You are on page 1of 8

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.

2017-0022
Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 177-184
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Võ Hữu Hòa
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng

Tóm tắt. Bài viết này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc (ĐLLV) của
lao động nông thôn dựa trên số liệu khảo sát 290 lao động nông thôn của huyện Hòa Vang
– TP Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng và đều có tác động
tích cực đến ĐLLV của lao động nông thôn bao gồm: Thu nhập và phúc lợi trong công
việc; Đặc điểm công việc; Cơ hội và khả năng phát triển trong công việc; Điều kiện làm
việc và cuối cùng là Trách nhiệm, nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình, dư luận xã hội. Qua
kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng những chính sách hỗ trợ, tạo động lực làm việc,
chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động nông thôn nên dựa trên một phần thực tế quan
điểm và điều kiện làm việc của người lao động. Những phân tích từ kết nghiên cứu này tuy
với số mẫu chưa đủ bao quát trên phạm vi lãnh thổ rộng nhưng kì vọng sẽ là cơ sở để phân
tích sâu và rộng hơn vấn đề động lực làm việc của lao động nông thôn trên cơ sở phân tích
định lượng các yếu tố tác động.
Từ khóa: Lao động nông thôn, nhân tố, động lực làm việc.

1. Mở đầu
Nhận diện và phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động
luôn là bài toán khó đối với các nhà quản lí, hoạch định chính sách cũng như các nhà sử dụng lao
động. Động lực làm việc là cơ sở quan trọng để thúc đẩy, khuyến khích người lao động làm việc
hăng say, nhiệt tình, từ đó góp phần nâng cao săng suất và hiệu quả lao động. Những khía cạnh
liên quan đến động lực làm việc của người lao động đã được nghiên cứu khá nhiều ở Việt Nam với
cách tiếp cận từ doanh nghiệp hoặc một số cơ quan hành chính. Tác giả Lê Thị Kim Chi (2002),
đi sâu vào làm rõ lí luận về động lực làm việc và vai trò của nó trên cơ sở nhận thức của nhu cầu
cá nhân người lao động [3;19]. Xem xét vấn đề động lực làm việc của người lao động ở các doanh
nghiệp, nghiên cứu: Tạo động lực cho lao động quản lí trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội
đến năm 2020 của tác giả Vũ Thị Uyên đã cho thấy với quy mô quản lí trong khuôn khổ các doanh
nghiệp, việc tạo động lực để kích thích sự gia tăng làm việc ở người lao động phụ thuộc nhiều vào
các nhóm vấn đề về quyền lợi, thu nhập, khả năng phát triển nghề nghiệp và chế độ an sinh xã hội
của doanh nghiệp [7]. Nghiên cứu đã hệ thống hóa những lí luận cơ bản về vai trò lao động quản
lí trong doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp nhằm tạo động lực cho lao động quản lí trong
các doanh nghiệp [7;11]. Những vấn đề này cũng được đề cập và phân tích trong các nghiên cứu

Ngày nhận bài: 15/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017


Liên hệ: Võ Hữu Hòa, e-mail: vohoadl@gmail.com

177
Võ Hữu Hòa

của Mai Anh [1], nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi.[8]. Đối với nước ta, lao động nông thôn
đang là một nguồn lực rất lớn cho sự phát triển. Với nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào các
khía cạnh: chỉ ra những yếu tố tác động đến động lực làm việc nói chung trên cơ sở tâm lí học và
kinh tế học lao động. Qua đó lựa chọn và phân tích các nhân tố này một cách định lượng trên một
số mẫu nhất định, từ đó đưa ra một số kết luận để tạo cơ sở nâng cao động lực làm việc cho lao
động nông thôn.

