You are on page 1of 3

Trường phái cổ điển về quản trị:

Lý thuyết quản trị khoa học: còn được gọi là Chủ nghĩa Taylor– Taylorism, với
những ý tưởng cốt lõi được phát triển vào thập niên 1890 bởi Frederick Winslow
Taylor, lý thuyết này đạt đến đỉnh cao vào những năm 1910, đến thập niên 1920, cho
dù vẫn có ảnh hưởng rộng khắp, nhưng đã bắt đầu có những thuyết mới và các ý kiến
đối lập, và dần trở nên lỗi thời từ sau những năm 1830.
Có nhiều tác giả đóng góp vào dòng lý thuyết này như:
+Charles Babbage: một nhà toán học Anh tìm cách tăng năng suất lao động. Cùng
với Adam Smith ông chủ trương chuyên môn hoá lao động, dùng toán học để tính
toán cách sử dụng nguyên vật liệu tối ưu, cũng là người đầu tiên đề nghị phương pháp
chia lợi nhuận để duy trì quan hệ giữa công nhân và người quản lý
+Frank & Lillian Gilbreth: là những người đầu tiên trong việc nghiên cứu thời
gian - động tác cụ thể là phát triển các hệ thống các thao tác để hoàn thành một công
tác, hệ thống các động tác khoa học nêu lên những tương quan giữa loại động tác và
tần số với sự mệt nhọc trong lao động, xác định những động tác dư thừa làm phí phạm
năng lực, loại bỏ những động tác dư thừa, chú tâm vào những động tác thích hợp làm
giảm mệt mỏi và tăng năng suất lao động.
+Henry Grantt: Ông phát triển sơ đồ Gantt mô tả dòng công việc cần để hoàn
thành một nhiệm vụ, vạch ra những giai đoạn của công việc theo kế hoạch, ghi cả thời
gian hoạch định và thời gian thực sự. Gantt cũng đưa ra một hệ thống chỉ tiêu công
việc và hệ thống khen thưởng cho công nhân và quản trị viên đạt và vượt chỉ tiêu
Fededrick W. Taylor: Taylor được coi như là cha đẻ của lý thuyết "Quản lý theo
khoa học".các nghiên cứu coi "Chủ nghĩa Taylor" chỉ là "nền tảng" của lý thuyết. Ban
đầu, Taylor gọi cách tiếp cận của mình là "shop management" và "process
management". Năm 1910, khi Louis Brandeis phổ biến tên gọi "Quản lý theo khoa
học" Taylor nhận ra nó phù hợp hơn cho ý tưởng của mình, và ông bắt dùng nó trong
chuyên khảo: “các nguyên tắc quản trị một cách khoa học” (Principles of scientific
management) xuất bản lần đầu ở Mỹ vào năm 1911. Lý thuyết quản lý khoa học của
Federick Taylor là lý thuyết mà trong đó áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật công nghiệp
để tạo ra một hệ thống tránh lãng phí, quy trình và phương thức sản xuất được cải
thiện và hàng hóa được phân phối công bằng. Những cải tiến này phục vụ lợi ích của
người sử dụng lao động, nhân viên và xã hội nói chung.
Khi đang làm đốc công và thợ máy tiện ở Midvale Steel, Taylor nhận ra sự khác biệt
bẩm sinh, hình thành bởi nhiều yếu tố như tài năng, trí thông minh, hay động lực, của
các nhân công khác nhau thì khác nhau. Ông là một trong những người tiên phong áp
dụng khoa học vào tình huống này, ông đã tìm ra và chỉ trích mãnh liệt các nhược
điểm trong cách quản lý cũ, theo ông các nhược điểm chính là:
+ Thuê mướn công nhân trên cơ sở ai đến trước mướn trước, không lưu ý đến khả
năng và nghề nghiệp của công nhân
+ Công tác huấn luyện nhân viên hầu như không có hệ thống tổ chức học việc + Công
việc làm theo thói quen, không có tiêu chuẩn và phương pháp. Công nhân tự mình
định đoạt tốc độ làm việc.
+ Hầu hết các công việc và trách nhiệm đều được giao cho người công nhân
