You are on page 1of 96

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HÀ ĐỨC HUY

THỰC THI DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN


ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

KHÓA LUẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CNTT

TP.HCM, 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HÀ ĐỨC HUY 1412198

THỰC THI DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN


ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

KHÓA LUẬN THỰC TẬP


TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CNTT

HƯỚNG DẪN TỪ CÔNG TY NASHTECH


Anh LÝ DUY CƯỜNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Thầy TRƯƠNG TOÀN THỊNH

NIÊN KHÓA 2014 – 2018


NHẬN XÉT CỦA HƯỚNG DẪN TỪ CÔNG TY NASH TECH

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

TP.HCM, ngày …… tháng …… năm 2018

Người hướng dẫn.

i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

TP.HCM, ngày …… tháng …… năm 2018

Giáo viên hướng dẫn.

ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Khóa luận đáp ứng yêu cầu của Khóa luận cử nhân CNTT.

TP.HCM, ngày …… tháng …… năm 2018

Giáo viên phản biện.

iii
LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn công ty Nash Tech, Khoa Công Nghệ Thông Tin,
trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và thực hiện đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Khoa Học Tự
Nhiên Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận
tình dạy bảo cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến anh Lý Duy Cường và thầy Trương Toàn
Thịnh đã đành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp em
hoàn thành luận văn thực tập tốt nghiệp.

Con cũng xin cảm ơn ông bà, cha mẹ và những người thân của con đã luôn
ủng hộ vật chất và tinh thần cho con.

Bên cạnh đó cũng gửi lời cảm ơn đến anh chị, em, bạn bè,… đã nhiệt tình
giúp đõ và ủng hộ.

Mặc dù đã cố gắng trong khả năng và khoảng thời gian cho phép nhưng chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và
góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, anh chi và các bạn.

Người thực hiện

Hà Đức Huy

iv
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Tên Đề Tài: Thực thi dịch vụ quảng cáo trên ứng dụng điện thoại di động

Hướng dẫn từ công ty Nash Tech: anh Lý Duy Cường

Giáo viên hướng dẫn: thầy Trương Toàn Thịnh

Thời gian thực hiện: từ ngày 01/09/2017 đến ngày 28/02/2018

Sinh viên thực hiện: Hà Đức Huy (1412198)

Loại đề tài: Tìm hiểu lý thuyết và xây dựng ứng dụng thử nghiệm

Nội Dung Đề Tài:

Trong quá khứ, quảng cáo chỉ đơn giản là việc các công ty cá nhân hay tổ
chức bỏ tiền ra và liên hệ với các website hoặc các nền tảng cho phép đặt quảng
cáo một cách thủ công. Nhưng thời đại càng ngày càng thay đổi, nhu cầu quảng
cáo ngày càng một gia tăng, những việc làm thủ công như thế tỏ ra rất mất nhiều
thời gian và đồng thời đó thị trường di động cũng ngày càng một phát triển một
cách nhanh chóng. Nhu cầu thực tế cần phải có một hệ thống tự động trong việc
thực thi quảng cáo để có thể tận dụng triệt để và tối ưu thị trường di động rộng lớn
ngày một phát triển. của luận văn bao gồm:

Các yêu cầu được đặt ra của đề tài:

 Tìm hiểu về Programmatic advertising cho di động


 Phát triển ứng dụng di động có tích hợp quảng cáo
 Một số biện pháp tối ưu hóa quảng cáo

Kế Hoạch Thực Hiện:

01/09/2017 - 20/09/2017: Tìm hiểu ý tưởng, phát biểu bài toán.

v
20/09/2017 – 10/10/2017: Tìm hiểu Programmatic advertising cho di động.

10/10/2017 – 13/10/2017: Lên kế hoạch thực hiện đồ án.

13/10/2017 – 31/10/2017: Thiết kế dữ liệu, kiến trúc giao diện và các chức năng

01/11/2017 – 31/11/2017: Hoàn thiện ứng dụng trên nền tảng ios giai đoạn một

01/12/2017 – 10/12/2017: Tìm hiểu về Google Admob

10/12/2017 – 31/12/2017: Thiết kế việc ứng dụng Google Admob vào ứng dụng.

01/01/2018 – 31/01/2018: Hoàn thiện chèn quảng cáo vào ứng dụng.

01/02/2018 – 28/02/2018: Hoàn thiện phiên bản ứng dụng cuối cùng và viết báo
cáo luận văn

Xác nhận của HD Nash Tech Ngày 28 tháng 3 năm 2018


SV Thực hiện

Xác nhận của GVHD

vi
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................ix

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................xii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN..................................................................................................xiii

Chương 1 Giới thiệu.......................................................................................................1


1.1. Xu hướng phát triển của Programmatic advertising trong di động.............................1
1.2. Mục tiêu đề tài...........................................................................................................2
1.3. Đóng góp của luận văn...............................................................................................3
1.4. Nội dung của luận văn................................................................................................3

Chương 2 Lý Thuyết Programmatic advertising cho di động............................................6


2.1. Programmatic advertising là gì?.................................................................................6
2.2. Lịch sử hình thành Programmatic advertising cho di động.........................................7
2.3. Dữ liệu – nền tảng của Programmatic advertising......................................................9
2.4. Targeting – bước đột phá với dữ liệu người dùng....................................................12
2.5. Các đối tượng tham gia hệ sinh thái Programmatic advertising...............................17
2.6. Các loại tiền tệ..........................................................................................................22
2.7. Các loại quảng cáo trên thiết bị di động....................................................................25

Chương 3 Tìm hiểu nền tảng Google AdMob................................................................34


3.1. Giới thiệu.................................................................................................................34
3.2. Những lợi ích của nền tảng.......................................................................................34
3.3. Kiếm tiền từ Admob................................................................................................36
3.4. Cách để chọn định dạng quảng cáo trên di dông......................................................39
3.5. Kết luận....................................................................................................................40

Chương 4 Ứng dụng My Chords....................................................................................41


4.1. Giới thiệu ứng dụng My Chords................................................................................41
4.2. Đánh giá với các sản phẩm khác tương tự và khảo sát.............................................42
4.3. Yêu cầu của ứng dụng My Chords.............................................................................49
4.4. Use Case...................................................................................................................51

vii
4.5. Thiết kế....................................................................................................................56
4.6. Một số vấn đề gặp phải và kỹ thuật áp dụng............................................................64
4.7. Chức năng của ứng dụng..........................................................................................66
4.8. Thực thi quảng cáo thực tế trên ứng dụng...............................................................73

Chương 5 Kết luận và hướng phát triển........................................................................77


5.1. Kết quả khóa luận.....................................................................................................77
5.2. Hướng phát triển.....................................................................................................78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................80

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1-1 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của quảng cáo số từ 2013-2016.......................2

Hình 1-2 Sơ đồ kiến trúc chương khóa luận..............................................................5

Hình 2-1 Mô hình Display Advertising.....................................................................6

Hình 2-2 Lợi nhuận dự báo của quảng cáo số 2013 - 2019.......................................8

Hình 2-3 Sơ đồ các thành phần trong hệ sinh thái Programmatic Advertising........17

Hình 2-4 Các loại tiền tệ trong quảng cáo số...........................................................24

Hình 2-5 Quảng cáo banner trên di động.................................................................26

Hình 2-6 Quảng cáo Interstitial trên di động...........................................................27

Hình 2-7 Một số size của quảng cáo Interstitial trên di động...................................28

Hình 2-8 Quảng cáo Expandable trên di động.........................................................29

Hình 2-9 Một số size của quảng cáo Expandable trên di động................................29

Hình 2-10 Quảng cáo Video trên di động................................................................30

Hình 2-11 Quảng cáo Native trên di động...............................................................32

Hình 2-12 Quảng cáo Facebook trên di động là loại hình quảng cáo Native...........32

Hình 4-1 Sơ đồ use-case ứng dụng My Chords.......................................................51

Hình 4-2 Hình sơ đồ tổng quát cơ sở dữ liệu...........................................................56

Hình 4-3 Kiến trúc ứng dụng My Chords................................................................59

Hình 4-4 Sơ đồ giao diện ứng dụng My Chords......................................................60

Hình 4-5 Màn hình trang chủ ứng dụng My Chords................................................61

Hình 4-6 Màn hình xem và tăng giảm hợp âm ứng dụng My Chords......................61

Hình 4-7 Màn hình tìm kiếm ứng dụng My Chords................................................62

Hình 4-8 Màn hình xem danh sách yêu thích ứng dụng My Chords........................62

ix
Hình 4-9 Màn hình quảng lý thêm, xóa, sửa playlist ứng dụng My Chords............63

Hình 4-10 Màn hình chỉnh âm ứng dụng My Chords..............................................63

Hình 4-11 Màn hình chức năng xem trang chủ ứng dụng My Chords.....................66

Hình 4-12 Màn hình xem lịch sử tìm kiếm ứng dụng My Chords...........................67

Hình 4-13 Màn hình chức năng tìm kiếm bài hát ứng dụng My Chords..................68

Hình 4-14 Màn hình chức năng xem hợp âm bài hát ứng dụng My Chords............68

Hình 4-15 Màn hình chức năng tăng giảm hợp âm ứng dụng My Chords...............69

Hình 4-16 Màn hình chức năng xem danh sách yêu thích ứng dụng My Chords....70

Hình 4-17 Màn hình chức năng xem chi tiết playlist ứng dụng My Chords............70

Hình 4-18 Màn hình chức năng thêm playlist ứng dụng My Chords.......................71

Hình 4-19 Màn hình chức năng xóa, sửa playlist ứng dụng My Chords..................71

Hình 4-20 Các cách thêm bài hát vào playlist trên ứng dụng My Chords................72

Hình 4-21 Màn hình chức năng chỉnh âm ứng dụng My Chords.............................73

Hình 4-22 Dạng quảng cáo banner ứng dụng My Chords.......................................74

Hình 4-23 Dạng quảng cáo chuyển tiếp ứng dụng My Chords................................75

Hình 4-24 Dạng quảng cáo native ứng dụng My Chords.........................................76

x
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4-1 Bảng so sánh hướng tiếp cận và nền tảng các ứng dụng..........................43

Bảng 4-2 Bảng so sánh chức năng các ứng dụng.....................................................44

Bảng 4-3 Bảng các câu hỏi khảo sát........................................................................46

Bảng 4-4 Thống kê số lượng phiếu trả lời...............................................................47

Bảng 4-5 Bảng use-case chức năng xem hợp âm bài hát.........................................52

Bảng 4-6 Bảng use-case chức năng tăng giảm hợp âm bài hát................................53

Bảng 4-7 Bảng use-case chức năng tìm kiếm bài hát theo tên đầy đủ.....................53

Bảng 4-8 Bảng use-case chức năng tìm kiếm bài hát theo tên viết tắt.....................54

Bảng 4-9 Bảng use-case chức năng xem danh sách yêu thích.................................54

Bảng 4-10 Bảng use-case chức năng thêm danh sách yêu thích..............................54

Bảng 4-11 Bảng use-case chức năng sửa danh sách yêu thích.................................55

Bảng 4-12 Bảng use-case chức năng xóa danh sách yêu thích................................55

Bảng 4-13 Bảng use-case chức năng chỉnh âm........................................................56

Bảng 4-14 Bảng đặc tả bảng CSDL Song................................................................57

Bảng 4-15 Bảng đặc tả bảng CSDL Playlist............................................................57

Bảng 4-16 Bảng đặc tả bảng CSDL Song-Playlist...................................................57

Bảng 4-17 Bảng đặc tả bảng CSDL HistorySearch.................................................58

xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Thuật ngữ Giải thích


1 IOS Hệ điều hành trên các thiết bị di động của Apple.
Là hình thức quảng cáo hiển thị hoặc tương tác trên các thiết
2 Mobile Ads
bị di động.
Global Positioning System - là hệ thống xác định vị trí dựa
3 GPS
trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo.
Internet Protocol - là một địa chỉ giúp thiết bị điệ.n tử nhận
4 IP
diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính.
DSP Demand Side Platforms - là công cụ giúp Nhà quảng đặt giá
5
. và mua quảng cáo theo phương thức tự động
Customer Relationship Management được hiểu là quản lý
6 CMR
quan hệ khách hàng.
Supply Side platform - Là phần mềm được sử dụng để bán
7 SSP
quảng cáo theo phương thức tự động
Agency Trading Desk - là một bộ phận độc lập, hỗ trợ đắc
8 ATD lực việc mua đi bán lại hàng hóa quảng cáo của các Agency
lớn
9 CMP Là tiền tệ chung của toàn bộ hệ thống Programmatic
Là số nhấp chuột mà quảng cáo của bạn nhận được chia cho
10 CTR
số lần quảng cáo hiển thị được biểu thị dưới dạng phần trăm
Software Development Kit – hay còn gọi tắt là devkit, là tập
11 SDK
hợp các công cụ phát triển phần mềm
12 RBD Real time bidding - đấu thầu thời gian thực
User Experience - là cách một người cảm nhận khi giao tiếp
13 UX
với một hệ thống

xii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Lượng quảng cảo được truyền tải hằng ngày đã và đang tăng nhanh cả về số lượng
và chất lượng. Nhu cầu của các công ty, cá nhân hay tổ chức trong việc tạo ra một
chiến dịch quảng cáo cho mình càng được quan tam nhiều hơn, làm sao để quảng
cáo của công ty, cá nhân, tổ chức mình được tiếp cận đến những đối tượng họ
hướng đến một các nhanh chóng nhất, đúng thời điểm nhất và đạt hiệu quả cao
nhất.

Đồng thời đó xu thế sử dụng thiết bị di động thông minh cũng ngày càng tăng đột
biến bởi tính tiện lợi và nhiều ưu điểm mà nó đem lại. Nắm được xu thế đó thì cả
các publisher, adventiser/agency đều thôi thúc phải chinh phục được thị trường đầy
tiềm năng này

Mục tiêu chính của khóa luận này nhằm nhằm tìm hiểu về lý thuyết programmatic
advertising áp dụng cho di động nó hoạt động ra sao, viết một ứng dụng di động
trên nền tảng IOS và ứng dụng quảng cáo vào trong ứng dụng. Bên cạnh đó, khóa
luận cũng đưa ra những đề xuất nhằm tối ưu hóa việc đặt quảng cáo sao cho quảng
cáo đươc thân thiện, được tiếp cận nhiều người dùng và đạt lợi nhuận tốt.

Nội dung của khóa luận bao gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 1 sẽ là chương giới thiệu tổng quan cho toàn khóa luận, trình bài về tiềm
năng Progammatic Advertising từ đó nêu ra mục tiêu, nội dung tìm hiểu của đề tài
và các đóng góp trong luận văn. Phần cuối chương sẽ giới thiệu tổng quan về bố
cục của luận văn

xiii
Chương 2: Lý Thuyết Programmatic advertising trong di động

Chương 2 trình bài về khái niệm Programmatic advertising trong di động và thị
trường của nó. Chương này còn trình bài về kiến trúc tổng quát của một hệ thống
Programmatic Advertising, các loại dữ liệu, tiền tệ, hình thức quảng cáo có trên thị
trường hiện nay

Chương 3: Tìm hiểu Google AdMob.

Chương 3 trình bài sơ lược nền tảng Google AdMob, các dịch vụ mà AdMob hỗ trợ
để chúng ta có thể kiếm tiền từ nó, cách thức cái đặt. Từ đó rút ra những lời khuyên
để chọn hình thức quảng cáo và rút ra kết luận chung.

Chương 4: Ứng dụng My Chords.

Trong chương 4 sẽ giới thiệu về ứng dụng My Chords, khảo sát và so sánh với các
sản phẩm trên thị trường. Cùng với đó chương 4 còn nêu về cách thiết kế, use-case,
yêu cầu của ứng dụng. Và cuối cùng là giao diện các chức năng hoàn chỉnh của
ứng dụng cùng với việc bố trí của quảng cáo Google AdMob trong ứng dụng.

Chương 5: Kết luận và hướng phát triển.

