You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO THU HOẠCH HỌC PHẦN KỸ NĂNG KHỞI


NGHIỆP

Mô hình giáo dục và phát triển kỹ năng mềm EDSS

Họ và tên: Nguyễn Văn Thao


Mã sinh viên: 21020938
Ngành: Kỹ thuật máy tính
Lớp: UET_1002_51
Giảng viên: Hoàng Thị Hải Yến

Hà Nội, ngày 18
1 tháng 08 năm 2023
Mục lục

1. TÊN Ý TƯỞNG..........................................................................................3
2. TÓM TẮT DỰ ÁN KINH DOANH..........................................................3
3. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG BẢN KẾ HOẠCH KHỞI
NGHIỆP...............................................................................................................4
3.1. Phân tích bối cảnh ra đời của dự án..................................................4
3.2. Phân khúc bán hàng...........................................................................5
3.3. Mục tiêu giá trị - Value Propositions mà sản phẩm/ dịch vụ mang
lại cho khách hàng..........................................................................................7
3.3.1. Mô tả sản phẩm, dịch vụ, công nghệ của dự án: đặc điểm, cấu tạo,
cách thức sử dụng, hoạt động, quy trình sản xuất.........................................7
3.3.2. Mô tả những mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang đến cho
khách hàng, xã hội, môi trường....................................................................8
3.3.3. Tính mới, sáng tạo của dự án so với các giải pháp khác hiện có
trên thị trường...............................................................................................9
3.3.4. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của dự án........................................9
3.4. Kế hoạch phân phối và marketing..................................................10
3.4.1. Chiến lược tiếp cận thị trường......................................................10
3.4.2. Chiến lược quảng bá hình ảnh, sản phẩm.....................................10
3.4.3. Kênh phân phối.............................................................................11
3.4.4. Chiến lược thiết lập và xây dựng quan hệ khách hàng.................11
3.4.5. Chiến lược xậy dựng lòng tin với khách hàng..............................11
3.5. Nguồn lực chính................................................................................12
3.5.1. Nguồn lực quan trọng nhất...........................................................12
3.5.2. Nguồn lực có sẵn..........................................................................12
3.6. Hoạt động chính của dự án khởi nghiệp.........................................12
3.7. Đối tác chính......................................................................................13
3.8. Tài chính dư kiến..............................................................................14
3.8.1. Doanh thu......................................................................................14
3.8.2. Chi phí..........................................................................................15
3.9. Lộ trình thực hiện.............................................................................15
2
3.10. Quảng trị rủi ro + giải pháp tiềm năng (Tính khả thi)..................15
3.10.1.Rủi ro công nghệ..............................................................................15
3.10.2.Rủi ro tài chính................................................................................16
3.10.3.Rủi ro nguồn nhân lực.....................................................................16
3.10.4.Rủi ro thương hiệu...........................................................................16
3.10.5.Rủi ro bảo mật, dữ liệu....................................................................16
3.11. Demo...................................................................................................17
3.11.1. Về chương trình giảng dạy........................................................17
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................17

3
1. TÊN Ý TƯỞNG
Mô hình định hướng và phát triển kỹ năng mềm cho mọi lứa tuổi EDSS. Trong
đó, EDSS viết tắt của cụm từ Educating – Giáo dục, Developing – phát triển, soft
skills – Kỹ năng mềm. Mô hình bao hàm các lĩnh vực liên quan đến công nghệ, cụ thể
là công nghệ thực tế ảo VR và một đội ngũ giảng viên với chuyên môn cao, chuyên
đào tạo kỹ năng mềm. Qua đó, tập trung đào tạo các kỹ năng quan trọng cho người
học – kỹ năng mềm.

