You are on page 1of 9

Họ và tên: Lê Thị Anh Thư QTH-CH1

MSSV : 197TM29650 Lớp : K25C18


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ

Mục lục
CÂU HỎI ÔN TẬP............................................................................................................1
CÂU 1: Tại sao công việc quản trị lại cần thiết cho các tổ chức?..............................................1
CÂU 2: Công việc quản trị ở các tổ chức hoạt động có lợi nhuận và phi lợi nhuận có giống
nhau không? Tại sao?.................................................................................................................1
CÂU 3: Các chức năng cơ bản của quản trị? Sự khác biệt trong thực thi các chức năng này
đối với các nhà quản trị cấp cao, cấp giữa và cấp thấp?............................................................2
CÂU 5: Hãy bình luận câu “Nơi đây an nghỉ một người biết sử dụng những người giỏi hơn
mình”...........................................................................................................................................2
CÂU 6: Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật quản trị.....................................................2
TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ...............................................................................................3
CÂU 1:........................................................................................................................................3
CÂU 2:........................................................................................................................................3
CÂU 3:........................................................................................................................................3
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM...............................................................................................3
CÂU HỎI ÔN TẬP
CÂU 1: Tại sao công việc quản trị lại cần thiết cho các tổ chức?
- Theo Robert Kreitner: “ Quản trị là tiến hành làm việc với con người và thông
qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn
thay đổi. Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới
hạn”. Từ đó, ta có thể thấy quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con
người kết hợp với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu. Trong một định nghĩa
khác, Koontz và O’Donnell viết: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của
con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi
cấp độ và trong mọi cơ sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi
trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn
thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định”.
- Vai trò của hoạt động quản trị thể hiện ở những mặt sau:
+ Quản trị quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Bởi vì, nếu không có
những hoạt động quản trị mọi người trong tập thể sẽ không biết làm gì, làm lúc
nào, làm như thế nàovà công việc sẽ diễn ra một cách lộn xộn.
+ Bằng cách hoạch định công việc, sử dụng nhân tài, vật lực để khai thác cơ hội,
thời cơ và ngăn chặn hữu hiệu những rủi ro, bất trắc của môi trường, hướng mọi
người phối hợp hoạt động, hướng về mục tiêu chung.
+ Bên cạnh đó, hoạt động quản trị còn giúp tổ chức, điều khiển và kiểm soát
quá trình thực hiện, tạo ra hệ thống quy trình phối hợp hợp lí nhằm đạt tối đa
hoá “hiệu suất”, giúp tổ chức sử dụng tốt các nguồn lực để duy trì hoạt động và
đạt được mục tiêu với mức chi phí thấp nhất.
VD: Những công trình vĩ đại như Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc hoặc
Kim Tự Tháp ở Ai Cập,…Đều là những công trình đòi hỏi phải có rất nhiều
người thực hiện trong suốt thời gian dài. Những công trình này thành công vì
đều có hoạt động quản trị. Đó là sự dự kiến công việc phải làm, tổ chức nhân
sự, nguyên vật liệu để làm, điều khiển những người phu và áp đặt sự kiểm tra,
kiểm soát để bảo đảm công việc được thực hiện đúng như dự định.
CÂU 2: Công việc quản trị ở các tổ chức hoạt động có lợi nhuận và phi lợi nhuận