Trong chương 5, tôi sẽ trình bài về kết quả đạt được của khóa luận và hướng phát
triển trong tương lai của ứng dụng cũng như việc tích hợp thuật toán vào ứng dụng.
Chương này còn chỉ ra một số hạn chế của hệ thống và thuật toán tích hợp

xiv
Chương 1

Giới thiệu

 Trong chương này, tôi sẽ giới thiệu tổng quan cho toàn khóa luận, trình bài về
tiềm năng Progammatic Advertising từ đó nêu ra mục tiêu, nội dung tìm hiểu của đề
tài và các đóng góp trong luận văn. Phần cuối chương sẽ giới thiệu tổng quan về bố
cục của luận văn

1.1. Xu hướng phát triển của Programmatic advertising trong di động


Sự thật, Programmatic đang xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng quan trọng
trong tiếp thị/quảng cáo trực tuyến. Và so với qui mô của thị trường quảng cáo trực
tuyến hiện nay, dù tỉ lệ ngân sách dành cho Programmatic vẫn còn khá ít nhưng
trong thời buổi mà mọi thứ dường như dần cuốn và xoay quanh dữ liệu người dùng
như hiện nay thì tỉ lệ ngân sách quảng cáo dành cho Programmatic cũng dần tăng
lên.

Đi cùng với đó, sự lên ngôi của các thiết bị điện toán di động mà đại điện là điện
thoại thông minh (smart phone) và máy tính bảng (tablet) thì việc sỡ hữu một nhận
định rằng trong tổng số 20 tỷ đô la Mỹ dự kiến dành cho Programmatic trong năm
2016 thì có đến gần 70% sẽ dùng vào nền tảng Programmatic trên các thiết bị di
động (smartphone và tablet), trong đó ngoài các khung hiển thị (banner) quảng cáo
thông thường thì các quảng cáo dạng phim ảnh (video, tvc, clip) cũng sẽ dần chiếm
một phần trọng yếu ngân sách trong các kế hoạch quảng cáo trực tuyến.

Theo báo cáo từ eMarketer, ngân sách dành cho quảng cáo hiển thị tự động
trong năm 2015 đã đạt tốc độ tăng trưởng khá kinh ngạc, cụ thể cao hơn hai lần so
với năm 2014 – với hơn 10 tỷ đô la Mỹ đến từ các nhà quảng cáo, các agencies chỉ
riêng tại thị trường Mỹ. Và eMarketer kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của
Programmatic sẽ tăng gấp đôi vào năm 2016, tức là hơn 20 tỷ đô la Mỹ và chiếm
63% trong tổng ngân sách dành cho quảng cáo hiển thị tại Mỹ. Khi đó, ngân sách
mà các nhà quảng cáo/các agencies dành cho Programmatic sẽ thống trị phần lớn
1
tổng ngân sách quảng cáo và có vai trò thiết yếu dù trước đó công nghệ này chỉ
chiếm một phần nhỏ như là một phần mang tính chiến lược trong toàn bộ kế hoạch
tiếp thị.63% trong tổng ngân sách dành cho quảng cáo hiển thị tại Mỹ. Khi đó, ngân
sách mà các nhà quảng cáo/các agencies dành cho Programmatic sẽ thống trị phần
lớn tổng ngân sách quảng cáo và có vai trò thiết yếu dù trước đó công nghệ này chỉ
chiếm một phần nhỏ như là một phần mang tính chiến lược trong toàn bộ kế hoạch
tiếp thị.

Hình 1-1 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của quảng cáo số từ 2013-2016

1.2. Mục tiêu đề tài


Mục tiêu khóa luận nhằm tìm hiểu nguyên lí Programmatic advertising cho
di động và phát triển một ứng dụng trên thiết bị di động có áp dụng Programmatic
Advertising đồng thời áp dụng các thủ thuật để tăng số lượng truy cập và doanh thu
từ quảng cáo. Nội dung chi tiết của đề tài bao gồm:

- Nội dung 1: Tìm hiểu lý thuyết về Programmatic Advertising và cách thực


thi trong các hệ thống lớn ngày nay đặc biệt là đối với mobile
- Nội dung 2: Xây dựng một ứng dụng “My Chords”
- Nội dung 3: Ứng dụng Mobile Ads vào ứng dụng một cách hiệu quả dựa trên
các lý thuyết về Programmatic Advertising.
2
- Nội dung 4: Áp dụng các thủ thuật để tăng số lượng truy cập và doanh thu từ
quảng cáo.

1.3. Đóng góp của luận văn


Những đóng góp của tôi có thể được trình bài như sau:

 Tôi cố gắn trình bài lý thuyết về lý thuyết Programmatic avertising cho di dộng
một cách ngắn gọn và tổng quan nhất nhằm giúp người đọc tiếp cận với lý
thuyết này một các dễ hiểu nhất vì đây là một hệ thống lớn và khá mất nhiều
thời gian đề tìm hiểu rõ.
 Xây dựng ứng dụng “My Chords” có áp dụng quảng cáo. Vì đây là một ứng
dụng đặc thù, chỉ hướng đến một nhóm đối tượng và việc triển khai quảng cáo
cũng không mấy dể dàng so với những ứng dụng về tin tức, trò chơi, nghe nhạc,
… Từ đó cho thấy việc ứng dụng quảng cáo trong các ứng dụng là rất đơn giản
và nhanh.
 Tôi cũng nêu ra được những biện pháp nhằm tối ưu việc thực thi quảng cáo để
làm cho cho quảng cáo tỏ ra “thân thiện” và kiếm được nhiều lợi nhuận

1.4. Nội dung của luận văn


Luận văn bao gồm 5 chương, sau đây là nội dung chính của từng chương:

- Chương 1: Tổng quan


Chương 1 sẽ là chương giới thiệu tổng quan cho toàn khóa luận, trình bài về
tiềm năng Progammatic Advertising từ đó nêu ra mục tiêu, nội dung tìm hiểu của đề
tài và các đóng góp trong luận văn. Phần cuối chương sẽ giới thiệu tổng quan về bố
cục của luận văn
- Chương 2: Lý Thuyết Programmatic advertising trong di động
Chương 2 trình bài về khái niệm Programmatic advertising trong di động và thị
trường của nó. Chương này còn trình bài về kiến trúc tổng quát của một hệ thống
Programmatic Advertising, các loại dữ liệu, tiền tệ, hình thức quảng cáo có trên thị
trường hiện nay

3
- Chương 3: Tìm hiểu Google AdMob.
Chương 3 trình bài sơ lược nền tảng Google AdMob, các dịch vụ mà AdMob hỗ trợ
để chúng ta có thể kiếm tiền từ nó, cách thức cái đặt. Từ đó rút ra những lời khuyên
để chọn hình thức quảng cáo và rút ra kết luận chung.
- Chương 4: Ứng dụng My Chords

Trong chương 4 sẽ giới thiệu về ứng dụng My Chords, khảo sát và so sánh với
các sản phẩm trên thị trường. Cùng với đó chương 4 còn nêu về cách thiết kế, use-
case, yêu cầu của ứng dụng. Và cuối cùng là giao diện các chức năng hoàn chỉnh
của ứng dụng cùng với việc bố trí của quảng cáo Google AdMob trong ứng dụng

- Chương 5: Kết luận và Hướng phát triển.


Trong chương 5, tôi sẽ trình bài về kết quả đạt được của khóa luận và hướng
phát triển trong tương lai của ứng dụng cũng như việc tích hợp thuật toán vào ứng
dụng. Chương này còn chỉ ra một số hạn chế của hệ thống và thuật toán tích hợp

4
Hình 1-2 Sơ đồ kiến trúc chương khóa luận

Khóa luận có thể được tiếp cận theo 2 hướng khác nhau. Nếu người đọc muốn
tìm hiểu về hệ thống Programmatic Advertising cho di động thì nên theo nhánh (1).
Một hướng tiếp cận khác là tìm hiểu về cách ông lớn Google đã áp dụng những gì
thông qua nền tảng Google Admob để người dùng có thể triển khai một ứng dụng
có áp dụng quảng cáo một cách dễ dàng, người đọc có thể theo nhánh (2)

5
Chương 2

Lý Thuyết Programmatic advertising cho di động

 Chương 2 trình bài về khái niệm Programmatic advertising trong di động và thị
trường của nó. Chương này còn trình bài về kiến trúc tổng quát của một hệ thống
Programmatic Advertising, các loại dữ liệu, tiền tệ, hình thức quảng cáo có trên thị
trường hiện nay.

2.1. Programmatic advertising là gì?

Hình 2-3 Mô hình Display Advertising

Direct buying: đây là dạng thức mua bán quảng cáo thông thường khi bạn liên
hệ với bên publishers để đặt banner quảng cáo tại một vị trí nào đó. Tóm lại là mua
trực tiếp, một cách thủ công. Tuy nhiên với dạng thức này thì bạn có thể đảm bảo
được vị trí mình mua sẽ được đảm bảo. Ví dụ đặt banner trang chủ của website A
trong 1 tuần và trả tiền thì chắc chắn là vị trí đó trong tuần tới sẽ hiển thị banner của
bạn.

Programmatic buying: đây là phương thức mua quảng cáo hoàn toàn tự động
sử dụng hệ thống và hoàn toàn loại bỏ được sự can thiệp của con người trong việc

6
mua bán quảng cáo giữa các bên. Các Ad Network, Ad Exchange, SSP, DSP chính
là các hệ thống làm việc này. Lúc này nếu có mua quảng cáo, bạn không cần phải
liên hệ với các bên mà chỉ cần đăng nhập vào hệ thống và thiết lập lệnh mua quảng
cáo. Bên trong programmatic buying cũng có 2 phương thức mua hàng khác nhau:

- Direct programmatic: mua quảng cáo trực tiếp thông qua hệ thống tự động
với inventory được đảm bảo với mức giá được định sẵn. Nó tương tự như
direct buying nhưng lúc này mọi thứ tự động hóa và không có sự tham gia
của con người nữa.
- Real time bidding (RTB): mua quảng cáo theo phương thức đấu giá với
mức giá không cố định và inventory không được đảm bảo.

Toàn bộ phần programmatic buying cũng như các phương thức mua bán của nó
chính là programmatic advertising và nó là một phần của display advertising.

2.2. Lịch sử hình thành Programmatic advertising cho di động


Như tìm hiểu về Programmatic Advertising phía trên thì ta có thể thấy hình thức
tự động trong việc quảng cáo chỉ mới xuất hiện và phát triên trong những năm gần
đây.

Ban đầu các quảng cáo chỉ đơn giản là việc in ấn, phát thanh, truyền hình,...
Nhưng thời đại công nghệ càng ngày càng phát triển và tăng trưởng một cách đột
biến nên dẫn theo đó việc quảng cáo trên các thiết bị số cũng dần được áp dụng vào
nhưng chỉ dửng lại ở việc mua bán một cách thủ công trong việc đàm phán bán và
đặt quảng cáo tuy nhiên điểm hạn chế của nó là tốn khá nhiều thời gian trong khi
nhu cầu của đại đa số là muốn việc tiếp cận quảng cáo là nhanh nhất, rộng nhất và
tốn ít thời gian nhất nhưng Direct Buying thì chưa mang lại điều đó.

Nhận thấy được mặt hạn chế đó Programatic Advertising được ra đời với mục
tiêu tất cả hệ thống đều được tự động và hạn chế được sự can thiệp của con người
trong việc mua bán quảng cáo. Đây là một sự tiến triển đáng kể từ quảng cáo biểu

7
ngữ đầu tiên trên điện thoại di động và từ các phương tiện quảng cáo truyền thống.
Tốc độ mà quảng cáo kỹ thuật số đã phát triển thật đáng kinh ngạc.

Theo dự đoán thì gần 80% người sử dụng internet truy cập bằng thiết bị di động
vào năm 2018. Và lượng truy cập internet trên thiết bị di động lần đầu tiên vượt qua
máy tính vào tháng 10 năm 2016 và chiếm 51.3% so với 48.7% lượng truy cập trên
máy tính.

Nhắm được sự bùng nổ của các thiết bị di động ngày càng lớn thì việc thực thi
quảng cáo trên các thiết bị này cũng được áp dụng một cách tối đa. Programmatic
advertising cho điện thoại di động đã được ra đời và là một chủ đề thường xuyên
trong các tạp chí thương mại quảng cáo và trên phương tiện truyền thông xã hội.
Theo một nghiên cứu của eMarketer, chi phí Programmatic Advertising sẽ đạt 25,23
tỷ đô la trong năm 2016 và chiếm 73% tổng chi tiêu Display Advertising.
Programmatic Advertising hứa hẹn tối đa hóa giá trị bằng cách sử dụng khoa học dữ
liệu để đưa ra các quyết định mua sắm thông minh trong các mili giây.

Hình 2-4 Lợi nhuận dự báo của quảng cáo số 2013 - 2019

8
2.3. Dữ liệu – nền tảng của Programmatic advertising
Hoạt động quảng cáo trực tuyến hiện nay đều xoay quanh dữ liệu. Trong thế
giới Programmatic advertising, dữ liệu đặc biệt đóng vai trò cơ sở thúc đẩy các
thành quả tiếp thị. Càng thu thập và sử dụng nhiều dữ liệu chất lượng cao, thương
hiệu càng có cơ hội tìm ra và nhắm mục tiêu quảng cáo đến đúng những khách hàng
tiềm năng một cách hiệu quả.

Một cách tổng quát, dữ liệu có thể được chia làm ba nguồn cơ bản:

2.3.1. First-Party Data


First-party data (Dữ liệu chính chủ) gồm các dữ liệu ẩn danh được thu thập từ
hành vi lướt Web, truy vấn tìm kiếm và các hoạt động giao dịch mua sắm trực tuyến
của người dùng. Nó cũng có thể là những dữ liệu lộ rõ danh tính khi người dùng
cung cấp tên, địa chỉ, thông tin nhân khẩu học hay bất cứ thông tin nhận dạng cá
nhân nào khác.

Trong thời đại dữ liệu tràn lan hiện nay, dữ liệu chính chủ ngày càng đóng vai
trò trọng yếu. Các doanh nghiệp ngày càng tập trung bảo hộ và phát triển nguồn dữ
liệu chính chủ của riêng mình. Điều này không khó hiểu bởi những chiến lược và
các mô hình nhắm mục tiêu quảng cáo chỉ thành công khi dựa trên dữ liệu có chất
lượng, mà dữ liệu chính chủ đại diện cho nguồn dữ liệu giá trị nhất. Nó độc nhất,
phù hợp và chính xác nhất với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Bất cứ nỗ lực
tiếp thị thành công nào cũng nên bắt đầu bằng việc tận dụng và tối đa hóa nguồn dữ
liệu chính chủ này.

Nhắc đến dữ liệu chính chủ, chúng ta thường nghĩ ngay đến các dữ liệu do
chính thương hiệu (Advertiser) thu thập. Nó có thể là địa chỉ mail, lịch sử mua hàng
và hành vi người dùng được thể hiện trên trang web của thương hiệu; hoặc thông tin
mua sắm tại cửa hàng thực được lưu trữ trong hệ thống CRM. Amazon chính là ví
dụ của việc sử dụng dữ liệu chính chủ để trưng bày các sản phẩm mà họ tin rằng
người dùng muốn mua trên trang chủ của mình. Thông tin đó cũng có thể được

9
dùng để nhắm mục tiêu, “may đo” và điều chỉnh phù hợp các quảng cáo khác xuyên
suốt mạng lưới Internet.

Tuy nhiên, phía nhà xuất bản nội dung (Publisher) cũng sở hữu nguồn dữ liệu
chính chủ không kém phần giá trị. Nguồn dữ liệu này gồm các thông tin hành vi
được tập hợp từ các tài sản số của Publisher (website, ứng dụng), sau đó có thể
được sử dụng để nhắm mục tiêu quảng cáo thay cho Advertiser. Ví dụ độc giả
thường xuyên của mục công nghệ trên một trang web thường có mức độ tiếp nhận
các quảng cáo sản phẩm điện tử tốt hơn những người dùng khác.