2. TÓM TẮT DỰ ÁN KINH DOANH


Mục tiêu của dự án: Cung cấp một dịch vụ giáo dục trong lĩnh vực học tập, đưa
ra mô hình giáo dục EDSS, ở đây là giúp học sinh, sinh viên và những người đi làm
có thể rèn luyện các kỹ năng yếu của mình – kỹ năng mềm, thông qua công nghệ thực
tế ảo đã được tích hợp sẵn trên dịch vụ và một đội ngũ giảng viên chuyên môn cao với
nhiều năm kinh nghiệm phù hợp với học sinh ở mọi lứa tuổi trên cả nước.
Phạm vi dự án: Mới đầu, dịch vụ sẽ được phổ cập đến các thành phố lớn: Tp. Hà
Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng, Tp. Cần Thơ, …
Sứ mệnh khởi đầu là giúp người học có thể cải thiện các kỹ năng giao tiếp,
thuyết trình, làm việc nhóm, … giúp họ có thể khắc phục được tâm lý đám đông, và
có thể tự tin thể hiện cũng như trình bày quan điểm của mình trước tất cả mọi người.
Tầm nhìn năm 2030 sẽ đưa mô hình phát triển mạnh trong nước giành cho tất cả mọi
người có nhu cầu muốn cải thiện các kỹ năng mềm của bản thân. Bên cạnh sứ mệnh
cao cả, dự án còn hướng đến thành lập một cộng đồng lớn với phương châm 3T “tự
tin, trách nhiệm, thể hiện bản lĩnh”, mở ra các cuộc thi về quản lý và phát triển dự án,
các cuộc thi phản biện, tranh luận. Song song với đó là phát triển một doanh nghiệp đủ
mạnh, đi đầu Việt Nam về lĩnh vực đào tạo kỹ năng mềm nói chung và giáo dục phát
triển đề tài, khả năng phản biện nói riêng.
Điểm khác biệt là dự án liên kết trực tiếp với các trường đại học văn hoá, văn
nghệ Việt Nam, nơi mà có các đội ngũ giảng viên chuyên môn cao với nhiều năm kinh
nghiệm trong việc phát triển kỹ năng mềm. Sự sáng tạo ở dự án là thay vì phải xây
dựng các trung tâm dạy học thì dự án với sự hỗ trợ của công nghệ thực tế ảo VR, giúp
cho tất cả mọi người có thể đồng thời truy cập vào một không gian trực tuyến liên kết
với các lớp học trong mô hình. Thay vì phải thuê giảng viên, giáo viên về dạy tại trung
tâm thì sẽ linh động việc dạy kết hợp với các công việc giảng dạy tại trường. Chính vì
vậy, tất cả mọi người sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều giảng viên mới chuyên
nghiệp hơn, sẽ được gắn kết và làm quen với nhiều bạn mới hơn, vừa làm phong phú
kiến thức, vừa có thể giao lưu và học hỏi nhiều điều từ mọi người mà không cần phải
đi đâu xa. Tiềm năng của dự án được coi là phát triển mạnh trong thời kì cách mạng
công nghiệp 4.0. Nhu cầu của doanh nghiệp khát nguồn nhân lực chất lượng cao rất
lớn. Trong khi bằng cấp, điểm GPA không còn quá quan trọng như trước nữa thì kỹ
năng làm việc, tư duy giải quyết vấn đề và các kỹ năng mềm khác được đánh giá rất

4
cao. Chính vì vậy để trẻ tiếp cận và phát triển sớm các kỹ năng quan trọng là một
hướng đi đúng đắn.

Hình 1: Mô hình canvas

Dự án kêu gọi số vốn đầu tư là 5 tỷ cho 10% cổ phần. Định giá doanh nghiệp
dự kiến là 100 tỷ. Số tiền gọi vốn trên được sử dụng vào những mục đích như sau.
Thứ nhất 40% tương ứng 2tỷ VNĐ thực hiện mua linh kiện, mạch, tích hợp công nghệ
thực tế ảo VR vào dịch vụ. Một tỷ cho việc xây dựng nền tảng dạy học trực tuyến, hệ
thống vận hành và lưu trữ phục vụ việc vận hành dự án và quản lí nhân sự, lưu trữ
thông tin học viên ,.., bảo trì và nâng cấp hệ thống. Một tỷ cho việc ký kết, quan hệ
hơp tác và giới thiệu đối tác. Một tỷ còn lại là những khoản như cơ sở vật chất văn
phòng, Chi trả lương, thủ tục pháp lí pháp lí và những khoản phát sinh thêm. 1 tỷ cho
việc marketing, chạy quảng cáo, tiếp thị tiếp cận đối tượng khách hàng.

3. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG BẢN KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP

3.1. Phân tích bối cảnh ra đời của dự án


Trong bối cảnh kinh tế - xã hội và khoa học – công nghệ hiện nay, cùng với năng
lực chuyên môn, kỹ năng mềm (KNM) cũng là một trong những yếu tố không thể
thiếu đối với những người lao động. Vì vậy việc rèn luyện KNM là cần thiết đối với
sinh viên các trường đại học – nguồn lực lao động tương lai của đất nước.
Nghiên cứu cho thấy KNM là một nhân tố giúp cho công việc của một người
được thực hiện một cách hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống
hay còn gọi là kỹ năng cứng. Kỹ năng cứng được hiểu là kiến thức hay trình độ

5
chuyên môn, khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn; thường
xuất hiện trên bản lý lịch. KNM tùy thuộc vào khả năng nắm bắt của mỗi người, được
tích góp và hình thành trong cuộc sống hằng ngày. Thực tế cho thấy, người thành đạt
chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi
những KNM họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là phải biết kết
hợp cả hai kỹ năng cứng và KNM. Trong cuộc sống hiện nay, KNM ngày càng được
đánh giá cao. Vì vậy, mỗi người cần phải học tập và rèn luyện kỹ năng mềm từ sớm,
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thấy được tầm quan trọng như vậy, ý tưởng
mở lớp đào tạo và phát triển kỹ năng mềm được nhóm thực hiện và lên kế hoạch.

Hình 2: Các loại kỹ năng mềm


3.2. Phân khúc bán hàng
 Phân khúc khách hàng hướng đến là:
 Phụ huynh có con từ 6-18 tuổi tại các thành phố lớn như Hà
Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, … nơi mà phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền
ra để con mình có thêm những kỹ năng mới và đặc biệt là phục vụ cho
nghề nghiệp sau này.
 Sinh viên các trường đại học, những người đi làm đang có nhu cầu cải
thiện các kỹ năng, có thể phần nào tự chủ về tài chính.
 Các trường tư quốc tế cấp tiểu học có điều kiện cơ sở vật chất và điều
kiện tài chính. Sau sẽ là những trường tư tại các thành phố lớn.

