You are on page 1of 22

BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Khái niệm kinh doanh:


- Có vô số các định nghĩa khác nhau về kinh doanh:
+ Kinh doanh là hoạt động được thực hiện với mục đích tạo ra lợi nhuận
+ Kinh doanh là sản xuất ra hàng hóa để bán cho khách hàng và kiếm lời
+ Kinh doanh là mua hàng hóa và bán để liếm lời/ đầu tư kiếm lời
+ Kinh doanh chỉ là thuật ngữ dùng để chỉ “những hoạt động làm giàu trên thị trường”
+ Kinh doanh là việc dung công sức và tiền của để tổ chức cac hoạt động nhằm mục
đích kiếm lời trên thị trường
 Trong kinh tế thị trường, kinh doanh thường được hiểu theo nghĩa rộng: “Là việc thực
hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất mua bán
hàng hóa và thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”
 Lưu ý:
- Kinh doanh là hoạt động diễn ra trên thị trường, gắn với nền kinh tế thị trường
- Kinh doanh suy cho cùng là hoạt động vì mục tiêu kiếm lợi nhuận
- Chủ thể kinh doanh:
+ Có quyền sở hữu đối với các yếu tố và kết quả của quá trình kinh doanh
+ Toàn quyền quyết định đối với mọi vấn đề trong quá trình kinh doanh
+ từ chịu trách nhiệm về các quyết định và kết quả của quá trình kinh doanh

2. Khái niệm doanh nghiệp


 Hiểu một cách chung nhất, Doanh nghiệp là “một tổ cức kinh tế cơ sở, có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở gia dịch ổn định, được thành lập hợp pháp nhắn mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh
 Đặc trưng chung của doanh nghiệp
- Được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh
- Là một hệ thống có tổ chức, có cấp bậc, có mục tiêu
- Là một hệ thống Động – mở
- Một doanh nghiệp đều thống nhất là:
+ Hệ thống sản xuất – kỹ thuật
+ Hệ thống kinh tế
+ Hệ thống tâm lí – xã hội
+ Hệ thống quản lí

3. Tổ chức:
 Tổ chức là tập hợp gồm nhiều người một cách có ý thức cùng phối hợp hoạt động vì mục
đích, mục tiêu chung trong 1 hình thái cơ cấu ổn định
 Mọi tổ chức luôn có các đặc trưng:
- Nhiều người
- Có mục đích, mục tiêu chung
- Có thứ bậc, có sự phân công, hợp tác và phối hợp
- Có sự chỉ huy thống nhất từ một trung tâm
- Không ngừng vận đông, biến đổi và trao đổi với môi trường
- Là hệ thống phức tạp gồm nhiều phân hệ
- Thực hiện nhiều chức năng khác nhau
 Để phối hợp hoạt động bởi nhiều người, mọi tổ chức phải được quản trị

4. Môi trường hoạt động của kinh doanh


 Môi trường là tổng thể các tác nhân, điều kiện, định chế và các yếu tố tác động đến hoạt
động của tổ chức
 Nghiên cứu môi trường là bắt buộc đối với mọi tổ chức bởi:
- Môi trường vốn không ngừng biến động. Mọi chiến lược, mọi mục tiêu của tổ chức
phải vạch ra trong một điều kiện môi trường cụ thểgiúp tổ chức chủ động đưa ra
những giải pháp hợp lí nhằm tận dụng các cơ hội, phòng tránh hoặc hạng chế các rủi
ro, bất trắc do môi trường đem lại
- Giúp tổ chức đánh giá đầy đủ, khách quan về bối cảnh, dự đoán được xu hương biến
đổi của các yếu tố có liên quan để thích nghi
- Giúp tổ chức “biết mình, biết người” để chiến thắng trong chiến tranh
- Giúp tổ chức ý thức được và thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình đối với môi
trường với tư cách là một bộ phận của nó

 Phân loại môi trường:


 Môi trường bên ngoài
- Là các lực lượng có tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến mọi tổ chức nằm trong môi
trường đó
- Gồm: môi trường vi mô và môi trường vĩ mô
 Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát, môi trường chung)
- Là môi trường tác động bao trùm lên mọi tổ chức hoạt động trong đó. Các tổ chức
không có khả năng kiểm soát mà chỉ tìm cách thích nghi
- Gồm:
+ Môi trường kinh tế
+ Môi trường chính trị
+ Môi trường văn hóa – xã hội
+ Môi trường kĩ thuật – công nghiệp
+ Môi trường quốc tế
+ Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng
 Môi trường vi mô:
- Là môi trường tác nghiệp mang tính đặc thù tác động trực tiếp đến hoạt động của các
tổ chức hoạt động trong 1 ngành hay lĩnh vực nào đó. Nếu chủ động nắm bắt, phân
tích, nghiên cứu thì tổ chức có thể kiểm soát được phần nào các yếu tố trong môi
trường vi mô
- Gồm:
+ Khách hàng
+ Các đối thủ cạnh tranh
+ Các nhà cung cấp
+ Các nhóm áp lực xã hội
 Môi trường nội bộ:
- Là môi trường bên trong bao gồm các yếu tố, các điều kiện mà tổ chức có được, phản
ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của tổ chức đó. Gồm:
+ Nguồn năng lực (số lượng, chất lượng, cơ cấu, mức độ biến động lao động)
+ Năng lực tài chính (nguồn vốn và khả năng huy động, tình hình phân bố và sử dụng
vốn, kiểm soát các chi phí, quan hệ tài chính…)
+ Khả năng kinh doanh (tính khoa học trong bố trí và thực hiện quy trình SXKD, hệ
thống điều hành, công nghệ, chi phí, giá thành, chất lượng….)
+ Năng lực nghiên cứu và phát triển (khả năng cải tiến, ứng dụng tiến bộ KHCN mới
để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới và phát triển sản phẩm mới0
+ Năng lực quản trị (trình độ, kỹ năng quản trị qua 4 chức năng)
+ Văn hóa của tổ chức (chuẩn mực, giá trị truyền thống mà mọi thành viên tôn trọng
và tuân theo một cách tự nguyện, khả năng tự quản, mức độ gắn bó ý thức trách
nhiệm, bầu không khí tâm lí…..)

