You are on page 1of 23

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP NHÓM


Tìm hiểu về quy tắc giao tiếp trong doanh nghiệp
của Công ty Cổ phần Quốc tế TIC.

Nhóm thực hiện: 08


Nhóm lớp học: 01
Môn học: Quản trị nhân lực
Giảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Thị Minh An

Hà Nội – 2023

1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................4
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................7
A. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO TIẾP .................................................................................7
1. Các vấn đề cơ bản ...............................................................................................................7
1.1.1 Khái niệm giao tiếp. .......................................................................................................7
1.1.2. Chức năng của giao tiếp................................................................................................7
1.1.3. Mục đích của giao tiếp. .................................................................................................7
1.2. Các mô hình, công cụ và phong cách giao tiếp................................................................7
1.2.1. Các mô hình giao tiếp: ..................................................................................................7
1.2.2. Các công cụ giao tiếp: ...................................................................................................8
1.2.3. Phong cách giao tiếp. ....................................................................................................8
B. GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH ....................................................................................8
2.1. Lý luận giao tiếp trong kinh doanh. .....................................................................................8
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm. ....................................................................................................8
2.1.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp. ....................................................................9
2.1.3. Các hoạt động giao tiếp chủ yếu trong kinh doanh. ......................................................9
2.2. Vai trò của giao tiếp trong kinh doanh.............................................................................9
2.3. Ý nghĩa của giao tiếp trong kinh doanh. ....................................................................... 10
2.4. Một số cách giao tiếp cơ bản ........................................................................................ 10
2.4.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ ............................................................................................ 10
2.4.1. Giao tiếp không dùng ngôn ngữ ( giao tiếp không lời) .............................................. 11
2.4.3. Một số điều cần chú ý khi giao tiếp ........................................................................... 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN QUỐC TẾ TIC ......................................................................................................................... 12
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ TIC ............................. 12
1. Lịch sử hình thành. .......................................................................................................... 12
2. Phương châm và mục tiêu hoạt động. .............................................................................. 13
3. Cơ cấu tổ chức và cơ sở hạ tầng. ..................................................................................... 13
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA TẠI DOANH NGHIỆP ..................................... 14
1. Văn hóa trong giao tiếp nội bộ......................................................................................... 14
1.1.Văn hóa trong giao tiếp chào hỏi: .................................................................................. 14
1.2.Văn hóa hội họp: ............................................................................................................ 15

2
1.3.Văn hóa giao tiếp trong việc hiếu, hỉ, thăm hỏi, chúc mừng: ........................................ 15
2. Văn hóa giao tiếp gián tiếp .............................................................................................. 16
2.1.Văn hóa sử dụng danh thiếp........................................................................................... 16
2.2. Văn hóa trong giao tiếp điện thoại ................................................................................ 16
2.3. Văn hóa sử dụng Email ................................................................................................. 17
3.Văn hóa giao tiếp đối ngoại .............................................................................................. 18
3.1. Cách chào hỏi................................................................................................................ 18
3.2. Thái độ, tác phong ........................................................................................................ 18
3.3.Trong giao tiếp ............................................................................................................... 19
CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT ................. 19
1.Vấn đề 1: Kỹ năng giao tiếp thiếu chiều sâu ........................................................................ 19
1.2. Vấn đề 2: Kỹ năng giao tiếp mâu thuẫn về bối cảnh và góc nhìn công việc .................... 19
1.3.Vấn đề 3: Kỹ năng giao tiếp thiếu đi sự đồng cảm ............................................................ 20
1.4. Vấn đề 4: Kỹ năng giao tiếp nảy sinh sự thiếu tin tưởng .................................................. 20
1.5. Vấn đề 5: Kỹ năng giao tiếp không kiềm chế được cảm xúc cá nhân .............................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 22

