You are on page 1of 5

Đề: Khái niệm, bản chất và vai trò của ra quyết định trong quản trị.

1. Khái niệm:
Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm định ra mục
tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã
chính muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích
thông tin về tổ chức và môi trường.
Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị là việc đề ra quyết định, bởi vì từ việc
điều hành sản xuất hàng ngày cho đến việc giải quyết đồng bộ các vấn đề kinh tế
lớn, đều được tiến hành trên cơ sở những quyết định thích hợp. Việc đề ra quyết
định có ý nghĩa rất lớn, nó là khâu mấu chốt trong quá trình quản trị.
Việc ra quyết định là một trong các hoạt động quan trọng của quản trị và là
khâu chủ yếu của công nghệ quản trị, nó quyết định tính chất đúng đắn hoặc không
đúng đắn trong toàn bộ sự hoạt động của cả hệ thống. quyết định quản trị liên quan
mật thiết tới vai trò nhà quản trị và uy tín của hệ thống phải thực hiện quyết định
đó, kể cả mặt sản xuất, chính trị, xã hội.
2. Cách phân loại quyết định quản trị:
Do tính phức tạp của quá trình quản trị, các quyết định quản trị cũng rất đa
dạng, có thể phân loại các quyết định quản trị thành những loại sau:
Căn cứ vào tính chất của quyết định:

 Quyết định chiến lược


 Quyết định chiến thuật
 Quyết định tác nghiệp
Căn cứ theo thời gian tác động của quyết định

 Quyết định dài hạn


 Quyết định trung hạn
 Quyết định ngắn hạn
Căn cứ vào phạm vi tác động của quyết định

 Quyết định toàn cục,


 Quyết định bộ phận
 Quyết định chuyên đề
Căn cứ theo nội dung các chức năng

 Quyết định kế hoạch


 Quyết định tổ chức
 Quyết định điều khiển
 Quyết định kiểm tra
Căn cứ theo lĩnh vưc hoạt động quản trị

 Quyết định chất lượng


 Quyết định tiếp thị
 Quyết định sản xuất
 Quyết định tài chính
 Quyết định nhân sự
Căn cứ cấp ra quyết định

 Quyết định cấp cao


 Quyết định cấp trung
 Quyết định cấp thấp
Căn cứ theo cách thức soạn thảo quyết định