5. Quản trị:
- Quản trị là những hoạt động cần thiết phát sinh tự sự tập hợp của nhiều người một
cách có ý thức để hoàn thành những mục tiêu chung; là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra của tổ
chức
 Đặc điểm chung của quản trị
- Là loại hoạt động mang tính phổ biến đối với mọi tổ chức, thuộc mọi lĩnh vực
- Để quản trị cần có ít nhất ba yếu tố: chủ thể; đối tượng và mục tiêu
- Thực chất của quản trị là quản trị con người, qua đó để quản trị các yếu tố khác
- Là loại hoạt động liên tục theo thời gian (tạo dựng tương lai trên cơ sở quá khứ và
hiện tại)
- Quản trị là tiến trình thực hiện: hoạch định; tổ chức; lãnh đạo và kiểm tra
- Mục đích của quản trị là đẩm bảo tổ chức đát được mục tiêu một các hiệu lực, hiệu
quả và an toàn nhất
- Quản trị là một tiến trình năng động và phức tạp (đạt mục tiêu mong muốn tốt nhất
trong điều kiện môi trường biến động và nguồn lực hạn chế)
 Tính khoa học, tính nghệ thuật của quản trị
- Tính khoa học của quản trị xuất phát từ tính quy luật của các quản trọ trong quá trình
hoạt động của tổ chức. Muốn quản trị thành công cần phải:
+ Nắm vững các quy luật liên quan (lý luận về quản trị gắn với các khái niệm, nguyên
tác, lý thuyết và kỹ thuật quản trị)
+ Biết vận dụng các phương pháp hiện đại, thành tựu của KHCN
- Tính nghệ thuật của quản trọ bắt nguồn từ tính đa dạng, phong phú trong đời sống xã
hội và thực tiễn; đối tượng quản trị là con người vốn khác nhau. Muốn quản trị thành
công đòi hỏi phải:
+ Biết vận dụng sang tạo, khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo kiến thức phù hợp với từng
đối tượng trong từng trường hợp cụ thể
+ Có các thuộc tính tâm lí phù hợp

6. Nhà quản trị:


- Nhà quản trị là người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra và thực hiện công việc
của những người khác để hệ thống do họ phụ trách đạt được mục đích, mục tiêu của
mình
- Nhà quản trị là người:
+ Không chỉ chịu trách nhiệm trước công việc của mình mà cả trược sự thực hiện
công việc của nhóm, bộ phận hau toàn bộ hệ thống
+ Làm cho công việc được thực hiện thông qua người khác
 Phân loại nhà quản trị
- Theo cấp quản trị
+ Nhà quản trị cấp cao
+ Nhà quản trị cấp trung gian
+ Nhà quản trị cấp cơ sở
- Theo phạm vi quản trị
+ Nhà quản trị chức năng
+ nhà quản trị tổng hợp
- Theo mối quan hệ với đầu ra của hệ thống
+ Nhà quản trị theo tuyến
+ Nhà quản trị tham mưu
- Theo loại hình tổ chức
+ Các nhà quản trị trong các tổ chức kinh doanh
+ Các nhà quản trị trong các tổ chức phi lợi nhuận
+ Các nhà quản trị trong các cơ quan nhà nước…
 Vai trò nhà quản trị:
- Trong quan hệ:
+ Người đại diện
+ Người lãnh đạo (chỉ huy)
+ Người liên lạc
- Trong thông tin:
+ Người theo dõi (thu thập) thông tin
+ Người phổ biến thông tin
+ Người phát ngôn
- Trong quyết định
+ Người chủ trì (doanh nhân, người cải tiến)
+ Người xử lí xáo trộn (giải quyết tình trạng hỗn loạn)
+ Người phân bố các nguồn lực
+ Người thương thuyết (thương lượng, đàm phán)
 Các kỹ năng cần thiết đối với nhà quản trị
- Kỹ năng kỹ thuật: năng lực thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của nhà
quản trị và mức độ thuần thục (trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hiêt biết về
một số ngành nghề, một lĩnh vực cụ thể)
- Kỹ năng nhân sự (kỹ năng quan hệ): hợp tác có hiệu quả; nhìn nhận, đánh giá đúng
phẩm chất, năng lực, sở trường của người khác; tạo được các mối quan hệ; biết cách
dung người; đàm phán hữu hiệu; động viên và xây dựng không khí tích cực; khả năng
giành quyền lực và tạo ảnh hưởng; chủ trì các cuộc họp; giải quyết các xung đột,
truyền thông….
- Kỹ năng tư duy (kỹ năng nhận thức): phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề
phức tạp, khả năng bao quát, biết cách gắn bó các phân hệ; nhìn xa trong rộng, dự
đoán, dự báo….
 Mọi nhà quản trị đều cần có cả 3 loại kỹ năng nói trên, tuy nhiên mức độ quan
trọng của từng kỹ năng có sự khác nhau đối với nhà quản trị ở các cấp nói trên
 Yêu cầu phẩm chất cá nhân đối với nhà quản lí
- Ước muốn làm công việc quản trị: quản trị là một nghề, đòi hỏi sự tự lực, thời gian,
sức lức, sự kiên nhẫn và đức hy sinh
- Là người có văn hoad: có kiến thức, thái độ đúng mực đối với người khác, tạo được ấn
tượng tốt, gây dược sự chú ý và kính trọng, tự tin trong hành động và lời nói, phù hợp
với chuẩn mực đạo đức xã hội
- Có ý chí: dám chấp nhận rủi ro, khả năng duy trì công việc trong những điều kiện
không chắc chắn, chịu được căng thẳng , áp lực
- Long trung thành và tính chính trực: trung thành với lợi ích chung của hệ thống; phân
biệt đúng – sai, phải – trái, tốt – xấu và thái độ trong cái đúng, cái sai, cái tốt, cái
xấu….

CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1:


1. Phân tích các đặc điểm của tổ chức, qua đó hãy làm rõ sự cần thiết của hoạt động quản trị
2. Trình bày khái niệm và phân loại môi trường hoạt động của tổ chức. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu môi trường hoạt động của tôt chức
3. Phân tích tính khoa học và tính nghệ thuật của quản trị. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn
đề này trong thực tiễn quản trị?
4. Phân tích vai trò và các ký năng cần thiết của nhà quản trị. Vận dụng những nội dung này
hãy cho biết quan điểm của anh/chị về chân dung của một nhà quản trị thành công và làm
thế nào để trở thành một nhà quản trị thành công
BÀI 2: CÁC TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ
1. TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN
2. TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ – XÃ HỘI
3. TRƯỜNG PHÁI ĐỊNH LƯỢNG
4. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI
5. TRƯỜNG PHẢI QUẢN TRỊ NHẬT BẢN

