You are on page 1of 7

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1. Khái niệm về tổ chức


2. Quản trị và vai trò của quản trị
3. Chức năng quản trị
4. Những nhà quản trị làm những công việc gì?
5. Nhà quản trị cần những kỹ năng gì?
1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC
- Tổ chức là tập hợp có hệ thống của con người nhằm thực hiện những mục đích nhất định.
* Đặc tính của tổ chức
(1) Có mục đích tồn tại
(2) Có nhiều người
(3) Có cơ cấu xác định
1.1.1.2 Tổ chức phi chính thức
- Sự hợp tác riêng lẻ trên cơ sở tự nguyện của những cá nhân => thỏa mãn thỏa mãn nhu cầu nào đó.
- Tổ chức phi chính thức =>tích cực lẫn tiêu cực
*Tác động tích cực
+ Đáp ứng được nhu cầu giao tiếp/quan hệ xã hội.
+ Tạo điều kiện để giải tỏa stress
+ Tạo ra môi trường làm việc thân thiện.
*Tác động tiêu cực:
+ Có thể xuất hiện bè phái gây mâu thuẫn, xung đột làm suy yếu tổ chức.
+ Gây nhiễu hoặc làm sai lệch thông tin
+ Có thể cản trở quá trình thực thi các quyết định của lãnh đạo.
1.1.2 Hiệu quả & hiệu suất trong tổ chức
- Hiệu quả(Effectiveness): phép so sánh giữa kết quả với mục tiêu - làm đúng việc cần làm (doing the
right things)
- Hiệu suất(Effeciency): phép so sánh giữa kết quả với chi phí - làm việc đúng cách(do the right things)
1.1.3 Giai đoạn phát triển của tổ chức
Hình thành(1) → phát triển(2) → tăng trưởng(3) → suy thoái(4)
1.2.1 Khái niệm quản trị
What: Tình huống/Vấn đề gì
Why: Tại sao phải giải quyết vấn đề đó?
When: Thời gian triển khai xử lý vấn đề?
Where: Vấn đề phát sinh hay giải quyết ở đâu?
Who: Đối tượng có liên quan gồm những ai?
How: Giải quyết tình huống như thế nào?
How much: kinh phí thực hiện?
1.2.1 Khái niệm quản trị
Có nhiều khái niệm khác nhau về quản trị một tổ chức
+ Quản trị là những hoạt động cần thiết khi có nhiều người kết hợp với nhau trong tổ chức => hoàn
thành mục tiêu chung.
+ Quản trị là phương thức nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả và hiệu suất cao thông qua nỗ lực
hoạt động của con người.
+ Quản trị là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn => đạt được mục tiêu của tổ chức trong môi
trường luôn thay đổi. (chú ý dấu cộng cuối cùng)
xem hình ảnh trang 4
THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG QUAN TRỌNG
Khái niệm quản trị
- Thông tin thuận (thông tin chỉ huy) là thông tin từ chủ thể quản trị truyền xuống đối tượng quản trị.
- Thông tin phản hồi là thông tin được truyền từ đối tượng quản trị trở lên chủ thể quản trị.
- Việc truyền đạt thông tin qua nhiều cấp quản trị trung gian → Hiệu lực quản trị sẽ kém đi.
Sự cần thiết của Quản trị
- Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức trong một môi trường luôn thay đổi.
=> Hiệu quả nguồn lực có giới hạn.
- Hoạt động quản trị là để cùng làm việc với nhau vì mục tiêu chung, bị chi phối bởi các yếu tố bên trong
lẫn bên ngoài của tổ chức.
1.2.2 Vai trò của quản trị trong tổ chức
- Xã hội hóa lao động và sản xuất.
- Phân công lao động hợp lý và thực hiện tốt chuyên môn hóa.
- Phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân và sức mạnh tập thể.
- Giảm thiểu chi phí, tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc hiệu quả.
