằng những người
quan trọng đối với họ mong muốn họ thực hiện một hành vi cụ thể. Chuẩn chủ
quan được hình thành bởi mức độ quan trọng của những người quan trọng đối
với một người và mức độ ủng hộ hoặc phản đối của họ đối với hành vi đó.
Thuyết nhận thức rủi ro - Theory of Perceived Risk (TPR)
Lý thuyết nhận thức rủi ro TPR (Theory of Perceived Risk) là một lý thuyết trong
lĩnh vực tiếp thị và tâm lý học, đề cập đến cách mà người tiêu dùng đánh giá và đối phó
với rủi ro khi mua hàng hoặc sử dụng sản phẩm. Theo lý thuyết này, người tiêu dùng
đánh giá rủi ro dựa trên ba yếu tố chính là: tính khả năng, tính nghiêm trọng và tính kiểm
soát của rủi ro. Theo Bauer (1960), rủi ro nhận thức bao gồm 2 thành phần chính là xác
suất của một mất mác và cảm giác chủ quan của hậu quả xấu.
Hình 1.3. Mô hình thuyết nhận thức rủi ro (TPR)
Thuyết nhận thức rủi ro TPR được Bauer xây dựng cho rằng hành vi tiêu dùng sản
phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro, bao gồm hai yếu tố: nhận thức rủi ro liên
quan đến sản phẩm/dịch vụ (PRP- Perceived Risk with Product/Service) và nhận thức rủi
ro liên quan đến giao dịch trực tuyến (PRT-Perceived Risk in the Context of Online
Transaction). Mức độ nhận thức rủi ro của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng của họ. Khi nhận thức rủi ro cao, người tiêu dùng sẽ có xu hướng thận trọng
hơn trong việc đưa ra quyết định mua hàng. Họ có thể trì hoãn quyết định, tìm kiếm thêm
thông tin hoặc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ có rủi ro thấp hơn.
1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tác động của một KOL tới người tiêu dùng được dựa trên những khả năng mà một
KOL có, bao gồm cả các yếu tố về cá nhân và sức ảnh hưởng chung đối với cộng đồng
theo dõi. Dựa trên thuyết hành vi có kế hoạch, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu
bao gồm chuyên môn mà KOL đó phát triển nội dung, mức độ yêu thích của người tiêu
dùng, tính giải trí của bài đánh giá đó mang lại, chất lượng thông tin được đề cập đến,
mức độ uy tín đối với khách hàng cũ và tầm ảnh hưởng của chính KOL đó.
Hình 1.4. Các yếu tố tác động đến ý định mua hàng online của người tiêu dùng
Như vậy, các nhân tố chính của khung lý thuyết bao gồm

 Nhân tố mục tiêu: quyết định mua hàng online của người tiêu dùng.

 Nhân tố tác động: Chuyên môn của KOL, độ yêu thích của người tiêu dùng với
KOL, tính giải trí của KOL, chất lượng thông tin của KOL, sự uy tín của KOL,
tầm ảnh hưởng của KOL.
Giả thuyết nghiên cứu

 H1: Chuyên môn của KOL có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng online
của người tiêu dùng.
 H2: Độ yêu thích của người tiêu dùng đối với KOL có ảnh hưởng tích cực đến
ý định mua hàng online của người tiêu dùng.
 H3: Tính giải trí của KOL có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng online
của người tiêu dùng.
 H4: Chất lượng thông tin của KOL có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua
hàng online của người tiêu dùng.
 H5: Sự uy tín của KOL có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng online
của người tiêu dùng.
 H6: Tầm ảnh hưởng của KOL có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng
online của người tiêu dùng.
1.3. Thiết kế nghiên cứu
1.3.1. Xác định dữ liệu cần thu thập

Nhân tố Biến số Thước đo Dữ liệu

1. Định hướng phát triển kênh đánh giá sản


phẩm của KOL tốt, có tiềm năng

2. Sản phẩm được đánh giá liên quan đến nội


dung kênh của KOL
Chuyên môn
5 mục
của KOL 3. KOL đã có kinh nghiệm đánh giá liên quan
đến ngành hàng sản phẩm

4. KOL phù hợp với sản phẩm được đánh giá

5. Trình độ học vấn của KOL cao

6. KOL có nhiều lượt theo dõi trên kênh của


Các nhân mình
tố tác Độ yêu 7. Khả năng duy trì mức độ nổi tiếng của kênh
động đến thích của tốt, các bài đánh giá được nhiều sự quan tâm
quyết định người tiêu 4 mục
mua hàng dùng với 8. Có sự tương tác tích cực giữa người xem và
online của KOL KOL
người tiêu
9. Người theo dõi có những phản hồi tích cực
với nội dung phát triển của kênh