I. Trường phái cổ điển


1. Lý thuyết Quản trị khoa học (Lỹ thuyết Taylor)
- Vài nét về F.W.Taylor và luận điểm của lý thuyết
- Các nội dung cơ bản của lý thuyết:
+ Xác địn công việc chính yếu của nhà quản trị
+ Xây dựng, lựa chọn và áp dụng phương pháp làm việc
+ Phân công công việc và cam kết trách nhiệm
+ Vấn đề khuyến khích người lao động bằng vật chất
 Một số nhận xét, đánh giá:
 Đóng góp:
- Về mặt lý luận:
+ Coi quản trị là một đối tượng nghiên cứu khoa học
+ Quan tâm đến các yếu tố khoa học trong phân công và chuyên môn hóa lao động, tổ
chức sản xuất theo dây chuyền
+ Quan tâm đến tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo và khuyến khích nhân viên…
- Về mặc thực tiễn: thu hút sự quan tâm và được áo dụng rộng rãi trong quản lí ở các
nước châu Âu và Mỹ, nhờ đó nâng cao NSLĐ, giảm phế phẩm trong các xí nghiệp
thời bấy giờ
 Một số hạn chế
- Xem xét tổ chức như một hệ thống khép kín
- Quá đề cao việc thực hiện chuyên môn hóa, tạo tâm lí nhàm chán, đơn điệu, nẩy sinh
bệnh nghề nghiệp
- Không chú trọng đến khía cạnh con người, đánh giá thấp nhu cầu xã hội và khả năng
sang tạo của con người
- Gắn con người với máy móc, thông qua máy móc để quản trị con người nên nẩy sinh
phản ứng tiêu cực từ phía công nhân…
2. Lý thuyết quản trị hành chính
 Luận điểm: NSLĐ sẽ được nâng lên nếu tổ chức xếp đặt một cách hợp lí trên cơ sở các
nguyên tắc, thứ bậc, phân công lao động và quy trình
 Đại diện và các nội dung chủ yếu:
- Henry Fayol (1841 – 1925): Các nhà quản trị cần được huấn luyện thích hợp để có thể
áp dụng tốt các nguyên tắc chung
- Max Weber (1864 – 1920): tổ chức cần quản trị theo kiểu “Thư lại”, dựa trên nguyên
tắc, hệ thống quyền lực, phân công lao động
- Chester Barnard (1886 – 1961): nguồn gốc của quyền hành xuất phát từ sự chấp nhận
của cấp dưới
- Luther Gulick và Linda Urwick, quản trị gồm các chức năng: hoạch định, tổ chức,
nhân sự, phối hợp, kiểm tra, điều khiển, ngân quỹ
 Nhận xét đánh giá
- Đóng góp
+ Về mặt lý luận: nhờ nó mà các nhà quản trị hiểu nhiền hơn về chức năng, nguyên
tắc, quyền lực, ủy quyền….
+ về thực tiễn: góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng lộn xộn trong các
tổ chức nhờ áp dụng các nguyên tắc, hệ thống quyền lực và tiêu chuẩn công việc
- Hạn chế
+ Chỉ áp dụng đối với tổ chức có tính ổn định cao, môi trường ít thay đổi
+ Quan điểm cứng rắn, ít chú ý đến yếu tố con người và xã hội nên dễ rời xa thực tế

II. TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ – XÃ HỘI:


 Luận điểm: quản trị là “hoàn thành công việc thông qua và cùng với người khác”. Nếu
nhà quản trị quan tâm đến công nhân thì mức độ thõa mãn nhu cầu cấp dưới sẽ cao hơn,
nhờ đó, nhăng suất lao động sẽ được nâng lên
 Các nội dung chủ yếu:
- Ngoài hệ thống kỹ thuật – sản xuất, tổ chứ còn là một hệ thống tâm lý – xã hội
- Các yếu tố tâm lý, tinh thân có ý nghĩa quyết định đến năng suất lao động
- Sự tồn tại khách quan và tác động ảnh hưởng của các nhóm không chính thức đến
hành vi, thái độ của các thành viên
- Ngoài vật chất, con người luôn quan tâm đến các nhu cầu tâm lý, tinh thần
- Nhu cầu là động lực bên trong thức đẩu con người hoạt động
- Tùy bản chất của con người cụ thể để có cách thức quản trị phù hợp
 Nhận xét, đánh giá:
- Đóng góp:
+ Khẳng định con người là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của tổ chức
+ Đưa ra các quan điểm có tính khoa học về lãnh đạo và động viên
+ Nhà quản trị cẩn trọng, khéo léo hơn trong đối xử với nhân viên
+ Cơ sở để nhà quản trị chú trọng tạo bầu không khí tập thể lành mạnh, phát huy tính
tự chủ, tích cực, sang tạo của cấp dưới để nâng cao NSLĐ
- Hạn chế:
+ Tuyệt đối hóa các yếu tố tinh thân, coi nhẹ vật chất dẫn đến thiên lêch
+ Chưa tính đến các yếu tố môi trường bên ngoài tổ chức

III. TRƯỜNG PHÁI ĐỊNH LƯỢNG:


 Luận điểm: một tổ chức có NSLĐ cao vẫn có thể bị thất bại nếu các quyết định đưa ra bị
sai lầm. Bởi vậy, “Quản trị là ra quyết định”. Muốn quản trị có hiệu quả, trước hết quyết
định phải đúng đắn
 Nội dung:
- Nhà quản trị phải có quan điểm hệ thống khi xem xét sự việc
- Thông tin phải đầu đủ và xử lý nhanh chóng, chính xác
- Vận dụng các công cụ toán học, thống kê, tin học và các ngành khoa học chính xác
trong xử lý và phân tích thông tin
- Kiểm định kết quả xử lý, phân tích định lượng kết hợp khả nẳng tư duy, phán đoán,
suy xét của con người để lựa chọn phương án tố ưu
 Nhận xét, đánh giá:
- Đóng góp:
+ Kỹ thuật định lượng giúp giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề quản trị phức tạp như:
xây dựng ngân sách, chương trình hóa sản xuất, phát triển chiến lược, tối ưu hóa phân
bố và sử dụng tài nguyên…
+ Góp phần nâng cao trình độ hoạch định và kiểm tra trong quản trị
- Hạn chế
+ CHưa giải quyết được các vấn đề trong quản trị nhân sự, bởi chưa chú trọng đến
khía cạnh tâm lý – xã hội của con người
+ Các khái niệm và kỹ thuật tương đối khó hiểu đối với các nhà quản trị trong thực
tiễn nên tính phổ biến còn hạn chế

IV. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI:


 Bối cảnh ra đời: Các lý thuyết quản trị ra đời từ những năm 1960 cho đến nay được gọi
chung là các lý thuyết quản trị hiện đại trên cơ sở kế thừa và phát triển các tư tưởng quản
trị truyền thống nhằm đáo ứng những thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh
(xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh gay gắt, phát triển bùng nổ của KH – CN…)
 Một số lý thuyết nổi bật
- Lý thuyết Quản trị theo quá trình
- Lý thuyết Quản trị theo tình huống
- Lý thuyết Quản trị tổng hợp và thích nghi
- Lý thuyết Quản trị tuyệt hảo
 Nội dung chính của các lý thuyết quản trị hiện đại
- Quản trị là tiến trình gồm vác hoạt động có tính liên tục và liên quan chặt chẽ với
nhau. Bản thân mỗi hoạt động cũng là một tiến trình
- Nhà quản trị phải có tư duy sang tạo phù hợp với từng tình huống
- Đề cao tính linh hoạt, giảm thiểu các cấp bậc trung gian của tổ chức
- Chú trọng phát triển từ bên trong, đề cao giá trị văn hóa của tổ chức
- Ứng dụng các thành tựu của KH – CN, đặc biệt là công nghệ thông tin
- Đề cao vai trò sang tạo, tri thức và trách nhiệm, con người là yếu tổ quyết định
- Chiển từ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường kiểu truyền thống sang chiến lược cạnh
tranh dựa trên những ý tưởng sang tạo
- Khuyến khích tính độc lập, sang tạo, tăng tính tự quản và truyền thống
- Giảm sự lệ thuộc vào các quy chế, nguyên tắc cứng nhắc
- Thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng
- Phát triển quan niệm, ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ mới

V. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ NHẬT BẢN


 Giới thiệu chung:
- Từ những năm 70, cạnh các lý thuyết quản trị của các nước phương Tây, ở một số
nước thành công trong phát triển kinh tế nhue Nhật Bản và “Bốn con rồng châu Á” là
Hàn QUốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Koong đã xuất hiện các lý thuyết của riêng
minh
- Điển hình về đặc trưng phong cách quản trị kiểu truyền thống phương Đông có trường
phái quản trị Nhật Bản với Lý thuyết Z của William Ouchi và Lý thuyết Kaizen của
Massa Aki Imai
- Các lý thuyết này ra đời trên cơ sở thực tiễn quản trị các tổ chức ở Nhật Bản với đặc
thù về truyền thống văn hóa và tâm lý dân tộc

1. Lý thuyết Z
 Luận điểm của W.Ouchi:
- Khác thuyết X và Y quan tâm đến bản chất, W.Ouchi quan tâm đến thái độ lao động
của cong người và cho rằng, thái độ tùy thuộc vào cách thức mà họ được đối xử trong
thực tê. Xuất phát từ gốc rễ văn hóa và tập quán Nhật Bản. tác giả cho rằng, cần thay
đổi mô hình quản trị dựa trên việc xây dựng một nền văn hóa kiểu Z cho môi trường
bên trong tổ chức
 Nội dung:
- Duy trì việc làm suốt đời cho công nhân
- Xâu dựng mối quan hệ hỗ tương, vai trò, trách nhiệm
- Đề cao sức mạnh tập thể, cộng đồng, thưởng phạt tập thể
- Đào tạo rộng, thay đổi luaam phiên vị trí làm việc theo định kì
- Đề bạt chậm, trả lương theo thâm niên
- Kiểm tra mặc nhiên…
 Nhận xét:
- Thực chất lí thuyết Z là sự vận động khoa học quản trị của phương Tây kết hợp với
giá trị truyền thống của Nhật Bản là lòng trung thành, tận tụy, gắn bó với tổ chức, coi
trọng tin thân, trách nhiệm tập thể, đề cao kinh nghiệm, coi tổ chức là một cộng đồng
gắn bó
- Vì gắn với những nét đặc trưng riêng của nền văn hóa và truyền thống Nhật Bản nên
không phải tổ chức, quốc gia nào cũng có thể áp dụng thành công

2. Lý thuyết Kaizem
 Luận điểm: Massa Aki Imai chỉ ra sự khác biệt giữa cách quản trị của Nhật Bản và của
phương Tây. Ở Mỹ sự thay đổi diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Sự thành
công trong cách quản trị Nhật Bản là những cải tiến nho nhỏ, từng bước
 Nội dung: sự khác biệt giữa hoạt động đổi mới (Âu – Mỹ) và cải tiến (Nhật Bản)
Khía cạnh so sánh Đổi mới (phương Tây) Cải tiến (Nhật Bản)
Cách thức thực hiện Thay đổi đột ngột, mạnh Cải tiến nho nhỏ, hằng
mẽ và nhanh chóng ngày, liên tục, tăng dần
Quan điểm kế thừa Xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, Kế thừa những gì hợp lý
thay bằng cái mới đạt được trước đó
Chủ thể thực hiện Những cá nhân xuất sắc Tất cả mọi thành viên
Mục tiêu hướng dẫn Cụ thể trước mắt và Mang tính dài hạn
nhanh nhất
Yếu tố cốt lõi Thành tựu KH – CN và Khả năng sang tạo của
các lý thuyết mới con người
Vai trò của các yếu tố Con người phải phù hợp Máy móc phải phù hợp
với yêu cầu của máy với con người dễ khai
móc, thiết bị và KH – CN thác khả năng sang tạo
của con người

CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2


1. Trình bày luận điểm và nội dung cơ bản của các lý thuyết, trường phái quản trị. Rút ra
các nhận xét, đánh giá đối với từng lý thuyết, trường phái
2. Rút ra nhận xét và đánh giá về xu hướng phát triển của quản trị học qua nghiên cứu các lý
thuyết, trường phái quản trị? Theo xu hướng, theo đó anh chị cần phải làm gì để trở thành
một nhà quản trị thành công trong tương lai?

BÀI 3: NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ


1. Khái niệm nguyên tắc quản trị
- Nguyên tắc thường được hiểu là những chuẩn mực, quy định chính thức có tính bắt
buộc đối với mọi người đòi hỏi phải tuân thủ
- Nguyên tắc quản trị là những quy tắc quy định tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các nhà
quản trị phải được tuân thủ khi thực hiện các chức năng của mình
- Nguyên tắc là yếu tố cần thiết để đảm bảo:
+ Sự thống nhất, đồng bộ trong mọi hoạt động tập thể
+ vận dụng được các quy luật khách quan
+ Đúng định hướng và đạt được muchj đích, mục tiêu tốt hơn
+ Hoạt động của tổ chức phù hợp với các điều kiện cụ thể
 Cơ sở xây dựng nguyên tắc quản trị
- Nguyên tắc là sản phẩm chủ quan nhưng phải đảm bảo tính khách quan
- Muốn vậy, phải:
+ Được đưa ra trên cơ sở kết quả nhận thức các quy luật
+ Phù hợp với các ràng buộc vĩ mô (chính trị, pháp luật, tập quán….)
+ Phù hợp với sự mệnh, mục đích, mục tiêu của tổ chức
+ Phù hợp với tiềm lực, sức mạnh, thực trạng và xu thế phát triển của tổ chức
+ Kế thừa kinh nghiệm thực tiễn cả trong và ngoài nước
- Nguyên tắc quản trị có tính ổn định tương đối. Vì các yếu tố có tính nền tảng nêu trên
luôn ổn định trong ngắn hạn nhưng không cố định (bất biến) trong dài hạn
 Các nguyên tắc chung trong quản trị
- Vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về nguyên tắc quản trị cả về quan niệm về
khái niệm lẫn các nguyên tắc (cứng nhắc gay mềm dẻo; bắt buộc hay không bắt buộc;
nguyên tắc mà mối tổ chức quan tâm…). Tuy nhiên quản trị có các nguyên tắc chung:
+ Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội
+ Xuất phát từ thị trường và khách hàng (đáp ứng nhu cầu xã hội)
+ Hiệu quả và hiện thực
+ Kết hợp hài hòa các loại lợi ích
+ Chuyên môn hóa

 Nguyên tắc “Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội”