Hiệu quả quản trị
- Giảm thiểu chi phí đầu vào, giữ nguyên sản lượng ở đầu ra =>tiết kiệm đầu vào.
- Giữ nguyên yếu tố đầu vào, sản lượng đầu ra nhiều hơn =>tăng năng suất.
- Vừa giảm được các chi phí đầu vào, vừa tăng sản lượng ở đầu ra.
- Hiệu quả tỉ lệ thuận với kết quả đạt được
- Ty lệ nghịch với chi phí bỏ ra
=>Càng ít tốn kém các nguồn lực thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.
1.3 Chức năng quản trị
1. Hoạch định
2. Tổ chức
3. Lãnh đạo
4. Kiểm tra
1. Hoạch định
- Xác định mục tiêu của tổ chức, xây dựng chiến lược tổng thể và hình thành hệ thống kế hoạch hành động
cụ thể => đạt được mục tiêu.
- Hoạch định: Dự báo và tiên liệu tương lai, mục tiêu và những phương thức để đạt được mục tiêu đó.
2. Tổ chức
- Hoạt động cay dựng cấu trúc tổ chức, sắp xếp/bố trí nhân sự và phân chia nhiệm vụ/công việc cho các bộ
phận trong tổ chức.
+ Xác định cộng việc gì cần làm?
+ Ai làm công việc đó?
+ Công việc được phối hợp thế nào?
+ Bộ phận nào cần hình thành và quan hệ giữa các bộ phận đó ra sao?
3. Lãnh đạo
- Là sự tác động của nhà quản trị đến nhân viên, thông qua sự hướng dẫn, khích lệ, động viên những người
dưới quyền để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Nhà quản trị cần hiểu bản chất và cá tính của nhân viên => động cơ => họ làm việc
- Nhà quản trị => sử dụng phong cách lãnh đạo thích hợp trong từng tình huống => giải quyết xung đột
trong tổ chức.
4. Kiểm tra
- Là việc đo lường kết quả và đối chiếu với mục tiêu => phát hiện được các sai lệch giữa kết quả và mục
tiêu, phân tích các nguyên nhân sai lệch để có điều chỉnh cần thiết.
→ Kiểm tra còn giúp hoạch định tốt hơn cho một chu trình quản trị tiếp theo.
QUẢN TRỊ
- Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra/kiểm soát hoạt động của thành viên trong tổ
chức và sử dụng nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Xem hình 1.1 trang 3
1.4.1 Ai là nhà quản trị?
- Người thừa hành là những người trực tiếp thực hiện công việc nào đó và không có trách nhiệm hoạch định,
tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của những người khác.
- Nhà quản trị có trách nhiệm chỉ huy, điều khiển, giám sát hoạt động của người thừa hành và chịu trách
nhiệm về các hoạt động của họ.
Xem hình
1.5 Kỹ năng quản trị
(1) Tư duy nhận thức (nhận thức): là khả năng phân tích thông tin, nhận diện vấn đề, tìm ra bản chất của
hiện tượng, đề ra giải pháp hợp lý.
(2) Kỹ năng nhân sự: nghệ thuật phát triển, thu hút và sử dụng con người.
(3) Kỹ năng kỹ thuật: mức độ am hiểu nghề nghiệp và kỹ năng nắm bắt các kỹ năng cần thiết trong công
việc.
Xem hình
- Cấp quản trị càng cao => cần nhiều những kỹ năng về tư duy.
- Cấp quản trị càng thấp => cần nhiều kỹ năng về chuyên môn.
- Kỹ năng về nhân sự, ở đâu, ở cấp nào cũng cần, đều quan trọng.
- Nhà quản trị ở cấp cao dễ dàng thuyên chuyển qua các tổ chức khác nhau.
- Nhà quản trị cấp thấp, khả năng thuyên chuyển thấp hơn.
Quan điểm về nhà quản trị
1.1.1 Quan điểm vạn năng
- Nhà quản trị chịu trách nhiệm trực tiếp về sự thành công hay thất bại của tổ chức.