10. KOL dễ mến, hài hước và vui vẻ khi đánh


giá sản phẩm

11. KOL có sự sáng tạo, mới mẻ về nội dung


thông qua bài đánh giá sản phẩm
Tính giải trí
4 mục
của KOL 12. Cách kể chuyện, lời nói của KOL tạo ra sự
hấp dẫn, lôi cuốn

13. KOL quay video, chụp hình ảnh sản phẩm


chất lượng, đẹp mắt
14. KOL đánh giá khách quan ưu và nhược
điểm của sản phẩm

15. KOL đánh giá đầy đủ, chi tiết, có phân


tích và so sánh với các sản phẩm khác cùng
Chất lượng
loại.
thông tin 4 mục
của KOL 16. Có sự tương đồng về cảm nhận của người
xem với thông tin được đưa ra

17. Thông tin đưa ra đã được kiểm chứng, xác


nhận

18. KOL đã đánh giá nhiều sản phẩm tương tự


trước đó

19. Người tiêu dùng đã mua sản phẩm mà


KOL đánh giá và có những phản hồi tích cực
về sản phẩm
Sự uy tín
20. KOL là người có tiếng trong việc đánh giá 5 mục
của KOL
sản phẩm

21. KOL đưa ra những đánh giá chân thực về


sản phẩm, có khen và chê

22. Những sản phẩm mà KOL đã đánh giá có


lượt mua cao

23. KOL có lượng người theo dõi lớn và tương


tác cao trên mạng xã hội

Tầm ảnh 24. KOL có khả năng lập luận, phân tích và
hưởng của thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm 3 mục
KOL
25. KOL có khả năng thương lượng với nhà
bán hàng để giảm giá sản phẩm cho người tiêu
dùng mua hàng
1.3.2. Nguồn và dữ liệu thu thập
Bài nghiên cứu sử dựng phương pháp khảo sát bảng hỏi để thu tập dữ liệu:
“Phiếu khảo sát tác động của những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội
(KOL) tới quyết định mua hàng online của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội”

Xin chào Anh/Chị! Nhằm tìm hiểu đánh giá những tác động của người nổi tiếng
trên mạng xã hội tới quyết định mua sắm online của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội,
nhóm chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Tác động của những người có sức ảnh
hưởng trên mạng xã hội tới quyết định mua hàng online của người tiêu dùng tại Hà
Nội”. Tất cả các câu trả lời của Anh/Chị đều có giá trị tham khảo và được giữ bí mật. Rất
cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị!

Giải thích ký hiệu: Mỗi đáp án lựa chọn xin anh/chị vui lòng tích  vào câu trả lời phù
hợp.
KOL: Những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.
SA (Single answer): Anh/Chị vui lòng chỉ chọn một câu trả lời.
MA (Many answers): Anh/Chị có thể chọn nhiều câu trả lời khác nhau.

PHẦN 1. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN


Nghề nghiệp:......................................................................................Giới tính: Nam/Nữ
Tuổi: ……….
Số điện thoại (Nếu có): .....................................................................
Câu 1: [SA] Anh/Chị vui lòng cho biết anh/chị đã từng mua hàng online nhờ qua một
bài đánh giá, quảng cáo của một KOL nào chưa?

1. Có, đã từng (Vui lòng tiếp tục khảo sát) 2. Không (Vui lòng dừng khảo sát)

Câu 2: [SA] Anh/Chị thường mua hàng online trên nền tảng nào?

1. TikTok 4. Shopee

2. Instagram 5. Lazada

3. Facebook 6. Khác
Câu 3: [SA] Anh/Chị có cảm thấy thoải mái, thuận tiện khi mua hàng online?

1. Có 2. Không

Câu 4: [SA] Anh/Chị vui lòng cho biết những yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến
quyết định mua hàng online của anh/chị. (Anh/Chị vui lòng sắp xếp thứ tự từ 1 đến
5 trong đó 1 là quan trọng nhất và 6 là ít quan trọng nhất)