có giống nhau không? Tại sao?
- Công việc quản trị ở các tổ chức hoạt động có lợi nhuận và phi lợi nhuận đều
giồng nhau. Hoạt động quản trị ở hai tổ chức này đều hướng mọi người phối
hợp hoạt động, sử dụng tốt các nguồn lực để đạt được mục tiêu chung bằng
hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát.
CÂU 3: Các chức năng cơ bản của quản trị? Sự khác biệt trong thực thi các chức
năng này đối với các nhà quản trị cấp cao, cấp giữa và cấp thấp?
- Các chức năng cơ bản của quản trị là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm
soát.
- Các nhà quản trị cấp cao:
+ Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, sự tồn tại và sự phát triển của tổ chức.
+ Nhiệm vụ của các nhà quản trị cấp cao là đưa ra các quyết định chiến lược,
nghiên cứu môi trường , xây dựng mục tiêu và lên kế hoạch để thực hiện mục
tiêu đó.
- Các nhà quản trị cấp trung:
+ Chịu trách nhiệm về các nhân viên cấp dưới.
+ Nhiệm vụ là triển khai các mục tiêu chiến lược do cấp cao đề ra và điều khển
hoạt động trong bộ phận mà mình lãnh đạo.
- Các nhà quản trị cấp thấp:
+ Nhiệm vụ là thi hành những kế hoạch hành động do quản trị viên cấp giữa
soạn thảo, họ kiểm tra đôn đốc.
CÂU 4: Các kỹ năng cần thiết đối với nhà quản trị? Tại sao kỹ năng nhân sự lại
quan trọng cho tất cả các nhà quản trị?
- Các kỹ năng cẩn thiết đối với nhà quản trị là kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng nhân
sự và kỹ năng tư duy.
- Kỹ năng nhân sự là khả năng cần thiết để biết cách làm việc với con người,
biết động viên họ nỗ lực làm việc nhằm tạo ra không khí làm việc hợp tác thân
ái để đạt được mục tiêu chung. Và bất cứ nhà quản trị nào dù cấp cao hay cấp
thấp đều làm việc với con người nên kỹ năng nhân sự quan trọng cho các nhà
quản trị ở các cấp.
CÂU 5: Hãy bình luận câu “Nơi đây an nghỉ một người biết sử dụng những
người giỏi hơn mình”.
- Nhân lực luôn luôn là trụ cột là xương sống cho mỗi doanh nghiệp. Nếu không
biết cách sử dụng hợp lí nguồn nhân lực này thì công việc sẽ rất lộn xộn khiến
mục tiêu đề ra chẳng đuọc thực hiện.
- Một nhà quản trị phải biết cách tuyển và sử dụng nhân tài của mình, cho họ
làm đúng việc đúng tài năng của mình, tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi
để họ phát huy chính tài năng của mình, khéo léo giải quyết mối quan hệ giữa
người và người giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
CÂU 6: Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật quản trị.
- Khoa học quản trị cung cấp cho nhà quản trị một cách suy nghĩ có hệ thống
trước các vấn đề phát sinh, cung cấp những phương pháp khoa học, cung cấp
cho các nhà quản trị các quan niệm và ý niệm nhằm phân tích, đánh giá và nhận
diện bản chất các vấn đề để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế.
- Nghệ thuật quản trị là khả năng biết phải làm thế nào trong từng hoàn cảnh cụ
thể, học hỏi ngay từ những sai lầm để trau dồi thêm kinh nghiệm cho mình, linh
hoạt vận dụng chúng để nhà quản trị trờ nên nhạy cảm và thích nghi nhanh
chóng với hoàn cảnh để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
=> Quản trị ở mặt khoa học lẫn nghệ thuật đều giúp nhà quản trị giải quyết các
vấn đề trong thực tế một cách logic, khéo léo ,…giúp doanh nghiệp ngày càng
phát triển.
TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ
CÂU 1:
- Một bệnh viện cũng là một tổ chức. Mà đã là một tổ chức thì phải có sự quản
trị để sử dụng và phối hợp hoạt động của mọi người nhịp nhàng, thuận lợi,
người làm đúng việc đúng tài năng. Đối phó linh hoạt với các tình huống bất
ngờ, các vấn đề thực tế,…Và quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện
khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu
chung.
Ví dụ: Trong một ca phẩu thuật, trưởng khoa sẽ chỉ đạo các bác sĩ mổ chính và
các bác sĩ đó sẽ chỉ đạo lại các y tá cùng thực hiện.
CÂU 2:
- Thứ nhất, hầu hết các bác sĩ trẻ ở trung tâm đều là học trò của giáo sư bác sĩ
nên ông không xem đó là một hành động quản trị mà chỉ là sự chỉ dạy của người
thầy với các học trò.
- Thứ hai, ông là một bác sĩ có tâm chỉ cần có bệnh nhân thì ông sẽ hết sức cứu