- Sự “tự do” của các chủ thể chỉ được phép diễn ra trong khuôn khổ được tạo ra bởi hệ
thống luật pháp. Luật pháp là tổng thể các quy tắc xử sự và là công cụ để nhà nước
điều chỉnh các quan hệ xã hội, là các rang buộc nhằm đảm bảo hoạt động của chúng
diễn ra theo đúng định hướng của xã hội. Bất kì ai vi phạm luật pháp cũng sẽ bị xử lý
- Thông lệ xã hội là những quy ước do các tổ chức đặt ra theo yêu cầu của lĩnh vực hoạt
động và các bên tham gia, phù hợp với luật pháp. Dù không thể hiện dưới dạng văn
bản pháp lý như luật pháp, nhưng thông lệ xã hội cũng có tính chất bắt buộc đối với
các chủ thể khi tham gia hoạt động. Nhà quản trị phải nắm vững các thông lệ xã hội để
tôn trọng và thực hiện
 Nguyên tắc “Xuất phát từ thị trường và khách hàng (đáp ứng nhu cầu xã hội)”
- Tuân theo cơ chế thị trường là điều không thể tránh khỏi đối với các tổ chức, nếu
không sẽ bị đào thải
- Thị trường và khách hàng là lực lượng ảnh hướng trực tiếp đến sự tồn vong, là nền
tảng để hình thành chiến lược của 1 tổ chức
- Mọi quyết định đưa ra xuất phát từ kết quả nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách
hàng
 Nguyên tắc “Hiệu quả và hiện thực”
- Tiết kiệm là giảm thiểu các lãng phí. Hiệu quả so với kết quả thu được khoản phí tồn
đã bỏ ra cho việc đạt được kết quả đó
- Tiết kiệm và hiện quả có mội quán hệ hữu cơ với nhau. Hiệu quả chính là tiết kiệm
theo nghĩa rộng, còn tiết kiệm là để đạt hiệu quả cao hơn
- Hoạt động quản trị chỉ thực sự cần thiếu và có ý nghĩa khi nhà quản trị quan tâm và
thực hiện triệt để để nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
 Nguyên tắc “Kết hợp hài hòa các loại lợi ích”
- Lợi ích chính là động lực thúc đẩy, chỉ huy con người hành động nhằm thỏa mãn nhu
cầu và tình cảm của mình, là cái gây nên nội lực, là động cơ hoạt động của các chủ
thể, và là nguyên nhân của mỗi hành động
- Quản trị phải biết tạo ra động cơ hoạt động cho đối tượng nhằm thõa mãn tốt nhất nhu
cầu, lợi ích của mỗi cá nhâ, thông qua đó để tổ chức đạt được mục tiêu
- Nhà quản trị phải nắm vững và giải quyết thỏa đáng các quan hệ về lợi ích trên cơ sở
đảm bảo hài hòa, thống nhất các loại lợi ích (lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội; lợi ích
bên trong và bên ngoài; lợi ích trước mắt và lâu dài; vật chất và tinh thần)
- Tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo tổ chức vận hành thuận lợi và hiệu quả. Ngược lại,
sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn hoặc có thể dẫn tới sự sụp đổ của tổ chức
 Nguyên tắc “Chuyên môn hóa”
- Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động quản trị phải được thực hiện bởi nhungữ người có
trình độ chuyên môn, được đào tạo, huấn luyện, có kinh nghiệm và phù hợp để đạt
được mục tiêu của tổ chức
- Bố trí sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn đào tạo, đúng năng lực sở
trường để có thể thực hành tốt nhất chức trách được phân công trong mối quan hệ hợp
lý với những người khác
- Thực hiện tổ nguyên tắc này cho phép ra môi trường làm việc thuận lợi và điều kiện
cần thiết cho mỗi cá nhân, một bộ phận phát huy tổ nhất khả năng của mình, đóng góp
được nhiều nhất cho việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức

2. Khái niệm phương pháp quản trị


- Phương pháp quản trị thường được hiểu là tổng thể các cách thức tác động của chủ thể
quan trị lên đối tượng quản trị để đối tượng thực hiện các nhiệm vụ nhằm đảm bảo
cho tổ chức vận động và đạt được mục tiêu đề ra
- Phương pháp quản trị thực chất là cách thức vận dụng một cách có nguyên tắc các quy
luật vào hoạt động quản trị
- Khác với nguyên tắc có tính bắt buộc, phương pháp quản trị có tính linh hoạt và đòi
hỏi tính sang tạo, tính nghệ thuật của mỗi nhà quản thị tùy thuộc vào từng đối tượng,
điều kiện và trường hợp cụ thể

3. Các phương pháp quản trị


- Theo cách thức và cơ chế tác động của chủ thể tác động lên đối tượng quản trị là con
người trong tổ chức, có 3 loại phương pháp quản trị:
+ Phương pháp Tổ chức – hành chính
+ Phương pháp Kinh tế
+ Phương pháp tâm lí – giáo dục
- Trên lý luận và trong thực tiễn có thể có nhiều cách phân loại khác, tuy nhiên trong
phạm vi môn học chúng ta chỉ nghiên cứu các phương pháp quản trị theo cách tiếp cận
nêu trên

 Phương pháp Tổ chức – hành chính:


 Khái niệm: là sự tác động trực tiếp của chủ thể lên đối tường bằng các mệnh lệnh hành
chính có tính bắt buộc để đối tượng phải thực hiện các nhiệm vụ theo đúng mong muốn
của nhà quản trị
 Đặc trưng:
- Thực hiện dựa trên mối quan hệ về mặt tổ chúc, giữa cấp trên và cấp dưới
- Mang tính áp đặt đơn phương (đối tượng không có quyền từ chối)
- Bảo đảm bằng các hình thái kỉ luật
- Có hiệu lực ngay
- Tác động theo hai hướng: (1)Về mặt tổ chức; và (2) điều chỉnh hành vi
 Ưu điểm:
- Xác lập trật tự, kỉ cương trong nội bộ
- Đảm bảo tính thống nhất trong các quyết định, chính sách được đưa ra
- Tính đồng bộ, tính thống nhất trong hoạt động của tổ chức
- Cho phép giải quyết các vấn đề nhanh chóng
- Giải được tính bí mật khi cần thiết
- Kết nối nhiều phương pháp khác nhau nhằm gia tăng hiệu quả trong vận dụng
 Nhược điểm:
- Đòi hỏi bộ máy lớn, cồng kềnh
- Không phát huy được tính chủ động, sang tạo, trách nhiệm của cáp a dưới
- Dễ quá tải đối với cấp trên
- Tạo tâm lí tiêu cục trong tổ chức
- Dễ nãy sinh tiêu cực trong đội ngũ các nhà quản trị
 Để phát huy vai trò của phương pháp tổ chức – hành chính, cần
- Phải đảm bảo tính khoa học của các quyết định hành chính
- Phải gắn quyền hành và trách nhiệm của người ra quyết định
- Phải dứt khoát, rõ rang, dễ hiểu
 Phương pháp kinh tế
 Khái niệm:
- Là sự tác động gián tiếp của chủ thể lên đối tượng bằng các lợi ích kinh tế (đòn bẩy
kinh tế) để đối tượng tự do lựa chọn phương án hoạt động có lợi nhất cho họ và thông
qua họ, cho tổ chức
 Đặc điểm:
- Tạo ra động lực thức đẩy con người tích cực lao động nhằm thỏa mãn tốt nhấy lợi ích
kinh tế của đối tượng
- Thực chất của việc áp dụng các phương pháp kinh tế là vận dụng các quy luật kinh tế
vào quản trị bằng cách đặt đối tượng vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng
kết hợp đúng đắn lợi ích của mình với lợi ích của tổ chức
- Đối tượng được tự do lựa chọn phương án hoạt động
 Ưu điểm:
- Tác động nhạy bén, linh hoạt, rộng khắp
- Phát huy được tính chủ động , sang tạo, tự giác của cấp dưới
- Tính kịp thời, sát thực, cụ thể, phù hợp trong các quyết định
- Giảm tải công việc cho cấp trên, tránh chi ly vụn vặt
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
 Nhược điểm:
- Đòi hỏi chủ thể phải có tiềm lực về kinh tế
- Dễ nảy sinh tâm lí cục bộ, thiển cận, thực dụng trong tổ chức
- Dễ phân hóa
 Để phát huy tốt vai trò của nhóm phương pháp kinh tế, cần:
- Hoàn thiện hệ thống các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các đòn bẩy
kinh tế (giá cả, lợi nhuận, lãi suất, tiền lương, tiền thưởng….)
- Phân quyền mạnh mẽ cho cấp dưới để họ có khả năng tự giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn
- Nhà quản trị phải là những người có trình độ, có năng lực về nhiều mặt
 Phương pháp Tâm lí – giáo dục:
 Khái niệm:
- Là cách thức tác động vào nhận thức, tâm lí, tình cảm của người lao động nhằm nâng
cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ
 Đặc trưng:
- Được áp dụng dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lí của con người
- Thực chất là làm cho đối tượng biết phân biệt phải – trái, đúng – sai, lợi – hại, đẹp –
xấu, thiện – ác…., từ đó nâng cao tính tự giác, hăng say, trách nhiệm trong công việc,
gắn bó và trung thành với tổ chức
 Ưu điểm:
- Tác dụng ổn định, bền vững, lâu dài
- Con người có thể làm việc tổ ngay cả trong những điều kiện khó khăn
- Phát huy tối đa khả năng khai thác năng lực của con người
- Tạo ra bầu không khí tâm lí tích cực, cởi mở trong tổ chức
 Nhược điểm:
- Đòi hỏi nhiều thời gian
- Nhà quản trị phải có kiến thức, kỹ năng về tâm lí và giao tiếp, đức tính kiên nhẫn, kiên
trì và điều kiện tiếp xúc