Số thứ tự Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng online

……………... Giá cả sản phẩm rẻ, đang được trợ giá, khuyến mãi

……………... Sản phẩm nhận được nhiều lượt bán, thương hiệu lớn

……………... Sản phẩm chất lượng tốt, được nhiều đánh giá tích cực

……………... Chính sách đổi trả thuận tiện, dễ dàng và linh hoạt

……………... Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, nhanh chóng

……………... Dịch vụ giao hàng nhanh chóng,

Câu 5: [MA] Anh/Chị vui lòng cho biết anh/chị thường lựa chọn mua online sản
phẩm gì?
1. Thời trang: Quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện,...
2. Công nghệ: Điện thoại, máy tính, laptop,...
3. Nhà cửa, đời sống: Đồ gia dụng, đồ nội thất, đồ điện tử,...
4. Sức khỏe, sắc đẹp: Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,...
5. Thể thao, giải trí: Dụng cụ thể thao, sách, đồ chơi,...
PHẦN 2: THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ
Xin Anh/Chị vui lòng lựa chọn mức độ đồng tình đối với các nhận định dưới
đây về tác động của KOL tới quyết định mua hàng online của người tiêu dùng (Với
mỗi một nhận định, Anh/Chị vui lòng khoanh tròn vào số tương đương với đáp án
đã chọn) [SA]
(1) Hoàn toàn đồng ý
(2) Đồng ý
(3) Bình thường
(4) Không đồng ý
(5) Hoàn toàn không đồng ý

Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

Chuyên môn của KOL

Định hướng phát triển kênh đánh giá sản phẩm


1 2 3 4 5
của KOL tốt, có tiềm năng

Sản phẩm được đánh giá liên quan đến nội


1 2 3 4 5
dung kênh của KOL

KOL đã có kinh nghiệm đánh giá liên quan đến


1 2 3 4 5
ngành hàng sản phẩm

KOL phù hợp với sản phẩm được đánh giá 1 2 3 4 5

Trình độ học vấn của KOL cao 1 2 3 4 5

Độ yêu thích của người tiêu dùng

KOL có nhiều lượt theo dõi trên kênh của mình 1 2 3 4 5

Khả năng duy trì mức độ nổi tiếng của kênh


1 2 3 4 5
tốt, các bài đánh giá được nhiều sự quan tâm

Có sự tương tác tích cực giữa người xem và


1 2 3 4 5
KOL

Người theo dõi có những phản hồi tích cực với


1 2 3 4 5
nội dung phát triển của kênh

Tính giải trí của bài đánh giá

KOL dễ mến, hài hước và vui vẻ khi đánh giá


1 2 3 4 5
sản phẩm

KOL có sự sáng tạo, mới mẻ về nội dung thông


1 2 3 4 5
qua bài đánh giá sản phẩm
Cách kể chuyện, lời nói của KOL tạo ra sự hấp
1 2 3 4 5
dẫn, lôi cuốn

KOL quay video, chụp hình ảnh sản phẩm chất


1 2 3 4 5
lượng, đẹp mắt

Chất lượng thông tin của bài đánh giá

KOL đánh giá khách quan ưu và nhược điểm


1 2 3 4 5
của sản phẩm

KOL đánh giá đầy đủ, chi tiết, có phân tích và


1 2 3 4 5
so sánh với các sản phẩm khác cùng loại.

Có sự tương đồng về cảm nhận của người xem


1 2 3 4 5
với thông tin được đưa ra

Thông tin đưa ra đã được kiểm chứng, xác nhận 1 2 3 4 5

Sự uy tín của KOL

KOL đã đánh giá nhiều sản phẩm tương tự


1 2 3 4 5
trước đó

Người tiêu dùng đã mua sản phẩm mà KOL


đánh giá và có những phản hồi tích cực về sản 1 2 3 4 5
phẩm

KOL là người có tiếng trong việc đánh giá sản


1 2 3 4 5
phẩm

KOL đưa ra những đánh giá chân thực về sản


1 2 3 4 5
phẩm, có khen và chê

Những sản phẩm mà KOL đã đánh giá có lượt


1 2 3 4 5
mua cao

Tầm ảnh hưởng của KOL

KOL có lượng người theo dõi lớn và tương tác


1 2 3 4 5
cao trên mạng xã hội
KOL có khả năng lập luận, phân tích và thuyết
1 2 3 4 5
phục người tiêu dùng mua sản phẩm

KOL có khả năng thương lượng với nhà bán


hàng để giảm giá sản phẩm cho người tiêu 1 2 3 4 5
dùng mua hàng

Câu 6: [SA] Anh/Chị vui lòng cho biết, anh/chị có muốn mua sản phẩm khác mà
KOL đó đánh giá, quảng cáo hay không

1. Tôi chắc chắn sẽ mua 2. Tôi có thể sẽ mua

3. Tôi cần xem xét thêm 4. Tôi sẽ không bao giờ mua

Câu 7: [SA] Anh/Chị vui lòng sắp xếp trong những yếu tố sau đây, yếu tố nào thôi
thúc anh chị muốn mua sản phẩm mà KOL đó đánh giá nhất? (Sắp xếp từ 1 đến 6
trong đó 1 là rất đồng tình và 6 là rất không đồng tình)

