You are on page 1of 19

I.

Bối cảnh lịch sử


4 mốc quan trọng:
1. Trước công nguyên: Tư tưởng quản trị sơ khai, gắn liền với tư tưởng tôn giáo triết
học.
2. Thế kỉ 14: Sự phát triển của hoạt động thương mại thúc đẩy sự phát triển của quản
trị.
3. Thế kỷ 18: Cuộc cách mạng công nghiệp là tiền đề xuất hiện của lý thuyết quản trị.
Cuộc Cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 18 tại Anh có thể được xem là sự kiện có
ảnh hưởng quan trọng nhất đến khoa học quản trị. Trong giai đoạn này, máy móc
thay thế cho lao động thủ công, cùng với sự phân công lao động đã tạo ra các công
xưởng lớn, hiệu quả. Các tổ chức lớn hơn này đòi hỏi hoạt động quản lý chính tắc, từ
việc dự báo nhu cầu, đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu, phân công lao động,đảm bảo
máy móc được bảo quản và hoạt động trong điều kiện làm việc tốt nhất, các tiêu
chuẩn công việc được duy trì, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm v.v. Nói cách khác,
lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra đã trở nên cần thiết.
4. Thế kỷ 19: Sự xuất hiện của nhà quản trị chuyên nghiệp đánh dấu sự ra đời của các
lý thuyết quản trị.
II. TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN
I. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ KHOA HỌC
TÁC GIẢ: Fredrick W Taylor và các cộng sự cùng soạn thảo cuốn “Những
nguyên tắc quản trị một cách khoa học" xuất bản năm 1911.
F. Taylor đã nghiên cứu thực tiễn quản trị ở các xí nghiệp công nghiệp ông đã đưa ra
hai nguyên nhân làm cho năng suất lao động thấp và công việc quản trị kém hiệu quả
đó là:
 Công nhân không biết phương pháp làm việc.

 Công nhân làm việc không hãng hái nhiệt tình.

Quản trị khoa học là phải tìm ra phương thức hoạt dộng thích hợp khiến cả chủ và thợ
có thể gắn bó với nhau, hợp tác để đạt mục tiêu chung là năng suất và hiệu quả.

[Type here]
Do quản điểm với Taylor còn có nhiều tác giả khác như: Henry Lawrence Gantt, ông
bà Gilbreth ... nhữna tác giả sau này đã bổ sung thêm một số ý tương làm cho K
thuyết quản trị khoa học được hoàn thiện hơn Chana hạn như 11 Gantt đã đề xuất
phương pháp quản K sản xuất theo biểu dồ (Biểu đồ Gantt). Lilian Gilbreth dà lưu ý
đen khía cạnh tâm lý trong quản trị.

Những nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết của Taylor là:


- Xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện công việc, nhiệm vụ của
từng công nhân
- Lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương pháp khoa
học để thực hiện công việc
-Tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện theo đúng
phương pháp
- Xây dựng và củng cố quan hệ giữa người lao động và nhà quản trị
Biện pháp thực hiện:để thực hiện những nguyên tắc của mình,Taylor đã tiến
hành:
- Nghiên cứu các loại thời gian làm việc của công nhân theo từng công việc.
- phân chia công việc của từng công nhân thành những công việc bộ phận nhỏ để
cải tiến và tối ưu hóa.
- Xây dựng hệ thống khuyến khích người lao động làm việc, thực hiện trả công
theo lao động.
Những kết quả qua áp dụng lý thuyết của Taylor là năng suất lao động tăng lên
rất nhanh và khối lượng sản phẩm tăng nhiều.Tuy nhiên,lý thuyết của Taylor
nghiêng về “kỹ thuật hóa, máy móc hóa” con người, sức lao động bị khai thác
kiệt quệ làm cho công nhân đấu tranh chống lại các chính sách về quản trị.

b. Ưu điểm :

[Type here]
_ Nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, cắt giảm hao phí thời gian, tiền bạc và
sức lực, làm ra sản phẩm nhanh và rẻ hơn.

c. Hạn chế :

_ Phạm vi ứng dụng chỉ giới hạn trong tổ sản xuất cho đến phân xưởng.

_ Tính nhân bản thấp, ít quan tâm đến khía cạnh con người.

_ Quan niệm chưa đầy đủ về nhu cầu của con người.

II. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH:


Đây là lên gọi để chỉ cách thức quản trị áp dụng chung cho mọi tổ chức do Henry
Fayol (Pháp) và Max Weber (Đức) khởi xướng.

Lý thuyết này cho rằng yếu tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất hiệu quả của một
xí nghiệp là sự sắp xếp, tố chức công việc của nhà quản trị. Việc tổ chức, sấp xếp đó
H. Fayol gọi là quản trị tổng quát. Ông chia các loại công việc của doanh nghiệp làm
6 loại:

 Công việc kỹ thuật (Sản xuất).


