You are on page 1of 3

Lý thuyết quản lý chung của Frederick W.

Taylor

1.Thuyết quản lý theo khoa học (Scientific management):

Quản lý theo khoa học (còn được gọi là Chủ nghĩa Taylor– Taylorism,
Luật phối hợp cổ điển - Classical Perspective) là lý thuyết quản lý dựa
trên quá trình phân tích, tổng hợp các quy trình công việc nhằm nâng
cao năng suất lao động (hợp lý hóa lao động). Những ý tưởng cốt lõi của
lý thuyết được phát triển trong thập niên 1890 bởi Frederick Winslow
Taylor, ông tin rằng các quyết định dựa trên kinh nghiệm truyền thống và
quy tắc theo kinh nghiệm (rule of thumb) nên được thay thế bằng cách
khai thác chuỗi thao tác chính xác sau khi nghiên cứu cẩn thận các cá
nhân trong quá trình làm việc. Lý thuyết của Taylor đạt đến đỉnh cao của
nó trong những năm 1910; đến thập niên 1920, cho dù vẫn có ảnh hưởng
rộng khắp, nhưng đã bắt đầu có những thuyết mới và các ý kiến đối lập.
Mặc dầu lý thuyết Quản lý theo khoa học trở nên lỗi thời dần từ sau
những năm 1930, những nội dung cơ bản nhất của lý thuyết, bao gồm ý
tưởng về phân tích, tổng hợp, lập luận, cũng như về tinh thần lao
động của nhân công, vẫn có vai trò quan trọng trong nhiều ngành công
nghiệp cũng như phương pháp quản lý ngày nay.

2. 4 nguyên tắc chính:

- Đối với mỗi yếu tố trong công việc của một nhân công, hãy thiết lập
một phương pháp có tính cách khoa học thay vì chỉ làm việc theo thói
quen.
- Đối với mỗi nhân công, hãy cẩn thận chọn lựa, huấn luyện, tái huấn
luyện và phát triển họ theo phương pháp và bài bản có tính cách khoa
học.
- Kiểm soát nhân công để bảo đảm rằng tất cả mọi công việc được hoàn
thành theo đúng những qui định đã được đề ra. Sử dụng các biện pháp
kinh tế để động viên công nhân làm việc. Theo đó, ông đề ra phương
pháp trả lương theo sản phẩm.
- Trong mỗi khâu, công việc và trách nhiệm được san sẻ công bằng giữa
quản trị viên và nhân công dựa trên cấp bậc. Quản trị viên nắm giữ và
hoàn thành những công việc đúng với công tác của mình.

3. Cách thực hiện:

- Phát triển một phương thức chuẩn cho việc thực thi mỗi công việc.

- Chọn người lao động có khả năng thích hợp cho từng công việc cụ thể.
- Đào tạo đội ngũ công nhân theo phương thức chuẩn đã được phát triển
trước đó.

- Hỗ trợ công nhân bằng cách giúp họ quy hoạch công việc và loại bỏ
những gián đoạn không cần thiết.

- Trả lương ưu đãi cho công nhân để tăng sản lượng.

4. Các đóng góp:

- Phương pháp tiếp cận khoa học để thúc đẩy tiến bộ và quản lý doanh
nghiệp

- Tầm quan trọng của điều chỉnh hiệu suất

- Bắt đầu có những nghiên cứu cẩn thận về phân công lao động và vai
trò trong hoạt động tác nghiệp.

- Tầm quan trọng của các tiêu chí lựa chọn

5. Các yếu tố:

- Người lao động được xác định rõ trách nhiệm/thẩm quyền một cách
chính thức

- Địa vị được đặt theo thứ bậc và quản lý theo chiều dọc (cấp dưới thuộc
sự quản lý của cấp cao hơn).

- Lựa chọn kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn hay kinh nghiệm

- Hoạt động và quyết định được ghi lại cho phép ghi nhớ và thực hiện
liên tục.

- Quản lý có sự khác nhau dưới góc độ quyền sở hữu và cơ cấu tổ chức.

- Quản lý dựa trên nguyên tắc /chuỗi thủ tục cho phép dự đoán chắc
chắn/xác thực hành vi.

6. Nhược điểm:

Mặt trái của thuyết Taylor này là ở chỗ: Định mức lao động ngặt nghèo
đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực. Công nhân bị gắn chặt với dây
chuyền sản xuất, làm việc như người máy biết nói. Tâm sinh lý của họ bị
biến dạng, nhân cách khủng khoảng.
Việc ứng dụng quản lý theo khoa học đôi khi gặp thất bại bởi hai khó
khăn cố hữu:

- Nó không kể đến sự khác biệt cá nhân, đó là việc cách thức làm việc
hiệu quả nhất cho người này có thể lại kém hiệu quả cho người kia;

- Nó không xét tới thực tế là những lợi ích kinh tế của người lao động và
nhà quản lý là hiếm khi trùng nhau

You might also like