You are on page 1of 3

Câu 1: Anh/Chị hãy cho biết từ quản lý và quản trị có giống nhau không?

Nêu
ngắn gọn lý do.
Quản lý và quản trị là hai khái niệm song hành, đều là hai vị trí đóng vai trò lãnh đạo,
chủ chốt trong một tổ chức, doanh nghiệp,.. Thường bị hiểu lầm là hoàn toàn giống
nhau nhưng trên thực tế hai khái niệm này lại có những mặt khác biệt nhất định. Cụ
thể:
- Quản lý là các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực
của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua
việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực.
- Quản trị là tiến hành hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của các
thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được thành công trong các
mục tiêu đề ra hiệu quả với hiệu suất cao.
- Mặt khác nhau:
+ Ý nghĩa
• Quản lý: là nghệ thuật đạt được mục tiêu đã được lập sẵn qua cá nhân khác
• Quản trị: liên quan đến việc hoạch định, các mục tiêu vĩ mô, các kế hoạch và chính
sách
+ Bản chất
• Quản lý: thi hành quyết định có sẵn và đưa ra phương pháp tối ưu để thi hành
• Quản trị: nghiên cứu và đề ra phương hướng, chiến lược, đưa ra quyết định
+ Quá trình
• Quản lý: ai thực hiện và thực hiện như thế nào
• Quản trị: trả lời câu hỏi nên làm gì và bao giờ
+ Kỹ năng
• Quản lý: vận dụng kỹ thuật và kỹ năng con người.
• Quản trị: vận dụng kỹ năng nhận thức, tư duy và con người
+ Tầm ảnh hưởng
• Quản lý: những quyết định của quản lý đều dưới sự ảnh hưởn của người quản lý
• Quản trị: những quyết định của quản trị do sự ảnh hưởng của một cộng đồng nhất
định
+ Cấp độ
• Quản lý: cấp trung và thấp
• Quản trị: cấp cao
Câu 2: Vì sao nói Quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật?
Giải thích ngắn gọn. Sau đó, hãy vận dụng nội dung trên để trả lời cho tình
huống sau: Nhân viên X là một nhân viên khá giỏi của phòng dịch vụ khách
hàng; Cô thường xuyên đạt được các thành tích tốt trong các kỳ báo cáo tổng kết
của phòng. Cô X cũng đang được xếp vào diện quy hoạch lên chức vụ tổ trưởng
trong năm sau. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Trưởng phòng dịch vụ khách hàng
– người quản lý trực tiếp – nhận thấy nhân viên X có biểu hiện làm việc không
hiệu quả (thường đi làm không đúng giờ, không tập trung làm việc, sai xót trong
việc làm báo cáo, cách giải quyết các vấn đề cho khách hàng không ổn thỏa...).
Với vai trò là một nhà quản trị, anh/chị hãy đưa ra ý kiến của mình giúp Trưởng
phòng giải quyết cho tình huống này sao cho vừa có tính nghệ thuật vừa mang
tính khoa học.
Nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật là bởi:
- Tính khoa học: Quản trị có đối tượng nghiên cứu cụ thể, sử dụng những lý luận cơ sở
thực tiễn, phương pháp phân tích xuất phát từ các nghiên cứu từ đó đưa ra hướng giải
quyết phù hợp. Quản trị còn là một khoa học liên ngành, nó áp dụng cả những kiến
thức của ngành kinh tế, tâm lý học, xã hội học... để nêu bật lên cách giải quyết vấn đề
một cách hiệu quả.
- Tính nghệ thuật: Quản trị được xem là một nghệ thuật còn người quản trị là người
nghệ sĩ tài năng. Quản trị chính là quá trình làm việc với con người và thông qua con
người, người quản trị là cầu nối gắn kết mối quan hệ giữa người với người để có thể
cùng nhau làm việc đoàn kết và đạt được hiệu quả cao. Nếu người quản trị không có
đủ kinh nghiệm và khả năng truyền đạt, dẫn dắt thì chắc chắn năng suất làm việc sẽ
không hiệu quả.
Với vai trò là một nhà quản trị, em sẽ đưa ra ý kiến để giúp Trưởng phòng giải quyết
cho tình huống này vừa có tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học như sau:
- Ở tình huống này, nhận thấy thời gian gần đây nhân viên X có biểu hiện làm việc
không hiệu quả (thường đi làm không đúng giờ, không tập trung làm việc, sai xót
trong việc làm báo cáo, cách giải quyết các vấn đề cho khách hàng không ổn thỏa...).
Nếu xét các vi phạm của nhân viên này về giờ giấc làm việc, tác phong... thì đủ điều
kiện để kỷ luật và thuyên chuyển công việc. Nhưng nhân viên X là một nhân viên khá
giỏi, thường xuyên đạt được những thành tích tốt trong các kì báo cáo tổng kết của
phòng, còn đang được xếp vào diện quy hoạch lên chức vụ tổ trưởng chứng tỏ nhân
viên X là một nhân tố tài năng của công ty cần được giữ lại. Là một người quản trị em
khó có thể áp dụng rập khuôn 100% quy tắc, kỷ luật với nhân viên này mà cần dùng
các biện pháp khác để có thể điều chỉnh lại hành vi, tác phong để đạt được hiệu quả
công việc như trước đây. Cụ thể em sẽ trao đổi với các đồng nghiệp thân cận của nhân
viên X trước để tìm hiểu lý do, nếu không được em sẽ trao đổi trực tiếp với nhân viên
ấy để tìm hiểu lý do. Nếu lý do khách quan như có vấn đề về gia đình, tài chính thì có
thể hỗ trợ, động viên, đưa ra lời khuyên, phương án giúp nhân viên ấy giải quyết thậm
chí là tăng lương, nghỉ phép... Còn nếu đó là những lý do chủ quan nhân viên đó
không còn nhiệt huyết với công ty, thờ ơ, chán công việc, thái độ không tốt thì em sẽ
xử lí theo đúng kỉ luật để đảm bảo quy củ của công ty đồng thời làm gương cho cho
các nhân viên khác.

You might also like