You are on page 1of 3

8.

Hãy giải thích vì sao khả năng nhân sự là cần thiết cho các nhà quản trị ở các cấp khác nhau trong
một tổ chức.
- Kỹ năng nhân sự là những kỹ năng liên quan đến quản lý và dẫn dắt các thành viên trong đội nhóm
hay trong doanh nghiệp. Kỹ năng nhân sự bao gồm các hoạt động tuyển dụng, tổ chức, phân công,
theo dõi, đánh giá, thưởng – phạt, đãi ngộ, xây dựng mối quan hệ,… với đội ngũ nhân sự trong công
việc. Khi yếu tố nhân sự trong doanh nghiệp được củng cổ và đảm bảo sẽ tạo nên nội lực mạnh mẽ.
Ngược lại nếu nhà quản lý không có kỹ năng nhân sự, khiến người lao động chán nản, mất động lực
làm việc,… sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng công việc và sự phát triển của doanh nghiệp.

- Kỹ năng nhân sự được xem như chìa khóa cốt lõi để nhà quản lý các cấp vận hành doanh nghiệp một
cách trơn tru nhất. Nhân sự càng được củng cố vững chắc, doanh nghiệp càng phát triển mạnh mẽ.
Nếu người lãnh đạo không có kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự sẽ dễ khiến nhân viên cảm thấy
nhàm chán, mất hứng thú với công việc, thậm chí xảy ra tình trạng nghỉ việc đột ngột gây ảnh hưởng
rất lớn đến doanh nghiệp. Vì thế, các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp bắt buộc phải trang bị cho
mình kỹ năng nhân sự để quản lý nhân viên tốt hơn.

- Nhà quản trị cấp cao


+ Nhà quản trị cấp cao là một nhóm các nhà quản trị ở cấp bậc cao nhất trong một doanh nghiệp chịu
trách nhiệm về những kết quả cuối cùng trong tổ chức. Công việc của họ là xây dựng chiến lược hành
động và phát triển tổ chức, bên cạnh đó đề ra các mục tiêu dài hạn và các giải pháp lớn để thực hiện.

+ Kỹ năng nhân sự là kỹ năng động viên, điều khiển con người trong doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện
thuận lợi để thúc đẩy hoàn thành công việc chung. Họ phải thông qua những người khác để thực hiện
công việc của mình nên kỹ năng nhân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, phản ánh khả năng lãnh đạo
của nhà quản trị. Kỹ năng nhân sự của họ cũng được thể hiện thông qua các việc như tuyển dụng nhân
sự, phát hiện nhân tài, sử dụng đúng khả năng, liên kết những cá nhân, tạo ra môi trường thuận lợi để
mang lại sự cống hiến tốt nhất của nhân viên đối với doanh nghiệp. Nhìn chung, kỹ năng nhân sự là
tổng hòa, bao quát quy trình làm việc và quản lý quản trị nhân sự. Vì vậy, để hiểu nhân sự trong doanh
nghiệp, quản lý nhân sự sẽ cần phải thường xuyên tiếp xúc, tổ chức những sự kiện để lãnh đạo và
nhân viên làm quen, tìm hiểu về nhau. Cùng với đó, ban lãnh đạo phải tạo ra một không gian làm việc
để nhân viên phát huy được tối đa năng lực bản thân trong điều kiện tốt nhất.

