You are on page 1of 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


***

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM

MÔN HỌC: Quản Trị Học


LỚP: 49K21.1 NHÓM: 08
THÀNH VIÊN THAM GIA:
1.Phan Huỳnh Sa Linh – Nhóm trưởng
2. Nguyễn Thị Kim Như
3. Lý Uyên Nhi
4. Đỗ Hữu Hậu
5. Đặng Thị Thanh Ngân
6.Trần Ngọc Phương Nghi

I. Thời gian thảo luận:


- Buổi 1 ( 03/10/2023) : 15h30 - 16h30.
- Buổi 2 (06/10/2023) : 16h - 17h35.
II. Địa điểm:
- Thư Viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
III. Chủ đề thảo luận:
- Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị Elton Mayo.

NỘI DUNG THẢO LUẬN:

1. Bảng phân công nhiệm vụ:


Họ và tên Nội dung công việc
Trần Ngọc Phương Nghi Tiểu sử của Elton Mayo
Đỗ Hữu Hậu Thí nghiệm của Elton Mayo và thí nghiệm
Nguyễn Thị Kim Như Hawthorne
Lý Uyên Nhi Kết luận thí nghiệm,rút ra bài học
Đặng Thị Thanh Ngân
Phan Huỳnh Sa Linh Phân công nhiệm vụ,kiểm tra,viết báo
cáo,khuyến cáo Elton
Đặt câu hỏi và trả lời Tất cả các thành viên

2. Nội dung cụ thể:


2.1. Tiểu sử Elton Mayo
- George Elton Mayo (1880-1949) sinh ra ở Úc (Adelaide) trong gia đình của một nhà
môi giới bất động sản. Ông vừa là nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu công nghiệp và nhà
lý thuyết tổ chức.
Năm 1911, ông trở thành giảng viên về triết học nền tảng đạo đức và tâm linh tại
Đại học Mới Queensland và năm 1919-1923 giữ chức chủ tịch triết học đầu tiên ở đó.
Cuốn sách dầu tiên của ông là “Democracy and Freedom” (Melbourne, 1919), nêu cơ
sở tư tưởng xã hội của ông sau này phát triển trong nhiều bài báo và trong các tác
phẩm chính của ông, “The Human Problems of a Industrial Civilization” (New York,
1933),...
Tháng 5 năm 1922, ông được bổ nhiệm làm phó giáo sư năm 1926 và giáo sư
nghiên cứu công nghiệp năm 1929 của trường Kinh doanh Harvard. Ở đó, ông tham
gia và cuộc điều tra được thiết kế trong Các yếu tố cá nhân và xã hội quyết định sản
lượng công việc tại vụ mùa ở Chicago, thí nghiệm Hawthorne nổi tiếng đã mở đường
cho nghiên cứu xã hội hiện đại.
Năm 1947, ông nghỉ hưu từ Harvard đến Anh, nơi ông qua đời ở Guildford, Surrey,
vào ngày 1 tháng 9 năm 1949, do hút thuốc quá nhiều, ông bị tăng huyết áp mãn tính.
Trường Quản lý Elton May ở Adelaide được thành lập để tưởng nhớ ông.

2.2 Thí nghiệm của Elton Mayo

* Mayo và những đồng nghiệp tại Harvard đã thực hiện 1 thí nghiệm:
Họ đưa 2 nhóm công nhân nữ mỗi nhóm 6 người vào 2 phòng làm việc khác nhau.
Nhóm thí nghiệm làm việc trong phòng có điều kiện thay đổi nhiệt độ, giờ giải lao,
uống cà phê
Kết quả: Sản lượng của 2 nhóm đều tăng
Để đi đến kết luận, ông thí nghiệm với 20.000 công nhân và kết quả vẫn không
đổi.
* Mayo kết luận rằng: “Sự gia tăng năng xuất không liên quan tới nguyên nhân cơ
sỡ vật chất mà do tập hợp những phản ứng tâm lý phức tạp” .Cả 2 nhóm nhân viên
được quan tâm tận tình,sự cảm thông động viên đã thúc đẩy họ làm việc để đạt hiệu
quả điều đó đã dẫn Mayo đến khám phá quan trọng đầu tiên: “ Khi công nhân được
chú ý đặc biệt thì năng suất tăng lên hầu như bất kể điều kiện làm việc có thay đổi hay
không” hiện tượng này được gọi là tác động Hawthore.
Mayo đã tiến hành phỏng vấn các nhân viên. Kết quả đã mang lại một khám phá đặc
biệt có ý nghĩa: những nhóm làm việc không chính thức, môi trường xã hội của nhân
viên có ảnh hưởng to lớn đến hiệu năng làm việc. Rất nhiều nhân viên của Western
Electric cho rằng cuộc sống của họ bên ngoài và trong xí nghiệp của họ không có ý
nghĩa và đáng chán. Giữa những đồng nghiệp có sự chia rẽ, bè phái, điều này tác động
lớn đến đời sống văn phòng của họ. Do đó, áp lực từ những đồng nghiệp chứ không
phải là từ các yêu cầu của cấp trên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất làm việc của công
nhân.

