You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ BÀI: QUẢN TRỊ VỪA MANG TÍNH KHOA HỌC VỪA
MANG TÍNH NGHỆ THUẬT

Giảng viên: Lê Việt Hưng


Lớp: 22C1MAN50200114 (Sáng thứ 7)
Dương Thị Thúy Hồng – 31211021065

TP Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 10 năm 202222


QUẢN TRỊ VỪA MANG TÍNH KHOA HỌC VỪA MANG TÍNH NGHỆ THUẬT

Cơ sở lí luận quản trị mang tính khoa học và nghệ thuật.

1. Định nghĩa.
Quản trị là qúa trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục
đích trong một môi trường luôn luôn thay đổi, trọng tâm của qúa trình này là sử dụng có hiệu qủa
nguồn lực có giới hạn.

2. Tính khoa học.


Tính khoa học đòi hỏi nhà quản trị không dựa vào cảm tính phải có những báo cáo
suy luận cụ thể, đưa ra những phương án chiến lược phát triển để giải quyết vấn đề mà không
nên dựa vào suy nghĩ, chủ quan cá nhân. Phải dự vào sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách
quan chung và riêng (tự nhiên, xã hội và kỹ thuật…) đặc biệt cần tuân thủ các quy luật của quan
hệ công nghệ. Quan hệ kinh tế, chính trị, của quan hệ xã hội và tinh thần, khoa học kỹ thuật như
toán học, điều khiển học, tin học, công nghệ học…cũng như ứng dụng nhiều luận điểm và thành
tựu của các môn xã hội học, tâm lý học, luật học, giáo dục học, văn hóa ứng xử.

3. Tính nghệ thuật.


Nghệ thuật quản trị là những “bí quyết” biết làm thế nào đạt mục tiêu mong muốn và
hiệu quả cao. Chẳng hạn nghệ thuật dùng người, cách đối xử giữa người với người, nghệ thuật ra
quyết định, nghệ thuật giải quyết các vấn đề ách tách trong sản suất, nghệ thuật bán hàng, giải
quyết mâu thuẫn.

Tuy vậy, nghệ thuật này chủ yếu phải được học ngay trong khi làm việc thực tiễn về
quản trị hay nói một cách khác “học phải đi dôi với hành, lý thuyết phải đi dôi với thực tiễn” thì
mới hiểu và đạt được kết quả cao trong ứng dụng vào việc làm cụ thể trong việc làm của mình.

II. Thực trạng chung về vấn đề quản trị mang tính khoa học và nghệ
thuật.
1.Sự cần thiết của tính khoa học và nghệ thuật trong quản trị.
Quản trị nói chung hay riêng phải có những nghệ thuật quản riêng, để sao cho vừa không
đi lệch với quy luật nhưng lại hiệu quả phủ hợp với từng trường hợp cụ thể, không cứng nhắc,
mềm dẻo, đối tượng quản lý chấp nhận sự quản lý của người quản trị.
Là một nhà quản trị cần nắm và hiểu được tính khoa học và nghệ thuật trong quản trị.
Nắm được khoa học quản trị sẽ giảm thiểu nguy cơ thất bại trong kinh doanh. Nắm được nghệ
thuật quản tri sẽ giúp những nhà quản lý giữ được sự bền vững trong kinh doanh. Trong quản trị
tính khoa học và nghệ thuật luôn đi đôi với nhau. Nếu chỉ mang tính khoa học cứng nhắc và tuân
theo những quy luật của quan hệ công nghệ, quan hệ kinh tế, chính trị của xã hội nhưng trong bối
cảnh kinh tế hiện nay đòi hỏi cán bộ quản trị phải có đựơc một trình độ nhất định. Trong quản trị
cần thiết nhất cho một nhà quản trị là cách giao tiếp. Sẽ không có ai trò chuyện nhiều trong xã
hội nếu họ biết rằng mình thường hiểu sai về người khác.

Trong tổ chưa có khá nhiều vấn đề rắc rối nảy sinh từ hoạt động giao tiếp giữa con người với
nhau. Thái độ giao tiếp không đúng sẽ gây ra phần lớn rắc rối. Kết quả của nó là sự mập mờ khó
hiểu và có thể khiến một kế hoạch tốt thất bại.
Vậy nên trong quản trị cần phải có tính khoa học và nghệ thuật vì nó sẽ giúp cho các
nhà quản trị thành công hơn.