 Công việc trong lĩnh vực hoạt động thương mại (Mua. bán).
 Công việc hoạt động trong lĩnh vực tài chính (Tạo và sử dụng \ ôn).
 Công việc an ninh (Bảo vệ tài sản và nhân viên).
 Công việc kế toán và thống kê.
 Công việc quản trị (Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra).

Lý thuyết này đã xây dựng hệ thống các phương pháp và nguyên tắc mà các nhà quản
trị cần áp dụng để đảm bảo thành công.

Nội dung của lý thuyết quản trị tổng quát dược tóm tắt thành 14 nguvên tắc sau:

Phân chia công việc hợp lý: Sự phân chia công việc hợp lý theo hướng chuyên môn
hóa đám bào cho công việc được hoàn thành nhanh chóng và cỏ chất lượng đồng thời
tạo điều kiện để nhà quản trị giám sát, đánh giá dủng hiệu quả công việc của các
thành viên.

Phân chia thâm quyền và trách nhiệm: Xác dịnh rõ quyền và trách nhiệm của mọi
thành viên để tránh tình trạng vô trách nhiệm, vì thẩm quyền và trách nhiệm gắn chặt
với nhau. Giao trách nhiệm mà không giao quyền thì không hoàn thành được nhiệm
vụ, ngược lại có quyền mà không chịu trách nhiệm sẽ dần đến thói lạm quyền mà vò
trách nhiệm.

[Type here]
Kỷ luật: Kỷ luật là yếu tố đảm bào nề nếp nguyên tắc của một tổ chức. Kỷ luật là sự
tổn trọng những qui định mà tổ chức đặt ra. Kỷ luật chặt chẽ đảm bảo sự phối hợp, sự
thống nhất hoạt dộng đế dạt năng suất và hiệu qua cao.

Thống nhất chỉ huy: Đây là nguyên tăc một thù trường. Mồi nhân viên chi nhận
mệnh lệnh từ một câp trên trực tiếp mà thôi.

Thống nhất điểu khiến: Mỗi nhóm, mồi bộ phận cần có một người đúng đầu để chi
huy và phai có kẻ hoạch thống nhất.

Cá nhân lệ thuộc lợi ích chung: Trong tổ chức mọi người có cùng mục tiêu để phân
đâu. Do đó cá nhân phai lệ thuộc vào lợi ích chung.

Thù lao hợp lý: Nguyên tắc này mang lại sự hài lòng, thỏa mãn cho người lao động,
khuyên khích họ hăng hái làm việc.

Tập trung và phân tán, vận hành hợp lý: Nguyên tắc này nhằm đảm bao hiệu qua
quản trị cao trong toàn doanh nghiệp.

Xác định rõ cấp bậc, “Xích lãnh đạo’’ (Tuyến lãnh đạo): Nguyên tắc này đòi hỏi
phải có sự phân cấp trong quản trị, thiêt lập "Xích lãnh đạo" từ cấp cao nhất xuống
cấp thấp nhất đổ không đi chệch hướng mục tiêu đã định nhưng vận dụng phải linh
hoạt.

Trật tự: Sắp xếp người và dụng cụ máy móc đúng vị trí khoa học và hợp lý

Công bằng: Nhà quản trị phải đối xứ công bàng với nhân viên đê có thể lấy được
lòng tin, sự trung thành của họ đối với tổ chức.

Ổn định nhiệm vụ: Nó đảm bào cho mọi người có điêu kiện đẻ tập trung vào công
việc và yên tâm với công việc, tạo điều kiện chuyên môn hóa công việc.

Phát huy sáng kiến: Nguyên tẳc này giúp nhà quản trị khai thác được tài năng, trí
tuệ cùa mọi người trong tổ chức.

Đoàn kết: Nhà quản trị phải biết đoàn kết mọi người trong tố chức để tạo ra sức
mạnh tập thể.

Đồng quan điểm với Henry Fayol còn có Max Weber (Đức). Ông cho rằng các tổ
chức hành chính cần đảm bảo các yêu cầu sau:

 Mọi hoạt động của tổ chức đều căn cứ vào văn bản qui định. Chỉ có những
người có chức vụ mới được giao quyền quyết định.
 Chỉ có người có năng lực mới được giao chức vụ.
 Mọi quyết định trong tố chức phải mang tính khách quan.
[Type here]
Những nội dung nổi bật của lý thuyết quản trị tổng quát liên quan đến cách sắp xếp tổ
chức như: Nguyên tắc tổ chức hình tháp, sự phân chia cấp bậc thống nhất chỉ huy
thống nhất điều khiển, sự ủy quyền, sự phân chia phạm vi quản trị... là những luận
điểm khoa học về quản trị.

b. Ưu điểm :

_ Xây dựng cơ cấu rõ ràng cũng như trách nhiệm và quyền hạn từ các nhà quản trị
cấp cao đến các công nhân thấp nhất.