+ Nhà quản trị làm việc bên cạnh người thợ, quên mất chức năng chính là lập kế
hoạch và tổ chức công việc. Tính chuyên nghiệp của nhà quản trị không được thừa
nhận .
Thật vậy, hiểu lý do và phương thức để có dung hòa những khác biệt giữa khả năng
của nhân công, qua đó sắp xếp họ vào vị trí phù hợp, rồi nhân rộng sang những nhân
công khác, bằng cách tạo ra các tiêu chuẩn. Ông cho rằng, kinh nghiệm truyền thống
và quy tắc theo kinh nghiệm nên được thay thế bằng cách khai thác chuỗi thao tác
chính xác, với mục đích tăng năng suất lao động và giảm bớt những cố gắng của nhân
công.
Quan điểm:
F.W.Taylor nhìn nhận con người như một cái máy, ông cho con người là một kẻ trốn
việc và thích làm việc theo kiểu người lính, vì thế cần thúc họ làm việc bằng cách
phân chia các công việc một cách hết sức khoa học để chuyên môn hoá các thao tác
của người lao động, để họ hoạt động trong một dây chuyền và bị giám sát chặt chẽ,
không thể lười biếng
Nghiên cứu của F.W.Taylor là:
- Mối liên hệ giữa người công nhân với nguyên vật liệu và máy móc
- Mối liên hệ giữa công nhân với nhau
Taylor tìm cách giảm thời gian hao phí của công nhân trên mỗi bước công việc bằng
cách tối ưu hoá cách thức thực hiện công việc.
Bốn nguyên tắc quản trị khoa học:
- Nghiên cứu khoa học từng động tác của công nhân để thay thế cho cách làm cũ là
đơn thuần dựa vào kinh nghiệm.
- Tuyển chọn công nhân một cách khoa học, đào tạo, giáo dục và giúp họ trưởng
thành.
- Cộng tác với người thợ đến mức có thể tin chắc rằng công việc được làm đúng với
các nguyên tắc có căn cứ khoa học đã định.
- Chủ và thợ phải cùng nhau chia sẻ công việc và chức trách. Phía chủ phải gánh vác
phần việc quan trọng hơn của mình, không đẩy hết mọi việc và phần lớn chức trách về
phía công nhân như trước kia.
Với cách làm việc mới này, người công nhân được phát huy tốt hơn vai trò của mình
trong sự cộng tác và giúp đỡ của người chủ, vì thế kiểu quản lý mới mang lại hiệu quả
cao hơn so với cách quản lý cũ.
Bên cạnh đó là các công tác quản trị tương ứng:
+ Nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp lý nhất để thực hiện công việc
+ Dùng cách mô tả công việc để chọn lựa công nhân, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn và
hệ thống huấn luyện chính thức
+ Trả lương theo nguyên tắc khuyến khích theo sản lượng, bảo đảm an toàn lao động
bằng dụng cụ thích hợp.
+ Thăng tiến trong công việc, chú trọng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động
Tóm lại:
Những ý tưởng của Taylor và các thành viên khác thuộc trường phái quản trị khoa học
có nhiều đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng quản trị như: kỹ năng quản
trị qua phân công và chuyên môn hoá quá trình lao động, hình thành quy trình sản
xuất dây chuyền (do Henry Ford ứng dụng lý thuyết của Taylor vào hệ thống dây
chuyền sản xuất ôtô con của ông ta); nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và
huấn luyện nhân viên, đầu tiên dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao động; nhấn mạnh
việc giảm giá thành để tăng hiệu quả, dùng những phương pháp có hệ thống và hợp lý
để giải quyết các vấn đề quản trị và ngày nay vẫn được áp dụng ở nhiều công ty

You might also like