2.Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật trong quản trị.
Khoa học và nghệ thuật quản trị không đối lập, loại trừ nhau mà không ngừng bổ sung cho nhau.
Khoa học phát triển thì nghệ thuật quản trị cũng được cải tiến theo. Một người giám đốc nếu
không có trình độ hiểu biết khoa học làm nền tảng, thì khi quản trị ắt phải dựa vào may rủi, trực
giác hay những việc đã làm trong quá khứ. Nhưng nếu có trình độ hiểu biết thì ông ta có điều
kiện thuận lợi hơn nhiều để đưa ra những quyết định quản trị có luận chứng khoa học và có hiệu
quả cao.

Không nên quan niệm nghệ thuật quản trị như người ta thường hay nghĩ đó là kinh nghiệm cha
truyền con nối. Cũng kinh nghiệm cha truyền con nối. Thổi phồng mặt nghệ thuật của quản trị.
Sẽ là sai lầm khi cho rằng con người lãnh đạo. Là một loại nghệ sĩ có tài năng bẩm sinh, không
ai có thể học được cách lãnh đạo.
Cũng không ai có thể dạy được việc đó nếu người học không có năng khiếu. Nghệ thuật quản trị
sinh ra từ trái tim và năng lực của bản thân cá nhân. Từ mối liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật
quản trị, cái gì đối với người lãnh là quan trọng: khoa học hay nghệ thuật quản trị? Muốn sản
xuất kinh doanh có hiệu quả cao, người lãnh đạo phải có kiến thức, phải nắm vững khoa học
quản trị. Nhưng nghệ thuật quản trị cũng không kém phần quan trọng vì thực tiễn muôn hình
muôn vẻ, tình huống, hoàn cảnh luôn luôn thay đổi và không bao giờ lặp lại. Một nhà quản trị
nổi tiếng nói rằng: “Một vị tướng thì không cần biết kỹ thuật điều khiển tên lửa như thế nào, kỹ
thuật lái máy bay ra sao và làm thế nào để xe tăng vượt qua được chướng ngại vật. Nhưng đã làm
tướng thì phải biết khi nào thì phải dùng pháo và loại pháo cỡ nào sẽ mang lại hiệu quả mong
muốn. Khi nàothì dùng máy bay, khi nào cần phải dùng xe tăng hạng nặng. Sự phối hợp chúng
như thế nào và có thể mang lại những hiệu quả gì? Phải làm gì để có thể sử dụng tốt nhất cácloại
vũ khí đó? Người làm tướng phải nắm chắc những kiến thức các loại này và phải luôn luôn sáng
tạo. Trong lĩnh vực quản trị kinh tế cũng vậy”.

Chúng ta có thể hiểu như sau: Khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống còn nghệ
thuật là là sự tinh lọc kiến thức. Nghệ thuật quản trị trước hết là tài nghệ của nhà quản trị trong
việc giải quyết những nhiệm vụ đề ra một cách khéo léo và có hiệu quả nhất . Ở đây muốn nói
đến tài năng của quản trị gia, năng lực tổ chức, kinh nghiệm giúp họ giải quyết sáng tạo xuất sắc
nhiệm vụ được giao. Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tế người ta nghiên cứu nghệ
thuật quản trị không chỉ từ những kinh nghiệm thành công mà còn cả những kinh nghiệm thất
bại. Một quản trị gia nổi tiếng nói: “Việc nghiên cứu những thất bại còn quan trọng hơn là việc
nghiên cứu những thành công, bởi vì thànhcông có thể sẽ được lặp lại hay không lặp lại, còn thất
bại sai lầm thì nhất thiết không được để cho lặp lại”.