2.3.2. Third-Party Data


Third-party data (Dữ liệu độc lập) là các dữ liệu ẩn danh được tập hợp bởi một
chủ thể không có mối quan hệ trực tiếp với khách hàng (người dùng). Về cơ bản thì
nó bao gồm bất cứ dữ liệu nào không thuộc First-party data. Ví dụ, một nhà cung
cấp dữ liệu độc lập có thể trả tiền cho Publisher để tiếp cận và thu thập thông tin về
độc giả của Publisher này. Qua đó sử dụng chúng để bổ sung vào hồ sơ chi tiết của
người dùng các thông tin như thị hiếu hay hành vi khi người dùng này trải nghiệm
trên trang của Publisher. Tập hồ sơ này sau đó có thể được bán cho Advertiser để
giúp họ nhắm mục tiêu quảng cáo.

Hiện trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp dữ liệu độc lập. Có thể kể đến
một vài cái tên nổi bật như Acxiom, Bluekai, Lotame, Datalogix, Experian,
TruSignal, Alliant, IXI và comScore.

Ưu điểm nổi bật của dữ liệu độc lập là nguồn cung dữ liệu khổng lồ và đa dạng
thông qua các nhà môi giới dữ liệu. Trong số này, thông tin nhân khẩu học được sử
dụng phổ biến nhất. Nhưng một số dạng dữ liệu độc lập khác – như thông tin mối
quan tâm, sở thích, nhu cầu sẵn có về sản phẩm dịch vụ (in-market data) – cũng
ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Giờ đây, nếu muốn tìm một phân khúc tiềm năng
với các đặc điểm cụ thể (như sở hữu xe Honda Civic và đã từng du lịch đến Tây
Ban Nha), Marketer có thể dễ dàng lọc ra danh sách này thông qua thị trường trao
đổi, mua bán dữ liệu.
10
Tuy vậy, sử dụng dữ liệu độc lập khá tốn kém. Ngoài ra thành quả đạt được
thấp hơn kỳ vọng cũng là điều phổ biến khi triển khai loại dữ liệu này, bởi vì chất
lượng dữ liệu rất khác biệt tùy thuộc vào bên cung cấp, cách thức thu thập và tần
suất làm mới bộ dữ liệu.

Nếu so sánh khách quan, có thể thấy dữ liệu chính chủ ngày càng chứng tỏ sức
mạnh to lớn hơn so với dữ liệu độc lập vì nó có xu hướng chính xác hơn, độc nhất
và cũng bởi vì nó miễn phí. Bất cứ Advertiser nào cũng có thể thu thập dữ liệu
chính chủ từ các tài sản số của chính mình. Ngược lại, sử dụng dữ liệu độc lập
thường cần được cấp phép và phải mua với một mức phí không rẻ.

2.3.3. Second-Party Data


Thuật ngữ Second-party data (Dữ liệu đối tác) là một khái niệm mới. Thực chất,
đây là biến thể của First-party data – theo đó bên chính chủ cung cấp dữ liệu cho
đối tác của mình. Ví dụ, một Advertiser như P&G có thể thông qua mối quan hệ
làm ăn lớn với một Publisher để có được quyền tiếp cận dữ liệu độc giả của nhà
xuất bản này. Đối với P&G, các thông tin này không phải là dữ liệu chính chủ vì nó
không được chính doanh nghiệp này thu thập. Nhưng nó cũng không phải là dữ liệu
độc lập vì có nguồn gốc rõ ràng và không phải mua được từ thị trường dữ liệu.

Dữ liệu đối tác có thể được chia sẻ nhờ mối quan hệ đối tác trực tiếp, hoặc
thông qua nền tảng quản trị dữ liệu tích hợp DMP, hay qua một mạng lưới dữ liệu
đối tác tổng hợp.

Dạng dữ liệu này hữu ích trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Nó mang lại
một số lợi ích tương tự như dữ liệu độc lập ở chỗ có thể mở rộng độ phủ và nhắm
mục tiêu trực tiếp đến nhóm khách hàng tiềm năng (Prospect) mới và có chất lượng
một cách hiệu quả. Dù không thể đạt đến qui mô như dữ liệu độc lập, dữ liệu đối tác
lại có chất lượng tốt hơn. Do đó việc sử dụng dữ liệu đối tác để tìm kiếm nhóm
khách hàng tiềm năng dựa trên đặc điểm tương đồng với khách hàng hiện tại
(Prospecting) thường tiết kiệm chi phí, thúc đẩy thành quả tốt hơn, mang lại lợi
nhuận cao hơn cho nhà quảng cáo.
11
2.4. Targeting – bước đột phá với dữ liệu người dùng
Triển vọng thực sự của Programmatic Advertising chính là phân phối quảng cáo
đến với người dùng ở mức độ từng cá nhân chuyên biệt. Trước đây, để nhắm mục
tiêu quảng cáo (Targeting), thương hiệu cố tìm kiếm nhóm khách hàng mục tiêu
bằng cách hiển thị quảng cáo dựa trên các phân khúc người dùng theo nhân khẩu
học hoặc dựa trên nội dung trang người dùng ghé xem.

Tuy nhiên Programmatic advertising cho phép Advertiser chú trọng hơn vào
việc xác định đúng người dùng (Who), thay vì chỉ tập trung vào nơi họ xuất hiện
(Where). Công nghệ này giúp thương hiệu tìm ra và phủ được người dùng dựa trên
đặc điểm cá nhân, hành vi và những sở thích tương đồng của họ bất chấp họ hiện
diện ở đâu trên Internet.

Dưới đây là một số cách phổ biến giúp xác định đối tượng để nhắm mục tiêu
gởi thông điệp quảng cáo (theo cả cách truyền thống lẫn Programmatic advertising):

2.4.1. Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học (Demographic Targeting)
Demographic Targeting là chiến lược nhắm mục tiêu rất cơ bản. Theo đó quảng
cáo được phục vụ dựa trên các thông tin nhân khẩu học của người dùng Web như
tuổi, giới tính, thu nhập,…

2.4.2. Nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh (Contextual Targeting)


Đây là phương pháp truyền thống giúp phủ sóng và nhắm đến nhóm khách hàng
tiềm năng dựa trên các nội dung Web/App họ tương tác để đăng quảng cáo phù hợp
ngữ cảnh.

Ví dụ, các Website về công nghệ thông tin thường thu hút quảng cáo từ các
công ty cung cấp linh kiện máy tính, thiết bị điện tử, hay các trung tâm đào tạo tin
học. Trong khi đó, một nhà sản xuất xe hơi có xu hướng hiển thị quảng cáo cho độc
giả trên trang dành riêng cho giới mê xe, hoặc cụ thể hơn, cho người dùng đang
xem bài báo chủ đề về xe trên những trang tin nổi tiếng như Yahoo, The Wall Street
Journal,…

12
Cách nhắm mục tiêu cổ điển dựa trên những nội dung người dùng quan tâm này
dễ thực hiện và không yêu cầu công nghệ cao. Tuy nhiên ngày nay, dưới sự hỗ trợ
to lớn từ dữ liệu và công nghệ quảng cáo tự động, khái niệm Contextual Targeting
đã mở rộng một cách đáng ngạc nhiên – cho phép kết hợp giữa nội dung người
dùng đang xem với các ngữ cảnh xung quanh khác như vị trí địa lý hay thời tiết – để
tạo nên các thông điệp nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu.

2.4.3. Nhắm mục tiêu theo khán giả (Audience Targeting)


Là tên gọi chung cho các phương pháp nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên thông
tin cá nhân của khách hàng tiềm năng (Audience), từ nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính,
mức thu nhập đến hành vi, dự định và bất cứ dữ liệu nào khác mà nhà quảng cáo có
được. Trên cơ sở này, Advertiser phân khúc người dùng để lựa chọn gởi thông điệp
sao cho phù hợp với mục tiêu quảng cáo và tiết kiệm chi phí nhất.

Đây là phương pháp nền tảng trong thời đại công nghệ Programmatic
advertising vì nó mang đến tính hiệu quả và sự đa dạng trong lựa chọn cho
Advertiser. Tuy vậy phương pháp này đòi hỏi công nghệ cao để có thể thu được
lượng dữ liệu lớn và đa dạng từ các trang nội dung, nền tảng mạng xã hội, diễn đàn,

2.4.4. Nhắm mục tiêu theo hành vi (Behavioral Targeting)


Đây là một dạng của Audience Targeting tập trung vào yếu tố hành vi. Các
Website tiến hành nhận dạng mẫu hình tương tác của từng người dùng cụ thể từ các
hành vi lướt web hoặc tương tác trong quá khứ của họ, sau đó sử dụng chúng để ra
quyết định phân phối quảng cáo.

Hành vi thông dụng nhất là những hành vi lướt Web có thể theo dấu được trên
trang người dùng ghé thăm (nhấp chuột, rê chuột, tìm kiếm, xem trang,…), chi tiết
sản phẩm họ đã xem (tên, danh mục sản phẩm, giá,thông tin khuyến mãi,…), hay
hành động chuyển đổi họ đã thực hiện. Bên cạnh đó, nó còn bao gồm các hành vi
trong thế giới thực như cửa hàng người dùng từng đến hay sản phẩm họ đã mua.

13
Retargeting (Tiếp thị lại) là một dạng thuộc phương thức này. Đây là cách sử
dụng thông tin hành vi người dùng trong lịch sử truy cập của họ để truyền thông
điệp quảng cáo tương ứng trong tương lai. Ví dụ một người thường xem hay tìm
kiếm quần áo trên một Website nào đó, thì trong tương lai, người này sẽ thấy quảng
cáo về sản phẩm liên quan trên các không gian trực tuyến khác.

Loại hình này phát huy hiệu quả cao trên các Website có nội dung phong phú
với nhiều thể loại và thu hút được lượng lớn người dùng như các Website tin tức
giải trí, blog, nghe nhạc trực tuyến….

2.4.5. Nhắm mục tiêu chéo thiết bị (Cross-device Targeting)


Cross-device Targeting liên quan đến việc xác định đối tượng phát quảng cáo
bằng cách khớp các điểm dữ liệu xuyên suốt các thiết bị khác nhau, sau đó phục vụ
người dùng này các quảng cáo có nội dung đồng bộ và phù hợp tại đa điểm tiếp xúc
trên.

Hiện nay, hình thức tiếp thị lại trên di động (Mobile Retargeting) được xem là
trường hợp sử dụng phổ biến nhất của Cross-device Targeting. Tuy nhiên đây cũng
chỉ là một ứng dụng nhỏ, Cross-device Targeting bao quát phạm vi rộng hơn nhiều.

Phương pháp này nhắm đến người dùng:

- Giữa các thiết bị máy tính để bàn khác nhau: như PC ở nơi làm việc và ở nhà
- Giữa các thiết bị di động khác nhau: như điện thoại và máy tính bảng
- Giữa máy tính để bàn và thiết bị di động
- Giữa các thiết bị như PC và smart TV

2.4.6. Nhắm mục tiêu theo dự định (Intent Targeting)


Có thể xem đây là một tập hợp các phương pháp Behavioral Targeting, mục
tiêu chính là đi tìm lý do cho hành động cụ thể của người dùng. Ví dụ, nếu người
dùng tiềm năng xem một sản phẩm – hành động này thể hiện điều gì? Họ chỉ đơn
giản nghiên cứu thử sản phẩm? Hay họ đã có quyết định mua nó cho chính mình
hoặc cho người khác?

14
Intent Targeting thường nhìn vào các tín hiệu khác như hành vi quá khứ, truy
vấn tìm kiếm, và các hoạt động trên truyền thông xã hội để phỏng đoán dự định
người dùng. Cách nhắm mục tiêu này không quá khó, nhưng đòi hỏi công nghệ tiên
tiến và thái độ sẵn sàng thử nghiệm. Công nghệ phù hợp giúp nhận dạng và phân
loại dữ liệu dự định, biến chúng trở thành thông tin hữu ích, cũng như xác định đâu
là tín hiệu dự định thúc đẩy giá trị lớn nhất (dù đôi khi tín hiệu không rõ ràng).

Một số tín hiệu chắc chắn hơn các tín hiệu khác – như hành động sử dụng từ
khóa tìm kiếm về thương hiệu – cho phép nhắm mục tiêu hiệu quả hơn vì chúng tập
trung ở các giai đoạn cuối của phễu mua hàng. Trong khi các tín hiệu khác ít rõ ràng
hơn, chủ yếu là của người dùng còn ở các giai đoạn đầu của phễu, sẽ đòi hỏi qui
trình thử nghiệm và điều chỉnh nhiều hơn.

Giống như bất cứ phương pháp quảng cáo hiệu quả nào khác, cần kết hợp cả
yếu tố nghệ thuật và khoa học khi triển khai phương pháp này.

2.4.7. Nhắm mục tiêu theo vị trí (Location Targeting hay Geotargeting)
Đúng như tên gọi, đây là phương pháp dựa vào thông tin vị trí địa lý của người
dùng (nơi sống, nơi truy cập mạng,…) để nhắm mục tiêu quảng cáo. Địa chỉ IP, vị
trí điểm truy cập Wi-Fi, và dữ liệu GPS là những cơ sở phổ biến nhất để xác định vị
trí người dùng.

Giữa những phương pháp Location Targeting dùng cho không gian mạng,
iBeacon nổi bật trong năm vừa qua như một xu hướng nhắm mục tiêu dựa trên vị trí
tại cửa hàng thực. iBeacon không sử dụng dữ liệu vị trí truyền thống là địa chỉ IP,
Wi-Fi, hay GPS. Thay vào đó, thương hiệu đặt các máy phát tín hiệu iBeacon
(thường là tại các cửa hàng bán lẻ). Các thiết bị này sử dụng sóng Bluetooth để kích
hoạt chức năng Bluetooth trên thiết bị của người dùng đang ở trong phạm vi phủ
sóng.

Vì sóng Bluetooth chỉ hoạt động trong một không gian địa lý nhất định nên
phương pháp này mang lại cho Marketer thông tin chính xác hơn về vị trí người

15
dùng – liệu họ vừa đi qua một cửa hiệu, lướt qua một gian hàng cụ thể, hay đang
xếp hàng tại quầy chờ thanh toán.

iBeacon phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc nhắm mục tiêu dựa trên các phân
khúc người dùng mua sắm ngay tại cửa hàng trong thực – bằng việc phân phối
những thông điệp được cá nhân hóa với mức độ phù hợp cao đối với người dùng.
Đây chính là một dạng Retargeting trong thế giới thực.

2.4.8. Nhắm mục tiêu theo hình mẫu “tương đồng” (Lookalike Modeling)
Đây là một dạng đặc biệt của Targeting. Đúng như tên gọi, Lookalike Modeling
là cách thức tìm kiếm và nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người dùng tiềm
năng chưa phải là khách hàng, nhưng có những điểm tương đồng trong hành vi, tính
cách với những khách hàng hiện tại của thương hiệu.

Cơ chế nhận dạng đối tượng này sử dụng các thuật toán để tính đến nhiều tín
hiệu số khác nhau mà người dùng để lại trong không gian trực tuyến. Có thể tìm
hiểu chi tiết hơn về cách thiết lập mô hình Lookalike tại đây.

Một mô hình Lookalike chất lượng sẽ biến cơ chế ‘quảng cáo trên diện rộng và
chờ đợi thành quả’ trước đây thành một chiến dịch ‘khoanh vùng khách hàng mục
tiêu, cung cấp các quảng cáo được định hướng triệt để và mang lại lợi nhuận cao’.

Nhưng dĩ nhiên chỉ có thể tìm kiếm những cá nhân tương đồng với khách hàng
hiện tại nếu thương hiệu biết rõ khách hàng hiện tại của mình trông như thế nào.

16
2.5. Các đối tượng tham gia hệ sinh thái Programmatic advertising

Hình 2-5 Sơ đồ các thành phần trong hệ sinh thái Programmatic Advertising

Tập hợp biệt ngữ và từ viết tắt đa dạng khiến thị trường quảng cáo
Programmatic trở nên phức tạp khi nhắc đến các thành phần tham gia – gồm người
mua, người bán, các bên trung gian, những nền tảng hệ thống và các công nghệ hỗ
trợ giao dịch,….

Phần này sẽ giải thích về định nghĩa và chức năng cơ bản của các thành phần
chính tham gia vào hệ sinh thái Programmatic advertising. Một số công cụ và nền
tảng công nghệ đặc trưng, đang làm “thay da đổi thịt” lĩnh vực truyền thông kỹ
thuật số sẽ được trình bày chi tiết hơn ở các phần kế tiếp

2.5.1. Advertiser (Nhà quảng cáo)


Những nhà quảng cáo nói chung đại diện cho bên mua quảng cáo, đó có thể là
đội ngũ nội bộ của thương hiệu (In-house) hoặc các đối tác quảng cáo trung gian
(Agency).