3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng
toàn thể Quý thầy cô thuộc khoa Quản trị của Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn
Thông đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và quý giá về ngành cho chúng em, giúp
chúng em có thể trau dồi và học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích mới.
Và đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS.Nguyễn Thị Minh
An, giảng viên môn Marketing căn bản, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông,
chính sự tận tình giảng dạy cùng những kiến thức quý báu mà cô truyền đạt đã giúp
chúng em hoàn thành bài tiểu luận kết thúc môn “ Marketing căn bản “.
Song, do kiến thức chuyên môn về ngành học vẫn còn nhiều hạn chế cũng như
bản thân chưa tích lũy đủ kinh nghiệm về môn học nên vẫn có nhiều thiếu sót và nhiều
mặt chưa được hoàn thiện tốt trong bài tiểu luận này. Vì thế, chúng em mong rằng có
thể nhận được sự góp ý của cô để có thể rút ra kinh nghiệm cho những môn học tiếp
theo
Cuối cùng, chúng em xin chúc Cô có thật nhiều sức khỏe và gặt hái được vô số
thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2022

4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều
người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế, khéo léo
trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ
thuật giao tiếp. Giao tiếp là một hoạt động mà chúng ta phải đối mặt thường xuyên,
mọi lúc, mọi nơi, từ đơn giản đến phức tạp, từ với một người đến đám đông. Để hoàn
thiện, chúng ta cần cả một quá trình và đôi lúc cần được học bài bản. Bởi có được sự
thiện cảm trong giao tiếp, chúng ta sẽ dễ dàng thực hiện được nhiều điều mà bản thân
mong muốn. Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay ở Việt Nam với xu hướng liên kết và
toàn cầu hoá thì giao tiếp phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với môi trường kinh
doanh cạnh tranh gay gắt. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ
thông tin cùng với áp lực của khách hàng, chất lượng nguồn nhân lực tăng lên thì vấn
đề giao tiếp trong kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành bại của một
doanh nghiệp nói chung và của nhà lãnh đạo doanh nghiệp nói riêng. Giao tiếp đóng
vai trò quan trọng trong kinh doanh và nhiều khi mang tính quyết định trong thành
công của một thương vụ lớn. Không đơn thuần chỉ là nói cho hay, giao tiếp còn bao
gồm rất nhiều khía cạnh từ ngoại hình, phong thái đến cách xử sự trong nhiều tình
huống và nhiều đối tượng khác nhau. Trong bối cảnh đó, nhóm em mạnh dạn nghiên
cứu vấn đề về giao tiếp của quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức ngày nay với ý tưởng
nêu lên được phương pháp tốt nhất và hiệu quả nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lao động trong doanh nghiệp – mà đó chính là vấn đề đang được mọi tổ chức
ngày nay quan tâm và đưa lên hàng đầu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, tạo được chỗ đứng trên thương trường.
2. Mục đích chọn đề tài
Mục đích chung của việc nghiên cứu giao tiếp trong doanh nghiệp là việc đưa ra
những kiến thức căn bản nhất việc giao tiếp, nghiên cứu cách thức mà các cá nhân và
tổ chức trong doanh nghiệp tương tác với nhau. Nghiên cứu này có thể tập trung tìm
hiểu về giao tiếp trong doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Quốc tế TIC.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở tìm hiểu những lý thuyết cơ bản trong sách kết hợp với việc tìm
hiểu trên báo chí, tivi và đặc biệt là trên internet, bài tiểu luận được thực hiện trên cơ sở
sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp thống kê, so
sánh, phân tích duy vật biện chứng.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ khá hạn hẹp nên nhóm chỉ tìm hiểu về
Công ty Cổ phần Quốc tế TIC, đặc biệt chú trọng đến vấn đề Văn hóa giao tiếp trong
công ty.

5
5. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ TIC
CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
A. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO TIẾP
1. Các vấn đề cơ bản
1.1.1 Khái niệm giao tiếp.
Giao tiếp là một trong những nhu cầu quan trọng của con người.
• Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người với người, thông qua đó mà con người
trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc,tìm hiểu lẫn nhau, tác động qua lại
với nhau.
• Để thực hiện giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ ( lời nói, chữ viết),
các dấu hiệu phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, trang phục…) nhằm tạo dựng
các mối quan hệ trong đời sống, kinh doanh, quản trị…
1.1.2. Chức năng của giao tiếp.
Giao tiếp giữ chức năng thu nhận và trao đổi thông tin về kinh doanh diễn ra trên
thương trường.
Giao tiếp còn giữ chức năng giao lưu tình cảm, tư tưởng, văn hoá … để phát triển
nhân cách con người cho hoàn chỉnh, tâm hồn, tình cảm ngày càng phong phú.
1.1.3. Mục đích của giao tiếp.
Để truyền đạt các mệnh lệnh, chỉ thị... hay chính là để thực hiện một chức năng
giao tiếp cơ bản của quản trị.
Để tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin, từ đó đề ra những quyết định chính xác và
kịp thời trong hoạt động kinh doanh.
Nhằm mục đích trao đổi tâm tư, tình cảm, ý nghĩ với nhau.
1.2. Các mô hình, công cụ và phong cách giao tiếp.
1.2.1. Các mô hình giao tiếp:
Mô hình giao tiếp Wiener
Theo quan điểm của Wiener thì giao tiếp là một quá trình hai chiều.
Mô hình giao tiếp của Wiener:

Mô hình giao tiếp của Birdwhistell

7
Giao tiếp là một quá trình đa kênh, sử dụng tổng hợp các phương tiện và giác
quan để làm cho các bên đối thoại hiểu nhau tối đa. Các kênh đó là : Thính giác, thị
giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
Mô hình Jacobon
Jacobson đưa ra mô hình giao tiếp: Mô hình cấu trúc và mô hình chức năng.
Mô hình cấu trúc: Gồm 6 yếu tố; người truyền đạt, bản thông điệp, người tiếp
nhận, bộ mã, sự giao tiếp, bối cảnh giao tiếp.
Mô hình chức năng: Là mô hình tổng quát của mọi sự giao tiếp và bao gồm 6 yếu
tố: Chức năng nhận thức, chức năng duy trì sự tiếp xúc, chức năng cảm xúc, chức năng
nêu ngữ, chức năng thơ mộng, chức năng quy chiếu.
1.2.2. Các công cụ giao tiếp:
Công cụ giao tiếp chủ yếu của con người là ngôn ngữ nói, sau đó là ngôn ngữ
biểu cảm, ngôn ngữ viết.
• Ngôn ngữ nói: Là công cụ giao tiếp được sử dụng phổ biến nhất. Qua ngôn
ngữ nói ta có thể nhận biết con người thông minh hay dốt nát, người nóng
nảy hay nhã nhặn, kẻ ích kỷ kiêu kăng hay người độ lượng khiêm tốn.
• Ngôn ngữ viết: Được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp dưới danh thông
báo, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo, ký kết hợp đồng, thiếp mời, thiếp chúc
mừng, nội dung báo cáo…
• Ngôn ngữ biểu cảm: Là sự biểu lộ tình cảm, thái độ của con người trong
giao tiếp, thông qua dáng điệu, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ…
1.2.3. Phong cách giao tiếp.
Là hệ thống phương thức mà con người sử dụng khi giao tiếp và quan hệ với
nhau. Nó bao gồm một hệ thống các hành vi, cử chỉ, lời nói được sử dụng trong quá
trình giao tiếp.
Phong cách giao tiếp của con người có những nét đặc trưng sau:
• Mang tính ổn định cá nhân
• Mang tính ổn định xã hội
• Mang tính linh hoạt, mềm dẻo

B. GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH


2.1. Lý luận giao tiếp trong kinh doanh.
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm.
Khái niệm.
Giao tiếp trong kinh doanh là mối quan hệ hay sự tiếp xúc giữa những con người
với nhau trong hoạt động kinh doanh như: Trong sản xuất, thương mại, dịch vụ…
Đặc điểm.