2. Nội dung nghiên cứu


2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Động lực làm việc
Động lực làm việc là một khái niệm trừu tượng và khó đo lường một cách trực tiếp. Do vậy,
trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm “Động lực làm việc” do Roussel (2000) và Mai
Anh (2011) đề cập, theo đó ĐLLV bao gồm hai yếu tố cấu thành là động lực bên trong và động
lực bên ngoài [1,9]. Động lực bên trong có thể được đo bằng 3 tiêu chí như sau: (1)Tôi cố gắng
làm việc vì đây là một nhiệm vụ của tôi (nghề nghiệp được đào tạo, tư liệu sản xuất do cha ông
để lại. . . ); (2) Tôi cố gắng làm việc vì công việc này giúp tôi có thu nhập để trang trải cho cuộc
sống (trách nhiệm với bản thân, gia đình); (3) Tôi cố gắng làm việc vì tôi thấy thích công việc này.
Động lực bên ngoài được đo bằng các tiêu chí như sau: (1) Tôi cố gắng làm việc vì người chủ của
tôi yêu cầu; (2) Tôi cố gắng làm việc vì các điều kiện làm việc áp đặt; (3) Tôi cố gắng làm việc để
thỏa mãn những mong đợi của tôi; (4) Tôi cố gắng làm việc vì mọi người đều phải làm việc (dư
luận và quan hệ xã hội, sự đánh giá của cộng đồng) [2,4].
Thang đo sử dụng cho các biến này là thang đo Likert 5 mức từ 1 đến 5 tương ứng với mức
hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý và ĐLLV của mỗi lao động được tính bằng trung
bình cộng của động lực bên trong và động lực bên ngoài của lao động đó. Các kết quả được xử lí
và đưa vào mô hình phân tích nhân tố.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Qua những nghiên cứu đã tham khảo ở trên và một số nghiên cứu liên quan, chúng tôi đã
tổng hợp và xem xét tính phù hợp của các tiêu chí với đối tượng lao động nông thôn, từ đó đề xuất
và xây dựng các nhân tố cho mô hình nghiên cứu (xem Bảng 1).

Bảng 1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV


STT Nhân tố sử dụng trong các Tác giả của các nghiên cứu Nhân tố đề xuất
nghiên cứu đã công bố nghiên cứu
Lương, thưởng, phụ cấp/Thu Trần Kim Dung (2005), Nguyễn
Thu nhập, phúc lợi,
1 nhập và phúc lợi/ Được công Khắc Hoàn (2010), Phan Thị Minh
được công nhận
nhận /Đời sống tinh thần Lý (2011), Lại Xuân Thủy (2014)
Lindner, R.J, (1998), Trần Kim
Cơ hội và khả năng
Dung (2005), Nguyễn Khắc Hoàn
2 Đặc điểm công việc phát triển trong công
(2010), Phan Thị Minh Lý (2011);
việc
Lại Xuân Thủy (2014)
Trần Kim Dung (2005), Peter E.A.,
Điều kiện làm việc/Môi
3 (2007), Nguyễn Khắc Hoàn (2010), Điều kiện làm việc
trường làm việc
Phan Thị Minh Lý (2011)

178
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động nông thôn huyện Hòa Vang...

Peter E.A., (2007), Nguyễn Khắc


Bản chất công việc/Hài Hoàn (2010), Phan Thị Minh Lý
Đặc điểm và bố trí công
4 lòng /Bố trí công việc/An (2011), Aworemi, J. R, et al (2011),
việc
toàn/Tính kỉ luật Lê Nguyễn Đoan Khôi (2013), Lại
Xuân Thủy (2014)
Peter E.A., (2007), Phan Thị Minh
Trách nhiệm với gia
Trách nhiệm, nghĩa vụ đối Lý (2011), Aworemi, J. R, et al
5 đình và mối quan hệ về
với bản thân, gia đình (2011), Lê Nguyễn Đoan Khôi
mặt dư luận, xã hội
(2013), Lại Xuân Thủy (2014)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Với kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong Bảng 1, chúng tôi đưa vào mô hình nghiên
cứu 5 nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV của lao động nông thôn tại huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng
như sau (xem Hình 1) với 22 mục hỏi như trong bảng 4 (xem Bảng 4).

Hình 1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV của lao động nông thôn

2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


2.2.1. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu
Hòa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, diện tích đất tự nhiên là 73.488
ha (chiếm 74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng), trong đó Đất nông nghiệp 65.316 ha, đất phi
nông nghiệp 7.271 ha và đất chưa sử dụng 901,7 ha. Toàn huyện có 11 xã với 119 thôn, trong đó có
3 xã đồng bằng, 4 xã trung du, 4 xã miền núi. Dân số 124.844 người, mật độ dân số 172 người/km2
[6;9].