4. Yêu cầu khi vận dụng các phương pháp quản trị:
 Tùy thuộc vào từng đối tượng và điều kiện cụ thể
- Lựa chọn một phương pháp chủ đạo cần nhấn mạnh nào đó
- Sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp để đảm bảo tính hoàn chỉnh và đồng bộ
trong thực hiện nhiệm vụ quản trị

BÀI 4: THÔNG TIN QUẢN TRỊ


1. Khái niệm thông tin:
- Để quản trị một tổ chức, nhà quản trị phải biết được hiện trạng cũng như xu hướng
biến đổi của các yếu tố nội bộ lẫn bên ngoài môi trường
- Trong quản trị, thông tin được hiểu là những tin tức (tín hiệu) mới, được nhận, được
hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết
đinh
- Thông tin là quá trình chuyển ý nghĩa từ một người để trở thành nhận thức ở một
người khác. Vì vậy, thực chất của thông tin là quá trình phản ánh và tiếp nhận phản
ánh đó, biến phản ánh thành hiểu biết và tri thức nhằm mục đích phục vụ việc ra quyết
định của nhà quản trị
 Vai trò của thông tin trong quản trị
- Thông tin là cơ sở, là điều kiện và là công cụ của mọi quá trình điều khiển, trong đó
có quản trị
- Thông tin là “nguyên liệu” đầu vào để “sản xuất” ra các quyết định quản trị. Bản thân
quyết định quản trị cũng là thông tin
- Thông tin là cơ sở để thực hiện mọi chức năng quản trị
- Tài năng của nhà quản trị suy cho cùng được thể hiện qua năng lực của họ trong việc
thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin
- Thông tin là chiếc cầu nối giữa tổ chức với môi trường bên ngoài
- Mọi phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ quản trị đều hướng vào việc quản trị
 Quá trình thông tin:
- Quá trình thông tin và các yếu tố tham gia vào quản trị này được minh họa qua sơ đồ
sau: (trang 77)

 Các yếu tố của quá trình thông tin:


+ Người gửi: có thể là nhà quản trị, có thể là không, có thể là bộ phận hay tổ chức
+ Mã hóa: là dịch ý tướng của Người gửi thành những ký tự có hệ thống thể hiện ý đồ
và mục đích truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc bằng tín hiệu phi ngôn ngữ
+ Giải mã: là thuật ngữ kỹ thuật chỉ quá trình suy nghĩ của người nhận, gắn với việc
giải thích dựa vào những kinh nghiệm sẵn có và các khung tham chiếu
+ Người nhận: bức thông điệp sau khi được tiếp nhận thì sẽ được giải mã theo ngôn
ngữ mà người nhận có thể hiểu được để biến thành nhận thức ở họ
+ Nhận thức: là quan niệm của người nhận sau khi tiếp nhận thông điệp từ người gửi
+ Phản hồi: là dòng thông tin nối ngược từ người nhận đến người gửi, là yếu tố cơ
bản, không thể thiếu trong mọi quá trình điều khiển
+ Nhiễu: những yếu tố làm lệch lạc nhận thức ở người nhận so với ý nghĩ người gửi