17
2.5.2. Publisher (Nhà xuất bản nội dung)
Nhà xuất bản nội dung là người sở hữu các tài sản số (Website, ứng dụng) và
không gian quảng cáo trên các tài sản số này. Họ tạo nên “nội dung” – giá trị thực
sự của các tài sản của mình, và đại diện cho bên bán phân phối các không gian
quảng cáo cho Advertiser.

2.5.3. Demand Side Platforms (DSP)


Đây là công cụ giúp Nhà quảng cáo (Advertiser) đặt giá và mua quảng cáo theo
phương thức tự động.

Trước đây, các quảng cáo kỹ thuật số được giao dịch trực tiếp giữa người mua
và nhân viên kinh doanh của người bán – một qui trình bị can thiệp quá nhiều bởi
con người dẫn đến tốn kém và không đáng tin cậy. DSP giúp qui trình giao dịch tiết
kiệm chi phí và hiệu quả hơn nhờ xóa bỏ phần lớn thao tác của con người (như gởi
phiếu yêu cầu đăng quảng cáo một cách thủ công qua máy fax), đồng thời hạn chế
các gian lận dễ phát sinh khi thỏa thuận về giá quảng cáo.

 Cơ chế vận hành của DSP

Chi tiết công nghệ vận hành DSP khá phức tạp. Tuy nhiên có thể tóm gọn đây
là công nghệ hỗ trợ Advertiser mua lượt hiển thị (impression) xuyên suốt loạt
website/ứng dụng trên chợ (Ad Exchange) hoặc mạng lưới quảng cáo (Ad
Network), đồng thời vẫn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến từng người dùng cụ
thể dựa trên thông tin vị trí địa lý hay hành vi trình duyệt trước đó của họ.

Publisher mang các lượt hiển thị của mình đến chợ quảng cáo để bán, và DSP –
một cách hoàn toàn tự động – sẽ cân nhắc và quyết định xem đâu là những lượt hiển
thị có ý nghĩa nhất để Advertiser mua. Giá thường được quyết định thông qua cơ
chế đấu giá theo thời gian thực (RTB), và diễn ra chỉ trong khoảnh khắc trang được
tải trên thiết bị của người dùng. Như vậy đồng nghĩa là không cần đến con người để
thương lượng giá cả.

 DSP có thay thế hoàn toàn con người?

18
Chỉ một số ít. Khi Publisher ngày càng cung cấp nhiều hàng hóa trên chợ quảng
cáo, sẽ có càng nhiều Advertiser thích mua quảng cáo thông qua DSP hơn vì nền
tảng này mang lại hiệu quả về chi phí. Tuy nhiên, con người là yếu tố không thể
thiếu trong quá trình tối ưu hóa chiến dịch và thiết kế nên các chiến lược quảng cáo.
Vai trò của con người chỉ ngày một tiết giảm ở khâu triển khai giao dịch.

2.5.4. Supply Side platform (SSP)


Là phần mềm được sử dụng để bán quảng cáo theo phương thức tự động. Nếu
Advertiser sử dụng DSP để mua quảng cáo thì Publisher sử dụng SSP để bán quảng
cáo trên chợ.

Về cơ bản, vai trò của SSP đối với Publisher cũng tương tự vai trò của DSP đối
với Advertiser. Cả hai đều có nền tảng công nghệ tương tự nhưng vận hành với
những mục tiêu ngược nhau nhằm hỗ trợ tối đa cho người dùng chúng. DSP giúp
Marketer mua các lượt hiển thị quảng cáo (impression) từ chợ với mục tiêu càng rẻ
và càng hiệu quả càng tốt, trong khi SSP được thiết kế để giúp Publisher tối đa hóa
giá bán các lượt hiển thị.

 Cơ chế vận hành của SSP

Cũng giống như các nền tảng công nghệ khác, kỹ thuật vận hành SSP khá phức
tạp. Nhưng hiểu một cách đơn giản, SSP cho phép Publisher mang hàng hóa của
mình kết nối đến nhiều Ad Exchange, DSP và Ad Network cùng lúc.

Đổi lại, điều này cũng cho phép một lượng lớn người mua tiềm năng có cơ hội
tiếp xúc với hàng hóa, và giúp Publisher bán được hàng với giá tốt nhất có thể. Khi
một SSP đưa các lượt hiển thị lên chợ, DSP phân tích và mua chúng cho Marketer
dựa vào một số yếu tố nhất định như nơi quảng cáo được hiển thị hay đối tượng
người dùng cụ thể mà quảng cáo có thể nhắm tới.

Lý tưởng nhất chính là việc SSP tạo nên một thị trường mở cạnh tranh – trong
đó hàng hóa quảng cáo được giới thiệu đến đông đảo người mua tiềm năng nhất có
thể, thường là thông qua cơ chế đấu giá theo thời gian thực. Nhờ đó quảng cáo được

19
bán với đúng giá trị, người mua hài lòng với số tiền bỏ ra và người bán có thể tối đa
hóa lợi nhuận.

Đó là lý do SSP còn được xem là nền tảng tối ưu hóa lợi nhuận của người bán.

 SSP có thay thế hoàn toàn con người?

Vai trò của con người là không thể thiếu. Ban đầu SSP thường được sử dụng
cho mục đích “giải quyết” số hàng mà đội ngũ bán hàng thất bại. Nhưng dần dần,
chủ sở hữu các kênh truyền thông ngày càng sử dụng dữ liệu được tập hợp từ nền
tảng SSP của họ để xác định – liệu nhân viên bán hàng hay cơ chế giao dịch tự động
hóa các qui trình sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn, và từ đó đưa ra quyết định sử dụng
con người hay máy móc.

Một số Publisher cũng bắt đầu sử dụng SSP để hỗ trợ các chiến dịch được bán
trực tiếp bởi đội ngũ bán hàng. Trong trường hợp này, SSP không đóng vai trò bán
hàng mà chỉ phục vụ và theo dấu quá trình giao dịch.

Một số nhà cung cấp công nghệ SSP lớn hiện nay gồm Google, OpenX,
PubMatic, Rubicon Project, AppNexus, Right Media và AOL.

2.5.5. Agency Trading Desk (ATD)


ATD là một bộ phận độc lập, hỗ trợ đắc lực việc mua đi bán lại hàng hóa quảng
cáo của các Agency lớn (như các tập đoàn truyền thông quảng cáo WPP, Publicis,
Interpublic,…). ATD phản ánh kết hợp giữa con người và công nghệ. Truyền thông
thường được mua một cách tự động, sử dụng công nghệ như DSP và DMP, sau đó
sẽ được bán lại cho Advertiser như một dạng dịch vụ quản trị.

 Tính minh bạch khi giao dịch qua ATD?

ATD biết giá gốc của từng quảng cáo khi mua truyền thông vì họ mua hầu hết
chúng một cách tự động với công nghệ Programmatic. Tuy nhiên, khi ATD bán lại
quảng cáo để kiếm lời, khách hàng của họ (Advertiser) không được hưởng lợi thế

20
minh bạch giá cả như họ. Advertiser không biết ATD đã mua mỗi lượt hiển thị với
giá gốc bao nhiêu (điều này khác với trước đây khi Advertiser đã biết Agency
thường được hưởng lợi 15% trên giá bán).

Bất cân xứng thông tin cho phép ATD hưởng lợi từ sự chênh lệch giá – mua
truyền thông với giá thấp hơn và bán lại thu lợi nhuận. Điều đáng lo là việc ATD
đồng thời đóng vai trò của cả người mua và người bán sẽ làm gia tăng khả năng
gian lận khi mục tiêu của ATDs đi chệch với mục tiêu của Advertiser. Agency có
thể muốn ưu tiên bán các quảng cáo mang lại lợi nhuận cao hơn cho mình, trong khi
Advertiser muốn ưu tiên những kênh truyền thông mang lại thành quả cao hơn.

Vì cơ chế này nên ADT trở thành tâm điểm liên quan đến vấn đề minh bạch.
Nhưng công bằng mà nói, mô hình kinh doanh chênh lệch giá tương tự cũng đang
tồn tại trong chính các nền tảng DSP độc lập chuyên bán truyền thông trên cơ sở
CPC hay CPA.

2.5.6. Ad Exchange (Chợ quảng cáo)


Ad exchanges là thị trường cơ sở nơi bên mua (gọi chung là Advertiser) và bên
bán (Publisher) giao dịch hàng hóa quảng cáo số (Inventory) một cách tự động hóa.
Publisher đưa inventory lên chợ và Advertiser sau đó sẽ đặt giá thầu để có được
những lượt hiển thị họ muốn. Thường cơ chế đấu giá diễn ra theo thời gian thực
(RTB) và giá đặt thầu dựa trên việc Advertiser đánh giá một người dùng nhất định
họ muốn hiển thị sẽ đáng giá bao nhiêu.

 Ai quản lý các Ad Exchange?

Các doanh nghiệp đứng sau vận hành một số nền tảng Ad Exchange lớn hiện
nay gồm những tên tuổi uy tín trong ngành công nghệ quảng cáo như Google, The
Rubicon Project, OpenX, AppNexus và Yahoo. Các công ty công nghệ quảng cáo
với tiềm lực bé hơn thường tập trung vào cung cấp các nền tảng Private Exchange.

21
Thị trường Ad Exchange có vẻ giống vùng đất cao bồi miền Viễn Tây với các
luật lệ riêng và chưa có nhà chức trách tối cao kiểm soát. Các công ty vận hành Ad
Exchange tự chịu trách nhiệm đối với các lượt hiển thị họ cho phép bán, cũng như
những người mua mà họ cho phép tham gia chợ.

Tuy nhiên có hàng tỷ lượt hiển thị quảng cáo đến từ hàng triệu Publisher được
giao dịch qua chợ mỗi ngày. Vì vậy hầu như không thể theo dấu hết mọi thông tin
về việc ai đang mua gì, bán gì. Điều này đồng nghĩa người mua không thể nắm chắc
100% liệu vị trí quảng cáo họ đã mua có hiển thị không và hiển thị ở đâu. Và người
bán cũng không thể biết chắc ai là người đang mua hàng hóa của họ.

2.5.7. Ad Network (Mạng quảng cáo)


Mạng lưới quảng cáo giống như phiên bản cũ và kém khả năng hơn của chợ
quảng cáo (Ad Exchange). Tương tự chợ quảng cáo, Ad Network tổng hợp hàng
hóa từ lượng lớn các Publisher khác nhau, đóng gói chúng và giúp Advertiser mua
quảng cáo số lượng lớn một cách hiệu quả hơn.

 Ad Network liệu có còn chỗ đứng trong kỷ nguyên Programmatic?

Dù Ad Network không thể mang lại khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo
(targeting) tinh vi như Ad Exchange, nhưng chúng vẫn là cách đơn giản và hiệu quả
giúp Advertiser mở rộng qui mô mua truyền thông xuyên suốt lượng lớn Publisher.
Dẫu ngày càng nhiều ngân sách quảng cáo dịch chuyển vào các kênh Programmatic,
Ad Network vẫn chưa biến mất quá sớm như vậy.

2.6. Các loại tiền tệ


CPM là tiền tệ chung của toàn bộ hệ thống Programmatic

Khá nhiều bên các thương hiệu hiện tại vẫn mua quảng cáo từ các các Agency,
các Ad Network, các Ad Exchange hay DSP hay cũng như từ chính Publishers. Một
phương thức tính tiền thường được dùng bởi 2 bên:

22
- CPD (cost per duration): tính tiền mua quảng cáo theo một khoản thời gian
(ngày, tuần, tháng). Ví dụ đặt banner trên trang chủ với giá 50 triệu / tuần.
Không cần biết là có bao nhiêu impressions, bao nhiêu clicks tạo ra trong quá
trình đó.

- CPM (cost per mille): hay còn gọi là cost per thousand impressions. Mỗi
impression là một lần quảng cáo được hiển thị khi người dùng load website
lên và cứ 1000 lượt hiển thị trên hệ thống thì tính tiền. Chú ý cụm từ được
dùng ở đây là hiển thị, còn việc người dùng có thấy quảng cáo của bạn hay
không lại là một vấn đề khác vì ví dụ quảng cáo của bạn có hiện nhưng nó lại
nằm tận cuối trang trong khi đó 90% người dùng chỉ ở phía trên mà không
bao giờ kéo xuống dưới thì cũng có nghĩa là impression đó của bạn không có
giá trị.

- CPC (cost per click): chỉ tính tiền khi có người click vào quảng cáo của bạn,
không quan trọng là bao nhiêu impressions. Một lần nữa, cần chú ý từ được
dùng ở đây là click. Rất nhiều bên cứ nghĩ rằng click sẽ dẫn tới session trên
website (đo bằng Google Analytics). Tuy nhiên cái đó lại là vấn đề thường
gây ra khi tranh cãi giữa hai bên do chỉ số click và session quá khác biệt.
Xem thêm về sự khác biệt giữa click và session.

- CPA (cost per action): action ở đây có thể là đăng ký tài khoản, điền form,
download một ứng dụng hay mua hàng trên website. Tùy theo mức độ phức
tạp của action này mà chi phí CPA cũng sẽ thay đổi theo và chỉ tính tiền khi
có action được thực hiện, không quan trọng là có bao nhiêu impression, bao
nhiêu clicks đến từ quảng cáo đó.

23
Hình 2-6 Các loại tiền tệ trong quảng cáo số

Trừ CPD ra, chúng ta có thể thấy mức độ khó khăn cho phía bên chạy quảng
cáo tăng dần từ CPM => CPC => CPA
Bán CPM thì rất dễ, cứ chạy quảng cáo và lấy số từ hệ thống rồi tính tiền. Chỉ
có duy nhất một chỉ số liên quan đó là số impression. Như đã nói bên trên, CPM
cũng là phương thức trao đổi bên dưới của tất cả hệ thống programmatic
advertising.
Bán CPC thì khó hơn vì chuyển từ impression sang click sẽ có một chỉ số khác
liên quan vào nữa là CTR – là chỉ số % bao nhiêu người thấy quảng cáo sẽ bấm vào.
CTR bị chi phối chủ yếu bởi các yếu tố như visual và content của quảng cáo hoặc vị
trí mà quảng cáo xuất hiện. Ví dụ nếu banner quảng cáo mà hình ảnh không đẹp,
không thu hút thì chỉ số CTR sẽ bị giảm (chẳng hạn số trung bình là 0.1% nhưng lúc
này chỉ đạt 0.05%) thì tự nhiên cũng với cùng số impressions đó nhưng số click tạo
ra từ chiến dịch lại thấp hơn.

Bán CPA thì khỏi nói lại càng khó hơn gấp nhiều lần (chính vì vậy không có
mấy agency bán dạng CPA) so với CPC. Giống như từ impression qua click, từ
click qua action thì sẽ có thêm chỉ số conversion rate (CR) – số người thực hiện một
hành động mong muốn trên số người truy cập vào website. Vấn đề là CR chịu chi
phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như: nội dung, trải nghiệm trên website, chất
lượng sản phẩm, sản phẩm đó như thế nào so với các sản phẩm khác trên thị trường
hay có khi là danh tiếng của nhà sản xuất. Có những yếu tố agency có thể can thiệp

24
được như nội dung hoặc trải nghiệm trên website nhưng những yếu tố liên quan đến
sản phẩm hay branding thì gần như là ngoài tầm. Đó là chưa kể còn tùy ngành nghề,
sẽ có những ngành rất khó để cam kết được actions như bán hàng hay đăng ký. Xem
thêm cách làm sao để tối ưu hóa CR trang bán hàng.

Vậy nên các agency có thể bán quảng cáo dạng CPC hay CPA nhưng tất cả cuối
cùng đều quy ra lại là việc họ tối ưu mỗi CPM như thế nào để tạo ra được nhiều
clicks hơn, nhiều actions hơn nhằm cung cấp cho khách hàng và agency hoàn toàn
chịu các rủi ro trong quá trình thực hiện này. Bán gì là do khả năng tự tin của họ
cho việc tối ưu quảng cáo ra sao. Do đó ta có thể hiểu toàn bộ cho tới cuối cùng đều
là eCPM (effective Cost per Mille) – tối ưu hiệu quả cho CPM để tạo ra giá trị cao
hơn (là clicks hay actions).