chữa chứ không phải có quản trị ông mới cứu chữa.
- Thứ ba, ông mới biết về quản trị trên lý thuyết nên chưa thấy tầm quan trọng.
CÂU 3:
- Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức tổn tại để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
phục vụ cộng đồng. Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động của
các tổ chức này không phải là lợi nhuận. Mà quản trị là hoạt động thực hiện
nhằm đạt được mục tiêu với mức chi phí thấp nhất.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D D A B C A B C D C
Họ và tên: Lê Thị Anh Thư Giảng viên: Mang Tấn Hải
MSSV :197TM29650 QTH-CH2
Lớp. :K25C18 Mã môn học: DQT0010 nhóm
25C-05
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ
CÂU HỎI ÔN TẬP
CÂU 1: Tại sao các nhà quản trị phải nghiên cứu các lý thuyết quản trị đã có?
- Nhiều nhà quản trị thường hay quên mất rằng cách học tốt nhất là học quá khứ. Vì
chúng là những kinh nghiệm và lý thuyết đã được đúc kết từ những thành công hay
thất bại của các nhà quản trị đời trước mình. Mà muốn làm một nhà quản trị giỏi thì
bắt buộc ta phải hiểu biết phong phú, kiến thức đa dạng.
CÂU 2: Trường phái quản trị nào khiến bạn quan tâm nhất? Tại sao?
- Em quan tâm trường phái tâm lý xã hội trong quản trị.
+ Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị là những quan niệm quản trị nhấn mạnh đến
vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong con người.
+ Theo em, để đạt được hiệu quả làm việc thì không chỉ dựa vào yếu tố vật chất mà
còn phải dựa vào yếu tố tâm lý. Vì tậm lý “khoẻ” thì chúng ta có thể phát huy được
tài năng, công suất làm việc của mình, chúng ta sẽ không chán nản khi làm việc mà
luôn phấn khích khi làm việc, giảm thiểu sự áp lực, giảm sự stress trong công việc,...
Từ đó, chúng ta sẽ cảm thấy chúng ta đóng góp có ích cho tổ chức .
VD: Khi thi chuyển cấp nếu học sinh có tâm lý tốt thì sẽ hoàn thành bài thi tốt hơn
học sinh yếu tâm lý dù học sinh đó giỏi tới đâu.
CÂU 3: Xác định vai trò của trường phái quản trị cổ điển.
o Trường phái quản trị khoa học
a. Những nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết của Taylor là:
- Xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện công việc, nhiệm vụ của từng
công nhân
- Lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương pháp khoa học để
thực hiện công việc
-Tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện theo đúng phương
pháp
- Xây dựng và củng cố quan hệ giữa người lao động và nhà quản trị
Biện pháp thực hiện:để thực hiện những nguyên tắc của mình,Taylor đã tiến hành:
- Nghiên cứu các loại thời gian làm việc của công nhân theo từng công việc.
- phân chia công việc của từng công nhân thành những công việc bộ phận nhỏ để cải
tiến và tối ưu hóa.
- Xây dựng hệ thống khuyến khích người lao động làm việc, thực hiện trả công theo
lao động.
Những kết quả qua áp dụng lý thuyết của Taylor là năng suất lao động tăng lên rất
nhanh và khối lượng sản phẩm tăng nhiều.Tuy nhiên,lý thuyết của Taylor nghiêng về
“kỹ thuật hóa, máy móc hóa” con người, sức lao động bị khai thác kiệt quệ làm cho
công nhân đấu tranh chống lại các chính sách về quản trị.
b. Herny L. Gantt
Ông là kỹ sư chuyên về hệ thống kiểm soát trong nhà máy. Trên cơ sở các lý thuyết
của Taylor, Gantt đã phát triển và đưa ra lý thuyết của mình, trong đó chủ yếu tập
trung vào mở rộng hệ thống khuyến khích vật chất cho người lao động với các biện
pháp như:
- Khuyến khích công nhân sau một ngày làm việc nếu họ làm việc tốt.
- Khuyến khích cho đốc công, quản đốc dựa vào kết quả làm việc của công nhân dưới
sự giám sát trực tiếp của họ nhằm động viên họ trong công việc quản trị.
 Biện pháp này đã khuyến khích các đốc công quản trị tốt hơn.Cũng trên cơ sở này,
các phương pháp quản trị tiến độ thực hiện mới được đưa vào quản trị như phương
pháp đường găng (CPM –Critical Path Method) và phương pháp sơ đồ mạng lưới
(PERT – Program Evaluation and Revie Technique).Trong lý thuyết này, khía cạnh
lợi ích được chú ý hơn nhiều.
c. Frank B (1868-1924) và Liliant M. Gibreth (1878-1972).