- Nhà quản trị cấp trung


Quản lý cấp trung (Middle manager) là các nhà quản trị thuộc cấp quản lý trung gian trong bộ máy cơ
cấu của tổ chức. Bộ phận này hoạt động dưới sự điều hành của các nhà lãnh đạo cấp cao, đồng thời
dẫn dắt, quản lý các nhân viên cấp dưới. Quản lý cấp trung chính là cánh tay đắc lực của ban lãnh đạo
cấp cao trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh, vận hành hệ thống quản lý, đảm bảo sự thống
nhất, liền mạch của một doanh nghiệp. Kỹ năng quản trị nhân sự tốt sẽ giúp nhà quản lý cấp trung
thấu hiểu được những khó khăn, nhu cầu của nhân viên, từ đó tạo môi trường làm việc lành mạnh,
tích cực. Để làm được điều này, quản lý cấp trung cần đối xử công bằng, lắng nghe, ghi nhận và có
chính sách khen thưởng kịp thời, phù hợp. Kỹ năng quản lý nhân sự giúp nhà quản trị cấp trung có khả
năng lãnh đạo đội nhóm hiệu quả, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên, tăng sự hài
lòng, nhờ đó nâng cao sự đóng góp của họ vào sự phát triển bền vững của tổ chức.
- Nhà quản trị cấp cơ sở
Nhóm kỹ năng nhân sự là tổng hòa các kỹ năng giúp nhà quản lý có thể xử lý hợp lý, điều phối các mối
quan hệ phát sinh trong công việc. Kỹ năng nhân sự không chỉ cần thiết để quản lý cấp cơ sở cải thiện
khả năng làm việc với cấp dưới, đồng cấp mà còn với cả cấp trên. Một quản lý cấp cơ sở có kỹ năng
nhân sự tốt thường thể hiện ở 3 khía cạnh năng lực: Giao tiếp hiệu quả Quản lý cấp cơ sở có nhiệm vụ
hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ các thành viên trong team hoàn thành và tối ưu hóa công việc. Muốn
đạt được điều đó, quản lý bắt buộc cần có khả năng giao tiếp hiệu quả để nắm bắt, hiểu và cùng đội
ngũ tìm giải pháp giải quyết các vấn đề, rủi ro trong công việc. Khả năng giao tiếp hiệu quả của quản lý
không phải tự nhiên đã hình thành mà cần thời gian, sự rèn luyện và cả trải nghiệm. Giao tiếp tốt
trong công việc phản ánh khả năng hiểu rõ về bản thân và đội ngũ để tìm được phương thức giao tiếp
phù hợp. Lắng nghe tốt Lắng nghe tốt ở người quản lý cơ sở thể hiện ở việc họ có nắm bắt được nhu
cầu, mong muốn, động lực làm việc của các thành viên trong team mình hay không. Thay vì chỉ đưa ra
những yêu cầu với đội ngũ một cách cơ học, máy móc thì người quản lý biết lắng nghe sẽ hiểu rõ yếu
tố tinh thần, động lực hay những vấn đề của team để cùng tìm giải pháp tối ưu cho công việc. Ở khía
cạnh này, quản lý cấp cơ sở rất gần với vai trò của một nhà tư vấn, một người hỗ trợ tích cực để giúp
các thành viên trong team ngày càng phát triển hơn trong công việc. Việc tạo động lực cho nhân viên
là điều bắt buộc cần làm với quản lý một tổ chức dù là ở cấp lãnh đạo cao nhất hay quản lý cấp cơ sở.
Chỉ khi nhân viên của bạn làm việc có động lực, hiểu rõ mục tiêu, lý do cần hoàn thành công việc thì họ
mới có thể làm việc hiệu quả, hiệu suất hơn mỗi ngày. Bạn sẽ khó có thể kỳ vọng một nhân viên thiếu
động lực làm việc đạt kết quả tốt. Quản lý cấp cơ sở có thể tham khảo một số phương cách tạo động
lực cho nhân viên như: Tổ chức hoạt động nội bộ trong team Đảm bảo phân công công việc phù hợp,
đúng sở trường, thế mạnh nhân viên Chia sẻ thông tin công việc công khai, minh bạch, hướng đến
mục tiêu chung Kiến tạo, duy trì không khí làm việc giàu động lực, tích cực trong team Quản lý cấp cơ
sở hay còn gọi là quản lý cấp thấp nhưng vai trò của họ không hề thấp. Chính quản lý cơ sở là những
người đồng hành, sát cánh cùng đội ngũ nhân viên hàng ngày, hàng tuần để nỗ lực đạt được mục tiêu
công việc của team. Họ vừa đóng vai trò quản lý vừa đảm nhiệm những công việc cụ thể. Họ vừa giữ
vai trò hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ với nhân viên bên dưới vừa tương tác, kết nối với cấp quản lý
tương đương và cấp trên. Ở vị trí đòi hỏi khả năng đa nhiệm như vậy, quản lý cấp cơ sở cũng cần liên
tục trau dồi, phát triển những kỹ năng quản lý, trong đó đặc biệt là kỹ năng kỹ thuật và quản lý con
người.

9. Công việc quản trị ở một cơ sở kinh doanh có giống công việc quản trị ở một đơn vị sản xuất
không? (Giải thích và cho ví dụ)