“Một nhà quản trị giỏi sẽ biến rơm thành vàng, và một nhà quản trị tồi sẽ làm điều ngược lại.”
1.1.2 Quan điểm biểu tượng
- Nhà quản trị có ảnh hưởng ở một mức độ nhất định đối với sự thành công hay thất bại của tổ chức.
- Tổ chức còn chịu tác động của yếu tố bên ngoài, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị.
1.2 Môi trường kinh doanh
- Các yếu tố liên quan đến hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp nào đó.
→ Quan tâm đến ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với tổ chức.
Tác động của môi trường kinh doanh → bất lợi hoặc có lợi.
1.3 Môi trường nội bộ
- Là nguồn lực bên trong của tổ chức, có khả năng kiểm soát:
+ Nguồn nhân lực
+ Nguồn lực tài chính
+ Nguồn lực vật chất
+ Nguồn lực thông tin
2. Môi trường bên ngoài
Xem hình (giống môn mar cb)
MT vĩ mô:
+ Chính trị và pháp luật
+ Kinh tế
+ Văn hóa - xã hội
+ Kỹ thuật và công nghệ
+ Môi trường tự nhiên
- Tác động bất lợi → nguy cơ/đe dọa.
- Ảnh hưởng có lợi → cơ hội
- Là yếu tố, các lực lượng thể chế bên ngoài tổ chức có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, gián tiếp đến tổ chức.
- Tác động đồng thời đến các tổ chức trong nhiều ngành, lĩnh vực.
MT vi mô:
- Các yếu tố tác động trên một bình diện hẹp (chỉ ảnh hưởng đến một số tổ chức trong cùng một ngành, lĩnh
vực) và chi phối trực tiếp đến tổ chức.
- Bao gồm:
1. Đối thủ cạnh tranh
2. Khách hàng
3. Nhà cung ứng
4. Chính phủ
5. Nhóm áp lực
MT kinh tế
- Chu kỳ kinh tế: tăng trưởng và suy thoái.
+ Chu kỳ kinh tế: Phát triển.
Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển (GDP & GNP đạt mức độ tăng cao)
Thu nhập bình quân đầu người cao hơn;
Tạo việc làm cho người dân;
Ngân sách nhà nước tăng lên, chi tiêu chính phủ nhiều hơn.
Gia tăng nhu cầu về chính phủ/dịch vụ.
+ Chu kỳ kinh tế: Suy thoái
Kinh tế suy thoái/khủng hoảng(tăng trưởng âm), thu nhập của người tiêu dùng thấp hơn và người dân
với nguy cơ mất việc lớn hơn.
Người tiêu dùng giảm chi tiêu → nhu cầu thị trường giảm.
- Lạm phát và giảm phát
Lạm phát là tình trạng mức giá chung (CPI) của nền kinh tế tăng trong một thời gian nhất định.
Giảm phát là tình trạng chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống trong một giai đoạn nào đó.
Lạm phát cao → giá tăng cao; thu nhập thực tế của người dân giảm → giảm sức mua của xã hội → nền kinh
tế bị đình trệ.
- Lãi suất ngân hàng:
+ Lãi suất cho vay là mức lãi người vay trả cho ngân hàng để sử dụng vốn vay.
+ Lãi suất là chi phí sử dụng vốn đối với tổ chức.
+ Lãi suất cao sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh → giảm sức cạnh tranh.
+ Lãi suất huy động vốn là mức lãi người gửi tiền vào ngân hàng sẽ nhận được.
+ Lãi suất huy động vốn tăng → khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
Nhu cầu tiêu dùng của đầu tư xã hội giảm.
- Cán cân thanh toán
+ Là lưu lượng tiền tệ giao dịch của một QG với QG khác.
+ Nguồn ngoại tệ thu vào: xuất khẩu SP/DV, trả nợ vay, thu nhập của nhà đầu tư trả về nước họ.
→ Ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
2.1.2.1 Tỷ giá hối đoái
- Là mức giá mà đồng tiền của hai quốc gia có thể chuyển đổi cho nhau.
- Nội tệ giảm → sản phẩm xuất khẩu sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới(cơ hội → công
ty xuất khẩu).
- → Đe dọa đên nhập khẩu vì giá vốn hàng nhập khẩu tăng → tăng giá bán → giảm sức cạnh tranh về giá.
- Cần vay vốn ngoại tệ, → dự báo xu hướng của tỷ giá hối đoái.
2.1.2.2 Xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế
- Liên minh kinh tế: EU, NAFTA, OPEC, ASEAN với các hiệp ước AFTA, APEC, WTO,…
→ Thúc đẩy tự do hóa thương mại → xóa bỏ các rào cản thương mại (hàng rào thuế quan và phi thuế quan
như hạn ngạch (quota)).
- Cơ hội: Mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh đối với các SP/DV xuất khẩu.
- Thách thức: Đối mặt với sự thâm nhập của SP/DV nhập khẩu.
- Xu thế bành trướng của các công ty đa quốc gia(MNC, có sức mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ
quản trị) là đe dọa lớn.
- Các nước phát triển → rào cản hợp pháp nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu SP/DV vào nước họ.
- Các rào cản hợp pháp: tiêu chuẩn về chất lượng như tiêu chuẩn ISO 9000, GMP, HACCP…, tiêu chuẩn về
môi trường ISO 14000, và các rào cản pháp lý khác.
2.1.3 Khoa học - Kỹ thuật - công nghệ
- Tốc độ phát triển khoa học - kỹ thuật - công nghệ.
- Xu hướng chuyển giao công nghệ.
- Cơ hội là gia tăng năng lực cạnh tranh
- Nguy cơ là chu ky sống của SP/DV bị rút ngắn lại.
- Nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới sẽ lớn hơn, đặc biệt xu hướng khi chuyển giao công nghệ dễ
dàng hơn.
Vòng đời sản phẩm (giới thiệu, phát triển, tăng trưởng, suy thoái)
- Nắm bắt được tiến bộ khoa học và áp dụng thành tựu kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào việc tạo ra SP/DV
- Sự thay đổi nhanh chóng hơn → Cạnh tranh ngày càng đa dạng và khốc liệt hơn.
- Chu kỳ sống SP/DV ngày càng ngắn hơn.
- Khoa học công nghệ như là một loại rào cản kỹ thuật trong thương mại.
2.1.4 Chính trị và pháp luật
- Luật lao động
- Chính sách bảo vệ môi trường
- Hệ thống luật pháp và các quy định xã hội khác
2.1.4.1 Chính trị
- Thể chế chính trị và đường lối kinh tế
→ lợi thế cho tổ chức nào đó nhưng bất lợi cho tổ chức khác;
- Sự ổn định chính trị → môi trường thuận lợi đối với các tổ chức nhờ vào cam kết của Chính phủ thực thi
các chính sách kinh tế - xã hội.
2.1.4.2 Pháp luật
- Thiếu hiểu biết vê luật → tổn thất lớn
- Bộ luật nào đó được thực hiện thì ảnh hưởng bất lợi/thuận lợi.
- Luật pháp và các văn bản dưới luật sửa đổi theo thời gian.
- Chỉ được làm những gì luật pháp cho phép chuyển sang được làm những gì luật pháp không cấm → pháp
lý thông bình đẳng.
2.1.5 Văn hóa - Xã hội
- Dân số và dân tộc
- Các giá trị văn hóa
- Chuẩn mực đạo đức
- Nghề nghiệp
- Hôn nhân và gia đình
- Tôn giáo/niềm tin
2.15.1 Dân số và dân tộc
- Phân khúc thị trường & thị trường mục tiêu xuất phát từ phân tích cơ cấu dân số về giới tính, tuổi tác,…
- Dân số & dân tộc → tác động đến chiến lược và chiến thuật kinh doanh của tổ chức và chính sách về tuyển
dụng, sử dụng lao động, nghiên cứu và phát triển.