_ Các nguyên tắc luôn được đảm bảo để hoàn thành tốt mục tiêu chung của tổ chức.

c. Nhược điểm :

_ Không đề cập đến tác động của môi trường.

_ Không chú trọng đến tính hợp lý trong hành động của nhà quản trị.

III. Nhận xét về trường phái quản trị cổ điển

Nhìn chung, lý thuyết quản trị cổ điển đặt cơ sở nền tảng cho khoa học quản trị phát
triển. Những vấn đề cơ bản của quản trị là sự phân công, tiêu chuẩn hóa và hợp lý
hóa lao động cũng như sự sắp xếp cơ cấu tổ chức một cách khoa học cùng với việc
thực hiện các chức năng quản trị như điều khiển kiểm tra... đều đã được đề cập đến.

Nhờ sự ra đời của lý thuyết quản trị một cách khoa học và lý thuyết quản trị tổng quát
mà các xí nghiệp công nghiệp thời đó đã có những bước tiến đáng kể về cách thức
quản trị để đạt năng suất và hiệu quả cao.

Tuy nhiên do điều kiện lịch sử các tác giả của trường phái này còn có những hạn chế
trong việc nhận thức về vai trò cùa yếu tố tâm lý, yếu tố con người trong quản trị.
Mặt khác họ còn chưa quan tâm đến các yếu tố của môi trường bên ngoài cũng như
ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động của tổ chức.

Ưu điểm
- Chỉ ra cấu trúc, chức năng và hoạt động quản lí rõ ràng.

- Phân công lao động có thể khiến cho các nhiệm vụ trở nên dễ dàng hơn, có thể giúp
nâng cao năng suất.

Nhược điểm
- Phụ thuộc vào kinh nghiệm và hầu như chỉ có thể áp dụng trong hoạt động sản xuất.

- Cố gắng dự đoán và kiểm soát hành vi của con người, bỏ qua tầm quan trọng của
mối quan hệ và sự sáng tạo của con người.
[Type here]
- Về bản chất, lí thuyết này xem công nhân gần như là máy móc, không tính đến sự
hài lòng của công việc, những lợi ích mà tinh thần và ý kiến của nhân viên có thể
đem lại.
Trường phái tâm lý xã hội

Những đóng góp của Mary Paker Follet (1863-1933):

1. P. Follet (1863-1933) là đại biểu nổi bật của trường phái tâm lý – xã hội
trong quản lý. Học thuyết của bà có nhiều giá trị nổi bật:

– Quan niệm về quản lý: Follet cho rằng quản lý là nghệ thuật khiến công việc của
bạn được hoàn thành thông qua người khác.

– Nghệ thuật quản lý mà Follet quan niệm bao gồm những nội dung:

+ Nghệ thuật giải quyết mâu thuẫn

Trong một tổ chức với nhiều thành viên khác nhau luôn chứa đựng mâu thuẫn. Mâu
thuẫn là sự khác biệt về ý kiến. Mâu thuẫn giống như là ma sát cho nên nó không tốt
và cũng không xấu. Điều quan trọng là nhà quản lý phải biết cách giải quyết mâu
thuẫn. Trong ba phương pháp giải quyết mâu thuẫn, Follet nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp thống nhất. Phương pháp này mới
đưa lại tính triệt để trong giải quyết mâu thuẫn nhưng thực hiện nó là hết sức khó
khăn.

+ Nghệ thuật ra quyết định

Ra quyết định theo Follet là một nhiệm vụ tất yếu của các nhà quản lý. Tuy nhiên, nội
dung và hình thức ra quyết định phải được thực hiện dựa vào yếu tố tâm lý – xã hội
chứ không phải như cách truyền thống mà các lý thuyết cổ điển đã thực hiện. Ra
quyết định có nghệ thuật phải được biểu hiện ở chỗ:

Nội dung của quyết định phải chứa đựng sự thống nhất về lợi ích giữa chủ thể quản lý
và đối tượng quản lý, nghĩa là nó phải là sản phẩm của “quy luật hoàn cảnh”. Bà phê
phán những quyết định theo kiểu “ông chủ” hoặc là tình trạng nhà quản lý bỏ rơi
mệnh lệnh, tức là không ra quyết định.

[Type here]
Hình thức của quyết định phải rõ ràng, có sự giải thích để người nhận lệnh hiểu được
nội dung của mệnh lệnh và cung cấp những điều kiện cần thiết để thực hiện mệnh
lệnh một cách thuận lợi.

+ Phân biệt giữa quyền lực và thẩm quyền

Quyền lực là do chức vị quy định, thẩm quyền là do chức năng, nhiệm vụ mang lại.
Giữa quyền lực và thẩm quyền có mối quan hệ hữu cơ nhưng cũng có sự tồn tại độc
lập tương đối. Nếu nhà quản lý nhầm lẫn, lẫn lộn vai trò của quyền lực và thẩm
quyền thì sẽ dẫn tới sự rối loạn trong hoạt động của tổ chức. Follet đánh giá cao hiệu
quả của trách nhiệm luỹ tích (trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cộng đồng) và khuyến
cáo tác động tiêu cực của quyền lực tuyệt đối (quyền lực cá nhân).