Sắp xếp Yếu tố

………………. Chuyên môn của KOL

………………. Mức độ yêu thích của người tiêu dùng

………………. Tính giải trí của bài đánh giá

………………. Chất lượng thông tin bài đánh giá

………………. Sự uy tín của KOL

………………. Tầm ảnh hưởng của KOL

Câu 8: [SA] Anh/Chị vui lòng cho biết mình có giới thiệu sản phẩm mà KOL đánh
giá với những người khác không?

1. Có, chắc chắn tôi sẽ giới thiệu 2. Có thể tôi sẽ giới thiệu

3. Không, chưa chắc tôi đã giới thiệu 4. Không, tuyệt đối sẽ không giới thiệu
Câu 9: Ngoài những vấn đề nêu trên, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến,
đóng góp từ anh/chị khi trải nghiệm mua hàng online từ những đánh giá, trải
nghiệm sản phẩm của một KOL?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Rất cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Anh/Chị!
************
1.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Để thực hiện nghiên cứu, nhóm chúng tôi sử dụng một số phương pháp như sau:

 Phân tích kết quả thu thập được từ quan sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo
bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor
Analysis).
1.4. Đề cương chi tiết
Sau đây là đề cương chi tiết các chương, mục cho đề tài:
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, ẢNH
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.6. Giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ SỨC
ẢNH HƯỞNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG ONLINE
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
2.1. Cơ sở lý luận của bài nghiên cứu
2.1.1. Hành vi của người tiêu dùng
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng
2.1.2. Quá trình ra quyết định mua hàng online của người tiêu dùng
2.2. Tổng quan về tác động của KOL tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng
2.2.1. Khái niệm những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL)
2.2.2. Khái niệm mua hàng online
2.2.3. Thực trạng mua hàng online hiện nay
2.3. Các mô hình lý thuyết áp dụng
2.3.1. Thuyết hành vi có kế hoạch - Theory of Planned Behavior (TPB)
2.3.2. Thuyết hành động hợp lý - Theory of Reasoned Action (TRA)
2.3.3. Thuyết nhận thức rủi ro - Theory of Perceived Risk (TPR)
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG KHUNG LÝ
THUYẾT NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan nghiên cứu
3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3.2.1. Xây dựng biến số và thước đo, nguồn số liệu
3.2.2. Cách thức nghiên cứu
3.2.3. Quy trình thực hiện
3.2.3. Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu và xử lý số liệu
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG MUA HÀNG ONLINE HIỆN NAY VÀ XU HƯỚNG
ĐẶT NIỀM TIN VÀO KOL ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
4.1. Khái quát về thực trạng mua hàng online hiện nay và xu hướng đặt niềm tin
vào KOL đánh giá sản phẩm
4.1.1. Thực trạng mua hàng online hiện nay
4.1.2. Xu hướng đặt niềm tin vào KOL đánh giá sản phẩm
4.2. Phân tích tác động của KOL tới quyết định mua hàng online của người tiêu
dùng
4.2.1. Phân tích những biến số tác động
4.2.2. Kết luận tác động của KOL tới quyết định mua hàng online của người tiêu dùng
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Mô tả kết quả
5.2. Phân tích kết quả thu thập được
5.3. Phân tích ảnh hưởng của KOL thông qua các nhân tố tác động
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết giữa KOL và doanh nghiệp
6.2. Kết luận chung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tự do hóa thương mại là một quá trình tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời có những chính
sách và giải pháp phù hợp để giảm thiểu những tác động tiêu cực của tự do hóa thương
mại, từ đó tận dụng tối đa những lợi ích của tự do hóa thương mại, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân. Các nghiên cứu về tác động tổng
thể của tự do hóa thương mại đối với kinh tế Việt Nam như: Fukuse và Martin (2000),
Roland – Holst và cộng sự (2002), Toh và Vasudevan (2004), Phạm Lan Hương và