6
 Các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn muốn mua lại bản quyền mô hình
khinh doanh và cung cấp dịch vụ giáo dục (trong tương lai).

 Phạm vị kinh doanh của mô hình giáo dục EDSS tập trung trên toàn Việt
Nam, tập trung thành các nhóm thành phố tiềm năng riêng:
 Nhóm 1: Thành phố có mật độ dân cư cao, thu nhập trung bình lớn (Hà
Nội, Đà Nẵng, TP.HCM), là nơi mở các trung tâm giáo dục và đào tạo
kỹ năng mềm, tổ chức các hoạt động sự kiện teamwork.

 Nhóm 2: Các thành phố vệ tinh (Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh,
TP.Vinh, Cần Thơ, …), là nơi có văn phòng công ty, cung cấp các hoạt
động nhượng quyền, liên kết dạy học với các trường học.

 Đối tượng hướng đến là:


 Các gia đình điều kiện có con nhỏ. Nhưng đối với trẻ nhỏ, nó sẽ khó
hơn so với giảng dạy người lớn.
 Các cơ sở giáo dục hướng đến mục tiêu giảng dạy vào đào tạo các
kỹ năng thực tiễn cho người học
 Các sinh viên có định hướng nghiên cứu, phát triển đề tài và phản
biện.
 Những người đi làm có nhu cầu muốn cải thiện các kỹ năng giao
tiếp, teamwork hay quản lý thời gian, …

 Thị trường tập chung chủ yếu và dài hạn mà dự án hướng đến là các
trường tiểu học tư, trường quốc tế. Đây là thị trường được dự đoán sẽ
phát triển khi mà đất nước ngày càng hội nhập. Các trường chuẩn quốc
tế, môi trường đào tạo tốt đi đôi với việc kinh phí để vào học sẽ cao.
Song song với đó, phụ huynh cũng có điều kiện và sẵn sàng cho con em
mình theo học. Đó cũng là một điều không thể thiếu nếu muốn đưa
chương trình vào giảng dạy.

 Thị trường tiếp cận đầu tiên là các phụ huynh, các gia đình có điều kiện
và muốn con em phát triển toàn diện, sinh viên, và cả những người đi
làm muốn xây dựng cho mình các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và
giúp ích cho công việc sau này. Dự đoán khả năng tăng trưởng sẽ tăng
theo từng năm. Vì thị trưởng lao động đang rất cần những nguồn nhân
lực chất lượng cao với các kỹ năng làm việc, tư duy giải quyết vấn đề.

 Thị trường sau cùng mà dự án hướng đến là các doanh nghiệp trên khắp
cả nước có nhu cầu hợp tác, triển khai mô hình về những thành phố lớn
khác.

7
 Dự án hướng đến đào tạo các kỹ năng quan trọng mà ai cũng cần có
trong cuộc sống. Thêm vào đó, kết quả cuối cùng mà dự án hướng đến
đem lại rất nhiều giá trị cho cộng đồng, giúp cải thiện chất lượng, đem
lại một nguồn nhân lực toàn diện. Vì vậy bất kì nơi đâu cũng là thị
trường tiềm năng.

3.3. Mục tiêu giá trị - Value Propositions mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại
cho khách hàng
3.3.1. Mô tả sản phẩm, dịch vụ, công nghệ của dự án: đặc điểm, cấu tạo, cách
thức sử dụng, hoạt động, quy trình sản xuất
Sản phẩm của dự án là mang đến dịch vụ giáo dục kỹ năng toàn diện cho
mọi lứa tuổi. Mô hình giáo dục EDSS là một hình thức dạy học mới, thông qua
công nghệ thực tế ảo VR, đưa người học vào một không gian riêng – không
gian lớp học mà tại đó người học có thể thấy, cảm nhận và giao tiếp với tất cả
mọi người giống như một lớp học ở ngoài đời thực. Ở đây các bạn học sẽ được
áp dụng các kiến thức và cải thiện kỹ năng mềm, được tiếp xúc với một mô
hình học hoàn toàn mới, được thoả sức thể hiện chính mình. Mô hình giúp kết
nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức trên toàn cầu, được
truyền đạt đan xen và kết dính lẫn nhau cho người học trên cơ sở thông qua
thực hành và hướng đến áp dụng các kỹ năng vào vấn đề thực tiễn.
Mô hình giáo dục EDSS toàn diện cho mọi lứa tuổi. Dự án xây dựng và
phát triển các bài học về EDSS thực tiễn và linh hoạt trước sự vận động của thế
giới. Dự án bao gồm các mô hình học tập như:
 thông qua các trò chơi, hoạt động ngoại khóa do nhà trường, lớp
học tổ chức.
 Thông qua các hoạt động tình nguyện xã hội.
 Tham gia các khóa học hay buổi học (hội thảo) giảng dạy về KNM.
 Đọc sách về KNM, sách self-help.
 Tham gia các buổi tọa đàm chia sẻ trực tuyến của các chuyên gia về
vấn đề phát triển KNM.
 Tích cực tham gia các buổi thảo luận trên lớp học (cả trực tuyến và
trực tiếp).
Chương trình giáo dục EDSS thành công ở khả năng truyền cảm hứng
cho người học, giúp họ có thêm nhiều động lực để tự rèn luyện bản thân.
Dự án triển khai mô hình theo 3 hình thức chính:
 Mô hình học tập, trải nghiệm thông qua các khoá học
online/offline.
 Mô hình học tập, trải nghiệm thông qua các trò chơi, hoạt động
ngoại khoá.