2.7. Các loại quảng cáo trên thiết bị di động


Một thực tế dễ nhận thấy là ngày nay việc sở hữu hay tiếp cận với thiết bị di
động trở nên khá dễ dàng với đa số người dùng ở mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp trong
xã hội. Chính sự gắn bó ngày càng nhiều với các thiết bị di động trong sinh hoạt
hàng ngày đã trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của loại hình quảng cáo trên di
động.

Trước khi liệt kê các loại hình quảng cáo phổ biến và có hiệu trên thiết bị di
động (smartphone, iPad, máy tính bảng) thì thiết nghĩ chúng ta nên xem qua những
số liệu từ kết quả khảo sát hành vi của Google để thấy smartphone đã “xâm chiếm”
quỹ thời gian và thay đổi hành vi con người như thế nào:

- 70% người dùng sử dụng smartphone để truy cập Internet.


- 58% dành nhiều thời gian lên mạng bằng điện thoại smartphone hơn là máy
tính để bàn.
- 37% có thể không xem tivi nhưng không thể thiếu smartphone.
- 78% tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ, tin tức… trên smartphone mỗi
ngày.

25
Từ những “con số biết nói” đầy thuyết phục kia, thì quả là một thiếu sót rất lớn
nếu doanh nghiệp bỏ qua năm loại hình quảng cáo trên di động sau:

2.7.1. Quảng cáo bằng Banner (Banner Ads)


Thường xuất hiện ngẫu nhiên ở vị trí trên đầu hoặc dưới cùng của màn hình.
Banner có thể ở dạng tĩnh hoặc động.

Hình 2-7 Quảng cáo banner trên di động

CTR (tỉ lệ click/số lần hiển thị) và eCPM (Giá mỗi nghìn lần hiển thị hiệu quả.
eCPM là ước tính doanh thu bạn nhận được cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo.
eCPM được tính bằng (Tổng thu nhập / Số lần hiển thị) x 1000) của nó cũng thấp
nhất theo dữ liệu gần đây được thu thập bởi AppFlood (CTR chỉ khoảng 0,23%).
Do xuất hiện ngẫu nhiên và tỉ lệ click vào banner khá “hên xui” nên loại hình này
không hiệu quả lắm. Nếu bạn “cao tay”, thiết kế banner bắt mắt, xuất hiện đúng lúc
không gây khó chịu cho người dùng thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, “hên” nhiều
hơn “xui”

26
Trong Android, quảng cáo dạng banner này có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất là
những banner có nội dung về đời sống (2.02%), còn ở iOS thì quảng cáo banner
hiệu quả nhất lại là banner có nội dung rao vặt (2.7%)

Ưu điểm:

- Thích hợp cho mọi loại màn hình.


- Có thể triển khai với số lượng lớn
- Rẻ
- Dễ dàng tích hợp

Nhược điểm:

- Bị giới hạn về kích thước quảng cáo


- Không gây được chú ý với người dùng nên dễ bị bỏ qua.
- Tỉ lệ chuyển đổi không cao

2.7.2. Quảng cáo đan xen (Interstitial ads)


Dạng quảng cáo này sẽ hiển thị trước khi một nội dung nào đó được hiển thị.
Đôi khi người dùng phải chờ một thời gian để xem quảng cáo trước khi bấm bỏ qua
nó.

Hình 2-8 Quảng cáo Interstitial trên di động

27
“Quảng cáo đan xen” sẽ xuất hiện ngay khi người dùng mở ứng dụng, hoặc có
thể là đang lướt web hay là đột nhiên xuất hiện lúc người dùng đang sử dụng ứng
dụng. Nó sẽ yêu cầu người dùng phải tương tác bằng cách xem sơ qua vài giây rồi
click vào để tắt quảng cáo hoặc click để xem tiếp,…
Quảng cáo đan xen được đánh giá là khá hiệu quả, CTR của nó có thể cao hơn
2-3 lần so với quảng cáo bằng banner. Và tất nhiên là hiệu quả tăng cũng đồng
nghĩa với việc chi phí dành cho nó cũng cao hơn.

Hình 2-9 Một số size của quảng cáo Interstitial trên di động

Ưu điểm:

- Có khoảng rộng để tha hồ truyền tải thông điệp, có thể full màn hình luôn.
- Tỉ lệ chuyển đổi, tương tác cao
- Để lại ấn tượng cao
- Nội dung phong phú, giúp tương tác cao.

Nhược điểm:

- Cần đầu tư thời gian, công sức vào việc thiết kế và tích hợp vào vị trí phù hợp
- CTR cao có thể là kết quả từ việc bấm nhầm khi tắt quảng cáo
- Có thể gây khó chịu nếu xuất hiện không đúng lúc.

2.7.3. Quảng cáo có thể mở rộng (Expandable Ads)


Đây là một loại quảng cáo của loại hình Rich Media, áp dụng vào Mobile thì nó
giống với sự kết hợp của quảng cáo banner với quảng cáo đan xen.
28
Hình 2-10 Quảng cáo Expandable trên di động

Thường thì quảng cáo dạng này sẽ cần thiết kế 2 banner, một là banner nhỏ ở
trên góc (VD: 320×50 pixel) và một banner to hiển thị đầy đủ thông tin hơn mỗi khi
người dùng bấm vào banner nhỏ (VD loại này size thường khoảng 320×480). Cái
hay của Expandable Ads là người dùng có thể dễ dàng hiểu thông điệp của nhà
quảng cáo mà không cần phải chuyển qua một trang landing page.

Hình 2-11 Một số size của quảng cáo Expandable trên di động

29
Ưu điểm:

- Có khả năng hiển thị nhiều thông tin hơn với việc mở rộng thêm banner khi
người dùng bấm vào, tăng khả năng tương tác hơn

Nhược điểm:

- Với những người dùng cơ bản thì họ sẽ không hiểu rằng bấm vào banner sẽ
xem được thêm nhiều điều thú vị và đóng nó đi.

2.7.4. Quảng cáo Video (Video Ads)


Tỉ lệ quảng cáo video được xem trong ứng dụng di động cao hơn (14%) so với
quảng cáo video trên trình duyệt di động (chỉ 8.3%). Và một khi người dùng đã xem
video thì tỉ lệ người dùng xem hết video trong ứng dụng cao hơn trình duyệt di động
là không đáng kể. 53.3% vs 52.7%

Hình 2-12 Quảng cáo Video trên di động

Một số doanh nghiệp sẵn sàng bỏ nhiều kinh phí hơn để video tự động chạy
ngay khi xuất hiện, điều này nhìn chung là tốt, nhưng với nhiều người dùng họ sẽ
khó chịu khi “bị ép” xem. Dù sao thì AdMob gợi ý bạn nên dùng video quảng cáo
từ 15-30s thôi.

30
Hãy nghiên cứu kỹ vị trí đặt quảng cáo để không gây phản cảm, phá vỡ trải
nghiệm người dùng ứng dụng

Ưu điểm:

- Người dùng thích


- Dễ dàng thu hút sự chú ý
- Rất tốt cho thương hiệu
- CTR cao

Nhược điểm:

- Chi phí quảng cáo đắt


- Với những quảng cáo video không thể bỏ qua có thể gây khó chịu
- Khó kiếm soát trong việc muốn người xem xem hết quảng cáo video. Trong
nhiều trường hợp người dùng sẽ skip video vì không muốn làm phiền, hoặc đơn
giản là vì họ đã xem video đó trước rồi nên sẽ không xem lại, như vậy khá là
lãng phí. Tuy nhiên nếu quảng cáo của bạn hay, thú vị thì bạn sẽ thu về rất
nhiều lượng người xem, thậm chí là được share lên các mạng xã hội trở nên
viral.

2.7.5. Quảng cáo tự nhiên (Native Ads)


Chiến lược quảng cáo trên điện thoai đi động này cho phép các công ty quảng
bá nội dung của họ dựa trên trải nghiệm đặc thù trong ứng dụng.

31
Hình 2-13 Quảng cáo Native trên di động

Gọi là “quảng cáo tự nhiên” là bởi vì loại hình này là quảng cáo nhưng không
phải quảng cáo. Tức là nó cho người dùng cảm giác như đang xem nội dung rất đỗi
bình thường bao gồm video, ảnh, nhạc, text… không gây gián đoạn trải nghiệm của
người dùng.

Hình 2-14 Quảng cáo Facebook trên di động là loại hình quảng cáo Native

32
Thực tế, theo một nghiên cứu mới đây của Sharethrough và Media Lab IPG,
người tiêu dùng trực quan với Native Ads thường xuyên hơn 52% so với các quảng
cáo banner truyền thống.

33
Chương 3

Tìm hiểu nền tảng Google AdMob

 Chương 3 trình bài sơ lược nền tảng Google AdMob, các dịch vụ mà AdMob hỗ
trợ để chúng ta có thể kiếm tiền từ nó, cách thức cái đặt. Từ đó rút ra những lời
khuyên để chọn hình thức quảng cáo và rút ra kết luận chung.lại

3.1. Giới thiệu


Google Admob là nền tảng quảng cáo trên thiết bị di động cung cấp dịch vụ cho
các nhà quảng cáo, nhà xuất bản, đại lý và nhà phát triển ứng dụng. Trang này bao
gồm các chính sách áp dụng cụ thể cho các nhà quảng cáo muốn quảng cáo trên nền
tảng Google Admob.

Khi bạn chơi games hoặc mở các ứng dụng tải về từ Apple Store, CH Play,
Window Phone Store bạn sẽ thấy quảng cáo hiển thị ra dạng video, banner hoặc full
screen

Google Admob thực chất là quảng cáo Adsense, chẳng qua là nó là chương
trình chỉ hiển thị quảng cáo trên các phần mềm di động nên gọi tên là Admob cho
nó có phân biệt, người dùng có ứng dụng sẽ đăng ký tài khoản Google Adsense và
chọn vào mục Admob để tham gia và nhúng vào phần mềm của mình

3.2. Những lợi ích của nền tảng


AdMob kết hợp các công nghệ hàng đầu trong một nền tảng duy nhất, do đó
bạn có thể nắm được thông tin chi tiết về người dùng và tối đa hóa doanh thu quảng
cáo. Bạn sẽ không còn phải dựa vào sự kết hợp công cụ hoặc sử dụng các tài
nguyên phát triển quý giá để xây dựng giải pháp của riêng mình.

 Phát triển doanh nghiệp của bạn với đối tác được tin cậy

34
Dựa trên công nghệ quảng cáo của Google: Google đã giúp hàng triệu nhà
phát triển tăng trưởng doanh nghiệp kỹ thuật số của họ trong hơn một thập kỷ.

Khả năng nền tảng chéo: AdMob có thể được sử dụng với tất cả các nền tảng
Android và iOS hàng đầu, với hỗ trợ cho các phần mềm phát triển trò chơi như
Unity và Cocos2d-x.

Nội dung cập nhật tự động trên Google Play: Việc tích hợp AdMob với các
dịch vụ của Google Play thúc đẩy cải thiện hiệu suất tự động cho ứng dụng Android
mà không cần các thay đổi SDK bổ sung.

 Kiếm tiền thông minh hơn

Kiếm nhiều tiền hơn với dàn xếp: Dàn xếp từ mạng AdMob và hơn 40 mạng
quảng cáo của bên thứ ba để tối đa hóa tỷ lệ lấp đầy của bạn và tăng thu nhập. Bật
tối ưu hóa mạng quảng cáo để tạo CPM cao nhất từ thứ tự dàn xếp của bạn trong
thời gian thực.

Quảng bá ứng dụng của bạn miễn phí: Bán chéo các ứng dụng khác của bạn
(hoặc ứng dụng của bạn của bạn) tới người dùng hiện có, bằng cách sử dụng quảng
cáo cho cùng một công ty của AdMob.

Giao dịch trực tiếp: Chạy giao dịch quảng cáo được thương lượng trực tiếp
của riêng bạn với các nhà quảng cáo thông qua Chiến dịch AdMob.

 Tự động hóa dễ dàng

Nhận thanh toán nhanh chóng: Nhận thanh toán bằng tiền nội tệ một cách
nhanh chóng và đáng tin cậy, không phải trả phí chuyển tiền cho AdMob.

Dễ dàng và miễn phí: SDK có thể được cài đặt một cách nhanh chóng và
không có mức phí chuẩn cho việc sử dụng nền tảng này.

 Hiểu người dùng của bạn:

35
Phân tích miễn phí, không giới hạn với Firebase: Liên kết (các) ứng dụng
AdMob của bạn với Firebase và bắt đầu đưa ra các quyết định thông minh hơn về
doanh nghiệp của bạn. Hiểu rõ hơn về các ứng dụng Android và iOS của bạn với
Firebase Analytics. Tạo các đối tượng trong Firebase để phân đoạn người dùng của
bạn, sau đó xem các báo cáo để biết người nào đang mang lại cho bạn nhiều doanh
thu nhất.

3.3. Kiếm tiền từ Admob

3.3.1. Tổng quan


 Chọn đúng định dạng quảng cáo

Tăng doanh thu quảng cáo trên điện thoại di động bằng cách tích hợp quảng cáo
biểu ngữ, quảng cáo chuyển tiếp hoặc quảng cáo video hoàn toàn vào trong ứng
dụng của bạn. Số lượng định dạng đa dạng có nghĩa là bạn có rất nhiều lựa chọn để
cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất.

 Quảng cáo biểu ngữ xuất hiện ở trên đầu hoặc dưới cùng màn hình ứng
dụng của bạn và có thể nhắc người dùng cài đặt ứng dụng, truy cập trang
web, nhận hướng dẫn, xem sản phẩm hoặc gọi đến một số điện thoại. Quảng
cáo tương tác trong ứng dụng mở rộng ra toàn màn hình khi biểu ngữ được
nhấn vào. Biểu ngữ thông minh của AdMob tự động thay đổi kích thước để
phù hợp với các kích thước màn hình khác nhau khi người dùng xoay thiết
bị.
 Quảng cáo chuyển tiếp của AdMob là quảng cáo toàn màn hình xuất hiện
trong ứng dụng của bạn tại thời điểm ngắt đoạn hoặc chuyển tiếp tự nhiên.
Trường hợp sử dụng phổ biến là sau khi hoàn thành mỗi cấp độ trong trò
chơi. Các nhà quảng cáo của AdMob sử dụng quảng cáo chuyển tiếp để tạo
trải nghiệm thương hiệu hấp dẫn hoặc hướng dẫn hành động, như tăng lượt
tải xuống ứng dụng.

36
 Quảng cáo video của AdMob mang lại trải nghiệm thương hiệu phong phú
cho ứng dụng của bạn và bản chất linh hoạt của định dạng cho phép người
dùng bỏ qua video sau 5 giây.

 Lọc ra những quảng cáo bạn không muốn

Duy trì quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các loại quảng cáo bạn hiển thị bằng
cách sử dụng bộ lọc cho quảng cáo và danh mục cụ thể và quyết định thời gian và
địa điểm quảng cáo được hiển thị trong ứng dụng của bạn.
Ví dụ: bạn có thể chặn quảng cáo từ các danh mục chung như Trang phục,
Internet, Bất động sản và Xe cộ. Hoặc bạn có thể sử dụng Trung tâm xem xét quảng
cáo để xem xét các quảng cáo riêng lẻ trước và sau khi chúng được hiển thị trong
ứng dụng của bạn.

 Tiếp cận tất cả các nhà quảng cáo đang sử dụng nền tảng mua của Google

Khi bạn kiếm tiền với AdMob, bạn có thể tiếp cận ngay tức thì tất cả nguồn nhu
cầu của Google. Nguồn này bao gồm một triệu nhà quảng cáo của Google cũng như
những người mua đặt giá thầu thời gian thực (RTB) thông qua DoubleClick Ad
Exchange.