2. Phân loại thông tin:


 Theo phạm vi của thông tin:
- Thông tin bên trong: phản ánh tình hình nội bộ của tổ chức (tài liệu nghiệp vụ, biểu
bảng thống kê, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch…..)
- Thông tin bên ngoài: liên quan các yếu tố trong môi trường hoạt động của tổ chức.
Gồm: (1) các tài liệu có tính bắt buộc (văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, mệnh
lệnh, nghị định, thông tư hướng dẫn….) và (2) loại tài liệu có tính chất tham khảo
nhằm điều chỉnh các hoạt động của tổ chức cho phù hợp với sự biến động của môi
trường
 Theo tính chất của thông tin
- Thông tin chỉ đạo: các mệnh lệnh, chỉ thị, chủ trương, định hướng, quan điểm, nguyên
tắc do cơ quan cấp trên đưa xuống để hướng dẫn cấp dưới thực hiện, phục vụ việc
định hướng hoạt động của đối tượng
- Thông tin thực hiện: báo cáo tình hình tiến độ, vấn đề phát sinh, kết quả thực hiện,
kiến nghị, đề xuất, phán ánh của cấp dưới với cấp trên. Đây là thông tin phản hồi giúp
chủ thể có thể kiểm soát và thực hiện các hoạt động điều chỉnh cần thiết
 Theo tính chất sử dụng của thông tin
- Thông tin đầu vào: là các thông tin dưới dạng nguyên liệu (thông tin tra cứu) mà nhà
quản trị cần có để đưa ra các quyết định (đường lối, thể chế, pháp luật, quan hệ với
bên ngoài, tình hình nội bộ….)
- Thông tin đầu ra: là những thông tin được đưa ra dưới dạng các quyết định mà cấp
dưới có trách nhiệm phải thực hiện
 Theo hướng của thông tin
- Thông tin đi xuống: từ các cá nhân, các bộ phận thuộc các cấp cao hơn đến các cấp
thấp hơn (tài liệu hướng dẫn, các bản ghi nhớ chính thức, các chính thức, quy định thủ
tục, sổ tay tham khảo, ấm phẩm của tổ chức)
- Thông tin đi lên: truyền đạt từ các cấp thấp đến các cấp cao hơn trong tổ chức
- Thông tin ngang: nối các cá nhân, bộ phận cùng cấp trong hệ thống tổ chức
- Thông tin chéo: dòng thông tin nối các cá nhân, các bộ phận thuộc các cấp khác nhau
nhưng không có quan hệ báo cáo trực tiếp
 Theo cấp độ xử lí thông tin
- Thông tin sơ cấp: có được qua kết quả của các cuộc điều tra khảo sát ban đầu, chưa
qua xử lý và chưa từng được công bố trước đó
- Thông tin thứ cấp: những thông tin đã qua xử lí, phân tích, công bố hoặc đã được sử
dụng vào các mục đích khác
 Theo kênh tiếp nhận
- Thông tin chính thức: những thông tin có địa chỉ rõ ràng về nguồn gốc phát đi lẫn đối
tượng tiếp nhận thông tin, được truyền đi một cách chủ động, theo các kênh chính
thức, có mục đích, gắn với trách nhiệm cụ thể của những cá nhân và bộ phận cụ thể đã
được quy định
- Thông tin không chính thức: thông tin không rõ rang, về nơi phát đi lẫn nơi tiếp nhận,
được truyền đi một cách tự phát dưới dạng tin đồn, dư luận
 Theo cách tiếp nhận
- Thông tin có hệ thống: thông tin được đưa đến cho đối tượng nhận tin theo định kỳ
(hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm….), thường được quy định trước về yêu
cầu, nội dung, trình tự hoặc báo cáo theo mẫu thống nhất
- Thông tin không có tính hệ thống: thông tin được đưa đến cho đối tượng nhận tin một
cách ngẫu nhiên không thể dự kiến trước được về thời gian cũng như về nội dung diễn
biến của những sự kiện
 Theo phạm vi lĩnh vực
- Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh
- Thông tin về nhân sự
- Thông tin về tài chính
- Thông tin về kỹ thuật
- Thông tin về thị trường
- Thông tin pháp luật

3. Yêu cầu đối với thông tin:


- Tính chính xác: thông tin không chính xác khôn thể giúp nhà quản trị đưa ra các quyết
định đúng đắn. Để đảm bảo tính chính xác, thông tin cần phải cụ thể, rõ rang, trung
thực và khách quan
- Tính kịp thời: thời gian làm cho thông tin trở nên lỗi thời và vô ích, dẫn đến việc bỏ lỡ
thời cơ hoặc gây ra những tổn thất. Muốn đảm bảo tính kịp thời, đòi hỏi thông tin liên
tục phải được cập nhật
- Tính đầy đủ, tính hiện đại và tính hệ thống: thông tin không đầy đủ, chấp vá, lạc hậu
thì khó có thể đưa ra được các quyết định co hiệu quả
- Tính logic và tính ổn định: tính logic của thông tin đòi hỏi tránh xảy ra mâu thuẫn
hoặc loại bỏ lẫn nhau, ổn định trong một thời gian đủ dài, tránh thay đôủ bất thường
dẫn tới sự hoang mang, mất tin tưởng
- Tính rõ ràng và cô động: thông tin phải không thừa, không thiếu, có tính đơn nghĩa,
tránh các cách hiểu khác nhau
- Thông tin phải đảm bảo tính kinh tế: thông tin thu được phải giúp giải quyết thành
công, hiệu quả vấn đề với phí tổn nhỏ nhất về thời gian, tiền bạc và công sức vào việc
thu thập, xử lí, truyền đạt và lưu trữ
- Tính bảo mật để bảo vệ tiềm năng, tính độc lập, tạo lợi thế bất ngờ, sẵn sàng thích ứng
với các tình huống trong cạnh tranh
- Tính minh bạch: cần phải công khai, minh bạch đối với những thông tin trong trường
hợp cần công khai, minh bạch

4. Tổ chức hệ thống bảo đảm thông tin trong quản trị:


a. Khái niệm
- Hệ thông bảo đảm thông tin là tổng thể các quy tắc, kỹ năng phương pháp, kỹ thuật và
cơ chết hoạt động được mô tả một cách rõ rang, theo đó con người và thiết bị thực
hiện việc thu thập, lưu trữ và xử lí thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu ra quyết định
- Hệ thống giúp sắp xếp hợp lí công việc con người và thiết bị, tạo điều kiện thực hiện
tổ các hoạt động thông tin trong tổ chức
b. Các bước xây dựng hệ thống
 Bước 1: Xác định nhu cầu thông tin:
- Căn cứ vào đặc điểm của lĩnh vực hoạt đồng, đặc điểm của tổ chức, mức độ phức tạp
và phạm vi của vấn đề cần giải quyết cần phải xác định rõ: số lượng và loại thông tin
cần thiết; thời gian và kinh phí cần thiết và có thể đáp ứng cho việc thực hiện thu thập
 Bước 2: Xác định và lựa chọn nguồn thông tin
- Nguồn thông tin sơ cấp: sơ cấp nội bộ, sơ cấp bên ngoài
- Nguồn thông tin thứ cấp: thứ cấp nội, thứ cấp bên ngoài
 Bước 3: Lựa chọn và xây dựng hệ thống thu thập thông tin
- Nội dung chủ yếu của việc xây dựng hệ thống thông tin là đề ra trách nhiệm; xác định
một cơ chế hữu hiệu cho công tác thu thập thông tin và thông qua các quyết định để
phổ biến thông tin trong toàn bộ tổ chức. Mô hình thu thập thông tin có thể là :
+ Hệ thống thu thập bất thường: thực hiện việc thu thập một cách thụ động bởi các cá
nhân, các bộ phận không chuyên trách. Đây là loại mô hình thu thập đơn giản nhất
nhưng cũng kém hiệu quả nhất
+ Hệ thống thu nhập định kì: là loại thông tin có các đặc trưng sau: được thể hiện bởi
các bộ phận chuyên trách, chủ yếu thu thập các thông tin có tính chọn lọc, thực hiện
một cách chủ động, có hiệu quả cao, các thông tin chủ yếu là để phục vụ cho việc ra
các quyết định có tính dài hạn. Thường liên quan đến việc sử dụng các kỹ thuật và
công cụ phức tạp, tinh vi hơn, khắc phục, tránh tình trạng quá tải hoặc khan hiếm, tắc
nghẽn thông tin
+ Hệ thống thu thập liên tục là loại hệ thống được thiết kế để thực hiện một cách rộng
rãi việc thu thập các thông tin chủ yếu liên quan đến môi trường hoạt động của tổ
chức, các dự báo
 Bước 4: Vận hành hệ thống
- Trên cơ sở quyền hạn và trách nghiệm được xác định rõ cho từng cá nhân, từng bộ
phận trong hệ thống, phải không ngừng theo dõi và cập nhật các thông tin nhằm đảm
bảo chắc chắn là hệ thống hoạt động đúng như dự kiến. Đồng thời, phải phát hiện kịp
thời các sự cố xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời các trở ngại trong quá trình
thông tin của tổ chức