8
 Mô hình học tập, trải nghiệm thông qua các buổi toạ đàm của
các chuyên gia hàng đầu về phát triển KNM.
Dự án hoạt động trong mảng cung cấp dịch vụ giáo dục toàn diện về kỹ
năng mềm. Đem lại những khoá học bổ ích, trải nghiệm thú vị cho mọi đối
tượng, và tập trung vào thế hệ các học sinh, sinh viên.

3.3.2. Mô tả những mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang đến cho khách
hàng, xã hội, môi trường
Dự án được đánh giá là đem lại nhiều giá trị lớn cho khách hàng, xã hội. Có
thể điểm qua như sau:
- Thứ nhất về phía người sử dụng (khách hàng):
o Phụ huynh có thêm lựa chọn khi kì nghỉ hè đến gần (bằng cách cho
con rèn luyện các kỹ năng cần thiết).
o Đem lại các kỹ năng quan trọng, cần thiết trong cuộc sống, từ đó
giúp giải quyết và cải thiện chất lượng công việc một cách tốt hơn.
o Tạo dựng niềm tin, cảm hứng cho người học khi tham gia vào mô
hình học tập.
- Thứ hai về các trường tư, quốc tế, các cơ sở giáo dục trên toàn quốc
(khách hàng):
o Có thể phát triển và tăng số lượng tuyển sinh khi đưa bộ môn trải
nghiệm thông qua các hoạt động ngoại khoá vào giảng dạy. Kích
thích sự hứng thú, tò mò của các bạn học.
o Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng hiện đại đem lại những tiết
học thú vị và bổ ích cho học sinh, gây dựng được lòng tin với phụ
huynh.
o Chương trình giáo dục được đa dạng hóa và hội nhập gần hơn với
quốc tế.
- Thứ ba, về phía các trường Đại học (đối tác):
o Giảng viên trình độ cao với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy sẽ
là người trực tiếp đồng hành cùng các bạn học.
o Sinh viên có cơ hội học tập và trau dồi thêm nhiều kỹ năng mới.
o Các cơ hội hợp tác có thể mở ra và phát triển thêm giữa các trường
tư và các trường Đại học
- Cuối cùng, giá trị cho cộng đồng (xã hội):
o Khơi dậy cho các bạn học sinh, sinh viên tinh thần giao lưu, học
hỏi và phát triển bản thân.
o Đem đến các cơ hội việc làm cao, các chuyên môn, kỹ năng ứng
xử và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
o Nâng tầm chất lượng đào tạo của giáo dục cấp bậc tiểu học và
trung học tại Việt Nam.

9
o Trên hết là đáp ứng được nhu cầu đầu vào của các doanh nghiệp
hiện nay với một lượng lao động chất lượng cao, dự kiến số lượng
này sẽ tăng lên trong vòng 10 năm tới.

3.3.3. Tính mới, sáng tạo của dự án so với các giải pháp khác hiện có trên thị
trường
 Dự án đang rất có triển vọng trong những năm gần đây, khi mà lượng lao
động với trình độ và kiến thức cao nhưng lại thiếu đi những kỹ năng giải
quyết và ứng xử trước những vấn đề khó khăn.
 Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có mô hình nào chỉ tập trung vào đào tạo các
kỹ năng mềm cho người học.
 Quan trọng nhất là mô hình giáo dục EDSS có các mối liên kết với các
trường đại học, trường học hàng đầu, đội ngũ giảng viên chất lượng cao
với nhiều thành tích và kinh nghiệm.
 Tối ưu chi phí khi sử dụng nhân sự hợp lý, hợp tác với các bên đang có
sẵn nền tảng về mô hình.
 Các khoá học online được áp dụng những công nghệ hiện đại và tân tiến
nhất bằng những công nghệ liên quan đến lĩnh vực thực tế ảo.
 Việc giảng dạy và cố vấn sẽ được trực tiếp qua các chuyên gia là những
giảng viên, thầy cô nhiều năm kinh nghiệm.
 Đối tác kinh doanh hợp tác với các trường học, các chuyên gia trong lĩnh
vực phát triển KNM.

 Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu: Chưa có phòng học,
phòng thực hành giành cho những người học có nhu cầu muốn được học trực
tiếp qua hình thức offline. Ngoài ra, khoản chi phí lớn đến từ việc áp dụng
công nghệ thực tế ảo vào mô hình cũng là một rào cản.
 Chưa “Chương trình hoá” giáo dục EDSS
Chưa có các quy định, chính sách cụ thể sẽ khiến quá trình triển khai giáo
dục EDSS chưa có chỗ đứng vững chắc, mới chỉ dừng lại ở hình thức, phong
trào.
 Trình độ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu
58,4% giảng viên trong các trường tự đánh giá năng lực dạy học tích hợp và
kiến thức liên ngành của mình chỉ ở mức độ trung bình  Khó khăn nếu
triển khai dạy học theo hướng liên ngành.
 Chưa có sự kết nối tốt giữ người có nhu cầu học và giảng viên có trình
độ, kỹ năng đứng lớp.

3.3.4. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của dự án


Mục tiêu ngắn hạn mà dự án hướng đến là triển khai thử nghiệm trên địa
bàn Tp. Hà Nội, mở các lớp online, offline, các khóa học trải nghiệm, hoạt động
ngoại khoá để tiếp cận và thu hút khách hàng trong kì nghỉ hè khi mà các bạn
nhỏ không phải học tại trường. Sau khi kết thúc khóa học trải nghiệm, sẽ hướng
10
đến đưa bộ môn vào thử nghiệm tại các trường tư, quốc tế cấp bậc tiểu học tại
Hà nội.
Mục tiêu dài hạn là mở rộng quy mô của mô hình tới 3 miền trên cả
nước. Tập trung vào các thành phố lớn. Bổ sung giáo trình và mở rộng đối
tượng khác hàng đến bậc trung học phổ thông, người đi làm. Mức độ khó
với đầy đủ sẽ ngày càng tăng theo độ tuổi và nhận thức của học viên. Xây
dựng thành 1 chuỗi đào tạo xuyên suốt từ bậc tiểu học đến trung học phổ
thông. Đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Học viên sau khi hoàn thành
chuỗi có thể tự tin hơn trong công việc và đời sống hàng ngày nếu như được
định hướng từ sớm.
Mục tiêu sau cùng đó là phổ cập, đưa mô hình phát triển hàng đầu cả
nước.

3.4. Kế hoạch phân phối và marketing


3.4.1. Chiến lược tiếp cận thị trường
 Tiếp cận thị trường thông qua các cuộc thi về xây dựng và phát triển
đề tài, cuộc thi phản biện được tổ chức với một quy mô lớn ở Việt
Nam.
 Tiếp cận qua việc tiếp thị tại các trung tâm mở các lớp kỹ năng trong
hè như tiếng anh, các kỹ năng mềm,…
 Đặt standee tại khuôn viên nhà trường, tiếp cận với học sinh, phụ
huynh.
 Làm tương tự với các khu vui chơi, học tập và làm việc.
 Tiếp cận qua các hội, nhóm, group.

3.4.2. Chiến lược quảng bá hình ảnh, sản phẩm


- Quảng bá hình thức offline:
o Các buổi hội thảo, workshop, toạ đàm, …
o Các buổi gặp, giao lưu với học sinh, sinh viên, …
- Quảng bá hình thức online:
o Những group zalo, các nền tảng facebook, tiktok, …
o Các cuộc thi phát triển kỹ năng.

11
Hình 3: Chiến lược quảng cáo, quảng bá hình ảnh sản phẩm

3.4.3. Kênh phân phối


- Ủy quyền trong việc đăng ký khóa học trong các trường tiểu học,
trung học và đại học.
- Đăng ký học trực tuyến trên nền tảng website.
- Đăng ký học tại các chi nhánh văn phòng đặt tại các thành phố lớn như
Hà Nội, Tp. HCM, …

3.4.4. Chiến lược thiết lập và xây dựng quan hệ khách hàng
- Đối với đối tác bên nhà trường. Ký kết các hợp tác dài hạn cung cấp
dịch vụ giáo dục toàn diện

- Thiết lập mối quan hệ: tiếp thị và tạo dựng mối quan hệ:
o Bước 1: Tiếp cận các trường tư qua việc quảng bá giới thiệu sản
phẩm, qua các mối quan hệ của các thầy cô trong trường ĐH. Qua
các quỹ đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp.
o Bước 2: Từ những trường (đối tác) đầu tiên, sẽ thông qua kênh
trung gian, quảng bá và chào hàng tới các trường lân cận. Đề nghị,
đề xuất trường hỗ trợ để quảng bá hình ảnh cho đơn vị và dịch vụ.
o Bước 3: Từng bước mở rộng đến xây dựng những cộng đồng mở
lớp đào tạo và phát triển kỹ năng mềm.

- Xây dựng mối quan hệ:


o Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp bằng cách hàng kỳ sẽ tiếp nhận
những góp ý, chỉnh sửa và bổ sung giáo án.
o Tích cực đề xuất để mua trang thiết bị, linh kiện, mô hình phục vụ
cho công tác dạy và học.
o Tạo dựng liên kết giữa các trường và mô hình giáo dục EDSS
nhằm khơi dậy cảm hứng, đam mê của các học sinh, sinh viên.
o Hỗ trợ về chuyên môn và thiết bị nhằm hướng đến đưa EDSS trở
thành một mô hình trong các trường học.