Bảng 2. Thông tin về nguồn lao động huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2015
Dân số TB Người 122.292 123.880 125.445 128.151

179
Võ Hữu Hòa

67.042 69.384 70.960 72.491


Lực lượng lao động Người
(100%) (100%) (100%) (100%)
Thời kì 2004-2009
4.592 4.892 5.198 5.328
Công nhân kĩ thuật Người
(6,85 %) (7,05%) (7,33%) (5.32%)
Trung học chuyên 3.935 4.274 4.737 4.857
Người
nghiệp (5,87%) (6,16%) (4.73%) (4.85%)
4.566 4.933 5.454 5.589
Cao đẳng, đại học trở lên Người
(6,81%) (7,11%) (5.45%) (5.58%)
53.949 55.285 55.571 56.717
Chưa qua đào tạo Người
(80,47%) (79,68%) (55.57%) (56.71%)
Cơ cấu lao động theo ngành nghề (người và %)
25.812 24.083 21.642 18.732
Nông, lâm, thủy sản Người
(38,5%) (34,71%) (30,5%) (25,84%)
18.168 20.663 22.374 24.364
Công nghiệp, xây dựng Người
(27,1%) (29,78%) (31,53%) (33,61%)
23.062 24.638 26.944 29.395
Thương mại, dịch vụ Người
(34,4%) (35,51%) (37,97%) (40,55%)
(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2015)

2.2.2. Chọn mẫu và mô tả mẫu khảo sát


Chúng tôi đã khảo sát 290 lao động nông thôn tại huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng.Thực tế
có 302 mẫu được khảo sát nhanh, tuy nhiên 12 mẫu bị lọc bỏ do không đáp ứng tiêu chuẩn dữ
liệu khi phân tích. Mẫu được chọn bằng kỉ thuật lấy mẫu xác suất, phương án chọn mẫu cả khối
và phân tầng được áp dụng cho nghiên cứu này. Theo đó trên cơ sở các địa bàn hành chính cấp xã
huyện Hòa Vang, chúng tôi chọn 6 xã ngẫu nhiên theo thứ tự sắp xếp các xã có quy mô dân số lớn
nhất gồm: Hòa Phong, Hòa Châu, Hòa Nhơn, Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Sơn. Tại mỗi xã chọn
ngẫu nhiên 3 thôn để khảo sát. Số mẫu được chọn ngẫu nhiên trong các thôn theo tỉ lệ đều trên 6
xã xấp xỉ bằng nhau trong quy mô 302 mẫu.
Những đặc điểm chủ yếu của mẫu khảo sát được trình bày ở Bảng 3. Cụ thể, tỉ lệ nam/nữ
khá cân bằng, độ tuổi trải rộng từ 15 đến 60 tuổi. Tất cả mẫu được hỏi đều nằm trong nhóm lao
động đang làm việc (có 12 mẫu lao động không đang làm việc trong 1 tuần trước khảo sát nhanh
đã được loại bỏ ra ngoài khi tổng hợp và xử lí). Cơ cấu trình độ CMKT của mẫu cũng khá cao do
Hòa Vang là huyện phụ cận đô thị Đà Nẵng với sự ảnh hưởng của đô thị hóa và công nghiệp hóa
khá mạnh. Những thông tin được thu thập từ số mẫu khảo sát được nhóm nghiên cứu sàng lọc khá
chi tiết và đủ cơ sở tin cậy để đưa vào mô hình phân tích.

Bảng 3. Đặc điểm của mẫu khảo sát


1. Giới tính Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Nam 136 46,9
Nữ 154 53,1
2. Trình độ CMKT Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Công nhân kĩ thuật 74 27,8
Trung học chuyên nghiệp 66 22,7
Cao đẳng, đại học trở lên 51 17,5
Chưa qua đào tạo 99 34
3. Nhóm Tuổi Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

180
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động nông thôn huyện Hòa Vang...

15 - <30 96 33
30 - <40 106 36,5
>40 88 30,5
4. Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Nông, lâm, thủy sản 171 58,9
Công nghiệp, xây dựng 56 19,3
Thương mại, dịch vụ 63 21,8
(Nguồn : Kết quả khảo sát của tác giả năm 2015)