3.Ý nghĩa và vai trò của tính khoa học và nghệ thuật trong quản trị.
Khoa học và nghệ thuật có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong quản trị. Nó cung
cấp cho nhà quản trị một cách suy nghĩ có hệ thống trước các vấn đề phát sinh những
phương pháp khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cung cấp cho nhà quản trị các quan
niệm và ý niệm nhằm phân tích đánh giá và nhận diện các bản chất của vấn đề. Từ đó hiểu biết
và vận dụng chính xác các quyết định để giải quyết các vấn đề nảy sinh trongthực tế. Cung cấp
cho các nhà quản trị những kỹ thuật đối phó với các vấn đề trong công việc, hình thành các lý
thuyết, các kinh nghiệm lưu truyền và giảng dạy cho các thế hệ mai sau. Đồng thời, cũng hình
thành các phương pháp khoa học tạo nền tảng cho việc ứng dụng và cải tiến khoa học quản trị.
Tạo cho các nhà có khả năng giải quyết vấn đề trong mọi hoàn cảnh điều kiện cụ thể
thông qua những kinh nghiệm, thực hành, suy luận và trực giác giúp các nhà quản trị sẽ trở nên
nhạy cảm và giải quyết các vấn đề tốt hơn.

4.Tình hình áp dụng tính khoa học và nghệ thuật của các doanh nghiệp hiện nay.
Tính khoa học và nghệ thuật luôn được áp dụng trong các hoạt động của những doanh
nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang thực hiện các chiến lược trong kinh doanh để
nâng cao thương hiệu của mình bằng cách áp dụng các chiến lược phát triển như: chiến lược
marketing, đào tạo chuyên môn, nâng cao kỹ năng giao tiếp…

Ví dụ như: Cách doanh nghiệp biết cách thỏa mãn khách hàng bằng việc hiểu các đối thủ cạnh
tranh, những rào cản gia nhập, chi phí, ảnh hưởng bên ngoài, ngân sách, sự hiểu biết,…

Bạn có thể xây dựng những chiến lược marketing cần thiết cho phép bạn thu hút,
giành và giữ khách hàng. Ngoài ra, nó còn cho phép bạn sẵn sàng phản ứng trước bất kỳ những
thay đổi nào của thị trường khi chúng diễn ra. Một kế hoạch marketing du kích tốt phải đủ linh
hoạt để đáp lại những thay đổi của thị trường. Khi thị trường thay đổi, khách hàng cũng thay đổi.
Do đó, những dự định và hoạt động của công ty cũng thay đổi theo.

Linh hoạt là một đặc điểm vốn có của người làm marketing du kích. Điều tương tự sẽ diễn ra đối
với cuộc đua marathon marketing của bạn. Sự linh hoạt làcần thiết bởi nó sẽ giúp bạn thành
công, doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển. Nói tóm lại, nó sẽ tạo ra sự thay đổi. Phát triển một kế
hoạch và những chiến lược liên quan sẽ chỉ làm biến đổi chứ không phá vỡ kế hoạch kinh doanh
của bạn. Nó sẽ đưa bạn tiến thêm một
bước gần hơn với thành công mà vì nó, bạn đã vất vả và nỗ lực làm việc. Ngoài những chiến
lược kinh tế nhà quản trị cần nắm được những nghệ thuật. Nghệ thuật dự báo thu phí không chỉ
mang tính khoa học mà là cả một nghệ thuật và môn nghệ
thuật này có những bí quyết riêng. Việc dự đoán doanh thu và chi phí trong giai đoạn
khởi nghiệp khi mọi thông số tài chính còn quá mơ hồ là cả một nghệ thuật. Nhiều chủ doanh
nghiệp thường bỏ qua khâu này vì cho rằng mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ không
rót vốn vào công ty nếu bạn không thể đưa ra các dự báo tài chính chi tiết. Điều quan trọng hơn
là các dự báo tài chính hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát tốt chi phí, phát triển các kế hoạch nhân sự
cũng như kinh doanh.

Nghệ thuật đàm phán giá với khách hàng. Có rất nhiều nguyên tắc trong việc bán hàng,
nhưng có một nguyên tắc hầu như không bao giờ sai, đó là: nếu bạn hướng
toàn bộ sự chú ý của mình vào giá bán của sản phẩm hay dịch vụ, thì khách hàng của bạn cũng sẽ
làm y như thế - tức là chỉ tập trung vào yếu tố giá cả. Trừ khi bạn có thể làm cho sản phẩm của
mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thì chỉ sản phẩm với mức giá thấp nhất mới
có thể bán chạy.

You might also like