12
o Tạo dựng niềm tin với đối tác là nhà trường, để từ đó có thể mở
rộng đối tác hợp tác, tạo thành mạng lưới các trường đưa bộ môn
KNM lên ưu tiên hàng đầu.

3.4.5. Chiến lược xậy dựng lòng tin với khách hàng
- Quảng bá thông qua các trường đại học hàng đầu, cho phép mọi người
trải nghiệm thử.
- Ghi nhận những phản hồi, góp ý để chỉnh sửa và xây dựng chương
trình phù hợp với thực tiễn.
- Xây cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, môi trường học tập đào tạo
mở, giảng viên là giáo sư đầu ngành và được trau dồi kỹ năng sư
phạm. Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo được tốt nhất.

3.5. Nguồn lực chính


3.5.1. Nguồn lực quan trọng nhất.
Nhân lực: Dự án được sáng lập và đồng hành do 1 nhóm sinh viên
chuyên ngành quản trị. Các sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng
một cách toàn diện. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn được các thầy cô,
cố vấn tại trường hỗ trợ trong việc từ ý tưởng để đưa vào thực tiễn. Nguồn
năng lượng và sự hỗ trợ nhiệt tình đó sẽ thôi thúc nhóm sinh viên khởi
nghiệp với dự án sẽ thành công.
Các nhà đầu tư, quỹ đầu tư. Bên cạnh nguồn tài chính được đầu tư,
mạng lưới, mối quan hệ của họ được coi là giải quyết vấn đề tìm kiếm
khách hàng thời gian đầu. Bên cạnh đó họ còn là những người dẫn đường
chỉ lối để nhóm có thể đi đến hiện thực hóa dự án. Những lúc khó khan,
bế tắc, họ còn là những người khai mở, dẫn lối bạn. Tạo động lực, khuyến
kích bạn tiếp tục. Có thể coi nguồn lực này là chìa khóa thành bại trong
những dự án quy mô lớn.

3.5.2. Nguồn lực có sẵn.


Tri thức: Các thành viên trong nhóm đều là các bạn sinh viên trẻ
trung, năng động. Được đào tạo bài bản tại một trong những môi trường
hàng đầu Việt Nam. Họ có tư duy, có tri thức, có kỹ năng để xử lí và giải
quyết vấn đề.
Cơ sở vật chất: Sau khi đã có đối tác là các nhà trường cấp bậc tiểu
học, trung học cơ sở và đại học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ được kết
hợp để xây lên. Cụ thể, về phía trường sẽ mở các phòng học, máy chiếu,
trang thiết bị cơ bản. Về phía dự án sẽ đồng hành bằng việc hợp tác với
các trường Đại học để đem đến những mô hình, máy tính, thiết bị, công
nghệ thực tế ảo cần thiết để trải nghiệm. Đây được coi là giải pháp tối ưu
khi mà chi phí để dựng lên một lớp học có sự đóng góp của các bên.
13
3.6. Hoạt động chính của dự án khởi nghiệp
- Dự án triển khai những hoạt động chính gồm:
 Về phía dự án, các hoạt động giáo dục
o Các lớp học online chỉ có ở trong mô hình (được thưc hiện thông
qua công nghệ thực tế ảo).
o Các lớp học offline: tập trung cho mọi người có thể được tiếp cận
và trải nghiệm mô hình. Qua đó khơi gợi lên niềm tin, đam mê thể
hiện bản thân của mỗi người.
o Các buổi toạ đàm online/trực tiếp tại trung tâm nhằm giúp cho mọi
người lĩnh hội được những kiến thức chuyên sâu, phát triển tư duy,
cải thiện kỹ năng.
o Các hoạt động ngoại khoá, trò chơi được tổ chức thường xuyên
nhằm gắn kết mọi người và tạo cho người học 1 sân chơi thú vị.
 Về phía dự án, các hoạt động marketing:
o Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.
o Tiếp cận và triển khai tiếp thị trực tiếp tại các trường tiểu học,
trung học hay đại học. Giới thiệu mô hình dự án tại các buổi gặp
gỡ và giao lưu dành cho học sinh, sinh viên hay phụ huynh (đối với
những học sinh còn đang học tiểu học và cấp trung học cơ sở).
o Giới thiệu thông qua các hoạt động ngoại khoá, các buổi toạ đàm
về lĩnh vực phát triển đề tài và phản biện.
o Cho người học trải nghiệm kính thực tế ảo để kích thích tính tò mò
của mọi người.
 Về phía phát triển theo hướng hợp tác các doanh nghiệp khác.
o Đề xuất và cung cấp dịch vụ giáo dục EDSS cho các đơn vị muốn
triển khai trên toàn quốc. Tập trung tại 3 thành phố lớn Hà nội, Đà
Nẵng và Tp. HCM.
o Liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu muốn đào tạo,
cải thiện nhân viên chất lượng cao.
o Tài trợ, đồng hành cùng các cuộc thi sáng tạo, thoả sức đam mê,
phát triển dự án và tranh luận đề tài.
 Về phía trách nhiệm pháp lý, sở hữu trí tuệ
o Đăng ký doanh nghiệp.
o Đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế mô hình dự án tại cục
sở hữu trí tuệ của bộ Khoa học và Công nghệ.
o Hợp tác và liên kết và ủy quyền với 1 doanh nghiệp về luật để giải
quyết những tình huống khi xảy ra xâm phạm bản quyền cũng như
tranh chấp pháp lí.