2.2.3. Kết quả phân tích nhân tố

Bảng 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV của người lao động
Biến Nhân tố
1 2 3 4 5
Thu nhập từ lương và phúc lợi được hưởng phù hợp 0,898
Thu nhập tương xứng với năng lực và công sức bỏ ra 0,886
Thu nhập đảm bảo chi tiêu dùng và có tiết kiệm 0,825
Mức tăng thu nhập theo kịp trượt giá 0,842
Chủ thuê coi trọng năng lực, đóng góp 0,793
Chủ thuê hoặc chủ quản tài gia đình đánh giá cao và
0,781
khen thưởng kịp thời
Công việc bình đẳng giữa các thành viên trong gia
0,775
đình cũng như nơi làm việc
Thời gian làm việc phù hợp 0,876
Công việc bố trí phù hợp với năng lực 0,854
Công việc bố trí phù hợp với nguyện vọng 0,773
Tự chủ khi thực hiện công việc 0,751
Các quy định về công việc và lương được quy định rõ
0,870
ràng
Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ 0,842
Thời gian làm việc không quá gò bó 0,836
Tư liệu làm việc đầy đủ với khả năng của bản thân 0,746
Không khí làm việc thoải mái 0,795
Các đề xuất, ý kiến được chấp nhận dễ dàng 0,782
Chủ thuê hoặc chủ quản gia đình quan tâm hỗ trợ khi
0,731
cần
Chủ thuê hoặc chủ quản gia đình đối xử công bằng,
0,730
không phân biệt
Đảm bảo cuộc sống cho gia đình theo mức sống chung
0,765
tại địa phương
Được công nhận về mặt lao động trong thống kê xã
0,751
hội
Bản thân thấy cuộc sống có mục tiêu và động lực 0,711
Cronbach’s alpha 0,887 0,834 0,821 0,815 0,805
Eigenvalue 6,215 2,789 2,573 1,753 1,684
Hệ số KMO =0,612
(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ khảo sát của tác giả năm 2015)

181
Võ Hữu Hòa

Kết quả phân tích nhân tố ở Bảng 4 cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV của lao
động nông thôn. Với hệ số KMO là 0,612, phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu khảo sát và
22 biến đều đủ điều kiện đưa vào phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7.
Cụ thể, nhân tố 1 gồm 7 biến đầu tiên được gọi là Thu nhập, phúc lợi và công nhận, nhân tố
2 gồm 4 biến tiếp theo được gọi là Cơ hội và khả năng phát triển trong công việc, nhân tố 3 gồm
4 biến tiếp theo được gọi là Điều kiện làm việc, nhân tố 4 gồm 4 biến tiếp theo được gọi là Đặc
điểm và bố trí công việc và nhân tố 5 gồm 3 biến cuối cùng gọi là Trách nhiệm với gia đình và mối
quan hệ về mặt dư luận, xã hội.
2.2.4. Kết quả phân tích hồi quy
Kết quả phân tích nhân tố trên đây đã xác định 5 nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV của người
lao động nông thôn, tuy nhiên chưa cho biết mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố này.
Do vậy, chúng ta tiếp tục phân tích hồi quy. Trong mô hình hồi quy, 5 biến độc lập chính là 5 nhân
tố đã được xác định từ kết quả phân tích nhân tố trên đây kí hiệu tương ứng như sau: X1 - Thu
nhập, phúc lợi và công nhận, X2 - Cơ hội và khả năng phát triển trong công việc, X3 - Điều kiện
làm việc, X4 - Đặc điểm và bố trí công việc và X5 - Trách nhiệm với gia đình và mối quan hệ về
mặt dư luận, xã hội. Biến phụ thuộc là ĐLLV của người lao động và được kí hiệu là Y. Mô hình
được viết như sau:
Y= ß0+ß1X1+ß2X2+ß3X3+ß4X4+ß5X5
Kết quả mô hình hồi qui ở Bảng 5 cho thấy, hệ số R2 bằng 0,645 nghĩa là mô hình hồi quy
là phù hợp với tập dữ liệu và giải thích được 64,5% biến thiên của ĐLLV với 5 nhân tố đưa vào mô
hình. Chúng tôi đã tiến hành kiểm định thống kê và kết quả cho thấy đối với 5 biến độc lập trong
mô hình (5 nhân tố) độ chấp nhân đều lớn hơn 0,0001 (tolerance biến động từ 0,238 đến 0,876) và
hệ số phóng đại đều nhỏ hơn 10 (VIF biến động từ 1,142 đến 4,202) nên không tồn tại hiện tượng
đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Kết quả hàm hồi quy được viết như sau:
Y = 0,925 + 0,305X1 + 0,217X2 + 0,205X3 + 0,142X4 + 0,279X5
Các hệ số trong hàm hồi quy trên đây đều mang dấu dương thể hiện cả 5 nhân tố nghiên
cứu đều có ảnh hưởng tích cực đến ĐLLV của người lao động, có nghĩa là khi gia tăng bất kì nhân
tố nào, với những điều kiện khác không đổi, đều có thể làm tăng thêm ĐLLV cho người lao động
nông thôn, trong đó ĐLLV hiện đang chịu tác động mạnh nhất của nhân tố Thu nhập, phúc lợi và
công nhận (ß1 = 0,305), tiếp theo là nhân tố Cơ hội và khả năng phát triển trong công việc (ß2 =
0,297), sau đó là các nhân tố nhân tố Điều kiện làm việc (ß3 = 0,217), nhân tố Đặc điểm và bố trí

Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy


Biến phụ thuộc Động lực làm việc của người lao động VIF
Biến độc lập Hệ số Mức ý nghĩa
1 (Constant) 0,925 0,001
Thu nhập, phúc lợi và công nhận 0,305 0,003 1,247
Cơ hội và khả năng phát triển trong công
0,279 0,005 1,142
việc
Điều kiện làm việc 0,217 0,001 1,451
Đặc điểm và bố trí công việc 0,205 0,004 1,718
Trách nhiệm với gia đình và mối quan hệ
0,297 0,004 4,202
về mặt dư luận, xã hội
R2 = 0,645
(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lí của tác giả năm 2015)

182
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động nông thôn huyện Hòa Vang...

công việc (ß4 = 0,205) và cuối cùng là nhân tố Trách nhiệm với gia đình và mối quan hệ về mặt
dư luận, xã hội (ß5 = 0,297).
2.2.5. Một số gợi ý đối với địa phương trong vấn đề tạo động lực làm việc và chuyển đổi
nghề nghiệp cho lao động nông thôn
Từ kết quả phân tích nhân tố và hồi qui trình bày ở trên, chúng tôi đưa ra một số gợi ý cho
vấn đề nâng cao ĐLLV cho lao động nông thôn như sau.
Thứ nhất, các cơ sở thuê mướn, sử dụng lao động ở nông thôn nên có những quan tâm về
lương, thưởng, phúc lợi phù hợp hơn nữa cũng như tạo sự công bằng, trung thực, kịp thời trong
việc ghi nhận những năng lực của người lao động làm công ở cơ sở mình bởi mức độ ảnh hưởng
của nhân tố này đến ĐLLV đang là cao nhất (ß1 = 0,305).
Thứ hai, các địa phương nên quan tâm đến công tác tổ chức tuyên truyền, nâng cao tinh
thần trách nhiệm về lao động và nghĩa vụ lao động của người lao động trong độ tuổi, nhất là với số
lao động trẻ bởi điểm đánh giá trung bình của người lao động về nhân tố này là rất thấp (2,841/5)
trong khi mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến ĐLLV là khá cao (ß5 = 0,297). Nó cho thấy, khi
người lao động nhận thức cao hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ lao động của mình đặt trong mối quan
hệ với gia đình và dư luận xã hội thì người đó sẽ có động lực làm việc tốt hơn.
Thứ ba, một điểm không kém phần quan trọng đó là đặc điểm công việc và sự bố trí công
việc ở nông thôn. Mặc dù hệ số hồi quy thấp nhất so với các nhân tố khác (ß4 = 0,205) nhưng
đây lại là nhân tố mà người lao động hiện đánh giá chưa cao với mức điểm dưới mức trung bình
(2,914/5). Do vậy, đây là vấn đề cần lưu ý đối với các cơ sở sử dụng lao động thuê mướn, cần lưu ý
bố trí công việc phù hợp hơn đối với người lao động, tạo môi trường làm việc cởi mở, môi trường
thân thiện giúp người lao động làm việc sáng tạo và hiệu quả hơn.
Thứ tư, xuất phát từ những dữ liệu định tính thu thập được thông qua trao đổi trực tiếp với
người lao động trong quá trình thực tế điều tra, chúng tôi cho rằng: Gia đình chủ quản người lao
động và các cơ sở sử dụng lao động thuê mướn nên có định hướng phát triển chuyên môn cụ thể
hơn cho người lao động để khuyến khích họ phát huy năng lực và khả năng của bản thân, nhằm
hoàn thiện chính bản thân người lao động trong việc học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn.