 Thu được CPM cao hơn

Khi các nhà quảng cáo cạnh tranh, bạn là người thắng. Khi có nhiều nhà quảng
cáo hơn cạnh tranh để hiển thị quảng cáo của họ trong ứng dụng của bạn, họ trả
CPM cao hơn để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh. Điều này có nghĩa là bạn kiếm
được nhiều doanh thu hơn. Nhờ nhu cầu mạnh mẽ của nhà quảng cáo của Google,
CPM của AdMod đã tăng 200% kể từ đầu năm 2013.

 Tỷ lệ lấp đầy đứng đầu toàn cầu

Với nhu cầu gia tăng từ các nhà quảng cáo, bạn nhận được tỷ lệ lấp đầy đứng
đầu ngành trên toàn cầu. Điều này có nghĩa là AdMob có thể phân phối quảng cáo

37
tốt hơn bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu người dùng đang tương tác với ứng dụng
của bạn.

3.3.2. Quảng cáo gốc


Quảng cáo gốc nâng cao của AdMob cho phép bạn tạo và triển khai quảng cáo
có mức độ tùy chỉnh cao, phù hợp với ứng dụng của bạn. AdMob sẽ gửi trực tiếp
cho bạn các thành phần quảng cáo và bạn kết xuất chúng trong mã ứng dụng gốc
của mình, điều này cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời với những quảng cáo
trông và cảm nhận như một phần tự nhiên của ứng dụng

3.3.3. Quảng cáo video có tặng thưởng


AdMob cung cấp giải pháp hoàn chỉnh cho video có tặng thưởng: định dạng
quảng cáo trực quan ở chế độ dọc và ngang, tối ưu hóa doanh thu thông qua dàn xếp
có tặng thưởng và phân tích hiệu suất mạnh mẽ bằng cách kết nối với Firebase.

Giải pháp có tặng thưởng của AdMob cho phép người dùng của bạn lựa chọn
tương tác với quảng cáo video nhằm đổi lấy phần thưởng trong ứng dụng hoặc chọn
không nhận quảng cáo bất cứ lúc nào. Tiếp cận nhu cầu có tặng thưởng từ Google
và các mạng quảng cáo khác để tối đa hóa doanh thu của bạn. Triển khai được hỗ
trợ trên Android, iOS và Unity.

3.3.4. Dàn xếp


 Kiếm được nhiều tiền hơn với dàn xếp AdMob

Khi kiếm tiền từ ứng dụng, bạn có tùy chọn để hiển thị quảng cáo từ nhiều
mạng quảng cáo để giúp tối đa hóa tỷ lệ lấp đầy và tăng thu nhập. Dàn xếp AdMob
cung cấp một nơi duy nhất để bạn dễ dàng quản lý nhiều mạng quảng cáo khác
nhau. AdMob cũng hỗ trợ dàn xếp không SDK, giúp bạn thêm các mạng quảng cáo
mới dễ dàng hơn mà không cần phải tích hợp SDK và bộ thích ứng bổ sung. Bạn có
thể dàn xếp rất nhiều các loại quảng cáo khác nhau, bao gồm quảng cáo có tặng
thưởng, quảng cáo video, quảng cáo xen kẽ và quảng cáo biểu ngữ.

38
 Hiển thị quảng cáo trả tiền cao nhất

Khi bạn bật tối ưu hóa mạng quảng cáo, AdMob sẽ kiểm tra động mạng
quảng cáo nào đang trả tiền nhiều nhất và yêu cầu quảng cáo từ mạng quảng cáo đó
được phân phát trong ứng dụng của bạn. AdMob thực hiện điều này bằng cách so
sánh hiệu suất lịch sử CPM của mạng quảng cáo với giá thầu thời gian thực của
AdMob, AdWords và DoubleClick Ad Exchange. Tối ưu hóa mạng quảng cáo hỗ
trợ AdColony, AMoAd, Domob, Flurry, InMobi, JumpTap, MdotM, Millennial,
MobFox, Vserv.mobi, với các mạng quảng cáo khác liên tục được thêm vào.

 Bắt đầu dàn xếp không SDK, tiết kiệm thời gian

Khi bạn sử dụng dàn xếp không SDK, bạn có thể thêm các mạng mới phía
máy chủ mà không cần cập nhật ứng dụng của mình. Điều này rất hữu ích nếu bạn
đang lo ngại về kích thước SDK hoặc đơn giản là không muốn đối phó với rắc rối
khi thêm và cập nhật SDK của mạng quảng cáo mới. Với dàn xếp không SDK, bạn
có thể thuận tiện thêm các mạng quảng cáo mới vào thứ tự dàn xếp của mình.

 Giữ chân người dùng với quảng cáo video có tặng thưởng

Khi bạn sử dụng dàn xếp có tặng thưởng của AdMob, bạn có thể dễ dàng kiếm
tiền từ ứng dụng của mình với các quảng cáo video có tặng thưởng từ một số mạng
quảng cáo. AdMob đã tạo điều kiện để bạn có thể dễ dàng thử nghiệm với quảng
cáo có tặng thưởng. AdMob lưu trữ những thứ như cài đặt tặng thưởng và cài đặt
thác nước phía máy chủ, do đó bạn có thể thử nghiệm với cấu hình mới mà không
cần phải thay đổi mã của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các cài đặt của bên thứ
ba hiện có hoặc nhập giá trị của riêng bạn khi đặt đơn vị tặng thưởng và số tiền của
bạn.

3.4. Cách để chọn định dạng quảng cáo trên di dông


Không có quy tắc nào khi bạn chọn định dạng quảng cáo phù hợp cho chiến
dịch trên điện thoại di động của mình. Để tìm định dạng quảng cáo phù hợp nhất

39
với bạn, bạn sẽ phải thử nghiệm. Với vô số các định dạng quảng cáo và các thành
phần đa phương tiện, có rất nhiều sự sáng tạo.
Tuy nhiên, bạn phải bắt đầu ở đâu đó. Vì vậy, có lẽ những câu hỏi dưới đây sẽ
giúp bạn xác định một định dạng quảng cáo thích hợp cho chiến dịch tiếp thị trên
thiết bị di động của bạn:
 Mục tiêu của chiến dịch và mục tiêu kiếm tiền của bạn là gì?
 Đối tượng hướng đến của bạn là ai?
 Bạn đang tìm kiếm trải nghiệm người dùng thuân (UX)? Hoặc để cân bằng
UX với doanh thu?
 Bạn có muốn quảng cáo ít xâm phạm ứng dụng hơn?
 Bạn đang tìm kiếm để chạy chiến dịch hiệu suất hoặc quảng bá thương hiệu?
 Bạn đang nhắm mục tiêu quảng cáo và nền tảng nào?
 Tạo quảng cáo di động đầu tiên của bạn miễn phí.
 Thử Quảng cáo Ad ngay bây giờ.

3.5. Kết luận


Chúng ta bắt buộc phải chứng kiến sự sáng tạo và đổi mới trong quảng cáo di
động. Sẽ có các định dạng mới đang nổi lên khi ngành công nghiệp tiến hóa. Hiện
tại, quảng cáo video và quảng cáo chuyển tiếp cho điện thoại di động trông đầy hứa
hẹn. Tuy nhiên, vì tất cả chúng ta đều cố gắng tiếp cận các đối tượng khác nhau,
điều quan trọng là phải suy nghĩ về những gì làm việc tốt nhất với trải nghiệm của
người dùng. Bắt đầu từ đó và thử nghiệm với các định dạng quảng cáo trên điện
thoại di động khác nhau. Liên tục thu thập dữ liệu và phân tích kết quả của bạn. Sau
đó, hãy hãy quyết định với các hỗn hợp định dạng, vị trí và tần suất quảng cáo hiệu
quả cho chiến dịch trên điện thoại di động của bạn.
Về cơ bản, điều quan trọng hơn là làm việc với một đối tác phù hợp có thể giúp
bạn tối ưu hóa nội dung quảng cáo phù hợp với người tiêu dùng mục tiêu của bạn.
Điều này sẽ giúp bạn nhận được tỷ lệ phản hồi tốt hơn từ người dùng của bạn.

40
Đối với thương hiệu, cách tốt nhất là cung cấp trải nghiệm tốt với quảng cáo,
thông qua các tương tác, cung cấp thông tin hữu ích, giải trí hoặc tạo ra cảm giác
tích cực. Điều này sẽ thu hút người dùng và tạo ra tác động mạnh mẽ đến việc thu
hồi thương hiệu, làm tăng mối quan hệ với thương hiệu.

41
Chương 4

Ứng dụng My Chords

Trong chương này sẽ giới thiệu về ứng dụng My Chords, khảo sát và so sánh với
các sản phẩm trên thị trường. Cùng với đó chương 4 còn nêu về cách thiết kế, use-
case, yêu cầu của ứng dụng. Và cuối cùng là giao diện các chức năng hoàn chỉnh
của ứng dụng cùng với việc bố trí của quảng cáo Google AdMob trong ứng dụng.

4.1. Giới thiệu ứng dụng My Chords

4.1.1. Tổng quan


Ngày nay việc sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh là hết sức đơn
giản với đại đa số người dân. Và cùng với việc thu nhập của người dân ngày càng
cao thì việc mua sắm cho mình một nhạc cụ để giải trí thì không còn khó khăn như
những năm trước đây.

Tân dụng được những thế mạnh đó thì trong luận văn này tôi sẽ tạo ra một ứng
dụng hợp âm “My Chords ” trên nền tảng IOS dành cho cộng đồng chơi guitar nói
riêng và những người chơi nhạc cụ nói chung dựa trên những nhu cầu về việc học
chơi một bài hát đó ra sao.

Đây sẽ là một ứng dụng miễn phí cho người dùng nên sẽ được tích hợp quảng
cáo để nhằm đưa lại lợi nhuận cho người quản lý ứng dụng cùng các bộ phận liên
quan và sau này sẽ được phát triển thêm bản trả phí để loại bỏ hoàn toàn quảng cáo.

4.1.2. Các chức năng chính

 Xem lời bài hát kèm


 Tăng giảm hợp âm
 Tìm kiếm bài hát
 Danh sách yêu thích
 Chỉnh âm (tuner)

42
4.1.3. Điểm khác biệt
Có tích hợp tính năng chỉnh âm (tuner) so với các ứng dụng khác trên thị trường
chỉ là một ứng dụng độc lập.

Thu hút người dùng bởi sự đơn giản, thân thiện cả về giao diện lẫn chức năng
của ứng dụng

4.1.4. Cơ hội, rủi ro


Rủi ro:

- Số lượng người dùng ít biết đến


- Chi phí vận hành, bảo trì, nâng cấp

Cơ hội:

- Khả năng cạnh tranh cao khi khi hoàn thành được các tiêu chí đề ra
- Kiếm được nguồn thu nhập ổn dịnh

4.2. Đánh giá với các sản phẩm khác tương tự và khảo sát

4.2.1. Đánh giá sơ bộ các sản phẩm tương tự


 Hợp âm chuẩn

Là một ứng dụng cung cấp lời bài hát cùng hợp âm có số lượng truy cập hàng
đầu ở Việt Nam. Có hỗ trợ cả phiên bản mobile và web. Với một hệ thống cơ sỡ dữ
liệu về bài hát phong phú, được cập nhật liên tục và cũng nhờ vào giao diên thân
thiên nên được nhiều người dùng sử dung. Nhưng đây là một ứng dụng miễn phí vì
thế vì mục đích doanh thu dạo gần dây ứng dụng được đặt quá nhiều quảng cáo gây
khó chịu cho người dùng.

 Hợp âm guitar

Là một ứng dụng cung cấp lời bài hát cùng hợp âm miễn phí và không tích hợp
quảng cáo. Ứng dụng có giao diện chưa được thân thiên với người dùng và cơ sỡ dữ
liệu về bài hát chưa được phong phú

43
 Hợp âm việt

Là một ứng dụng cung cấp lời bài hát cùng hợp âm miễn phí có tích hợp quảng
cáo banner. Ứng dụng có giao diện nền tối nhưng việc bố trí các chức năng và icon
chưa được thân thiện

4.2.2. Bảng so sánh giữa các ứng dụng hiện có và ứng dụng My Chords
 Hướng tiếp cận và nền tảng

My Chords Hợp âm chuẩn Hợp âm guitar Hợp âm việt


Hướng tiếp Âm nhạc Âm nhạc Âm nhạc Âm nhạc
cận
Đối tượng Mọi người Mọi người chơi Mọi người chơi Mọi người
chơi nhạc cụ nhạc cụ nhạc cụ chơi nhạc cụ
Quảng cáo Có Có Có Không
Nền tảng IOS Web, IOS, IOS, Android IOS
Android

Bảng 4-1 Bảng so sánh hướng tiếp cận và nền tảng các ứng dụng

44
 Về chức năng

My Chords Hợp âm chuẩn Hợp âm guitar Hợp âm việt


Tìm kiếm Có Có Không Không
đa dạng
(đầy đủ,
viết tắt)
Điều chỉnh Có Có Có Không
hợp âm
Danh sách Có Có Không Không
yêu thích
Chỉnh âm Có Không Không Không
Lịch sử tìm Có Có Không Không
kiếm
Thêm bài Không Có Không Không
hát
Xem hợp Có Có Có Có
âm

Bảng 4-2 Bảng so sánh chức năng các ứng dụng

4.2.3. Khảo sát về việc đặt quảng cáo


a) Cách thống kê kết quả

Phiếu khảo sát ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy Lý thuyết và Thực hành
của giảng viên bao gồm 24 câu hỏi đóng thuộc 6 nội dung: (1) Tính hữu dụng, (2)
Tính dễ dàng sử dụng, (3) Niềm tin, (4) Chuẩn chủ quan , (5) Tính rủi ro , (6) Sự
chấp nhận quảng cáo (đánh giá dạng 5 mức từ Hoàn toàn không đồng ý => Hoàn
toàn đồng ý) viết ý kiến của riêng mình.

Mỗi câu hỏi có 5 mức đánh giá, được ký hiệu là các số tương ứng từ 1 đến 5:
Hoàn toàn không đồng ý: 1, Không đồng ý: 2, Phân vân: 3, Đồng ý: 4 và Hoàn toàn
đồng ý: 5.