+ Phẩm chất và năng lực của người quản lý

Để thực hiện được nghệ thuật quản lý, chủ thể quản lý phải biết thống nhất các khác
biệt của cấp dưới nhằm tạo ra hợp lực chung của tổ chức; phải hiểu biết thấu đáo và
có lòng tin vào tương lai, cần phải nhìn xa trông rộng đồng thời phải hiểu được vị trí
của mỗi cá nhân trong tập thể luôn biến đổi. Họ cần phải có những phẩm chất cá nhân
như tính kiên trì, năng lực thuyết phục, sự khéo léo trong ứng xử. Nhà quản lý là
người phối hợp các nguồn lực và đồng thời là một nhà giáo dục.

Đóng góp của Elton Mayo

Trải qua thời gian, các nhà quản trị đã nghiên cứu và đưa ra nhiều trường phái
quản trị khác nhau. một trong những trường phái được các nhà quản trị quan tâm đó
là trường phái quản trị theo tâm lý xã hội.

Vào năm 1927, Elton Mayo - giáo sư giảng dạy và nghiên cứu kỹ nghệ tại Đại
Học đường Harvard, khởi công nghiên cứu tại nhà máy Western Electric’s
Hawthorne Work để tìm hiểu động cơ nào đã thúc đẩy nhân công tại nhà máy này đạt
thành tích cao. Khi công trình nghiên cứu hoàn tất năm 1932, ông kết luận rằng
phương pháp làm việc có tính cách khoa học của ngành quản trị cổ điển với Frederick
W. Taylor là đại diện, mang lại hiệu năng quản lý với kết quả tốt, nhưng không hoàn
chỉnh. Lý do là một con người bằng xương bằng thịt với tất cả sinh khí và cảm xúc,
[Type here]
không thể được đối xử như máy móc vô tri giác, và lại càng không nên áp đặt họ
bằng một hệ thống mà không quan tâm tới nhu cầu của họ.

Mayo giới thiệu một phương pháp mới gọi là phương pháp quản trị theo tâm lý xã
hội. Phương pháp này nhấn mạnh đến sự thỏa mãn nhu cầu của con người, không
phải là thứ nhu cầu vật chất, nhưng là tâm lý của họ trong một tổ chức. Tư tưởng chủ
chốt của Mayo được tóm lược trong những điểm chính sau đây:

● Tổ chức phải tạo bầu khí để nhân viên cảm thấy thoải mái và thân thiện khi
làm việc.

● Tạo cơ hội để nhân viên nhận ra chân giá trị của chính mình trong tổ chức.

● Tạo được tinh thần đội ngũ trong các nhóm.

● Nhân viên cần được quan tâm và tôn trọng

Mayo đề nghị giới quản trị nên thay đổi quan niệm về nhân viên qua cách quan sát
và đối xử để đạt hiệu năng và duy trì hiệu năng lâu dài.

Lý thuyết X,Y của Douglas Mc.Gregor (1909 – 1964):

Cùng chủ trương với phương pháp của Mayo là Douglas Mc Gregor. Mc Gregor là
một nhà tâm lý xã hội. Năm 1960, ông cho xuất bản cuốn “The Human Side of
Enterprise” và trở nên nổi tiếng với lý thuyết “cây gậy và củ cà rốt”. Lý thuyết này
được rất nhiều lý thuyết gia khoa quản trị học hiện đại nhắc nhở đến trong các tác
phẩm của họ. Mc Gregor đặt ra 2 lý thuyết: Thuyết X gồm những người chưa trưởng
thành và thuyết Y gồm những người đã trưởng thành. Thuyết X chỉ những nhân viên
biếng nhác. Họ không thích làm việc nhưng phải làm việc để sống còn. Do đó, họ cần
được điều khiển và không thể tự đảm nhận trách nhiệm. Để chỉ huy nhóm này, quản
trị viên cần cả gậy lẫn cà rốt. Thuyết Y chỉ những nhân viên có ý thức, muốn làm
việc và yêu thích làm việc. Họ có tinh thần độc lập, không muốn bị chỉ huy và sẵn
sàng đảm nhận trách nhiệm. Mc Gregore nhấn mạnh rằng con người là một con vật
đầy ham muốn và ham muốn không bao giờ được thỏa mãn, do đó, đường lối quản trị
kiểm soát không động viên được con người. Ông đề nghị:

[Type here]
1. Khi tổ chức tạo được những công việc thích thú, duy trì được những quan hệ
tốt giữa các nhân viên thì nhân viên sẽ chấp nhận mục đích của tổ chức như
của chính họ.

2. Một tổ chức sẽ đạt hiệu năng nếu điều kiện làm việc tốt và nội dung công việc
rõ ràng.

3. Đối xử với nhân viên nên phù hợp với nhân cách và trình độ của chính họ.