 Quyết định theo mẫu có sẵn


 Quyết định không theo mẫu có sẳn
Căn cứ theo hình thức của quyết định

 Quyết định bằng văn bản


 Quyết định bằng lời nói
 Quyết định không lời
3. Bản chất:
Về bản chất, quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định
ra chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã
chín muồi, trên cơ sở sự hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống
bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện tượng của hệ thống đó.
Quản trị vừa có tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật độc đáo.
3.1. Tính khoa học:
Quản trị là một hoạt động mang tính khoa học. Khoa học quản trị là bộ phận tri
thức được tích lũy qua nhiều năm, thừa hưởng kết quả từ nhiều ngành khoa hoc
khác như: kinh tế học, xã hội học, toán học, …
Khoa học quản trị cung cấp cho nhà quản trị tư duy hệ thống trước các vấn đề
phát sinh, các phương pháp khoa học, các công cụ để giải quyết vấn đề, … Tính
khoa học của quản trị thể hiện ở các yêu cầu sau đây:
- Quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các quy luật khách
quan. Điều đó, đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các
quy luật chung và riêng của tự nhiên và xã hội. Trên cơ sở am hiểu các quy
luật khách quan mà vận dụng tốt nhất các thành tựu khoa học. Trước hết là
triết học, kinh tế học, tâm lí học, xã hội học, toán học, tin học, … cùng với
những kinh nghiệm trong thực tế vào thực hành quản trị.
- Quản trị cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị. Đó là những cách
thức và phương pháp thực hiện các công việc như: kỹ thuật thiết lập chiến
lược, kỹ thuật thiết kế cơ cấu tổ chức, kỹ thuật kiểm tra, …
- Quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức
trong từng giai đoạn cụ thể. Điều đó, đòi hỏi các nhà quản trị vừa kiên trì các
nguyên tắc vừa phải vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình
thức và các kỹ năng quản trị phù hợp cho từng điều kiện hoàn cảnh nhất
định.
Như vậy, khoa học quản trị cho ta hiểu biết về các nguyên tắc, quy luật, phương
pháp, kỹ thuật quản trị để trên cơ sở đó biết cách giải quyết các vấn đề quản trị.
3.2. Tính nghệ thuật:
Nghệ thuật quản trị chính là những kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, “mưu mẹo” và
“biết làm thế nào” để đạt được mục tiêu trong mong muốn với hiệu quả cao. Nếu
khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống, thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến
thức để vận dụng cho phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống. Vì thế
nghệ thuật quản trị luôn gắn với các tình huống, các trường hợp cụ thể.
Nghệ thuật quản trị thường được biểu hiện trong một số lĩnh vực như:
- Nghệ thuật sử dụng người: Mỗi con người đều có những ưu, nhược điểm
khác nhau, nếu biết sử dụng thì người nào cũng đều có ích, hoặc sẽ càng
hiến nhiều nhất cho tổ chức, cho xã hội, cho cộng động mà họ đang sinh
sống. Điều đó, đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu đặc điểm tâm lí của từng
người, nên sử dụng họ vào việc gì, ở đâu là phù hợp nhất. Có như vậy, mỗi
cá nhân mới có điều kiện, cơ hội phát huy hết khả năng của mình, cống hiến
nhiều nhất cho tập thể.
- Nghệ thuật giáo dục con người: Để giáo dục con người, thông thường người
ta sử dụng các hình thức: khen, chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình,
khen thưởng và kỹ luật, … Với ai, nên áp dụng hình thức nào, biện pháp gì,
mức độ cao hay thấp, và được tiến hành ở đâu, khi nào đều là những vấn đề
mang tính nghệ thuật. Cùng một vấn đề nhưng mỗi đối tượng khác nhau có
khi phải giải quyết khác nhau.
- Nghệ thuật ứng xử: Được thể hiện trong quá trình giao tiếp. Sự lựa chọn lời
nói, cách nói và thái độ phù hợp với người nghố là nghệ thuật ứng xử trong
giao tiếp. Cách nói thẳng, nói gợi tả, nói triết lí, … là những cách nói cần lựa
chọn cho phù hợp với từng trình độ, tâm lí của người nghố. Thái độ tôn
trọng, thành thật, khiêm tốn, hòa nhã, … là nghệ thuật giao tiếp không thể
thiếu trong quá trình giao tiếp.
Ngoài ra, nghệ thuật quản trị còn biểu hiện ở nghệ thuật tạo thời cơ, nghệ thuật
sử dụng các đòn bẩy trong quản lí, nghệ thuật ra quyết định.
Tóm lại: muốn quản trị có hiệu quả cao, nhà quản trị trước hết phải sử dụng các
thành tựu của khoa học quản trị và vận dụng chúng một cách nghệ thuật
4. Vai trò:
Các quyết định về quản trị có vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động về
quản trị. Bởi vì:
Các quyết định luôn luôn là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi hoạt
động về quản trị. Không thể nói đến hoạt động về quản trị mà thiếu việc ra các
quyết định, cũng như không thể nói đến việc kinh doanh mà thiếu dịch vụ và hàng
hóa.
Sự thành công hay thất bại trong các tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào các quyết
định của các nhà quản trị.

Xét về mặt tổng thể thì không thể thay thế các quyết định về quản trị bằng tiền bạc,
vốn liếng, sự tự phát, sự tự điều chỉnh hoặc bất cứ thứ tự đồng bằng máy móc tinh
xảo nào.

Mỗi quyết định về quản trị là một một xích trong toàn bộ hệ thống các quyết
định của một tổ chức nên mức độ tương tác ảnh hưởng giữa chúng với nhau là cực
kỳ phức tạp và hết sức quan trọng. Không thận trọng trong việc ra quyết định
thường có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.

5. Các chức năng của các quyết định:

Quyết định là trái tim của mọi hoạt động về quản trị, nó cần phải thực hiện
được những chức năng chủ yếu sau:
- Lựa chọn phương án tối ưu.
- Định hướng.
- Bảo đảm các yếu tố thực hiện.
- Phối hợp hành động.
- Chức năng động viên, cưỡng bức.
- Bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện.
- Bảo đảm tính hiệu quả trong kinh doanh.
- Bảo đảm tính hiệu lực.

6. Kết luận:

Thông qua những lý thuyết đã nêu trên, ta có thể hiểu được quyết định quản trị
là gì và bao gồm những gì. Rằng nó không chỉ được tạo ra trong cuộc sống hàng
ngày mà còn có mức ảnh hưởng rất lớn đến sự sống còn của tổ chức, ta không thể
phát triển một tổ chức nếu không đưa ra bất kì quyết định quản trị nào.
Một quyết định đưa ra là đúng hay sai, có cần thiết hay không là câu hỏi mà các
nhà quản trị nên đặt ra trên con đường phát triển. Điều đó đòi hỏi họ phải có được
những kỹ năng ra quyết định, đồng thời có được kiến thức khối sâu rộng và am
hiểu các đạo lí. Chỉ khi đó việc ra quyết định mới mang lại hiệu quả tối ưu cho tổ
chức, doanh nghiệp góp phần nâng cao nền kinh tế, xã hội

You might also like