10. Phân tích tính nghệ thuật và tính khoa học quản trị. Từ sự phân tích này rút ra những điều gì cho
nhà quản trị?
* Tính khoa học trong quản trị
Quản trị là một hoạt động mang tính khoa học. Khoa học quản trị là bộ phận tri thức được tích luỹ qua
nhiều năm, thừa hưởng kết quả từ nhiều ngành khoa học khác như: kinh tế học, xã hội học, tâm lý
học, toán học…. Khoa học quản trị cung cấp cho nhà quản trị tư duy hệ thống trước các vấn đề phát
sinh, các phương pháp khoa học, các công cụ để giải quyết vấn đề… Tính khoa học của quản trị thể
hiện ở các yêu cầu sau đây:
-Quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các quy luật khách quan. Điều đó, đòi hỏi việc
quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật chung và riêng của tự nhiên và xã hội. Trên cơ
sở am hiểu các quy luật khách quan mà vận dụng tốt nhất các thành tựu khoa học. Trước hết là triết
học, kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, toán học, tin học, điều khiển học, công nghệ học … cùng với
những kinh nghiệm trong thực tế vào thực hành quản trị.
- Quản trị cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị. Đó là những cách thức và phương pháp
thực hiện các công việc như: kỹ thuật thiết lập chiến lược, kỹ thuật thiết kế cơ cấu tổ chức, kỹ thuật
kiểm tra…
- Quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức trong từng giai đoạn cụ
thể. Điều đó, đòi hỏi các nhà quản trị vừa kiên trì các nguyên tắc vừa phải vận dụng một cách linh hoạt
các phương pháp, hình thức và các kỹ năng quản trị phù hợp cho từng điều kiện hoàn cảnh nhất định.
=>Như vậy, khoa học quản trị cho ta hiểu biết về các nguyên tắc, quy luật, phương pháp, kỹ thuật
quản trị để trên cơ sở đó biết cách giải quyết các vấn đề quản trị. Tuy nhiên, việc vận dụng khoa học
quản trị vào thực tiễn đòi hỏi phải tính đến một số yếu tố khác trong từng hoàn cảnh cụ thể, hay quản
trị còn đòi hỏi tính nghệ thuật.
* Tính nghệ thuật trong quản trị
Nghệ thuật quản trị chính là những kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, “mưu mẹo” và “biết làm thế nào” để đạt
được mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao. Nếu khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống, thì
nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng cho phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình
huống. Vì thế nghệ thuật quản trị luôn gắn với các tình huống, các trường hợp cụ thể. Nghệ thuật
quản trị thường được biểu hiện trong một số lĩnh vực như:
- Nghệ thuật sử dụng người: Nói về thuật dùng người, Khổng Tử đã có dạy: “Dụng nhân như dụng
mộc”. Mỗi con người đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, nếu biết sử dụng thì người nào cũng
đều có ích, họ sẽ cống hiến nhiều nhất cho tổ chức, cho xã hội, cho cộng đồng mà họ đang sinh sống.
Điều đó, đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu đặc điểm tâm lý của từng người, nên sử dụng họ vào việc
gì, ở đâu là phù hợp nhất. Có như vậy, mỗi cá nhân mới có điều kiện, cơ hội phát huy hết khả năng của
mình, cống hiến nhiều nhất cho tập thể.
- Nghệ thuật giáo dục con người: Để giáo dục con người, thông thường người ta sử dụng các hình
thức: khen, chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng và kỷ luật…. Với ai, nên áp dụng
hình thức nào, biện pháp gì, mức độ cao hay thấp, và được tiến hành ở đâu, khi nào đều là những vấn
đề mang tính nghệ thuật. Cùng một vấn đề nhưng mỗi đối tượng khác nhau có khi phải giải quyết
khác Nếu áp dụng không phù hợp chẳng những không giúp cho con người phát triển theo chiều
hướng tích cực mà trái lại sẽ làm tăng thêm tính tiêu cực trong tư tưởng lẫn hành vi của họ.
- Nghệ thuật ứng xử: Được thể hiện trong quá trình giao tiếp. Sự lựa chọn lời nói, cách nói và thái độ
phù hợp với người nghe là nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp. Ca dao Việt Nam có câu: “Lời nói chẳng
mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đó là tư tưởng cơ bản của thuật lựa lời trong giao
tiếp. Cách nói thẳng, nói gợi ý, nói triết lý,… là những cách nói cần lựa chọn cho phù hợp với từng trình
độ, tâm lý của người nghe. Thái độ tôn trọng, thành ý, khiêm tốn, hoà nhã,… là nghệ thuật giao tiếp
không thể thiếu trong quá trình giao tiếp.
-Ngoài ra, nghệ thuật quản trị còn biểu hiện ở nghệ thuật tạo thời cơ, nghệ thuật sử dụng các đòn bẩy
trong quản lý, nghệ thuật ra quyết định…
=>Tóm lại: muốn quản trị có hiệu quả cao, nhà quản trị trước hết phải sử dụng các thành tựu của khoa
học quản trị và vận dụng chúng một cách nghệ thuật trong thực tiễn.

You might also like