Hai tác giả này đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình thực hiện và quan hệ giữa các thao
tác, động tác và cử động với một mức độ căng thẳng và mệt mỏi nhất định của công
nhân trong quá trình làm việc, từ đó đưa ra phương pháp thực hành tối ưu nhằm tăng
năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân.
Các phương pháp thuộc trường phái này đã có những đóng góp có giá trị cho sự phát
triển của tư tưởng quản trị, phát triển kỹ năng quản trị qua phân công, chuyên môn
hóa quá trình lao động, đồng thời là những người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của
việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên, các tác giả đã phát triển một phương pháp quản trị mang tính khoa học hóa
một cách thuần túy như  “máy móc hóa con người”, gắn chặt con người vào một dây
chuyền công nghệ để quản trị và tăng năng suất lao động.
o Trường phái quản trị hành chính
Trường phái quản trị hành chính đã phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả
tổ chức, tiêu biểu cho trường phái này có các tác giả với các công trình nghiên cứu và
lý thuyết như sau:
a. Henry Fayol (1841-1925)

Quan điển của Fayol là tập trung vào xây dựng một tổ chức tổng thể để quản trị quá
trình làm việc. Ông cho rằng, năng suất lao động của con người làm việc chung trong
một tập thể tùy thuộc vào sắp xếp, tổ chức của nhà quản trị. Để có thể làm tốt việc sắp
xếp, tổ chức doanh nghiệp, Fayol đã đưa ra và yêu cầu các nhà quản trị nên áp dụng
14 nguyên tắc trong quản trị:
- Phân công lao động trong quá trình làm việc một cách chặt chẽ
- Phải xác định rõ mối quan hệ quyền hành và trách nhiệm.
- Phải xây dựng và áp dụng chế độ kỷ luật nghiêm ngặt trong quá trình làm việc.
- Thống nhất trong các mệnh lệnh điều khiển, chỉ huy
- Lãnh đạo tập trung
- Lợi ích cá nhân phải gắn liền và phục vục cho lợi ích của tập thể, lợi ích chung.
- Xây dựng chế độ trả công một cách xứng đáng theo kết quả lao động – Quản trị
thống nhất
- Phân quyền và định rõ cơ cấu quản trị trong tổ chức
- Trật tự
- Công bằng: tạo quan hệ bình đẳng trong công việc
- Công việc của mỗi người phải được ổn định trong tổ chức
- Khuyến khích phát triển các giá trị chung trong quá trình làm việc của một tổ chức
b. Max Weber (1864-1920)

Là nhà xã hội học người Đức, tác giả đã phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy.
Khái niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa: là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được
xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, hệ thống quyền hành có tôn ti trật
tự. Theo Weber, hệ thống tổ chức kinh doanh phải được:
- Xây dựng một cơ cấu chặt chẽ
- Định rõ các quy luật, các luật lệ, chính sách trong hoạt động quản trị.
-Định rõ quyền lực và thừa hành trong quản trị.
c.Chester Barnard (1886-1961)

Tác giả cho rằng một tổ chức là một hệ thống hợp pháp của nhiều người và ba yếu tố
cơ bản:
- Sự sẵn sàng hợp tác.
- Có mục tiêu chung.
- Có sự thông đạt.
Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó tổ chức sẽ tan vỡ. Cũng như weber, ông nhấn mạnh
yếu tố quyền hành trong tổ chức, nhưng  ông cho rằng nguồn gốc quyền hành không
xuất phát từ người ra lệnh, mà xuất phát từ sự chấp nhận của cấp dưới. Điều đó chỉ có
được khi với bốn điều khiện như sau:
+ Cấp dưới hiểu rõ mệnh lệnh
+ Nội dung ra lệnh phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức
+ Nội dung ra lệnh phải phù hợp với lợi ích cá nhân của cấp dưới
+ Cấp dưới có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó.
+ Trường phái quản trị hành chính chủ trương rằng năng suất lao động sẽ đạt cao
trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý, đóng góp trong lý luận cũng như trong thực
hành quản trị: những nguyên tắc quản trị, các hình thức tổ chức, quyền lực và sự ủy
quyền…..
CÂU 4: Mối liên hệ giữa trường phái quản trị cổ điển và trường phái quản trị tác
phong.