Vanzetti (2006), Viện chiến lược phát triển (2008), Boumellassa và Valin (2009), Tô
Minh Thu (2010), Cassing và cộng sự (2010), Francois và cộng sự (2011), Itakura và Lee
(2012), Tô Minh Thu và Lee (2015). Nhóm nghiên cứu về tác động của WTO có các
nghiên cứu của Fukuse và Martin (2000), Fukuse và Martin (2001), Roland-Holst và
cộng sự (2002) cho thấy việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có tác động tích cực đến kinh
tế Việt Nam, thể hiện qua các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, nhập khẩu, thu nhập
và việc làm. Cụ thể, theo nghiên cứu của Fukuse và Martin (2000), việc Việt Nam gia
nhập WTO sẽ làm tăng GDP của Việt Nam thêm 1,5% đến 2,5%. Nghiên cứu của
Roland-Holst và cộng sự (2002) cho thấy việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm tăng xuất
khẩu của Việt Nam thêm 20% đến 25% và nhập khẩu của Việt Nam thêm 15% đến 20%.
Nhóm nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại nội khối ASEAN và ASEAN
với một hay nhiều nước khác có các nghiên cứu của Toh và Vasudevan (2004), Tô Minh
Thu (2010), Cassing và cộng sự (2010), Francois và cộng sự (2011), Itakura và Lee
(2012), Tô Minh Thu và Lee (2015) cho thấy việc Việt Nam tham gia các hiệp định
thương mại tự do với các nước trong khu vực ASEAN và các nước khác có tác động tích
cực đến kinh tế Việt Nam, tương tự như tác động của việc gia nhập WTO. Cụ thể, theo
nghiên cứu của Tô Minh Thu (2010), việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại
tự do với các nước trong khu vực ASEAN và các nước khác sẽ làm tăng GDP của Việt
Nam thêm 1,5% đến 2%. Nhóm nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại song
phương của Việt Nam với EU và Hoa Kỳ gồm nghiên cứu của Phạm Lan Hương và
Vanzetti (2006), Viện chiến lược phát triển (2008) cho thấy việc Việt Nam ký kết các
hiệp định thương mại tự do song phương với EU và Hoa Kỳ sẽ có tác động tích cực đến
kinh tế Việt Nam, thể hiện qua các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, nhập khẩu, thu
nhập và việc làm. Cụ thể, theo nghiên cứu của Phạm Lan Hương và Vanzetti (2006), việc
Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với EU sẽ làm tăng GDP của Việt Nam
thêm 1,5% đến 2%. Nghiên cứu của Viện chiến lược phát triển (2008) cho thấy việc Việt
Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ sẽ làm tăng GDP của Việt Nam thêm
1,5% đến 2%. Nhóm nghiên cứu về tác động của TPP và ACE là nghiên cứu của Nguyễn
Đức Thành và Cộng sự (2015) cho thấy việc Việt Nam
tham gia các hiệp định thương mại tự do TPP và ACE sẽ có tác động tích cực đến kinh tế
Việt Nam, tương tự như tác động của việc tham gia các hiệp định thương mại tự do khác.
Cụ thể, theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành và Cộng sự (2015), việc Việt Nam tham
gia TPP sẽ làm tăng GDP của Việt Nam thêm 2,5% đến 3%. Nhìn chung, tất cả các
nghiên cứu này sử dụng mô hình để đánh giá tác động tổng thể của tự do hóa thương mại
đối với nền kinh tế Việt Nam, bao gồm các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, nhập
khẩu, thu nhập và việc làm. Các nghiên cứu này đều cho thấy tự do hóa thương mại có
tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam, thể hiện qua các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế,
xuất khẩu, nhập khẩu, thu nhập và việc làm.
Bên cạnh việc nghiên cứu về tác động tổng thể của tự do hóa thương mại đối với
kinh tế Việt Nam thì còn có các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại đối với
các ngành cụ thể của Việt Nam. Các nghiên cứu thuộc nhóm này tập trung đánh giá tác
động của tự do hóa thương mại đối với các ngành cụ thể của Việt Nam, bao gồm nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,... Một số nghiên cứu tiêu biểu: Fukuse và Martin (2001),
Phạm Khắc Minh và cộng sự (2004), Dimaranan và cộng sự (2005), Phạm Thị Ngọc Linh
và cộng sự (2008), Cassing và cộng sự (2010), Todsadee và cộng sự (2012), Nguyễn Đức
Thành và Cộng sự (2015). Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có cơ cấu kinh tế đa