2.3 Cuộc thử nghiệm ở Hawthorne

* Thực hiện vào tháng 11 năm 1924 tại 3 bộ phận của xí nghiệp Harthone ở Chicago
với sự chỉ đạo của các kỹ sư.
Người ta chia các nhân viên thành 2 nhóm:
- - Nhóm thử nghiệm: làm việc trong những sự thay đổi có chú ý về điều kiện ánh
sáng
- - Nhóm kiểm chứng: làm việc trong điều kiện ánh sáng được duy trì cố định trong
suốt thử nghiệm
Tuy nhiên, khi điều kiện ánh sáng ở nhóm thử nghiệm được cải thiện, hiệu quả làm
việc của nhóm này tăng lên như mong đợi. Dù vậy thì các kỹ sư cũng đã thực sự bối
rối vì năng suất làm việc của nhóm thử nghiệm đã tăng lên tương tự khi giảm cường
độ ánh sang đến mức thấp nhất có thể. Sự khó giải thích tăng lên khi năng suất của
nhóm kiểm chứng cũng tăng lên mặc dù điều kiện ánh sáng không thay đổi. Công ty
điện tử Western đã phải nhờ đến giáo sư Elton Mayo của đại học Harvard để tìm ra bí
ẩn của những kết quả lạ thường này.

2.4 Qua cuộc thử nghiệm Elton Mayo đã rút ra được những kết luật sau:

 Sự thỏa mãn về nhu cầu của con người về mặt tâm lý là hết sức cần thiết trong
1 tổ chức
 Công nhân sẽ có những nhu cầu tâm lí, xã hội riêng. Nếu được đáp ứng trong
mức cho phép thì sẽ khiến họ tạo ra những kết quả và năng suất đáng được
mong đợi
 Sự lãnh đạo của nhà quản trị không nên chỉ dựa vào cấp bậc trong tổ chức mà
còn nên dựa vào yếu tố tâm lí, xã hội
 Năng suất và kết quả lao động luôn song hành với sự thỏa mãn của tinh thần.
 Tạo cơ hội để nhân viên nhận ra chân giá trị của chính mình trong tổ chức.
 Nhân viên cần sự tôn trọng và quan tâm.
 Tạo được tinh thần đội ngũ trong các nhóm.
 Bầu không khí thoải mái và thân thiện là sự cần thiết trong một tổ chức.
 Con người không chỉ cần động viên bằng yếu tố vật chất mà cần có cả yếu tố
tâm lý.
 Nhà quản trị cần có yếu tố kỹ thuật lẫn yếu tố xã hội
 Hiệu quả năng suất của nhân viên sẽ cao hơn khi nhà quản trị có cách đối xử
tích cực dành cho họ.
3.Nhận xét
Ưu điểm của thí nghiệm:

 Tập trung vào yếu tố tâm lí và xã hội của con người. Nhấn mạnh vào yếu tố
con người trong việc điều hành của tổ chức
 Tập thể ảnh hưởng đến mỗi cá nhân, doanh nghiệp và cả xã hội
 Quan tâm đến nhu cầu của nhân viên và từ đó tạo ra được môi trường làm việc
tích cực hơn chi nhân viên và tắng sự tập trung hơn cho nhân viên

Nhược điểm của thí nghiệm:

 Tính thuyết phục chưa cao (vì ông tập trung nghiên cứu về tâm lý của con
người chớ không phải dựa trên 1 lý thuyết rõ ràng nào)
 Không được áp dụng rộng rãi (chỉ áp dựng được cho một số ngành nhất định vì
ông nghiên cứu tại 1 nhà máy và sẽ không được áp dụng cho tất cả cá ngành)
 Thiếu tính chính thống, chưa được minh chứng chính xác ( vì thí nghiệm phụ
thuộc khá nhiều vào yếu tố tâm lí của 1 nhóm người)
 Bị phản đối bởi một số chuyên gia quản lý ( vì chỉ tập trung vào yếu tô tâm lý
mà bỏ qua nhiều yếu tố ảnh hưởng khác như quá trình sản xuất, công nghệ,
kinh tế, chính trị)

4.Khuyến cáo

Việc tăng lợi nhuận và tăng năng xuất lao động không những phụ thuộc vào yếu
tố ngoại cảnh còn phụ thuộc vào tâm lý người lao động và bầu không khí trong tập
thể lao động
 Trong quản lý phải đối xử con người như là con người xã hội,con người không
phải chỉ là con người kinh tế.Con người hay vật chất trước mắt không phải là
động lực để thúc đẩy phát triển duy nhất.
 Huy động tinh thần,tư tưởng tâm lý tình cảm hòa quyện cùng yếu tố kinh tế tạo
nên hiệu bnquả tốt nhất trong quản lý.Đề cao vai trò của nhóm nhầm nâng cao
trách nghiệm của cá nhân,phát huy tinh thần đoàn kết,gắn bó lợi ích với nhau
 Năng lực lãnh đạo kiểu mới được thể hiện ở chổ nó giử được cân bằng nhu cầu
kinh tế của tổ chức chính thức và nhu cầu xã hội của tổ chức phi chính thức của
công nhân

3.1 Phương pháp quản lý theo tâm lý xã hội

 Phương pháp này nhấn mạnh đến sự thỏa mãn nhu cầu của con người, không
phải nhu cầu vật chất mà là nhu cầu tâm lý của họ trong một tổ chức. Những ý
tưởng chính của Mayo được tóm tắt trong các điểm chính sau:
 Tổ chức phải tạo ra bầu không khí trong đó nhân viên cảm thấy thoải mái và
được chào đón khi làm việc.
 Tạo cơ hội để nhân viên nhận ra giá trị của bản thân trong tổ chức.
 Tạo tinh thần đồng đội trong nhóm.
 Nhân viên cần được quan tâm và tôn trọng.
 Mayo gợi ý rằng ban lãnh đạo nên thay đổi quan niệm về nhân viên thông qua
quan sát và đối xử để đạt được hiệu suất lâu dài và duy trì hiệu suất.
 Nhờ nghiên cứu đột phá của Mayo, giờ đây chúng tôi hiểu rằng nơi làm việc là
một hệ thống xã hội phức tạp, trong đó sự hài lòng và cam kết của nhân viên
ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Những phát hiện của ông đã khuấy động
một làn sóng nghiên cứu mới và những cách suy nghĩ mới về điều gì thúc đẩy
nhân viên tại nơi làm việc.

4. Câu hỏi và ý kiến của từng thành viên

* Câu 1: Sự quan tâm của nhà nước ta đến yếu tố con người hiện nay là gì ?
Sa Linh Nhà nước hiện nay đang quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn lao
dộng,công tác bảo hộ lao động,đảm bảo tiếp cận về dịch vụ ý tế cho tất cả mọi
người.
Hữu Hậu Hiện nay sự quan tâm của nhiều quốc gia đối với yếu tố con người
tập trung vào các lĩnh vực sau: về giáo dục nhà nước quan tâm đến mọi công
dân có quyền tiếp cận một hệ thống giáo dục và công bằng.Về sức khỏe nhà
nước quan tâm đến sức khỏe và quyền lợi của nhân dân,đảm bảo tiếp cận y tế
cho tất cả mọi người.Về việc làm và kinh tế nhà nước tạo ra môi trường,kinh
doanh thuận lợi và phát triển kinh tế.Về phát triển xã hội nhà nước quan tâm
đến việc bảo đảm tình hình xã hội,ổn định cho người dân.

Câu 2: Ngoài những ưu điểm của phái tâm ký xã hội thì trường phái còn
những hạn chế gì ?