CÂU 5: Tại sao có trường phái quản trị tích hợp? Nó có đặc điểm gì?
- Trong những năm gần đây có những cố gắng tổng hợp các lý thuyết cổ điển, lý
thuyết hành vi và lý thuyết định lượng, sử dụng những tư tưởng tốt nhất của mỗi
trường phái. Những tư tưởng này tạo thành trường phái tích hợp hay còn gọi là
trường phái hội nhập.
- Hội nhập các tư tưởng quản trị trước nó vào một tư tưởng chung mang tính toàn
vẹn và tổng quát.
CÂU 6: Lý thuyết Z là gì? Bạn có nghĩ rẳng lý thuyết Z sẽ thay thế tư tưởng quá
trình quản trị không?
- Thuyết Z ban đầu được tạo ra bởi Giáo sư William Ouchi trong đầu những năm
1980. Đó là một sự pha trộn triết lý quản lý của phương Đông và phương Tây.

Thuyết Z cho rằng các tổ chức cần kết hợp các yếu tố sau đây để tạo ra một lực lượng
lao động hạnh phúc, có năng suất, và trung thành:

• Triết lý công ty và văn hóa doanh nghiệp


• Phát triển nhân viên và đảm bảo công việc ổn định trong dài hạn
• Tạo đồng thuận trong quá trình đưa ra quyết định.
• Nhân viên hướng tới mục tiêu chung và bức tranh lớn.
• Quan tâm tới tinh thần làm việc và phúc lợi của người lao động.
• Kiểm soát thông qua các biện pháp chính thức.
• Trách nhiệm cá nhân của nhà quản lý và nhân viên

=> Không thực tế khi sử dụng tất cả các yếu tố của học thuyết.

TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ


CÂU 1:
- Ở giai đoạn đầu:
+ Quy mô công ty nhỏ nên không gian làm việc, tinh thần làm việc rất tự do, thoải
mái.
+ Vì ở giai khởi đầu nên các nhân viên rất nhiệt huyết thể hiện tài năng của mình,
tâm huyết với sản phẩm hơn.
+ Đặc biệt, áp lực công việc cũng không lớn nên sẽ làm nhân viên luôn thích thú làm
việc.
- Nhưng vài năm sau khi công ty phát triển hơn:
+ Quy mô công ty lớn hơn, làm việc phải nhiểu hơn, áp lực công việc tăng cao khiến
môi trường làm việc ngày càng căng thẳng.
+ Vì không có hệ thống quản trị nên các nhân viên làm việc tự do, theo ý mình như ở
giai đoạn quy mô công ty còn nhỏ khiến không có đội hình làm việc tốt nên tốc độ
tăng trưởng và lợi nhuận giảm.
+ Nên khi Jim nhận thấy và thay đổi phương thức quản trị mới, tăng cường quản lý,
xiết chặt kiểm tra và hạn chế tính tự do, họp ban và trực tiếp ông ra lệnh cho các cấp
thì kết quả doanh thu lên đến 1 tỷ USD/năm.
CÂU 2:
- Công ty nghiêng theo trường phái quản trị cổ điển.
Câu 3:
- Việc thay đổi cách quản trị sẽ có 2 mặt:
+ Mặt thứ nhất, thì sẽ giảm tính sáng tạo của các nhân viên trong công ty vì không
còn tính tự do.
+ Mặt thứ hai, nếu công ty thiết kế một văn phòng làm việc phù hợp, thoãi mái cho
các nhân viên, cuối năm tổ chức chuyến du lịch cho nhân viên thư giãn hay những
phần thưởng giá trị cho nhân viên làm việc tốt,..để tăng hứng thú làm việc cho nhân
viên đồng thời không đánh mất tính sáng tạo của nhân viên.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C B C B B C A C C A

You might also like