4. Tổ chức nên quan tâm nhiều đến huấn luyện và hướng dẫn hơn là trừng phạt đè
nén.

Mc Gregor cho rằng nhóm Y là khuôn mẫu lý tưởng phù hợp với các phương
pháp quản trị. Nhưng ông nghĩ rằng thuyết Y không phù hợp với những tổ chức lớn.

Lý thuyết thang nhu cầu của Abraham Maslow (1908-1970)

Abraham Maslow phân chia nhu cầu của con người thành năm loại cơ bản:

– Nhu cầu sinh học: là những đòi hỏi về ăn, mặc, ở, đi lại và các phương tiện sinh
hoạt khác.

– Nhu cầu an toàn: bao gồm an toàn về tính mạng, tài sản và việc làm.

– Nhu cầu giao tiếp: là những quan hệ xã hội.

– Nhu cầu được tôn trọng: nghĩa là đòi hỏi người khác ghi nhận giá trị của mình.

– Nhu cầu tự khẳng định: mỗi một con người là một chủ thể có khả năng sáng tạo.

Theo Maslow, tất cả mọi người dù khác nhau về nhiều khía cạnh nhưng đều có năm
loại nhu cầu trên. Năm loại nhu cầu đó được xếp loại từ thấp đến cao, nghĩa là chúng
có vị trí khác nhau. Khi một nhu cầu cần được thoả mãn thì những nhu cầu khác tạm
thời lắng xuống. Khi nhu cầu này đã được thỏa mãn thì nhu cầu khác sẽ xuất hiện.

Ưu và nhược điểm của trường phái tâm lý xã hội

Ưu điểm:

– Bền vững.

[Type here]
– Không gây sức ép tâm lý cho đối tượng, trái lại đói tượng cảm thấy được quan tâm
nên sẽ tạo ra được sự phấn khởi, hăng hái, không khí làm việc sôi nổi, đôi khi mang
lại những kết quả vượt xa sự mong đợi.

Nhược điểm:

– Tác động chậm, cầu kỳ, không đảm bảo thực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng vẫn
cần phải có kết hợp đi kèm các phương pháp khác.

– Trường phái này yêu cầu cho người quản lý phải là người có đủ uy tín, có điều kiện
và có thời gian quan tâm chăm sóc, động viên cấp dưới.

Trường phái định lượng


Kết thúc thế chiến II và từ thập niên 50, các kỹ thuật định lượng được các nhà công
nghiệp Mỹ quan tâm và áp dụng vào việc nghiên cứu, tạo điều kiện để nâng cao tính
chính xác của các quyết định quản trị. Những tác giả tiêu biểu của trường phái lý
thuyết này có thể kể đến Robert McNamara và Charles ‘Tex’ Thornton. Kết quả từ
những cố gắng này của họ đã làm nảy sinh một lý thuyết nữa về quản trị ra đời. Lý
thuyết quản trị mới này được gọi bằng nhiều tên khác nhau: lý thuyết hệ thống, lý
thuyết định lượng về quản trị, lý thuyết khoa học quản trị. Tất cả tên gọi này nhằm để
biểu đạt ý nghĩa về lý thuyết quản trị mới này được xây dựng trên nhận thức cơ bản
rằng: “Quản trị là quyết định” và muốn việc quản trị có hiệu quả, các quyết định phải
đúng đắn.

Do sự bùng nổ của thông tin và cuộc cách mạng về thông tin, xã hội loài người có
những bước chuyển biến mang tính cách mạng mạnh mẽ trên từng nước và toàn cầu
và kéo theo nó là những thay đổi có tính cách mạng trong việc áp dụng những kỹ
thuật công nghệ cao vào các quá trình lao động. Cùng với những trào lưu này, trường
phái quản trị định lượng với cơ sở là lý thuyết quyết định, đã áp dụng có hiệu quả
thống kê và sự phát triển của mô hình toán kinh tế với sự trợ giúp của máy tính điện
tử vào quá trình ra quyết định.
[Type here]
Quan điểm cơ bản của lý thuyết định lượng trong quản trị khác biệt rất xa so với quan
điểm của hai nhóm lý thuyết trên. Cả hai lý thuyết cổ điển và tâm lý xã hội đều cho
rằng hiệu quả trong quản trị tuỳ thuộc vào năng suất của người lao động, trong khi lý
thuyết định lượng lại cho rằng nó tuỳ thuộc vào sự đúng đắn trong các quyết định của
nhà quản trị. Trường phái này dựa trên suy đoán là tất cả các vấn đề đều có thể giải
quyết được bằng các mô hình toán, và nó có các đặc tính sau:

1. Nhấn mạnh phương pháp khoa học trong khi giải quyết các vấn đề quản trị.

2. Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để giải quyết các vấn đề

3. Sử dụng các mô hình toán học.

4. Định lượng hóa các yếu tố có liên quan và áp dụng các phép tính toán học và xác
suất thống kê.