Hữu Hậu: Quá chú trọng đến yếu tố xã hội khiến con người trở nên thiên
lệch.khái niệm “ con người xã hội” chỉ có thể bổ sung “ con người kinh tế” chứ không
thể thay thế.Không phải con người thỏa mãn mới đạt được năng xuất cao.Con người
được coi là phần tử khép kín mà không quan tâm đến yếu tố ngoại lai.
Câu 3: Tại sao chỉ với một chút quan tâm đặc biệt và những giao ước liên kết
nhóm lại tạo nên một phản ứng mạnh mẽ như thế.

Thanh Ngân: Vì khi ông phỏng vấn công nhan người công nhân trả lời rằng:
cuộc sống của họ ở cả bên trong và cả bên ngoài nhà máy thì buồn tẻ và vô
nghĩa,chỉ có bạn bè tại nới làm việc mới đem lại ý nghĩa cuộc sống cho họ.Do
đó áp lực đồng nghiệp gây ảnh hưởng lớn đến họ hơn là các yêu cầu của quản
lý.

Câu 4: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của ông,Mayo đã đưa ra những nghiên
cứu nào để hoàn thiện quản lý xí nghiệp

Sa Linh: Công nhân là con người của xã hội,là thành viên của hệ thống xã hội
phức tạp
- Trong xí nghiệp ngoài tổ chức chính còn tổ chức phi chính thức
- Năng lực lãnh đạo kiểu mới còn thể hiện thông qua việc nâng cao mức độ hài
lòng của nhân viên,khích lệ tinh thần công nhân viên,do đó mà đạt được mục
đích nâng cao năng suất lao động
Nói chung công nhân có xu hướng tuân theo các quy ước tập thể dù không
chính thức
4. kết luận về các thí nghiệm của
 Nghiên cứu Time and Motion Study của Frank Bunker Gilbreth tập trung
vào việc nghiên cứu và cải thiện quy trình làm việc và chuyển động của
công nhân trong môi trường sản xuất. Ông quan tâm đến việc tối ưu hóa
thời gian và chuyển động để tăng năng suất và hiệu suất lao động. Mục
tiêu của nghiên cứu là tìm ra cách làm cho công việc được thực hiện một
cách hiệu quả nhất, từ đó giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu suất.
Kết quả của nghiên cứu này giúp cải thiện hiệu suất, tăng năng suất lao
động và giảm thời gian làm việc, góp phần quan trọng vào sự phát triển
của quản lý công nghiệp và khoa học quản lý.
Nghiên cứu về quản lý khoa học của Frank Bunker Gilbreth đã định hình
nền móng cho lĩnh vực quản lý và tối ưu hóa sản xuất. Ông tiên phong
trong việc áp dụng khoa học và kỹ thuật vào quản lý công việc, giảm
thiểu sự lãng phí và tối ưu hóa hiệu suất lao động. Mục tiêu của nghiên
cứu là tạo ra các phương pháp và quy trình quản lý mạnh mẽ, khoa học
hơn để đạt được hiệu suất tối đa và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Phương pháp time and motion study của ông đã góp phần quan trọng vào
việc nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất, từ đó tạo ra những cải
tiến đột phá trong các ngành công nghiệp và quản lý doanh nghiệp. Ông
Gilbreth được coi là một trong những người tiên phong trong việc áp
dụng khoa học vào quản lý và mở ra hướng đi mới cho lĩnh vực này.
Nghiên cứu về "Fatigue Study" của Frank Bunker Gilbreth đã đóng góp
quan trọng vào việc hiểu và giảm thiểu sự mệt mỏi và căng thẳng trong
môi trường làm việc. Qua việc phân tích các yếu tố gây ra mệt mỏi, ông
đã đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc nhằm tăng cường
sức khỏe và hiệu suất lao động. Mục tiêu của nghiên cứu này là tạo ra
môi trường làm việc thoải mái hơn, giảm bớt căng thẳng, và tăng cường
năng suất của công nhân.Nghiên cứu này thể hiện sự quan tâm đến phát
triển môi trường lao động lành mạnh và là một phần quan trọng của
phong trào Quản lý Khoa học vào thời kỳ đầu của thế kỷ 20.

You might also like