3.7. Đối tác chính

14
Nhà đầu tư thiên thần. Các quỹ đầu tư, Nguồn lực về tài chính và cũng là
nguồn lực để duy trì và mở rộng mạng lưới khách hàng tiềm năng. Họ là những
người, tổ chức, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp. Họ có mạng
lưới quan hệ rộng, đối tác, khách hàng tiềm năng. Đây có thể coi là nguồn lực
tiềm năng và lớn nhất. Thiếu họ thì rất khó để có thể thành công triển khai dự
án.
Các trường tư, quốc tế cấp tiểu học, trung học và đại học. Nơi cung cấp
1 phần nguồn lực về cơ sở vật chất, nơi để mở các phòng học, dễ dàng và thuận
lợi cho các bạn học.
Các công ty công nghệ đang triển khai mô hình công nghệ thực tế ảo tại
Việt Nam.
Các thầy, cô bộ môn kỹ năng mềm tại các trường đại học. Để nói về đội
ngũ thầy cô trường là những cố vấn, mentor hỗ trợ đắc lực trong việc xây dựng
giáo trình, bổ sung và cập nhật. Họ là những thạc sĩ, tiến sĩ đầu ngành. Đây có
thể được coi là thứ quan trọng nhất mà các đối thủ khác họ chưa tập chung đến.
Vì là những chuyên gia đầu ngành, hàm lượng tri thức, kinh nghiệm đều rất
lớn.

3.8. Tài chính dư kiến


3.8.1. Doanh thu
- Nguồn thu chính:
o Kinh phí từ các buổi học online/offline (thực hành không mất
phí).
o Kinh phí trong đồ dùng học tập, trang thiết bị (kính thực tế ảo)
cho người học.
o Các buổi toạ đàm, cuộc thi tìm kiếm tài năng, phát triển bản
thân.
o Bán mô hình dịch vụ giáo dục.
o Xuất bản sách hướng dẫn về KNM, sách self-help.
o Nguồn thu từ việc cung cấp thiết bị trải nghiệm cho các doanh
nghiệp triển khai mô hình của dự án.

Khoá học Giáo trình Trang thiết bị

Hình 4: Doanh thu dự kiến.

15
- Mục tiêu ngắn hạn trong năm 2023
o Thu hồi được 20% vốn đầu tư, tương đương 1 tỷ.
- Mục tiêu dài hạn 5 năm tới thu hồi toàn bộ vốn, lợi nhuận 20% khoảng
5 tỷ/năm. Sử dụng khoản lợi nhuận đó để tái đầu tư vào trang thiết bị
phục vụ nghiên cứu và tạo sản phẩn made in Vietnam.
- Mục tiêu dài hạn 10 năm nữa: Doanh thu tăng là 20 tỷ/năm. Khi này
bộ môn đã được đưa vào giảng dạy trên khắp cả nước, các lớp học mở
ra ngày càng nhiều tại các thành phố lớn. Lao động chất lượng cao
được đảm bảo, những bạn nhỏ đó có thể tham gia vào dự án, cung cấp
nguồn nhân lực dồi dào trình độ cao.
3.8.2. Chi phí
Để hiện thực hóa mô hình kinh doanh thì dự án đã đề ra cơ cấu và quy mô chi
phí dự án như sau:
- Chi phí vô hình
 Chi phí cho bên trung gian trong việc hợp giới thiệu đối tác và hợp tác.
 Chi phí duy trì mối quan hệ với đối tác (Các buổi hội thảo, kí kết các
hợp tác dài dạn).
 Chi phí, tiền hoa hồng trong việc các đối tác giới thiệu các đối tác tiềm
năng.
- Chi phí hữu hình:
 Thuê mặt bằng, cơ sở vật chất cho những khoá học offline, các hoạt
động trải nghiệm. (Tại các trường đại học, các trường tiểu học tư, quốc
tế). Giai đoạn đầu trong chào hàng và tiếp thị).
 Chi phí trong việc xây dựng nền tảng, các khóa học online, hệ thống
quản lí và quản trị nhân sự.
 Chi phí mua trang thiết bị, máy móc đồ dùng, linh kiện phục vụ việc
trải nghiệm và dạy học và bảo trì.
 Chi phí chi trả lương giảng viên và bộ phận nhân sự, chăm sóc khách
hàng.
 Chi phí tổ chức sự kiện, hội thảo.
 Chi phí cho việc marketing chạy quảng cáo.
 Chi phí trong việc duy trì hoạt động (Cơ sở vật chất, văn phòng, web,
app, bảo trì, điện nước).
 Chi phí về pháp lý, pháp luật, sở hữu trí tuệ, bản quyền.