5. Chú ý các yếu tố kinh tế – kỹ thuật trong quản trị hơn là các yếu tố tâm lý xã hội

6. Sử dụng máy tính điện tử làm công cụ.

7. Tìm kiếm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín.

Ưu và nhược điểm của trường phái định lượng

Ưu điểm:

– Định lượng là sự nối dài của trường phái cổ điển (quản trị một cách khoa học)

– Trường phái định lượng thâm nhập hầu hết trong mọi tổ chức hiện đại với những kỹ
thuật phức tạp. Ngày nay khoa học quản trị, quản trị tác nghiệp và quản trị hệ thống
thông tin rất quan trọng cho các nhà quản trị các tổ chức lớn và hiện đại.

- Các kỹ thuật của trường phái này đã đóng góp rất lớn trong việc nâng cao trình độ
hoạch định và kiểm tra hoạt động.

Nhược điểm:

– Không chú trọng đến yếu tố con người trong tổ chức quản trị.

– Các khái niệm và kỹ thuật quản trị của lý thuyết này khó hiểu, cần phải có những
chuyên gia giỏi, do đó việc phổ biến lý thuyết này còn rất hạn chế.
[Type here]
V.CÁC TRƯỜNG PHÁI HỘI NHẬP TRONG QUẢN TRỊ

1. Trường phái quản trị quá trình (MBP) (THI)

Ø Quan điểm của khảo hướng này được đề cập từ đầu thế kỉ 20 của Henry
Fayol, nhưng thực sự chỉ phát triển nhanh và trở thành phương pháp tiếp
cận về quản trị từ năm 1960 do công của Harold Koontz.

Ø Tư tưởng này cho rằng quản trị là một quá trình liên tục của các chức năng
chung của quản trị đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát.

Ø theo quan điểm của trường phái này thì bất cứ trong lãnh vực nào từ đơn
giản đến phức tạp thì bản chất của quản trị là không thay đổi.

Ø Quá trình được hiểu là toàn bộ hoạt động từ khi hình thành ý tưởng cho đên
khi có được sản phâm đâu ra hoàn chỉnh để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ:

Ưu điểm:

-Kiểm soát liên tục dòng chảy của công việc, các hoạt động trong doanh
nghiệp.

- Phát hiện và khắc phục nhanh chóng sai hỏng do thông tin được truyền tải
nhanh giữa các bộ phận.

- Tạo điều kiện cho tất cả mọi người trong doanh nghiệp tham gia cải tiến chất
lượng. Chẳng hạn nếu đại diện bộ phận mua nguyên liệu và bộ phận sản xuất
được tham gia ngay từ công đoạn thiết kế thì đảm bảo nguyên liệu sẽ được mua
đúng yêu cầu thiết kế và yêu cầu sản xuất.

Nhược điểm:
[Type here]
● Cấp dưới ít sáng tạo vì tất cả đã được quy định chặt chẽ vì phải lệ thuộc theo
các quy định đã được đưa ra chặt chẽ
● Chủ động không cao mà tính lệ thuộc cao
● Không có tính linh động caO

2. Trường phái “Ngẫu nhiên” (tình huống/ hoàn cảnh)

Vào giữa những năm 1960, nhiều nhà lý thuyết và nhà quản trị đã không thành công
khi cố gắng áp dụng những quan điểm quản trị cổ điển và hệ thống. Do đó, một số
ngƣời cho rằng trong mỗi tình huống quản trị cụ thể phải có sự lựa chọn phương
pháp quản trị phù hợp. Từ đó xuất hiện lý thuyết quản trị ngẫu nhiên.

Ø Các nhà quản trị và lý thuyết thuộc trường phái này cho rằng trong những
tình huống khác nhau thì phải áp dụng những phương pháp quản trị khác
nhau, và quản trị được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp với nhau tùy theo từng
vấn đề cần giải quyết.

Ø Trong quản trị luôn có sự tác động của những yếu tố ngẫu nhiên, vì thế
không thể có một khuôn mẫu giải quyết cho tất cả các trường hợp mà phải
linh hoạt vận dụng.

-Điều cốt yếu của trường phái ngẫu nhiên là việc thực hành quản trị phải đảm
bảo thích ứng với những yêu cầu thực tế từ: Môi trường bên ngoài, công nghệ,
khả năng của con người trong tổ chức

Hình thức: Phương pháp tình huống ngẫu nhiên muốn kết hợp vào thực tế bằng
cách hội nhập những nguyên tắc quản trị vào trong khuôn khổ hoàn cảnh. Nó
được xây dựng trên luận đề “nếu có X thì tất có Y nhưng phụ thuộc vào điều
kiện Z”, như vậy điều kiện Z là những biến số ngẫu nhiên. Những cố gắng gần

[Type here]
đây của phương pháp tình huống ngẫu nhiên này là tìm cách cách ly biến số Z,
thay bằng những yếu tố quyết định khác của hoàn cảnh.

