You are on page 1of 2

Bài tập 1:

Câu hỏi 1: Anh/Chị hãy cho biết từ quản lý và quản trị có giống nhau không? Nêu ngắn
gọn lý do
Từ quản lý và quản trị không có giống nhau. Vì quản trị là đưa ra các quyết định,
thành lặp mục tiêu, chính sách quan trọng của toàn bộ doanh nghiệp, trong khi đó quản lý
đưa ra các quyết định ở mức giới hạn công việc do người quản trị thiết lập. Quản trị thì
cần đặt ra các chiến lược, còn quản lý quan tâm đến chiến thuật và phương án nhiều hơn.
Quản trị là xem thứ gì được cho phép và thứ gì không. Quản lý là làm mọi thứ được cho
phép một cách tối ưu. Về đối tượng, quản lý là quản lý công việc, quản trị là quản trị con
người. Về chức năng: Quản lý có chức năng thi hành. Người quản lý hoàn thành công
việc của mình dưới sự giám sát nhất định. Chức năng quan trọng nhất của quản lý là thúc
đẩy và kiểm soát nhân viên. Quản trị có chức năng tư duy. Các kế hoạch và chính sách
được quyết định dựa theo các tư duy. Chức năng quan trọng nhất của quản trị là lập kế
hoạch.
Câu hỏi 2: Vì sao nói Quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật? Giải
thích ngắn gọn. Sau đó, hãy vận dụng nội dung trên để trả lời cho tình huống sau:
Nhân viên X là một nhân viên khá giỏi của phòng dịch vụ khách hàng; Cô thường
xuyên đạt được các thành tích tốt trong các kỳ báo cáo tổng kết của phòng. Cô X cũng
đang được xếp vào diện quy hoạch lên chức vụ tổ trưởng trong năm sau. Tuy nhiên, thời
gian gần đây, Trưởng phòng dịch vụ khách hàng – người quản lý trực tiếp - nhận thấy
nhân viên X có biểu hiện làm việc không hiệu quả (thường đi làm không đúng giờ, không
tập trung làm việc, sai xót trong việc làm báo cáo, cách giải quyết các vấn đề cho khách
hàng không ổn thỏa...).
Với vai trò là một nhà quản trị, anh/chị hãy đưa ra ý kiến của mình giúp Trưởng
phòng giải quyết cho tình huống này sao cho vừa có tính nghệ thuật vừa mang tính khoa
học.
 Quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Vì:
- Tính khoa học thể hiện ở chỗ: nó có đối tượng nghiên cứu rõ ràng, không chung
chung, có phương pháp phân tích và có lý thuyết xuất phát từ các nghiên cứu giúp nhà
quản trị tư duy logic, khả năng phân tích và nhận diện đúng bản chất nhằm vận dụng để
giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm thiểu
nguy cơ thất bại.
Tính khoa học đòi hỏi nhà quản trị phải suy luận khoa học, có báo cáo cụ thể để
đưa ra những phương án giải quyết vấn đề, không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan, cảm
tính cá nhân.
- Nghệ thuật quản trị: là sự mềm dẻo, sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng các
nguyên tắc, công cụ, phương pháp kinh doanh, tính nhạy cảm trong việc phát hiện và tận
dụng các cơ hội kinh doanh một cách khôn ngoan và khéo léo nhằm đạt được các mục
tiêu đã xác định với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tính nghệ thuật đòi hỏi ở người quản trị (mà trước tiên là những người lãnh đạo)
chẳng những phải biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học sẵn có vào hoàn cảnh
cụ thể mà còn phải tự tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, biến nghệ thuật của người khác
thành cái của riêng mình.
Nghệ thuật quản trị đề cập đến thái độ, cách ứng xử của các nhà quản trị trong từng
lĩnh vực, tình huống khác nhau. Ví dụ trong một số lĩnh vực sau:
+ Nghệ thuật sử dụng người.
+ Nghệ thuật quảng cáo.
+ Nghệ thuật giao tiếp, ứng xử.
+ Nghệ thuật bán hàng
 Giải quyết tình huống:
Với vai trò là một nhà quản trị, tôi sẽ đưa ra ý kiến của mình giúp Trưởng phòng giải
quyết cho tình huống này sao cho vừa có tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học là:
- Nghệ thuật quản trị:
 Sau các kỳ báo cáo tổng kết của phòng, cô nhân viên X thường xuyên có thành
tích tốt, thì nên tổ chức một cuộc họp để nêu gương và tuyên dương cô ấy để làm gương
mẫu mực cho các nhân viên khác và tặng cho cô ấy phần thưởng xứng đáng với những nổ
lực của cô nhân viên X. Đồng thời việc này còn giúp khích lệ tinh thần thi đua của các
nhân viên khác và giúp cho nhân viên X có động lực để chứng tỏ bản thân mình hơn.
 Trưởng phòng nên quan tâm, thăm hỏi và lắng nghe suy nghĩ, phản hồi của cô
nhân viên X xem dạo này có đang gặp những vấn đề gì khó khăn trong cuộc sống không?
Hay có điều gì khiến cô ấy thấy không hài lòng, chịu ấm ức hoặc thấy mình bị mất quyền
lợi trong công ty. Và bày tỏ rằng mình thực sự muốn giúp đỡ cô ấy, cho cô ấy các đãi ngộ
về cả vật chất và tinh thần để cô ấy có thể vượt qua giai đoạn khó khăn.
 Nhắc nhở, phê bình cô nhân viên X nếu cô ấy không có lí do thuyết phục cho
việc, làm việc kém hiệu quả của mình. Nhưng việc nhắc nhở, phê bình này chỉ được thực
hiện riêng tư.
- Nghệ thuật khoa học:
 Trưởng phòng nên giao việc, phân công nhiệm vụ cho nhân viên X. sau đó lấy
kết quả sau khi thực hiện xong là tiêu chuẩn đánh giá, xem xét lại xem cô ấy có còn phù
hợp hay đủ năng lực để được xếp vào diện quy hoạch lên chức vụ tổ trưởng trong năm sau
hay không? Nếu kết quả đánh giá là cô nhân viên X không đủ điều kiện thì Trưởng phòng
có thể sắp xếp lại nhiệm vụ sao cho phù hợp với cô nhân viên X và xem xét, đánh giá
nhân viên khác vào diện quy hoạch nếu có đủ năng lực.

You might also like