3.9. Lộ trình thực hiện


- Lộ trình triển khai năm đầu:
o 11/2023 - 2/2024: Chuẩn bị dự án
o 5/2024 - 8/2024: Mở 05 lớp ở Hà Nội (Dự kiến 1 lớp khoảng 10 bạn/1
giảng) viên và trợ giảng).

16
o 8/2024 - 1/2025: Mở thêm 10 lớp ở Hà Nội.
o 2/2025 - 8/2025: Mở thêm đồng thời 10 lớp tại TP. Hồ Chí Minh.
o 8/2025 - 2/2026: Mở thêm đồng thời 10 lớp tại Đà Nẵng.
- 5 năm tới:
o Hơn 100 khóa học offline và hơn 1000 khóa học online được phát hành
trong năm đầu tiên.
o Mỗi năm gồm có 4 cuộc thi lớn tương ứng với 4 quý/năm và nhiều cuộc
thi nhỏ mỗi tháng với sự tham gia của hơn 1000 người học.
o Hơn 5 triệu người Việt Nam sẽ biết đến mô hình giáo dục EDSS.

3.10. Quảng trị rủi ro + giải pháp tiềm năng (Tính khả thi)
3.10.1.Rủi ro công nghệ
- Không xây dựng được hệ thống, hệ thống không vận hành được,
không tích hợp được công nghệ thực tế ảo vào mô hình.
o Mức độ: Thấp.
o Giải pháp: Nâng cao kỹ năng chuyên môn, nhận tư vấn trợ giúp
từ các đối tác công nghệ.
- Hệ thống quá tải, không đáp ứng được lượng người dùng tăng nhanh
o Mức độ: Trung bình.
o Giải pháp: Ước tính số lượng người dùng, xây dựng trước các
kịch bản có hệ thống phân tán, giảm tải.
- Ứng dụng quá nhiều lỗi, gây khó khăn cho người sử dụng.
o Mức độ: Trung bình.
o Giải pháp: Xây dựng kế hoạch kiểm thử phần mềm kỹ càng, có
hướng dẫn sử dụng chi tiết cho người dung.

3.10.2. Rủi ro tài chính


- Sử dụng hết vốn góp, tài trợ o Mức độ: Cao o Giải pháp:
o Xây dựng kế hoạch tài chính chặt chẽ, tiết kiệm ngân sách tối
đa. Cắt bỏ các khoản chi dư thừa. Tận dụng tối đa nguồn lực
nội tại.
o Kêu gọi đầu tư từ bên ngoài, các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ
đầu tư

3.10.3. Rủi ro nguồn nhân lực


- Founders bỏ việc:
o Mức độ: Rất thấp
o Giải pháp:
▪ Khích lệ tinh thần đội ngũ thường xuyên.
▪ Lợi ích chia sẻ minh bạch, rõ ràng, hợp lý giữa các
founders, có đảm bảo chặt chẽ bằng pháp lý.

3.10.4. Rủi ro thương hiệu

17
o Mức độ: Rất thấp.
o Giải pháp: Giải quyết tranh chấp do đã đăng ký kinh doanh,
đăng ký thương hiệu.

3.10.5. Rủi ro bảo mật, dữ liệu


o Dữ liệu học viên, phụ huynh bị rò rỉ bên ngoài
o Mức độ: Trung bình
o Giải pháp:
 Tăng cường bảo mật bằng nghiệp vụ, phát hiện sớm để ngăn
chặn và tìm ra hướng giải quyết.
 Ẩn thông tin của bên học sinh, thiết kế các công cụ phát hiện
gửi thông tin cảnh báo và nâng bảo mật cấp 2.

3.11. Demo
3.11.1.Về chương trình giảng dạy
- Sách được xuất bản với sự tham gia của bên trường Đại học
và các thầy cô giáo viên bậc tiểu học và trung học cơ sở.
- Xây dựng chuỗi bài giảng trải nghiệm theo các chương từ đơn giản,
giới thiệu đến kiến thức cần có.
- Học viên sẽ cần thi và kiểm tra qua Level thì mới được học lên Level
cao hơn. Càng lên Level cao, mức độ càng khó và dài. Học viên sẽ
phải bỏ ra nhiều thời gian hơn để thực hành một cách nhuần nhuyễn.
Sau khi hoàn thành khóa học. Học viên xuất sắc sẽ được tuyên dương
và trao thưởng, nhằm mục đích khích lệ tinh thần học và mày mò tìm
hiểu của các bạn.

18
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://viettelstore.vn/tin-tuc/cong-nghe-ar-la-gi-khi-nao-ar-se-xuat-hien
2. https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/146059/1/K%E1%BB
%B6%20Y%E1%BA%BEU%20KHSV%20M%E1%BB%9E%20R
%E1%BB%98NG%202022_p196-212.pdf
3. https://www.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-mo-hinh-giao-duc-ki-nang-
mem-cho-sinh-vien-dh-hay
4. https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/

19

You might also like