Phương pháp tình huống ngẫu nhiên được cho là hợp lý theo trực giác, vì các
tổ chức khác biệt nhau về kích thước, mục tiêu, nhiệm vụ, nên khó có thể có
những nguyên lý chung áp dụng một cách khái quát.

Đánh giá:

Ưu:

- Quan điểm quản trị theo tình huống dựa trên phương pháp tiếp cận tuỳ theo
tình trạng thực tế của tổ chức hoặc cá nhân mà lựa chọn giải pháp phù hợp
nhất. Vì thế, quan điểm quản trị theo tình huống hết sức linh hoạt về nguyên
tắc.

- Dựa trên phương pháp tiếp cận theo tùy tình trạng thực tế mà lựa chọn giải
pháp phù hợp nhất để ra các quyết định quản trị đòi hỏi lãnh đạo phải linh hoạt,
vì thế nó giúp quản lý nâng cao được kỹ năng lãnh đạo và có được năng lực
đưa ra quyết định

Nhược:

• Phức tạp. Gợi ý của cách tiếp cận rất đơn giản nhưng khi đi vào thực tế thì nó trở
nên phức tạp hơn.

• Phương pháp này về bản chất là mang tính phản ứng. Dẫn tới việc đôi khi việc xử lý
các tình huống trở nên khó khăn đối với người quản lý.

3. Trường phái “Quản trị hệ thống”

[Type here]
 Coi tổ chức (doanh nghiệp) là một hệ thống và hoạt động của nó vận
hành theo nguyên lý cơ bản của lý thuyết hệ thống.
 Giữa các bộ phận của doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với
môi trường có mối quan hệ tác động hữu cơ của nhau.
 Nếu quản trị hữu hiệu thì kết quả của toàn hệ thống sẽ lớn hơn tổng
những cố gắng độc lập, tức là 1+1>2.

Có hai loại hệ thống là hệ thống mở và hệ thống đóng:

● Hệ thống đóng (Khép kín) là một hệ thống không có sự tác động với môi
trường bên ngoài, loại này rât ít

● Hệ thống mở là hệ thống có sự tác động qua lại với môi trường bên
ngoài.

2 Các cấp của một hệ thống:

Một hệ thống có thể có nhiều cấp khác nhau, ví dụ một lập đoàn kinh doanh thì: Công
ty mẹ là hệ thống mẹ, các công ty con là những hệ thống con riêng rẽ ...

Hình thức: Các thành phần quan trọng của hệ thống gồm:

Đầu vào : Nguyên liệu, Nhân lực, Vốn, Thông tin, Công nghệ

Một diễn trình biến đổi : Hoạt động làm việc của nhân viên, Hoạt động quản
lý, Phương pháp hoạt động

Đầu ra : Sản phẩm hoặc dịch vụ, Kết quả tài chính, Thông tin, vv

Phản hồi : Kết quả từ đầu ra ảnh hưởng đến đầu vào.

Môi trường : Các thành phần này tạo nên các yếu tố bên trong và bên ngoài
ảnh hưởng đến hệ thống.
[Type here]
Cụ thể (mô tả): Toàn bộ tổ chức được đặt trong một bối cảnh rộng lớn với các
nhân tố bên ngoài tác động lên tổ chức gồm các yếu tố cấu thành cơ bản. tiếp
đó các tổ chức hợp lại thành hệ thống lớn hơn như một hợp lực phối sinh
(synergy) mà giá trị tổng thể lớn hơn tổng giá trị các thành phần hợp thành
(2+2>4) và mỗi thành phần sẽ tạo ra giá trị riêng gấp bội khi tương tác với cả
hệ thống mở (Open system).

Với hệ thống đóng (Closed System), hệ thống mở có ranh giới tương đối co
giãn, linh động; từ môi trường bên ngoài đi vào hệ thống và qua những quá
trình biến đổi bên trong hệ thống chuyển thành sản phẩm và dịch vụ ở các đầu
ra (outputs. Khi hệ thống hoạt động, các thông tin được phản hồi (Feedback).

Những luận điểm của trường phái quản trị hệ thống

Trường phái này đưa ra những luận điểm như:

Quản trị phải dựa trên mối liên hệ, quản hệ giữa các bộ phận trong hệ thống

Giải quyết các vấn đề quản trị phải lưu tâm đến mối tương tác qua lại trong nội bộ hệ
thống cũng như giữa hệ thổng với môi trường bèn ngoài.

Phải áp dụng các phương pháp khoa học để xử lý hài hòa mối quản hệ giữa các yếu tổ
bên trong, và giữa hệ thống với môi trường.

Để đảm bảo cho sự tổn tại và phát triển của tổ chức, các thành viên trong tổ chức phải
có chung mục đích, có tính sằn sàng phục vụ mục đích, mục tiêu chung.

