You are on page 1of 4

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 2 năm 2024

Khoa: Chất lượng cao


Môn: QUẢN TRỊ HỌC
TIÊU ĐỀ:
Frederick W.Taylor

Giáo viên hỗ trợ: TS. Hoàng Văn Long


Sinh viên thực hiện nghiên cứu: MSSV
Hồ Quang Hiệu 2353401020064
Nguyễn Thiên Phúc 2353401020198

Thời gian nghiên cứu: từ 27/02/2024 tới 29/02/2024


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ
Nghiên cứu về tác giả Robert Owen
1. Nội dung chính:
Trong học thuyết của mình, Robert Owen phê phán những cơ sở của chế độ tư
bản chủ nghĩa như: chế độ tư hữu, kết cấu giai cấp xã hội, sự bần cùng hóa nhân
dân lao động. Phê phán ở đây đó chính xã hội tư bản là 1 sự thống trị ích kỷ, của
cá nhân, sự cạnh tranh làm cho con người bị thay đổi, không phù hợp với bản
chất tích cực của con người, vì mục đích nhân loại là sinh ra để hạnh phúc,...
Điều này cũng tới sự thay đổi xuống cấp của các chủ xưởng thì chạy theo lợi
nhuận, còn công nhân như là công cụ giản đơn để làm giàu. Của cải được tích
lũy vào tay một số người, còn đông đảo quần chúng thì nghèo khổ. Theo R.
Owen, nguyên nhân của sự giảm sút đời sống chính là do sự áp dụng máy móc
làm cho con người trở thành dư thừa và bị giảm giá. Ông đánh giá khá đúng đắn
ý nghĩa to lớn của sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời đại cách mạng
công nghiệp.
Xã hội mới đó vận hành hợp lý đó theo nguyên tắc sở hữu chung và lao động
chung, kết hợp lao động trí óc và chân tay, sự phát triển toàn diện của cá nhân,
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. (xã hội mới là xã hội xã hội chủ nghĩa)
Ông đã tạo ra một lý thuyết trong đó người lao động phải làm việc ít giờ hơn
quy định trước đây và được trả lương cao hơn trước. Ông khuyến khích việc tạo
ra một môi trường tổ chức nơi mọi người có thể cộng tác và sáng tạo để tăng
năng suất. Là một phần của Lý thuyết quản lý và ghi chú thực hành, những
đóng góp của ông cho công tác quản lý đã cải thiện điều kiện làm việc trong các
nhà máy.
Năm 1815, ông đã đề nghị Chính phủ Anh thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ,
nhưng bị bác bỏ, 4 năm sau đạo luật này mới được thực hiện và bị bớt xén.
Robert Owen tập trung vào việc tăng năng suất của bất kỳ tổ chức nào bằng
cách tạo ra một môi trường thuận lợi cho nhân viên và công nhân. Vì lý do này,
điều kiện làm việc trong các nhà máy đã được cải thiện đáng kể. Thời gian cho
giờ làm việc giảm so với các giới hạn quy định trước đó và tiền lương cũng hợp
lý hóa.

2. Ứng dụng trong quản trị:


-Ứng dụng trong tổ chức và lãnh đạo:
Thứ nhất, cần phải tạo ra một môi trường làm việc có tổ chức cho công
nhân, từ đó có thể gia tăng sự hợp tác giữa các công nhân, gia tăng năng
suất tạo ra sản phẩm. Thứ hai là phải phân chia công việc, thời gian làm
việc hợp lý cho các công nhân, đồng thời phải chi trả một mức lương hợp
lý với công sức của nhân viên, tránh để 1 nhân viên phải đảm đương quá
nhiều công việc trong một thời gian dài, hay chi trả cho nhân viên một
mức thù lao không xứng đáng, để từ đó nâng cao chất lượng làm việc và
thái độ của nhân viên.
- Cần phải phối hợp giữa việc sử dụng máy móc và nhân công, tránh
sự chú trọng vào phát triển máy móc mà quên đi việc phát triển
công nhân, tránh lạm dụng máy móc, cần phải nhớ dù máy móc có
phát triển thì vai trò chính của sản xuất vẫn thuộc về con người.
- Con người sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc, chính môi
trường sẽ góp phần lớn trong việc hình thành nhân cách của con
người, nên cần xây dựng một môi trường làm việc tốt, hòa hợp để
từ đó nâng cao tinh thần, nhân cách cho nhân viên
3. Học thuyết có còn phù hợp?
- Owen đưa ra quan điểm về việc quản lý chuyên nghiệp. Với cương vị
người quản lý, ông cho rằng gia tăng năng suất và hiệu quả công việc gắn
bó chặt với nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho công nhân. Một
số biện pháp như giảm giờ làm, tăng tiền lương, tạo môi trường thuận lợi
cho sự cộng tác.. đã được đưa ra.
Đây là một quan điểm đúng đắn và còn phù hợp với tình hình hiện tại. Ngày
nay, việc tập trung cải thiện môi trường và chế độ làm việc luôn được các tổ
chức, doanh nghiệp quan tâm nhằm cải thiện năng suất và hiệu quả làm việc cho
nhân viên. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhân tố ngoại cảnh kể đến như ánh
sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, cây cối, cách bài trí, thiết kế của môi trường làm việc
có tác động trực tiếp đến với hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, mức lương được
nâng cao cùng với các chế độ đãi ngộ, phụ cấp tỏ ra hấp dẫn với người lao động,
thúc đẩy và tạo động lực, góp phần vào sự hiệu quả trong hoạt động doanh
nghiệp.
Google, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, chủ trương xây
dựng môi trường làm việc thuận lợi nhất cho nhân viên bằng cách xóa bỏ mọi
rào cản, kích thích khả năng sáng tạo, trao đổi, thúc đẩy gia tăng năng suất lao
động.
- Bên cạnh đó, lý thuyết về quản lý của ông cũng đề cập đến tầm quan
trọng như nhau trong sự kết hợp giữa con người và máy móc đối với quá
trình sản xuất.
Đây là một nhận định đúng đắn và phù hợp. Với sự phát triển nhanh chóng, máy
móc và công nghệ gia tăng tính tốc độ và chính xác của quá trình sản xuất vật
chất. Trong khi đó, con người cũng không ngừng nâng cao trình độ và kỹ năng
để đáp ứng yêu cầu sử dụng, quản lý máy móc hiệu quả. Cả 2 yếu tố góp phần
bù trừ và khắc phục lẫn nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://www.vedantu.com/commerce/development-of-management-theory
https://lytuong.net/hoc-thuyet-kinh-te-cua-robert-owen/
https://study.com/academy/lesson/robert-owens-management-theory.html

You might also like