3. Kết luận
Với những kết quả phân tích và thảo luận trên cho phép kết luận rằng: Để nâng cao ĐLLV
cho lao động nông thôn cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cần chú trọng tác động đồng
thời cả 5 nhóm nhân tố bao gồm: Thu nhập, phúc lợi và công nhận; Cơ hội và khả năng phát triển
trong công việc; Điều kiện làm việc; Đặc điểm và bố trí công việc; Trách nhiệm với gia đình và
mối quan hệ về mặt dư luận, xã hội. Kết quả hồi qui của cả 5 nhóm nhân tố đều mang dấu dương
nhưng mức điểm trung bình đánh giá của người lao động về các nhân tố này là khá khiêm tốn, đều
dưới 3,5 trên thang đo 5 mức. Điều này cho thấy lao động nông thôn nhìn chung đang có động lực
là việc khá thấp. Việc có thêm những nghiên cứu với số mẫu lớn hơn để góp phần đưa ra những
kết luận có cơ sở nhằm hỗ trợ, bổ sung và xây dựng các chính sách tăng động lực làm việc cho lao
động nông thôn là cần thiết hiện nay
Chúng tôi lưu ý rằng, kết quả nghiên cứu trình bày trong bài viết này chỉ kế thừa một số
lượng hạn chế các nghiên cứu liên quan trước đây, do vậy chắc chắn còn chưa hoàn chỉnh và có
nhiều nhân tố chưa được đề cập đến. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 nhân tố đưa vào phân tích
trong mô hình hồi qui mới chỉ giải thích được 64,5% biến thiên của ĐLLV của người lao động tại
các địa bàn nghiên cứu, nghĩa là vẫn còn 35,5% biến thiên của ĐLLV của người lao động là do

183
Võ Hữu Hòa

ảnh hưởng của những nhân tố khác chưa được đề cập trong nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mai Anh, 2011. “Ảnh hưởng của động lực làm việc lên hiệu quả lao động tại các công ty có
vốn nhà nước ở Việt Nam. Bmnkt.is.vnu.edu.vn/images/a_hrday2011_duc_anh_isvnu.pdf, 2011
[2] Aworemi, J. R, et al, 2011. “An Empirical Study of The Motivational Factors of Employees in
Nigeria”. International Journal of Economics and Finance, 3(5).
[3] Lê Thị Kim Chi, 2002. “Vai trò động lực của nhu cầu và vấn đề chủ động định hướng hoạt
động của con người trên cơ sở nhận thức nhu cầu”. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[4] Peter E.A., 2007. “Assessing the role of work Motivation on Employee Performance”.
Umeå School of Business and Economics, Course: C-Level Thesis, http://umu.diva-
portal.org/smash/get/diva2:140549/FULLTEXT01.pdf.
[5] Trần Kim Dung, 2005. “Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt
Nam”. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 8, Số 12.
[6] Chi cục thống kế huyện Hòa Vang, Niên giám thống kê năm 2015.
[7] Vũ Thị Uyên, 2008. “Tạo động lực cho lao động quản lí trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà
Nội đến năm 2020”. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[8] Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Thị Ngọc Phương, 2013. “Các nhân tố tác động đến sự hài
lòng trong công việc của nhân viên tại Nông trường Nông – Lâm nghiệp Bình Minh, Hậu
Giang”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 28.
[9] Lindner, R.J, 1998. “Understanding Employee Motivation”. Journal of Extension, 36(3), june
1998. http://www.joe.org/joe/1998june/rb3.php
[10] Lại Xuân Thủy, 2014. “Đánh giá tác động của các hoạt động quản trị nhân lực đến động lực
làm việc của nhân viên trong các ngân hàng thương mại ở Thừa Thiên – Huế”. Tạp chí Ngân
hàng, (6).

ABSTRACT
Analysis of factors affecting the motivation to work
of rural labor at Hoa Vang district, Da Nang city
Vo Huu Hoa
Faculty of Social Sciences and Humanities, Duy Tan University, Da Nang
This article analyzes the factors that influence the motivation to work (DLLV) of rural
workers based on survey data of 290 rural workers Hoa Vang District - Da Nang. Research results
show that there are 5 factors that influence and have impact on the rural labor DLLV include:
income and welfare at work; job characteristics; opportunities and development capabilities in
their work; working conditions and finally the responsibilities and obligations towards themselves,
their families, the public opinion. Through research results, we believe that the policy support,
motivational work, career change for rural laborers should be based on actual part views and
working conditions of workers . The analysis from the study but not enough to cover the number
of samples in a wide range of territory but expected to be the basis for wider and deeper analysis
of the issue of motivation to work rural workers on the basis of quantitative analysis of the impact
factor.
Keywords: Rural workers, factors, motivation to work.

184

You might also like