Đánh giá:

Ưu:

- Phương pháp tiếp cận hệ thống đã giúp các nhà quản trị có những cách nhìn toàn
diện đối với tổ chức mà họ đang lãnh đạo. Tư duy hệ thống mở đòi hỏi các nhà quản

[Type here]
trị phải quan tâm đến toàn bộ các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài khi tiến hành
mục đích.

- Trường phái quản trị hệ thống còn giúp các nhà quản trị thấy rõ mối quan hệ tương
tác giữa các yếu tố thành phần trong tổ chức trên phương tiện chúng là một tập hợp
đồng bộ có mối liên hệ hữu cơ với nhau.

Nhược:

- Nó không cung cấp các khái niệm áp dụng cho tất cả các loại tổ chức. Các tổ chức
nhỏ ít thích ứng với các biến số môi trường hơn. Lý thuyết cho rằng hầu hết các tổ
chức là những hệ thống lớn, phức tạp và là hệ thống mở.

Nó không bổ sung gì mới cho nghiên cứu về quản lý. Ngay cả trước khi phương pháp
này được áp dụng, các nhà quản lý cũng đã lưu ý đến các biến môi trường khi đưa ra
các quyết định.

Nó không phải là một lý thuyết quản lý mang tính quy định, vì nó không chỉ rõ các
công cụ và kỹ thuật cho các nhà quản lý thực hành

VI. Trường phái quản trị hiện đại


1. Lý thuyết Z
Lý thuyết được một giáo sư người Mỹ gốc Nhật Bản William Ouchi xây dựng trên cơ
sở áp dụng cách quản lý của Nhật Bản vào các năm công ty Mỹ năm 1978, chú trọng
đến quan hệ xã hội và yếu tố con người trong tổ chức.

Thuyết Z chỉ đạo lối ứng xử dựa trên sự gắn bó, lòng trung thành và tin cậy, được cụ
thể hóa qua những biểu tượng, nghi lễ, quy tắc... và cả niềm tin định hướng cho hành
động,

2. Ưu điểm và nhược điểm:

[Type here]
Ưu điểm:

- Là triết lý kinh doanh/định hướng cho nguyên tắc quản lý mới, và đó là chìa khóa
tạo nên năng suất ngày càng cao và sự ổn định của doanh nghiệp
- Thể hiện sự quan tâm đến con người và yêu cầu mọi người cùng làm việc tận tâm
với tinh thần cộng đồng;
-W. Ouchi cho rằng thuyết Z phù hợp với văn hóa kinh doanh đặc thù của Mỹ và
nhiều nước khác. Từ đó giúp hạn chế thất nghiệp ở các nước.

Nhược điểm:
- Mặt hạn chế là thuyết quản lý này chỉ áp dụng đối với các tổ chức kinh doanh,
- Chỉ tập trung với môi trường bên trong doanh nghiệp mà bỏ sót các yếu tố bên
ngoài.

Cuối cùng, bài học rút ra: Với lý thuyết Ouchi, quản trị viên cần nâng đỡ, khuyến
khích và đặt niềm tin nơi nhân viên, để nhân viên tự phát triển và đóng góp tích cực
vào tổ chức.

Mô hình 7S của McKinsey


Khái niệm
Mô hình 7S của McKinsey là một khung chuẩn về hiệu quả tổ chức, cho rằng tổ chức
có 7 yếu tố nội bộ cần được gắn kết và củng cố để tạo ra thành công của tổ chức.

Nội dung mô hình 7S của McKinsey


Mô hình 7S của McKinsey chỉ rõ 7 yếu tố được phân loại là yếu tố "cứng" và "mềm".
Các yếu tố cứng dễ xác định và chịu ảnh hưởng của quản trị, còn các yếu tố mềm thì
khó nắm bắt hơn, mơ hồ hơn và bị ảnh hưởng bởi văn hóa doanh nghiệp. 
Các yếu tố cứng bao gồm:
- Chiến lược (Strategy)
- Cấu trúc (Structure)

[Type here]
- Hệ thống (Systems )
Các yếu tố mềm bao gồm:
- Giá trị được chia sẻ (Shared values)
- Kĩ năng (Skills)
- Phong cách (Style)
- Nhân viên (Staff)
Mô hình này được các tổ chức sử dụng như một công cụ hoạch định chiến lược để
cho thấy rằng 1 công ty mà nhìn qua có vẻ tách biệt nhau, nhưng trên thực tế, chúng
có mối liên kết và phụ thuộc lẫn nhau để tạo ra thành công chung.

Ứng dụng:
Mô hình 7S của McKinsey có thể áp dụng trong nhiều tình huống mà cần thiết phải
tìm hiểu cách các bộ phận khác nhau của một tổ chức hợp tác với nhau. Nó có thể
được sử dụng như một công cụ để đưa ra quyết định về chiến lược của công ty trong
tương lai.. Các yếu tố của mô hình 7S của McKinsey cũng có thể được sử dụng với
các nhóm hoặc dự án riêng lẻ.

[Type here]

You might also like