You are on page 1of 7

Thông tin chung: Vị trí công việc, thời gian làm việc, bộ phận làm việc, người quảnh

lý trực tiếp.
Năng lực quản lý

1. KN
- Năng lực quản lý là kiến thức và khả năng của cá nhân ở vị trí quản lý để hoàn
thành một số hoạt động hoặc nhiệm vụ quản lý cụ thể. Kiến thức và khả năng
này có thể được học và rèn luyện. Tuy nhiên, chúng cũng có thể đạt được thông
qua việc triển khai thực tế các hoạt động và nhiệm vụ được yêu cầu.
- Năng lực quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp quyết định đến sự thành
công của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia.
- Năng lực của người lãnh đạo quản lý chính là năng lực của tổ chức. Lê-nin đã
chỉ ra những thuộc tính của người lãnh đạo nào cũng cần phải có là: sự minh
mãn và tài sắp xếp công việc, sự hiểu biết mọi người – tính cởi mở hay là
những năng lực thâm nhập vào các nhóm người, sự sắc sảo về trí tuệ và óc tháo
vát thực tiễn, khả năng hiểu biết mọi người và kỹ năng giao tiếp tốt.

ảnh minh họa sự minh mãn và tài sắp xếp công việc

ảnh minh họa sự hiểu biết mọi người – tính cởi mở hay là những năng lực thâm
nhập vào các nhóm người
ảnh minh họa sự sắc sảo về trí tuệ và óc tháo vát thực tiễn

ảnh minh họa khả năng hiểu biết mọi người và kỹ năng giao tiếp tốt

2. Vai trò
CÂU HỎI: Theo các bạn năng lực quản lý có vai trò như thế nào với người
lãnh đạo?
-  Tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả

Một người lãnh đạo phải biết nắm bắt tình trạng môi trường làm việc của doanh
nghiệp để điều hướng nó một cách tốt hơn. Mọi nhiệm vụ cần được giao tiếp rõ
ràng, tổ chức chặt chẽ và ủy quyền hiệu quả để mỗi cá nhân nhân viên biết họ đang
làm gì, phải làm như thế nào và đang ở đâu. Khi được định hướng rõ vai trò và
trách nhiệu thì họ sẽ làm việc cùng nhau tốt hơn.  Các năng lực quản lý như ủy
quyền hay giao tiếp là chìa khóa giúp người lãnh đạo tạo ra một môi trường làm
việc tích cực.  

-  Hiểu hơn về nhân viên


Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết chỉ đạo công việt kịp thời, tuy nhiên một người
thấu hiểu nhân viên sẽ trở thành một lãnh đạo vĩ đại. Một khi hiểu được mong
muốn, nguyện vọng của từng nhân viên, nhà lãnh đạo sẽ dễ dàng ra quyết định, ủy
quyền, phân công trách nhiệm dễ dàng hơn, đây là điều rất quan trọng trong kinh
doanh.

- Thúc đẩy cả tập thể cùng phát triển

Không chỉ riêng người lãnh đạo, mà mỗi nhân viên đều có tham vọng thúc đẩy tập
thể cùng phát triển. Vai trò của người lãnh đạo lúc này sẽ là khơi gợi tiềm năng
trong họ. Khuyến khích nhân viên hoàn thiện bản thân, gắn kết tập thể. Từ đó giúp
hoạt động doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội giúp
người quản lý nắm bắt và quyết định lộ trình phát triển năng lực, đào tạo nhân viên
hay đưa ra các hoạt động khen thưởng… cho doanh nghiệp mình.

3. Những năng lực quản lý cần có ở nhà lãnh đạo


- Kỹ năng lãnh đạo

Là kỹ năng sử dụng tầm nhìn, đường lối của bản thân để tạo sức ảnh hưởng và định
hướng người khác theo hướng tích cực. Đây được xem là kỹ năng quan trọng nhất
trong các kỹ năng quản lý của nhà lãnh đạo. Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba
đều đầu tiên bạn cần trở thành một người truyền cảm hứng và động lực cho người
khác làm theo mình. 