- Yếu tố gắn liền với tâm lý dân tộc;
- Phong cách và lối sống.
2.1.5.2 Văn hóa
- Bao gồm giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, quan niệm về thẩm mỹ, về lối sống và cách ứng xử, nhận thức
chung của xã hội.
- Nó cũng bao hàm phong tục, tập huấn, truyền thống dân tộc.
→ có tác động rất mạnh đến hành vi người tiêu dùng → quyết định tiêu dùng của khách hàng.
- Địa phương hóa SP/DV nhằm phù hợp với từng nền văn hóa.
2.1.5.3 Nghề nghiệp
- Chuyên môn hóa và hợp tác là tất yếu trong xã hội có phân công lao động.
- Mọi người phải đảm trách các công việc phù hợp với năng lực & liên hệ chặt chẽ với những người khác.
- Những người làm trong ngành nghề khác nhau có nhu cầu tiêu dùng, sở thích trong sinh hoạt, giao tiếp,
giải trí khác nhau.
2.1.5.4 Hôn nhân và gia đình
- Gia đình là một tế bào góp phần tạo nên xã hội.
- Quyết định tiến tới hôn nhân & xây dựng gia đình có ảnh hưởng lâu dài đến đời người cũng như xã hội .
- Sự hình thành gia đình → năng suất, chất lượng & hiệu quả công tác của từng người.
- Việc xây dựng gia đình → nhu cầu khác nhau; nhà ở, phương tiện giải trí, dụng cụ nội trợ, SP trang trí nội
thất.
2.1.5.5 Tôn giáo
- Tín ngưỡng, tôn giáo hình thành từ lâu cùng với sự tiến hóa và phát triển của loài người.
- Các tôn giáo lớn: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
- Các tôn giáo đều có quan niệm, niềm tin, thái độ đối với cuộc sống, cách cư xử riêng → đạo đức, tư cách,
văn hóa và lối sống mỗi người.
- Cần quan tâm và nghiên cứu tâm lý, thái độ của người tiêu dùng.
2.1.6. Môi trường tự nhiên
- Bao gồm điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi, đồi núi, hệ động thực vật, nguồn khoáng sản và các tài
nguyên thiên nhiên khác,…
- Điều kiện tự nhiên khác nhau có nhu cầu, ước muốn, sinh hoạt, ứng xử khác nhau;
- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực có hạn, do đó phải biết vừa khai thác vừa nuôi dưỡng, tái tạo chúng để
sử dụng chúng một cách bền vững.
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh => Xác định chiến lược cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào?
+ Số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trong ngành.
+ Mức độ tăng trưởng của ngành
+ Cơ cấu chi phí
+ Mức độ đa dạng hóa sản phẩm
Phân tích từng đối thủ cạnh tranh
+ Mục tiêu trong tương lại?
+ Chiến lược kinh doanh?
+ Điểm mạnh & điểm yếu?
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ gia nhập ngành và trở thành đối thủ cạnh tranh.
- Nguy cơ: → lợi nhuận suy giảm do họ khai thác các năng lực sản xuất mới → giành thị phần và nguồn lực
cần thiết.
- Nhận dạng nguy cơ & giải pháp → hạn chế nguy cơ từ việc giai nhập ngành của đối thủ cạnh tranh tiềm
ẩn.
- Duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài:
+ Lợi thế do sản xuất trên qui mô lớn
+ Đa dạng hóa sản phẩm
+ Sự đòi hỏi của nguồn tài chính lớn
+ Chi phí chuyển đổi mặt hành cao
+ Hạn chế tiếp cận các kênh tiêu thụ
+ Ưu thế mà đối thủ cạnh tranh không tạo ra(độc quyền công nghệ, nguồn nguyên liệu thuận lợi hơn)

You might also like