45
Tại mỗi câu hỏi sẽ thống kê số lượng phiếu trả lời theo các mức. Từ đó, tính ra
tỷ lệ số phiếu trả lời theo các mức. Và cuối cùng là tính TB (có tỷ trọng) của mỗi
câu hỏi theo công thức:

TB (có tỷ trọng) = [(% mức 1)×1 + (% mức 2)×2 + (% mức 3)×3 + (% mức
4)×4 +
(% mức 5)×5)] / 5

b) Danh sách các câu hỏi

ST Các câu hỏi


T
Tính hữu dụng
1 Tôi cho rằng việc giúp tiết kiệm thời gian là một yếu tố rất quan trọng của
quảng cáo trên di động
2 Tôi cho rằng việc cung cấp những thông tin bổ ích là yếu tố rất quan trọng
của quảng cáo trên di động
3 Tôi cho rằng việc cung cấp những thông tin bổ ích là yếu tố rất quan trọng
của quảng cáo trên di động
4 Tôi cho rằng tác dụng kết nối giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất là một
yếu tố quan trong của quảng cáo trên di động
Tính dễ dàng sử dụng
5 Tôi muốn những quảng cáo xuất hiện ở chức năng chính của ứng dụng
6 Tôi muốn những quảng cáo xuất hiện ở chức năng phụ của ứng dụng
7 Tôi sẽ chú ý đến những quảng cáo có nội dụng ngắn gọn
8 Tôi sẽ chú ý đến những quảng cáo có chỉ dẫn cụ thể
9 Tôi sẽ bỏ qua những quảng cáo sử dụng những từ ngữ khó hiểu
10 Tôi sẽ chú đến những quảng cáo có nội dung hấp dẫn
Niềm tin
11 Tôi tin rằng nhà cung cấp dịch vụ điện thoại của tôi chỉsử dụng thông tin cá
nhân của tôi vào những mục đích chính đáng
12 Tôi tin rằng nhà tiếp thị chỉ sử dụng thông tin cá nhân của tôi vào những mục
đích chính đáng

46
ST Các câu hỏi
T
13 Tôi tin rằng người dùng được bảo vệ dưới pháp luật đối với những thông tin
cá nhân mang tính riêng tư
14 Tôi tin rằng những thông tin quảng cáo rất có ích cho tôi
Chuẩn chủ quan
15 Tôi tin vào những quảng cáo mà bạn bè tôi hay xem
16 Tôi sẽ xem một quảng cáo nhất định khi những người tôi quen khuyên tôi
làm như vậy
17 Tôi sẽ thờ ơ với những tin nhắn quảng cáo mà tôi và người thân tôi đều
không biết nguồn gốc
Rủi ro
18 Tôi cho rằng quảng cáo không đem lại thông tin chính xác
19 Tôi không rõ nguồn gốc xuất xứ của các quảng cáo
20 Tôi cho rằng số lượng quảng cáo quá nhiều làm hỏng thiết bị của tôi
21 Tôi cho rằng quảng cáo trên di động là những quảng cáo rác trong ứng dụng
của tôi
Sự chấp nhận quảng cáo
22 Tôi cho rằng quảng cáo trên di động là hữu ích
23 Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè sử dụng ứng dụng có quảng cáo
24 Tôi sẽ giới thiệu cho người thân sử dụng ứng dụng có quảng cáo

Bảng 4-3 Bảng các câu hỏi khảo sát

c) Kết quả khảo sát

Mức đánh giá Số phiếu phản hồi của mỗi


câu hỏi
1 2 3 4 5
Câu 1 4 4 7 10 8 33
Câu 2 2 2 9 11 9 33

47
Câu 3 2 5 7 10 9 33
Câu 4 2 6 7 10 8 33
Câu 5 13 6 9 4 1 33
Câu 6 2 5 13 9 4 33
Câu 7 4 3 6 12 8 33
Câu 8 2 4 11 13 3 33
Câu 9 3 1 2 13 14 33
Câu 10 1 4 3 8 17 33
Câu 11 7 4 13 5 4 33
Câu 12 6 8 11 6 2 33
Câu 13 3 8 10 9 3 33
Câu 14 5 5 19 1 3 33
Câu 15 4 12 10 5 2 33
Câu 16 2 7 10 11 3 33
Câu 17 2 4 7 9 11 33
Câu 18 1 8 10 9 5 33
Câu 19 0 3 12 10 8 33
Câu 20 3 5 13 6 6 33
Câu 21 1 3 12 13 4 33
Câu 22 2 10 13 5 3 33
Câu 23 7 8 13 3 2 33
Câu 24 7 9 13 2 2 33
Số phiếu 85 134 240 194 139 792
phản hồi cho
mỗi mức của
tiêu chí

Bảng 4-4 Thống kê số lượng phiếu trả lời

d) Kết luận

 Tính hữu dụng

48
Người dủng rất đồng ý với việc các quảng cáo được hiển thị phải là những
quảng cáo có ích và tốt nhất là có sự tương tác với họ

 Tính dễ dàng sử dụng

Người dùng muốn những quảng cáo xuất hiện ở những chức năng phụ của ứng
dụng hơn là chức năng chính, quảng cáo phải nhắn gọn, rõ ràng, nội dung dễ hiểu
và phải hấp dẫn đối với người dùng

 Niềm tin

Về mặt niền tin có vẻ người dùng còn khá mơ hồ về vấn đề này, họ không biết
những hành động,tương tác, những thông tin cá nhân của mình được các nhà quảng
cáo sử dụng như thế nào và sẽ như thế nào nếu những thứ đó được lộ công khai ra
bên ngoài

 Chuẩn chủ quan

Người dùng chỉ xem những quảng cáo mà họ cho rằng họ biết về nó và bỏ qua
những quảng cáo có nội dung được xem là xa lạ với họ.

 Tính rủi ro

Người dùng e ngại việc đạt quá nhiều quảng cáo trên ứng dụng sẽ làm hỏng
thiết bị của họ và tỏ ra không thích vì đa số các ứng dụng chỉ hiển thị quảng cáo rác
mà không giúp ích gì cho họ.

 Sự chấp nhận quảng cáo

49
Và cuối cùng người dùng vẫn muốn ứng dụng của họ có ít quảng cáo . Và họ sẽ
không quan tâm tới những quảng cáo trong ứng dụng nếu nó được đặt một cách hợp
lí.

4.3. Yêu cầu của ứng dụng My Chords

4.3.1. Yêu cầu chức năng


a) Yêu cầu chức năng xem hợp âm

- Hiển thị bài hát dưới dạng lời và hợp âm xen kẽ nhau.
- Tăng giảm hợp âm cho phù hợp với yêu cầu của người dùng, đồng thời có thể
quay về hợp âm gốc

b) Yêu cầu chức năng tìm kiếm

- Tìm kiếm theo tên đầy đủ.


- Tìm kiếm theo tên viết tắt.
- Tìm kiếm cả có dấu lẫn không dấu.
- Khi mà không còn tìm kiếm thì sẽ hiển thị danh sách các bài hát tìm kiếm gần
đây nhất.

c) Yêu cầu chức năng playlist

- Có thể thêm, xóa, sửa playlist.


- Thêm playlist từ màn hình chính.
- Thêm playlist từ trang tìm kiếm.
- Xóa các bài hát trùng trong playlist.
- Thêm bài hát vào playlist bằng cách chọn bài hát rồi thêm vào playlist có sẵn
hoặc tạo mới playlist.

d) Yêu cầu chức năng tuner

- Hiển thị dưới dạng đồng hồ đo.


- Nốt hiển thị có kèm theo cao độ của nốt.
- Hiển thị xác nhận nốt có đúng cao độ của nó.

50
- Hiển thị tần số của âm thu vào.
- Lọc những âm dưới ngưỡng thu nhận.

e) Yêu cầu phi chức năng

Tính tiện dụng

- Các thiết kế đơn giản, phổ biến. Người dùng thường có thể sử dụng được mà
không cần phải hiểu rõ các thao tác đặc biệt nào đó của thiết bị.
- Giao diện đẹp, thân thiện với người dùng, các icon cần bố trí hợp lí để tránh các
thao tác nhầm lẫn.

Hiệu suất

- Thời gian xử lí và phản hồi đến các tương tác của người dùng không quá một
giây

Tương thích

- Ứng dụng thích nghi một cách hiệu quả đối với sự đa dạng và sự phát triển của
các nên tảng phần cứng, phần mềm, môi trường sử dụng.

Khả dụng

- Phù hợp với yêu cầu.


- Có thể cài đặt đơn giản.

4.3.2. Yêu cầu về quảng cáo


a) Yêu cầu áp dụng hình thức quảng cáo banner

- Hiển thị banner phía màn hình dưới trang chủ.


- Hiển thị banner khi bàn phím trong trang tìm kiếm được bật lên.

b) Yêu cầu áp dụng hình thức quảng cáo chuyển tiếp

- Hiển thị quảng cáo chuyển tiếp khi nhấn vào danh sách bài hát trong trang chủ.
- Giới hạn số lần bật quảng cáo chuyển tiếp.

c) Yêu cầu áp dụng hình thức quảng cáo nội dung

51
- Hiển thị quảng cáo nội dung trong danh sách các bài hát ở trang chủ và được
đặt một cách ngẫu nhiên.
- Hiển thị quảng cáo nội dung trong các banner playlist trượt ở màn hình trang
chủ.

4.4. Use Case

4.4.1. Sơ dồ Use-case tổng quát

Hình 4-15 Sơ đồ use-case ứng dụng My Chords

52
4.4.2. Đặc tả user Case
4.4.2.1. Chức năng xem hợp âm bài hát
 Xem hợp âm bài hát

Use case : Xem hợp âm bài hát


Mô tả Ứng dụng cho phép người dùng xem lời bài hát có kèm hợp
âm
Tác nhân Người dùng
Điều kiện trước Không có
Luồng sự kiện 1. Người dùng chọn bài hát trên trong danh sách bài hát ở
chính trang chủ
2. Ứng dụng hiển thị lời và hợp âm của bài hát
Luồng sự kiện phụ Người dùng ấn nút “back”, ứng dụng đưa người dùng trở về
màng hình trước đó
Điều kiện sau Không có

Bảng 4-5 Bảng use-case chức năng xem hợp âm bài hát

 Tăng giảm hợp âm

Use case : Tăng giảm hợp âm


Mô tả Ứng dụng cho phép người dùng tăng giảm hợp âm bài hát
khi đang xem lời bài hát
Tác nhân Người dùng
Điều kiện trước Không có
Luồng sự kiện 1. Người dùng chọn bài hát trên trong danh sách bài hát ở
chính trang chủ
2. Ứng dụng hiển thị lời và hợp âm của bài hát
3. Chọn nút cài đặt trên thanh header
4. Chọn nút tăng, giảm, quay về tone gốc để điều chỉnh hợp
âm
5. Hợp âm thay đổi theo chỉnh sửa của người dùng

53
Luồng sự kiện phụ 1. Người dùng ấn nút “back”, ứng dụng đưa người dùng trở
về màng hình trước đó
2. Người dùng ấn nút cài đặt để tắt bảng cài đặt hợp âm
Điều kiện sau Không có

Bảng 4-6 Bảng use-case chức năng tăng giảm hợp âm bài hát

4.4.2.2. Chức năng tìm kiếm


 Tìm kiếm theo tên bài hát đầy đủ

Use case : Tìm kiếm theo tên bài hát đầy đủ


Mô tả Ứng dụng cho phép người dùng tìm kiếm bài hát theo tên
đầy đủ
Tác nhân Người dùng
Điều kiện trước Không có
Luồng sự kiện 1. Người dùng chọn nút tìm kiếm trên tabbar
chính 2. Nhập tên đầy đủ của bài hát cần tìm
3. Hiển thị kết quả bài hát tìm được
Luồng sự kiện phụ Hiển thị danh sách các bài hát tìm kiếm trước đó khi khung
tìm kiếm trống
Điều kiện sau Không có

Bảng 4-7 Bảng use-case chức năng tìm kiếm bài hát theo tên đầy đủ

 Tìm kiếm theo tên bài hát viết tắt

Use case : Tìm kiếm theo tên bài hát viết tắt
Mô tả Ứng dụng cho phép người dùng tìm kiếm bài hát theo tên
viết tắt
Tác nhân Người dùng
Điều kiện trước Không có
Luồng sự kiện 1. Người dùng chọn nút tìm kiếm trên tabbar
chính 2. Nhập tên viết tắt của bài hát cần tìm
3. Hiển thị kết quả bài hát tìm được
Luồng sự kiện phụ Hiển thị danh sách các bài hát tìm kiếm trước đó khi khung
tìm kiếm trống

54
Điều kiện sau Không có

Bảng 4-8 Bảng use-case chức năng tìm kiếm bài hát theo tên viết tắt

4.4.2.3. Chức năng playlist


 Xem danh sách yêu thích

Use case : Xem danh sách yêu thích


Mô tả Ứng dụng cho phép người dùng xem danh sách các playlist
của người dùng
Tác nhân Người dùng
Điều kiện trước Không có
Luồng sự kiện 1. Người dùng chọn danh sách yêu thích trên tabbar
chính 2. Hiển thị danh sách yêu thích của người dùng
Luồng sự kiện phụ Không có danh sách yêu thích thì hiển thị rỗng
Điều kiện sau Không có

Bảng 4-9 Bảng use-case chức năng xem danh sách yêu thích

 Thêm danh sách yêu thích

Use case : Thêm danh sách yêu thích


Mô tả Ứng dụng cho phép người dùng thêm danh sách yêu thích
của người dùng
Tác nhân Người dùng
Điều kiện trước Không có
Luồng sự kiện 1. Người dùng chọn danh sách yêu thích trên tabbar
chính 2. Chọn nút thêm (+) trên thanh header
3. Điền tên danh sách yêu thích và nhấn xác nhận
4. Playlist vừa tạo được thêm vào danh sách yêu thích
Luồng sự kiện phụ Bấm nút thoát để hủy việc thêm danh sách yêu thích
Điều kiện sau Không có

Bảng 4-10 Bảng use-case chức năng thêm danh sách yêu thích

 Sửa danh sách yêu thích

Use case : Sửa danh sách yêu thích

55
Mô tả Ứng dụng cho phép người dùng sửa danh sách yêu thích của
người dùng
Tác nhân Người dùng
Điều kiện trước Không có
Luồng sự kiện 1. Người dùng chọn danh sách yêu thích trên tabbar
chính 2. Chọn playlist cần sửa và ấn giữ 1 giây rồi nhả ra
3. Thay đổi tên playlist
4. Sự thay đổi đươc cập nhật trên danh sách yêu thích
Luồng sự kiện phụ Bấm nút thoát để hủy việc sửa danh sách yêu thích
Điều kiện sau Không có

Bảng 4-11 Bảng use-case chức năng sửa danh sách yêu thích

 Xóa danh sách yêu thích

Use case : Xóa danh sách yêu thích


Mô tả Ứng dụng cho phép người dùng xóa danh sách yêu thích của
người dùng
Tác nhân Người dùng
Điều kiện trước Không có
Luồng sự kiện 1. Người dùng chọn danh sách yêu thích trên tabbar
chính 2. Chọn playlist cần xóa và ấn giữ 1 giây rồi nhả ra
3. Chọn nút xóa
4. Sự thay đổi đươc cập nhật trên danh sách yêu thích
Luồng sự kiện phụ Bấm nút thoát để hủy việc xóa danh sách yêu thích
Điều kiện sau Không có

Bảng 4-12 Bảng use-case chức năng xóa danh sách yêu thích

4.4.2.4. Chức năng tuner


 Chỉnh âm

Use case : Chỉnh âm


Mô tả Ứng dụng cho phép người dùng xác dịnh được một mốt nhạc
là nốt gì
Tác nhân Người dùng
56
Điều kiện trước Cho phép ứng dụng sử dụng microphone
Luồng sự kiện 1. Người dùng chọn chỉnh âm trên tabbar
chính 2. Chọn nút đo
3. Tần số và nốt được hiển thị
Luồng sự kiện phụ Bấm nút dừng do để ngưng đo
Điều kiện sau Không có

Bảng 4-13 Bảng use-case chức năng chỉnh âm

4.5. Thiết kế

4.5.1. Cơ sở dữ liệu
4.5.1.1. Sơ đồ cơ sở dữ liệu tổng

Hình 4-16 Hình sơ đồ tổng quát cơ sở dữ liệu

57
4.5.1.2. Đặc tả các bảng dữ liệu
 Bảng SONG

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả


Id Int64 ID song
Title String Tên bài hát
Note String Ghi chú của bài hát
lyric String Lời bài hát
Is_active Bool Kiểm tra kích hoạt
Create_at Date Ngày tạo

Bảng 4-14 Bảng đặc tả bảng CSDL Song

 Bảng PLAYLIST

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả


Id Int64 ID playlist
Title String Tên phaylist
Avatar String Hình đại diện
Banner String Hình nền playlist
Is_system Bool Kiểm tra playlist của hệ thống
Is_active Bool Kiểm tra kích hoạt
Create_at Date Ngày tạo

Bảng 4-15 Bảng đặc tả bảng CSDL Playlist

 Bảng SONG_PLAYLIST

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả


songId Int64 ID song
playlistId Int64 ID playlist
Is_active Bool Kiểm tra kích hoạt
Create_at Date Ngày tạo

Bảng 4-16 Bảng đặc tả bảng CSDL Song-Playlist

58
 Bảng HISTORYSEARCH

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả


Id Int64 ID historysearch
songId Int64 ID song
Is_active Bool Kiểm tra kích hoạt
Create_at Date Ngày tạo

Bảng 4-17 Bảng đặc tả bảng CSDL HistorySearch

4.5.2. Kiến trúc ứng dụng


Ứng dụng My Chords là một sản phẩm phục vụ cho đề tài “Thực thi dịch vụ
quảng cáo cho ứng dụng di động” do đó kiến trúc ban đầu của ứng dụng khá đơn
giản. Hình 4-3 minh họa kiến trúc tổng quát bao gồm các thành:

 Google Admob: ứng dụng sẽ lấy các quảng cáo từ Google Admob xử lý và
hiển thị ở các vị trí được cài đặt trong ứng dụng.
 View: chịu trách nhiệm cho các layer hiển thị (GUI), ở môi trường iOS, tất
cả mọi thứ ở layer này bắt đầu với tiền tố “UI”.
 Controller: là chất keo kết dính hay là trung gian giữa Model và View, nói
chung là chịu trách nhiệm về thay đổi Model bằng cách đáp ứng lại thao tác
của người dùng trên View và cập nhật View với những thay đổi từ Model.
 Model: chịu trách nhiệm về dữ liệu hay một layer mà chịu trách nhiệm thao
tác với các dữ liệu.