\
Cái nào nét hơn thì lấy

- Phải có kiến thức chung và chuyên môn sâu rộng

Kiến thức chuyên môn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một người quản
lý. Ngoài ta, không một lĩnh vực đơn lẻ nào tồn tại mà không đi kèm với các lĩnh
vực khác. Vì vậy người quản lý cần có kiến sức chuyên sâu về lĩnh vực của mình
và luôn trao dồi kiến thức về các lĩnh vực khác để hỗ trợ đồng nghiệp và vì mục
tiêu chung của công ty. 
- Khả năng lập kế hoạch 

Xây dựng một bản kế hoạch chi tiết giúp nhà quản lý dễ đo lường, phân công và
giám sát công việc tốt hơn. Một người có kỹ năng lập kế hoạch tốt sẽ kiểm soát
được hoạt động nhân sự, tiến độ công việc từ đó nắm rõ được kết quả công việc
trong tương lai. Một khi có khả năng lên kế hoạch, người lãnh đạo có thể lường
được nhiều phương án có thể xảy ra khi triển khai công việc, vì vậy, đội nhóm do
họ quản lý vẫn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ dù có những bất lợi xảy ra. 

-  Biết sử dụng nhân lực

Một người không thể đảm nhận hoàn thành tất cả công việc, muốn thành công cần
biết sử dụng sức mạnh tập thể. Người quản lý cần có khả năng nhìn người và giao
nhiệm vụ thích hợp. Nếu phân công đúng người, đúng việc thì sẽ tiết giảm được
thời gian, chi phí và công việc chắc chắn đạt hiệu quả.
 

- Kỹ năng mềm
Không chỉ riêng người quản lý mà kỹ năng mềm là kỹ năng cần có của tất cả mọi
người, tuy nhiên đối với vị trí càng cao thì yêu cầu về kỹ năng mềm cần phải tốt
hơn. Ngoài việc giao tiếp tốt, họ cần có kỹ năng quản lý đội nhóm, trở thành cầu
nối của tất cả mọi người. Giải quyết các tình huống có thể xảy ra, làm công tác tinh
thần để nhân viên phát huy hết năng lực.  

- Giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả

Đây là kỹ năng đòi hỏi sự tổng hợp nhiều tố chất của người lãnh đạo như: tầm
nhìn, khả năng nhận xét phân tích tình huống, phán đoán ra quyết định hay sự nhạy
bén với thị trường. Người quản lý sẽ tổng hợp vận dụng các kỹ năng trên để nhận
diện, tìm nguyên nhân các vấn đề từ đó phân loại và đưa ra các giải pháp phù hợp. 

CÂU HỎI: 
Những nhân viên có một chút năng lực nhưng tinh thần trách nhiệm thấp/Thiếu tự
tin thường là những nhân viên đã làm một thời gian, đã có (một chút) khả năng
hoàn thành được một số nhiệm vụ nhất định nhưng vì lý do nào đó (như không
thỏa mãn về thu nhập, không hòa đồng được với tổ chức, bất mãn với chính sách
của tổ chức hoặc lãnh đạo, ảo tưởng...) mà tinh thần trách nhiệm đã bị suy giảm ít
nhiều. Đối với loại nhân viên này thì người quản lý nên quản lý như thế nào? ( vận
dụng vai trò và năng lực cần có của nhà quản lý đã nêu ở trên )
TRẢ LỜI:

1. Chỉ huy cao có hỗ trợ.


2. Liên tục đưa ra các định hướng và buộc nhân viên cùng tham gia giải quyết vấn
đề và tham gia vào quá trình ra quyết định.
3. Lập kế hoạch cho nhân viên, cùng làm với nhân viên yếu chỗ nào thì hoàn thiện
chỗ đó; Cùng làm việc để bàn bạc và biết những khó khăn của nhân viên để hỗ
trợ.

You might also like