5. Các trở ngại thường gặp trong thông tin quản trị
- Hiện tượng nhận thức có chọn lọc
- Hiện tượng lọc tin
- Trạng thái xúc cảm
- Vấn đề về ngữ nghĩa
- Ít lắng nghe
- Áp lực về thời gian
- Quá tải thông tin
- Không chú trụng đến thông tin phản hồi
- Các khung tham chiếu khác nhau
- Cách thức cư xử dẫn đến thiếu sự tin cậy và cởi mở

6. Một số biện pháp khắc phục các trở ngại trong thông tin
- Điều chỉnh dòng thông tin
- Tăng cường sử dụng thông tin phản hồi
- Tích cực lắng nghe
- Đơn giản hóa ngôn ngữ
- Rèn luyện ký năng soạn thảo văn bản
- Đồng cảm
- Rèn luyện và khắc phục các hạn chế về tâm lý, giao tiếp
- Sử dụng dư luận khôn khéo và phù hợp

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Khái niệm và vai trò của thông tin trong quản trị? Phân loại thông tin và các yếu tố đối
với thông tin trong quản trị?
2. Khái niệm và nội dung các bước xây dựng hệ thống bảo đảm thông tin trong quản trị?
3. Phân tích các trở ngại thường gặp trong thông tin và các biện pháp khắc phục (hoặc hạn
chế) các trở ngại trong thông tin?

Bài 5: QUYẾT ĐỊNH


1. Khái niệm và vai trò của quyết định
- Khi phải đối mặt với vấn đề, nhà quản trị phải nghiên cứu để đưa ra các chỉ dẫn hoặc
mệnh lệnh cụ thể đối với những người thừa hành để họ giải quyết. Các chỉ dẫn hoặc
các mệnh lệnh này chính là các quyết định quản trị
- Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra mục tiêu,
chương trình và tính chaatd hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề cần thiết
nào đó, trên cơ sở tuân thủ đòi hỏi của các quy luật và các thông tin liên quan, là lựa
chọn giải pháp tốt nhất cho việc giải quyết một vấn đề nào đó đã được xác định
 Các yếu tố của quyết định quản trị:
- Thông thường, một quyết định hoàn chỉnh phải trả lời các câu hỏi sau:
+ Làm gì?
+ Ai sẽ làm?
+ Khi nào làm?
+ Làm ở đâu?
+ Làm bằng cách nào?
+ Kết quả cần đạt được là gì?
+ Phải báo cáo cho ai?
+ Khi nào thì kết thúc?
- Các nội dung trả lời các câu hỏi trên trong quyết định gọi là các yếu tố của một quyết
định quản trị
 Vai trò của quyết định quản trị:
- Ra quyết định là công việc chính yếu của nhà quản trị, là hoạt động mang tính cốt lõi
của quá trình quản trị
- Mọi chức năng của quản trị đều liên quan đến quyết đinh
- Mọi hoạt động của tổ chức đều được thực hiện trên cơ sở các quyết định, bởi vậy nó
ảnh hưởng đến sự thành bại của tổ chức
- Được đưa ra sau quá trình tư duy, quyết định quản trị không chỉ có ý nghĩa đối với tổ
chức, mà còn thể hiện đầy đủ và khách quan nhất uy tín, tài năng, phẩm chất và danh
tiếng của nhà quản trị

2. Đặc điểm của quyết định quản trị


- Chỉ có chủ thể quản trị mới có quyền ra quyết định (nhà quản trị phải chịu trách nhiệm
về quyết định và quyết định đó phải có hiệu lực thi hành)
- Quyết định quản trị chỉ được đưa ra khi xuất hiện vấn đề và vấn đề đó đã được nhận
thức (bởi quyết định là nhằm giải quyết vấn đề)
- Quyết định quản trị vừa có tình khách quan vừa có tính chủ quan (đưa ra trên cơ sở
am hiểu về vấn đề thông qua các thông tin về đối tượng, môi trường và các quy luật
liên quan, tuy nhiên giải quyết vấn đề đó như thế nào lại phụ thuộc vào nhận thức,
năng lực, trình độ, kinh nghiệm và các phẩm chất cá nhân của mỗi nhà quản trị)
- Quyết định quản trị luôn gắn với thông tin và khả năng xử lí thông tin(thông tin là
nguyên vật liệu để tạo ra quyết định)
- Quyết định quản trị là loại sản phẩm khoa học mang tính sáng tạo của nhà quản trị
(phải vận dụng tri thức, kinh nghiệm một cách linh hoạt để tìm ra một giải pháp hợp lý
nhất nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong một tình huống cụ thể trong thực tiễn
vốn đa dạng, phong phú và hết sức phức tạp)
- Quyết định liên quan đến tất cả các chức năng quản trị (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm tra

3. Phân loại quyết định quản trị:


 Theo tính chất của các quyết định:
- Quyết định chiến lược: định hướng, phát triển tổ chức
- Quyết định chiến thuật: thực hiện các mục tiêu trước mắt, là sự triển khai các quyết
định chiến thuật và chiến lược
 Theo thời gian thực hiện quyết định:
- Quyết định dài hạn: thời gian dài, thường từ 5 năm trở lên
- Quyết định trung hạn: thời gian ngắn hơn, thường trong khoảng từ 1 đến 5 năm
- Quyết định ngắn hạn: có hiệu lực trong khoảng thời gian dưới 1 năm
 Theo phạm vi tác động của quyết định
- Quyết định toàn cục: liên quan đến hoạt động của toàn bộ tổ chức
- Quyết định bộ phận: chỉ liên quan đến hoạt động của một bộ phận
- Quyết định chuyên đề: liên quan đến một chuyên đề, một lĩnh vực cụ thể
 Theo cấp ra quyết định:
- Quyết định cấp cao: do nhà quản trị cấp cap đưa ra (thường là quyết định chiến lược)
- Quyết định cấp trung gian: đưa ra bởi các nhà quản trị cấp trung gian (thường lad các
quyết định chiến thuật)
- Quyết định cấp cơ sở: do các nhà quản trị cấp cơ sở đưa ra (thường là các quyết định
tác nghiệp)
 Theo chức năng quản trị:
- Quyết định hoạch định: liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế
hoạch hoạt động của tổ chức
- Quyết định tổ chức: liên quan đến công tác tổ chức, nhân sự
- Quyết định lãnh đạo: nhằm định hướng, điều khiển, chỉ huy, kích thích, động viên
hành vi hoạt động của người dưới quyền
- Quyết định kiểm tra: liên quan các hoạt động giám sát, kiểm tra
 Theo cách soạn thảo:
- Quyết định theo chương trình: được soạn thảo theo mẫu quy định sẵn nhằm giải quyết
các vấn đề thông thường, có tính lặp đi lặp lại
- Quyết định không theo chương trình: đưa ra để giải quyết các vấn đề mới, chưa từng
xảy ra và không giống nhau
 Theo lĩnh vực
- Quyết định nhân sự
- Quyết định tài chính
- Quyết định kỹ thuật
- Quyết định maketing
- Quyết định sản xuất
- Quyết định tiêu thụ….

You might also like