59
Hình 4-17 Kiến trúc ứng dụng My Chords

4.5.3. Giao diện


4.5.3.1. Sơ đồ màng hình tổng quát

60
Hình 4-18 Sơ đồ giao diện ứng dụng My Chords

4.5.3.2. Hình ảnh giao diện thự tế


 Màn hình giao diện chính

61
Hình 4-19 Màn hình trang chủ ứng dụng My Chords

 Xem chi tiết hợp âm và tăng giảm hợp âm

Hình 4-20 Màn hình xem và tăng giảm hợp âm ứng dụng My Chords

 Tìm kiếm bài hát

62
Hình 4-21 Màn hình tìm kiếm ứng dụng My Chords

 Xem danh sách yêu thích và thêm xóa sửa playlist

Hình 4-22 Màn hình xem danh sách yêu thích ứng dụng My Chords

63
Hình 4-23 Màn hình quảng lý thêm, xóa, sửa playlist ứng dụng My Chords

 Chỉnh âm

Hình 4-24 Màn hình chỉnh âm ứng dụng My Chords

64
4.6. Một số vấn đề gặp phải và kỹ thuật áp dụng

4.6.1. Lời bài hát và hợp âm không gây khó chịu người dùng
 Vấn đề

Các dòng lời và hợp âm bài hát chỉ là những đoạn văn bản. Nếu hiển thị lên
thiết bị di động thì rất đơn điệu và gây nhàm chàn cho người dùng, có khi còn gây
khó chị bởi việc người dùng khó có thể nhìn đâu là hợp âm, đâu là lời bài hát. Vấn
đề đặt ra là làm sao cho người dùng có thể nhìn rõ được phần lời và phần hợp âm
một cách riêng biệt nhưng vẫn đặt chung môt chỗ

 Hướng giải quyết

Sau khi tìm hiểu thì tôi thấy UITextView là lớp cung cấp một control hỗ trợ
nhập và hiển thị khối lượng lớn văn bản trên nhiều dòng. Hỗ trợ thanh cuộn cho
phép người dùng cuộn nội dung văn bản. Từ iOS 6 trở lên, lớp này còn hỗ trợ thuộc
tính attributedText cho phép định dạng văn bản (font, màu sắc, canh lề,…). Qua đó
tôi chỉnh kích cỡ chữ, font, màu sắc cho hợp âm và lời với hai màu khác nhau để
cho người dùng khi nhìn vô có thể phân biệt được ngay.

4.6.2. Tăng giảm hợp âm


 Vấn đề

Đối với người chơi nhạc cụ cơ bản, hợp âm trưởng và hợp âm thứ là 2 loại hợp
âm dễ nhớ và dễ sử dụng nhất, cũng như dùng nhiều nhất trong các bài hát. Bên
cạnh đó, trong đệm hát nhạc nhẹ (Pop-ballad), có những hợp âm được dùng để tạo
thêm màu sắc cho các bài hát phổ biến mà chúng ta có thể áp dụng để tăng sự lôi
cuốn cho bản nhạc như: hợp âm sus4, hợp âm sus2, hợp âm major7, hợp âm 7. Vấn
đề gặp phải ở đây là tìm ra quy luật chung để thực hiện việc tăng giảm hợp âm đối
với cả hợp âm căng bản, hợp âm nâng cao đều sử dụng được và có thể nhận diện
được tất cả các hợp âm có thể có.

 Hướng giải quyết

65
Sau khi tìm hiểu thì tôi thấy về mặt ngữ nghĩa, hợp âm được ghép bởi tiền tố
(keys) và hậu tố (suffixs). Tôi sẽ tạo sẵn một bộ tất cả các tiền tố và hậu tố từ đó ta
ghép chúng lại thì sẽ ra được tất cả những hợp âm có thể có và tìm ra thuật toán để
tìm hợp âm khi tăng, giảm của hợp âm đó là gì

Ví dụ:

 Keys = [A,B,C] ;
 Suffixs = [b,#,7, ];
 Các hợp âm có thể có chordsArray = [ Ab , A# , A7, A , Bb , B# , B7, B , Cb ,
C# , C7, C ];
 Hàm findNewChord tìm hợp âm khi tăng hoặc giảm

// chord: tên hợp âm


// status: tăng hay giảm hơp âm …,-1,0,1,…
func findNewChord(chord: String, status: Int) -> String
{
var iOldChord = chordsArray.index(of: chord)
var iNewChord = (iOldChord + status*(suffixs.count))%
chordsArray.count

if status < 0 && iOldChord < (suffixs.count) {


iNewChord = chordsArray.count - (suffixs.count) + i
}
return chordsArray[iNewChord]
}

4.6.3. Chạy ứng dụng trên máy thật


 Vấn đề

Để cho việc tương tác với ứng dụng một cách trực quan giúp cho việc trải
nghiệm ứng dụng một các tốt nhát và ứng dụng có thể thu thập được âm thanh từ
bên ngoài trong khi đó máy ảo trong xcode chưa thể thu được. Vấn đề đặt ra là cài
đặt ứng dụng trên thiết bị thực tế

 Hướng giải quyết

Sau khi tìm hiểu thì tôi thấy với Xcode 7 trở lên, Apple đã cho phép cài ứng
dụng lên iPhone, iPad và Apple TV bằng cách sử dụng một tài khoản Apple ID

66
miễn phí. Nngười dùng muốn cài một ứng dụng mã nguồn mở lên thiết bị iOS cá
nhân của mình có thể thực hiện một cách khá dễ dàng thông qua các bước
 Bước 1: Tạo tài khoảng Apple ID và kích hoạt tài khoản developer miễn
phí.
 Bước 2: Bấm vào Xcode → Preferences → Accounts sau đó bấm vào dấu
‘+’ và chọn Add Apple ID.
 Bước 3: Đăng nhập bằng tài khoản Apple free developer ID bạn vừa tiến
hành kích hoạt ở trên.

4.7. Chức năng của ứng dụng

4.7.1. Xem trang chủ


Khi ứng dụng được chạy lên, màn hình loading sẽ hiển thị lên, sau đó chuyển
tới màn hình trang chủ của ứng dụng.

Hình 4-25 Màn hình chức năng xem trang chủ ứng dụng My Chords

67
Ở màn chình chính chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy được hai phần đó là phần
các banner là các playlist do hệ thống cung cấp và danh sách các bài hát bạn có thể
thích

4.7.2. Tìm kiếm bài hát


Khi bấm vào tab “Tìm kiếm” chúng ta sẽ được chuyển tới màn hình tìm kiếm
bài hát. Tại màn hình này khi mà chưa tìm kiếm bài hát thì một danh sách các bài
hát đã tìm kiếm cũ trước đó sẽ được hiển thị

Hình 4-26 Màn hình xem lịch sử tìm kiếm ứng dụng My Chords

Trên thanh header là nơi để nhập tên bài bài hát cần tìm, chúng ta có thể tìm
kiếm theo tên đầy đủ hoặc tên viết tắt của bài hát.

68
Hình 4-27 Màn hình chức năng tìm kiếm bài hát ứng dụng My Chords

4.7.3. Xem lời bài hát kèm hợp âm


Ở trang này lời bài hát và hợp âm sẽ được hiển thị trên cùng một dòng nhưng
hợp âm sẽ được tô màu xanh để giúp cho người dùng dễ dàng phân biệt được đâu là
hợp âm, đâu là lời bài hát

Hình 4-28 Màn hình chức năng xem hợp âm bài hát ứng dụng My Chords

69
Ngoài ra chúng ta còn có thể điều chỉnh hợp âm của bài hát cho phù hợp với
tone bài hát mà chúng ta chơi bằng cách bấm vào nút cài đặt trên thanh header

Hình 4-29 Màn hình chức năng tăng giảm hợp âm ứng dụng My Chords

4.7.4. Quản lý danh sách yêu thích


Chọn tab “Yêu thích” để vào trang danh sách yêu thích. Tại danh sách các bài
hát yêu thích sẽ hiển thị dưới dạng CollectionView.

70
Hình 4-30 Màn hình chức năng xem danh sách yêu thích ứng dụng My Chords

Để xem danh sách các bài hát trong playlist chúng ta chọn vào playlist muốn
xem. Tại đây bạn có thể xóa một bài hát nào đó bằng cách kéo cell trong
TableView và chọn nút xóa để xóa bài hát

Hình 4-31 Màn hình chức năng xem chi tiết playlist ứng dụng My Chords

71
Để thêm playlist, chúng ta chọn nút thêm (+) trên thanh header sau đó chọn tên
cho playlist và bấm nút tao playlist.

Hình 4-32 Màn hình chức năng thêm playlist ứng dụng My Chords

Để chỉnh sửa hoặc xóa playlist, chúng ta nhấn giữ playlist khoảng 1 giây và nhả
ra để hiển thị bảng các tác vụ

Hình 4-33 Màn hình chức năng xóa, sửa playlist ứng dụng My Chords

72
Để thêm bài hát vào playlist chúng ta có thể thêm bằng các chọn bài hát từ danh
sách bài hát ở trang chủ, trang tìm kiếm hoặc từ trong trang xem hợp âm cửa bài hát

Hình 4-34 Các cách thêm bài hát vào playlist trên ứng dụng My Chords

4.7.5. Chỉnh âm
Để sử dụng được chức năng này người dùng chọn vào tab “Chỉnh âm” và bấm
vào nút đo để tiến hành đo âm thanh thu từ bên ngoài vào. Hệ thống sẽ tự động phân
tích cường độ âm thanh đó thuộc khoảng của tone nào mà thông báo cho người
dùng. Sau khi quá trình đo kết thúc thì bấm vào nút dừng đo để tất chức năng này đi

73
Hình 4-35 Màn hình chức năng chỉnh âm ứng dụng My Chords

Để biết được âm đó đã chuẩn hay chưa thì chúng ta có thể đựa vào cây kim số
và đèn báo hiệu. Nếu kim số chỉ số 0 hoặc đèn báo hiểu chuyển sang xanh thì âm đó
đã đạt chuẩn

4.8. Thực thi quảng cáo thực tế trên ứng dụng

4.8.1. Các loại quảng cáo đã áp dụng


 Quảng cáo banner
Trong ứng dụng vị trí banner sẽ được đặt ở 2 chổ đó là phía dưới trang chủ và
hiện ra khi bàn phím ở trang tìm kiếm được bật lên

74
Hình 4-36 Dạng quảng cáo banner ứng dụng My Chords

Lợi ích của việc đặt quảng cáo tại 2 vị trí này là đây đều là những chức năng
phụ của ứng dụng. Việc đặt quảng có tại đây sẽ tránh hoặc hạn chế thấp nhất ảnh
hưởng đến trải nghiệm của người dùng

 Quảng cáo chuyển tiếp

Quảng cáo chuyển tiếp sẽ được bật khi ta chọn một bài hát trong danh sách bài
hát được cung cấp ở trang chủ.

75
Hình 4-37 Dạng quảng cáo chuyển tiếp ứng dụng My Chords

Với việc áp dụng hạn chế tần suất xuất hiện thì sẽ ít ảnh hưởng đến trải nghiệm
của người dùng và người dùng có thể bỏ qua được vấn đề này

 Quảng cáo native

Quảng cáo native được đặt trong banner các playlist của hệ thống trong trang
chủ và cùng với đó quảng cáo còn được lòng trong một cell ngẫu nhiên trong danh
sách các bài hát cũng ở trang chủ

76
Hình 4-38 Dạng quảng cáo native ứng dụng My Chords

Đây có thể sẽ được coi là dạng quảng cáo thành xu thế trong tương lai, người
dùng sẽ khó nhận biết đâu là quảng cáo, đâu là nội dung của ứng dụng nếu chỉ lướt
sơ qua nó.

77
Chương 5

Kết luận và hướng phát triển.

Trong chương này, tôi sẽ trình bài về kết quả đạt được của khóa luận và hướng
phát triển trong tương lai của ứng dụng cũng như việc tích hợp thuật toán vào ứng
dụng. Chương này còn chỉ ra một số hạn chế của hệ thống và thuật toán tích hợp

5.1. Kết quả khóa luận

5.1.1. Kết quả thu được từ đề tài khóa luận


Qua đề tài này, tôi đã tìm hiểu Programmatic Advertising và nắm vững được
các phương pháp xây dựng và phát triển ứng dụng trên nền tảng IOS, đồng thời tích
hợp được quảng cáo trên ứng dụng. Bên cạnh đó, tôi còn nêu ra một số cách để tối
ưu hóa việc áp dụng quảng cáo trên ứng dụng di động. Đóng góp chính của tôi trong
luận văn này là:

 Trong khóa luận này tôi đã trình bài về lý thuyết Programmatic Advertising
cho di động. Dựa vào các hoạt động của nó để xem các hệ thống lớn trên thế
giớ đang áp dụng được những phần nào trên lý thuyết đó.
 Bên cạnh đó tôi còn trình bài về ông lớn Google Admob đã ứng dụng
Programmatic Advertising cho di động như thế nào, hỗ trợ được những gì,
cách kiếm tiền ra sao và cài đặt vào trong ứng dụng.
 Hơn thế nữa, tôi đã xây dụng ứng dụng My Chords hỗ trợ cho những người
chơi nhạc cụ cách chơi bài hát đó như thế nào và xem một nốt nhạc được
phát ra là nốt gì. Tôi cũng ứng dụng quảng cáo thông qua Google Admob
vào ứng dụng này, một ứng dụng khá đặc thù nhưng vẫn ứng dụng được
quảng cáo một cách dễ dàng từ đó cho thấy mọi ứng dụng đều có thể tích
hợp quảng cáo chứ không riêng gì những ứng dụng về mặt tin tức, trò chơi,..
 Qua quá trình làm đề tài thì tôi cũng đã đúc kết được môt số biện pháp, lời
khuyên cho việc tối ưu hóa việc đặt quảng cáo trên ứng dụng

78
5.1.2. Một số hạn chế của khóa luận
Vì đây là một ứng dụng nhằm thực hiện cho đề tài nên nội dung của ứng dụng
còn khá hạn chế và nó sẽ được phát triển sau này.

Google AdMob đang trong quá trình phát triển lại nên một số thành phần và các
dạng quảng cáo được xóa đi hoặc chỉ được dùng thử nên chưa thể nêu rõ được các
báo cáo về mặt doanh thu của ứng dụng khi cài đặt nền tản này.

Việc xử lý phần văn bản trong lời bài hát vẫn còn diễn ra khá chậm do chứa khá
nhiều vòng lập.

Thuật toán xử lý đối với dữ liệu lớn vẫn chưa được áp dụng.

5.2. Hướng phát triển

5.2.1. Hướng phát triển ứng dụng


Trong tương lai ứng dụng sẽ được bổ sung CSDL bài hát một cách đầy đủ hơn
và cập nhật thường xuyên.

Dữ liệu của ứng dụng sẽ được lưu trữ lên cloud và người dùng có thể đóng góp
CSDL bài hát thay vì chỉ có người quản lý.

Ứng dụng cũng sẽ cân nhắc tới việc cho người dùng tạo tài khoảng để đóng góp
bài hát, giao lưu với nhau,…

Giai đoạn sau sẽ chú trọng vào việc trải nghiệm của người dùng hơn, thu thập
các đóng góp của người dùng ở phiên bản thứ nhất để phiên bản sau được hoàn
thiện hơn

Và cuối cùng ứng dụng sẽ được nhiều lần đưa ra thị trường nhằm thu thập các ý
kiến của người dùng về việc đặt quảng cáo để vừa có thể có những trải nghiệm hợp
lí nhất vừa đem lại lợi nhuận tốt nhất về mặt quảng cáo

79
5.2.2. Hướng phát thuật toán
Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu một số thuật toán nhằm tối ưu hóa việc
quảng cáo

Các thuât toán về việc xử lý dữ liệu lớn vì số lượng các bài hát là rất khổng lồ

80

You might also like