dạng, bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ... Các nghiên cứu về tác động của
tự do hóa thương mại đối với các ngành cụ thể của Việt Nam đã chỉ ra rằng tự do hóa
thương mại có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các ngành, tùy thuộc vào ngành
đó. Nhóm nghiên cứu về ngành dịch vụ có các nghiên cứu của Fukuse và Martin (2001),
Phạm Khắc Minh và cộng sự (2004), Dimaranan và cộng sự (2005), Cassing và cộng sự
(2010), Nguyễn Đức Thành và Cộng sự (2015) đều cho thấy tự do hóa thương mại có tác
động tích cực đến ngành dịch vụ của Việt Nam. Cụ thể, tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy
tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người
lao động trong ngành dịch vụ. Nhóm nghiên cứu về ngành nông nghiệp bso gồm các
nghiên cứu của Phạm Khắc Minh và cộng sự (2004), Phạm Thị Ngọc Linh và cộng sự
(2008), Cassing và cộng sự (2010), Todsadee và cộng sự (2012) đã cho thấy tự do hóa
thương mại có tác động phức tạp đến ngành nông nghiệp của Việt Nam. Tự do hóa
thương mại có thể thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, tạo ra nhiều
việc làm và thu nhập cho người lao động trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, tự do hóa
thương mại cũng có thể dẫn đến cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nông sản nhập khẩu,
khiến cho một số ngành nông nghiệp của Việt Nam gặp khó khăn. Về nhóm nghiên cứu
về ngành công nghiệp là các nghiên cứu của Phạm Khắc Minh và cộng sự (2004), Phạm
Thị Ngọc Linh và cộng sự (2008), Cassing và cộng sự (2010), Todsadee và cộng sự
(2012) cho thấy tự do hóa thương mại có tác động tích cực đến ngành công nghiệp của
Việt Nam. Tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy tăng
trưởng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp của Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập
cho người lao động trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại cũng có
thể dẫn đến cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa công nghiệp nhập khẩu, khiến cho một số
ngành công nghiệp của Việt Nam gặp khó khăn. Cụ thể hơn, tự do hóa thương mại đã
giúp ngành dệt may của Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Theo nghiên cứu của Tô Minh
Thu (2015), ngành dệt may có sự tăng trưởng đầu ra cao, đóng góp tích cực cho tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngành điện tử: Tự do hóa thương mại đã giúp ngành điện
tử của Việt Nam gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Đức Thành và Cộng sự (2015), ngành điện tử có mức tăng trưởng giới hạn,
nhưng vẫn đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Còn về tác động tiêu
cực đến các ngành cụ thể của Việt Nam, chẳng hạn như: ngành bảo hộ: Tự do hóa thương
mại có thể dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt từ các nước đối tác, từ đó gây khó khăn cho các
doanh nghiệp trong ngành bảo hộ, dẫn đến giảm sản lượng và lợi nhuận. Ngành thâm
dụng lao động: Tự do hóa thương mại có thể dẫn đến việc chuyển dịch sản xuất sang các
nước có chi phí lao động thấp hơn, từ đó gây ra thất nghiệp cho các lao động trong ngành
thâm dụng lao động. Cụ thể là ngành nông nghiệp: Tự do hóa thương mại đã tác động
tiêu cực đến một số ngành nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các ngành thâm dụng
lao động như trồng trọt và chăn nuôi. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành và Cộng
sự (2015), ngành chăn nuôi được dự đoán sẽ thu hẹp sau khi tham gia TPP. Ngành môi
trường: Tự do hóa thương mại có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, từ đó có
thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Nhìn chung, tự do hóa thương mại là
một quá trình tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam cần tiếp tục đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời có những chính sách và giải pháp phù hợp để
tận dụng tối đa những lợi ích và giảm thiểu những tác động tiêu cực của tự do hóa thương
mại.
PHẦN 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu cho đề tài dự kiến


