You are on page 1of 3

Tạo động lực trong lao động

I. Khái niệm động lực, tạo động lực và các yếu tố tạo động
lực trong lao động
1. Khái niệm
Động lực là sự khao khát và tự nguyện của con người nhằm
tăng cường mọi nỗ lực để đạt được một mục tiêu một kết quả
nào đó.
Tạo động lực được hiểu là một hệ thống, chính sách, biện
pháp, cách thức tác động vào quá trình làm việc của người
lao động đây chính là khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất
lao động và hiệu quả công tác của doanh nghiệp. Đây cũng là
trách nhiệm của các nhà quản trị, của những người quản lí
trong quả trình tạo ra sự gắng sức tự nguyện của người lao
động có nghĩa là tạo được động lực làm việc cho nhân viên
của mình.
2. Các yêu tố tạo động lực trong lao động
Có những yêu tố nằm chính trong bản thân con người, có
những yếu tố nằm trong môi trường sống và làm việc, học tập
của con người,
Những yếu tố thuộc về co người bao gồm: Hệ thống nhu cầu
của cá nhân, các mục tiêu giá trị cá nhân, thái độ trong lao
động, khả năng và kỹ năng lao động và kể cả các đặc điểm
nhân cách của cá nhân.
Những yếu tố thuộc vầ môi trường sống, làm việc, học tập
của con người bao gồm: Công việc (hay nhiệm vụ lao động)
hệ thống kỹ thuật, công nghệ, các điều kiện lao động, văn hóa
của doanh nghiệp, kiểu lãng đạo, cấu trúc của tổ chức (cơ cấu
tổ chức bộ máy quản lý), các chính sách về nhân sự, sự thực
hiện các chính sách đó cũng như các yếu tố xã hội và thể chế
xã hội.
Động lực lao đông chính là kết quả tác động tổng hợp tất cả
các yếu tố
II. Các phương hướng tạo động lực
1. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc
Đây là lĩnh vực đầu tiên mà người quản lý cần quan tâm. Trong
lĩnh vực này người quản lý có 3 việc cần phải làm:
Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho người ao
động hiểu rõ mục tiêu đó.
Xác định nhiệm vụ cụ thể của người lao động và các tiêu
chuẩn thực hiện công việc, ở đây, bản mô tả công việc và tiêu
chuẩn thực hiện công việc đóng vai trò rất quan trọng.
Đánh giá thường xuyên và công bằng mực độ hoàn thành
nhệm vụ của từng người lao động từ đó giúp họ có thể làm
việc tốt hơn.

2. Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hòn thành công việc
Trong lĩnh vực này, người quản lý có trách nhiệm tạo điều kiện
giúp cho người lao động thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng
nhất, có hiệu quả cao nhất bao gầm các phương hướng sau:
Tuyển chọn và bố trí người lao động phù hợp để thục hiện
công việc
Loại trừ các trở ngại cho việc thực hiện công việc
Cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc
Thực chất đây là việc quan tâm hoàn thiện các yếu tố tổ chức lao
động như phân công, hiệp tác lao động, tổ chức và phục vụ nơi
làm việc, cải thiện điều kiện lao động nói cách khác là tạo ra môi
trường làm việc thuận lợi cho người lao động.
1.Kích thích lao động
- Sử dụng tiền công/tiền lương như một công cụ cơ bản để kích
thích vật chất đối với người lao động. Tiền công/tiền lương là bộ
phận chủ yếu trong thu nhập và biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh
tế của người lao động. Do đó, nó phải được sử dụng như là một đòn
bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động. Tiền
công/tiền lương phải được trả thỏa đáng so với sự đóng góp của
người lao động, và phải công bằng.
- Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích tài chính như: tăng
lương tương xứng thực hiện công việc, áp dụng các hình thức trả
công khuyến khích, các hình thức tiền thưởng, phần thưởng... để
nâng cao sự nổ lực và thành tích lao động của người lao động.
- Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích phi tài chính để thỏa
mãn các nhu cầu tinh thần của người lao động như: khen ngợi, tổ
chưc thi đua, xây dựng bầu không khí tâm lý-xã hội tốt trong các
tập thể lao động, tạo cơ hội học tập, phát triển, tạo cơ hội nâng cao
trách nhiệm trong công việc, cơ hội thăng tiến
2. Các chương trình hành động
 Chế độ đưa đề án
 Hoạt động theo nhóm ít người
 Chế độ đăng ký mục tiêu phấn đấu
 Tổ chức và đẩy mạnh các phong trào thi đua
 Chương trình thời gian làm việc linh hoạt
 Chương trình dân chủ hóa nơi làm việc
(Công ty do công nhân làm chủ
Phong trào tự quản của nhân viên)

You might also like