Kinh ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang các nước ASEAN = f( GDP bình quân
đầu người của Việt Nam, dân số của Việt Nam, GDP bình quân đầu người của các nước
ASEAN, dân số của các nước ASEAN, tỷ giá hối đoái thực tế)

 Nhân tố mục tiêu: xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

 Nhân tố tác động: GDP bình quân đầu người của Việt Nam, dân số của Việt
Nam, GDP bình quân đầu người của các nước ASEAN, dân số của các nước
ASEAN, tỷ giá hối đoái thực tế.
3.2. Dữ liệu cần thu thập
Để xác định dữ liệu cần thu thập, nghiên cứu chỉ ra các nhân tố, biến số, thước đo,
dữ liệu. Điều này được thể hiện qua bảng như sau:

Nhân tố Biến số Thước đo Dữ liệu

Kinh ngạch Kinh ngạch XK


Kinh ngạch XK hàng Kinh ngạch XK
XK hàng hóa hàng hóa của
hóa của Việt Nam hàng hóa của Việt
của Việt Nam Việt Nam sang
sang các nước Nam sang các
sang các nước các nước
ASEAN nước ASEAN
ASEAN ASEAN

GDP bình quân GDP bình quân GDP bình quân


GDP bình quân đầu
đầu người của đầu người của đầu người của
người của Việt Nam
Việt Nam Việt Nam Việt Nam

Dân số của Dân số của Việt Dân số của Việt


Dân số của Việt Nam
Việt Nam Nam Nam

GDP bình quân GDP bình quân


GDP bình quân đầu GDP bình quân
đầu người của đầu người của
người của các nước đầu người của các
các nước các nước
ASEAN nước ASEAN
ASEAN ASEAN

Dân số của các Dân số của các Dân số của các nước Dân số của các
nước ASEAN nước ASEAN ASEAN nước ASEAN
Tỷ giá hối đoái thực Tỷ giá hối đoái
tế=Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, CPI
Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái
danh nghĩa x (giá của Việt Nam,
thực tế thực tế
thành trong nước/giá CPI của các nước
thành nước ngoài) ASEAN

3.3. Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu


Nghiên cứu sử dụng số liệu được thu thập từ các nguồn: WB, IMF,...
GDP bình quân đầu người của Việt Nam:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?locations-VN&locations=VN

GDP bình quân đầu người của các nước ASEAN:

 Brunei:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?locations-VN&locations=BN

 Campuchia: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?
locations-VN&locations=KH

 Indonesia:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?locations-VN&locations=ID

 Lào:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?locations-VN&locations=LA

 Malaysia:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?locations-VN&locations=MY

 Myanmar:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?locations-VN&locations=MM

 Philippines: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?
locations-VN&locations=PH

 Singapore:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?locations-VN&locations=SG
 Thái Lan:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?locations-VN&locations=TH

Dân số của Việt Nam: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?


locations=VN
Dân số của các nước ASEAN:

 Brunei:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=BN

 Campuchia:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=KH

 Indonesia:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=ID

 Lào: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?
locations=LA

 Malaysia:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=MY

 Myanmar:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=MM

 Philippines:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=PH

 Singapore:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=SG

 Thái Lan:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=TH
CPI của Việt Nam:
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL?locations=VN&fbclid=IwAR3Q7nlbf
R3asInh0os5B1I-Wzr2dX2lZ5W9QaUGpcMGxiDibrt3iTE3tM0
CPI của các nước ASEAN

 Brunei:
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL?fbclid=IwAR3Q7nlbfR3asInh0os5B1
I-Wzr2dX2lZ5W9QaUGpcMGxiDibrt3iTE3tM0&locations=BN

 Campuchia:
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL?fbclid=IwAR3Q7nlbfR3asInh0os5B1
I-Wzr2dX2lZ5W9QaUGpcMGxiDibrt3iTE3tM0&locations=KH

 Indonesia:
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL?fbclid=IwAR3Q7nlbfR3asInh0os5B1
I-Wzr2dX2lZ5W9QaUGpcMGxiDibrt3iTE3tM0&locations=ID

 Lào:
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL?fbclid=IwAR3Q7nlbfR3asInh0os5B1
I-Wzr2dX2lZ5W9QaUGpcMGxiDibrt3iTE3tM0&locations=LA

 Malaysia:
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL?fbclid=IwAR3Q7nlbfR3asInh0os5B1
I-Wzr2dX2lZ5W9QaUGpcMGxiDibrt3iTE3tM0&locations=MY

 Myanmar:
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL?fbclid=IwAR3Q7nlbfR3asInh0os5B1
I-Wzr2dX2lZ5W9QaUGpcMGxiDibrt3iTE3tM0&locations=MM

 Philippines:
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL?fbclid=IwAR3Q7nlbfR3asInh0os5B1
I-Wzr2dX2lZ5W9QaUGpcMGxiDibrt3iTE3tM0&locations=PH

 Singapore:
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL?fbclid=IwAR3Q7nlbfR3asInh0os5B1
I-Wzr2dX2lZ5W9QaUGpcMGxiDibrt3iTE3tM0&locations=SG

 Thái Lan:
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL?fbclid=IwAR3Q7nlbfR3asInh0os5B1
I-Wzr2dX2lZ5W9QaUGpcMGxiDibrt3iTE3tM0&locations=TH

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Việt Nam:


https://data.imf.org/regular.aspx?key=61545850

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của các nước ASEAN:

 Brunei:
https://data.imf.org/regular.aspx?key=61545850

 Campuchia:
https://data.imf.org/regular.aspx?key=61545850

 Indonesia:
https://data.imf.org/regular.aspx?key=61545850

 Lào: https://data.imf.org/regular.aspx?
key=61545850

 Malaysia:
https://data.imf.org/regular.aspx?key=61545850

 Myanmar:
https://data.imf.org/regular.aspx?key=61545850

 Philippines:
https://data.imf.org/regular.aspx?key=61545850

 Singapore:
https://data.imf.org/regular.aspx?key=61545850

 Thái Lan:
https://data.imf.org/regular.aspx?key=61545850
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để phân tích các nhân tố tác động đến xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang các nước ASEAN trong bối cảnh hội nhập AEC.
Mô hình VAR ( Vector Autoregression ) là một dạng tổng quát của mô hình tự hồi
quy đơn chiều trong dự báo một tập hợp biến, nghĩa là một vector của biến chuỗi thời
gian. Mô hình VAR thật ra là sự kết hợp của 2 mô hình: tự hồi quy đơn chiều (AR) và hệ
phương trình đồng thời (Ses). Mô hình VAR kết hợp ưu điểm của AR là rất dễ ước lượng
bằng phương pháp tối thiểu hóa phần dư (OLS) và ưu điểm của Ses là ước lượng nhiều
phương
trình đồng thời trong cùng 1 hệ thống. Ngoài ra, mô hình VAR có thể khắc phục được
nhược điểm của Ses là nó không cần quan tâm đến tính nội sinh của các biến kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Tạ Văn Thành & Đặng Xuân Ơn, 2021 - Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam
2, Học Viện Hàng Không Việt Nam, 2021 - Tác động của KOL đến ý định mua hàng trực
tuyến của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay
3, Trần Nhật Minh, 2021 - Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của giới trẻ tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày hội mua sắm
4, Nguyễn Xuân Trường, 2020 - Giáo trình hành vi người tiêu dùng, Trường Đại học Tài
chính – Marketing, NXB Thanh niên
5, Philip Kotler, 2001 - Quản trị marketing, Nhà xuất bản Thống kê.
6, Abreu, 2019 - Social media micro-influencer marketing and purchasing intention of
millennials: The role of perceived authenticity and trust
7, De Veirman, M., Cauberghe, V., & Hudders, L, 2017 - Marketing through Instagram
influencers: The impact of number of followers and product divergence on brand
attitude. International Journal of Advertising
8, De Vries, L., Gensler, S., & Leeflang, 2012 - Popularity of Brand Posts on Brand Fan
Pages: An Investigation of the Effects of Social Media Marketing. Journal of
Interactive Marketing
9, Freberg, K., Graham, K., McGaughey, K., & Freberg, 2011 - Who are the social media
influencers? A study of public perceptions of personality. Public Relations Review
10, Godey, B., Manthiou, A., Pederzoli, D., Rokka, J., Aiello, G., Donvito, R., & Singh,
2016 - Social media marketing efforts of luxury brands: Influence on brand equity and
consumer behavior
11, Lou, C & Yuan, 2019 - Influencer Marketing: How Message Value and Credibility
Affect Consumer Trust of Branded Content on Social Media. Journal of Interactive
Advertising
12, Loureiro, S. M. C., & Sarmento, 2019 - Exploring the Determinants of Instagram as
a Social Network for Online Consumer-Brand Relationship. Journal of Promotion
Manage
13, Ott, H. K., Vafeiadis, M., Kumble, S., Waddell, 2016 - Effect of Message
Interactivity on Product Attitudes and Purchase Intentions. Journal of Promotion
Management
14, Papasolomou, I., & Melanthiou, 2012 - Social Media: Marketing Public Relations’
New Best Friend. Journal of Promotion Management
15, Pina, L. S., Loureiro, S. M. C., Rita, P., Sarmento, E. M., Bilro, R. G., & Guerreiro,
2019 - Analyzing Consumer-Brand Engagement Through Appreciative Listening on
Social Network Platforms. Journal of Promotion Management
16, Pinto, L., Loureiro, S. M. C., Rita, P., & Sarmento, 2019 - Fostering Online
Relationships With Brands Through Websites and Social Media Brand Pages. Journal of
Promotion Management
17, Raji, R. A., Mohd Rashid, S., Mohd Ishak, S., & Mohamad, 2020 - Do Firm-Created
Contents on Social Media Enhance Brand Equity and Consumer Response Among
Consumers of Automotive Brands? Journal of Promotion Management
18, Shen, B., & Bissell, K. (2013). Social Media, Social Me: A Content Analysis of
Beauty Companies’ Use of Facebook in Marketing and Branding. Journal o Promotion
Management
19, Trivedi, J., & Sama, 2020 - The Effect of Influencer Marketing on Consumers’ Brand
Admiration and Online Purchase Intentions: An Emerging Market Perspective. Journal of
Internet Commerce

You might also like