8
• Mang tính nhận thức: Mỗi người đều ý thức được mục đích giao tiếp
nhiệm vụ, nội dung của tiến trình giao tiếp.
• Trao đổi thông tin: Trong kinh doanh khi giao tiếp giúp thông tin được lan
từ người này sang người khác.
• Giao tiếp trong kinh doanh là một quan hệ xã hội,mang tính xã hội : Mối
quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa doanh nghiệp với đối tác, đối
thủ…
• Giao tiếp trong kinh doanh mang tính chất lịch sử xã hội : Giao tiếp bao
giờ cũng được các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện với nội dung cụ thể,
không gian thời gian xác định.
• Giao tiếp trong kinh doanh mang tính kế thừa và chọn lọc :thông qua giao
tiếp sẽ lưu giữ những dấu ấn về cấp trên,cấp dưới, đồng nghiệp, khách
hàng để những lần giao tiếp có thể vững vàng hơn chủ động hơn.
• Tính chủ thể trong giao tiếp :mỗi cá nhân trong giao tiếp đóng vai trò khác
nhau khi là người nói,khi là người nghe...
• Sự lan truyền lây lan cảm xúc và tâm trạng: Con người có khả năng đồng
cảm khi giao tiếp, khi tiếp xúc tâm trạng của người này sẽ ảnh hưởng đến
người khác.
2.1.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp.
• Trong kinh doanh ai cũng quan trọng
• Phải nghiêm túc trong công việc và giao tiếp
• Kí đáo, thận trọng
• Không phung phí thời gian của mình và người khác
• Phải duy trì chữ tín
2.1.3. Các hoạt động giao tiếp chủ yếu trong kinh doanh.
• Hội họp.
• Tiếp khách.
• Giao tiếp qua điện thoại,máy fax.
• Đối thoại.
• Thư từ giao dịch.
• Tiếp xúc với báo chí.
2.2. Vai trò của giao tiếp trong kinh doanh.
Để đàm phán, thảo luận, bàn bạc, đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế, để thực hiện
quá trình mua bán… giao tiếp giúp truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh… hay nói một
cách khác là để thực hiện chức năng giao tiếp cơ bản của quản trị. Trên thương trường
giao tiếp giúp con người tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin, từ đó đề ra những quyết định
chính xác và kịp thời cho hoạt động kinh doanh.
Trong cuộc sống, giao tiếp giúp con người trao đổi, tâm sự tình cảm, ý nghĩ với
nhau. Ngày nay giao tiếp trong kinh doanh càng có tầm quan trọng đặc biệt do môi
trường kinh doanh đang có những biến đổi lớn, tổ chức, đối tác, phong cách và nội
9
dung quản lý…cũng đã thay đổi nhiều đòi hỏi các nhà quản trị kinh doanh cần phải xác
lập các chuẩn mực về ứng xử để phù hợp với hoàn cảnh trong và ngoài nước.
2.3. Ý nghĩa của giao tiếp trong kinh doanh.
Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển và mở rộng
tái sản xuất, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ tạo “nhân hòa” để kinh doanh có hiệu
quả.
Giao tiếp trong kinh doanh sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, với
bạn hàng, với cấp trên, với cộng sự và đó cũng là những tiêu chuẩn quan trọng để tuyển
chọn người lãnh đạo kinh doanh.
Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng truyền bá, giao lưu văn hóa, văn minh
giữa các dân tộc trên Thế giới, là tấm gương phản ánh trình độ con người, đất nước về
lối sống, phong tục, tập quán… của mỗi dân tộc, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển,
tạo điều kiện hòa nhập với Thế giới.
Đặc biệt trong kinh doanh, giao tiếp còn là môi trường thuận lợi để học hỏi, nâng
cao trình độ, nghệ thuật kinh doanh, xóa bỏ thói quen ích kỷ, hẹp hòi, bảo thủ, lạc
hậu….
2.4. Một số cách giao tiếp cơ bản
2.4.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt ý nghĩ của mỗi người. Khi bạn muốn nói
chuyện hoặc trao đổi thông tin với một ai đó thì bạn phải sử dụng ngôn ngữ để truyền
tải những thông điệp mà bạn muốn bày tỏ. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp mà
chúng ta luôn sử dụng nó hàng ngày. Nhưng để việc giao tiếp có hiệu quả hơn và
truyền tải được những thông tin mà bạn muốn nói một cách rõ ràng và chiếm được cảm
tình của người khác là điều mà ai cũng cần học hỏi. Cho nên khi giao tiếp bằng ngôn
ngữ ta phải chú ý những điều sau:
• Âm điệu của lời nói: Vừa phải, dễ nghe, không cao giọng, nói quá to hoặc quá
nhỏ,...
• Khi nói chuyện nên tập trung vào chủ đề đang thảo luận, tránh để tư tưởng bị
phân tán dẫn đến không hiểu nội dung câu chuyện.
• Khi người khác đang nói ta nên lắng nghe, tuyệt đối tránh ngắt lời hoặc cướp lời
của người nói khi họ chưa nói hết ý.
• Tránh việc nói liên tục một vấn đề mà không chú ý đến thái độ của người khác.
Hoặc đưa ra những câu hỏi cùng lúc khiến người khác không kịp trả lời.
• Không nên nói bừa mà hãy tìm hiểu kĩ vấn đề mình đang nói, nghĩa là đảm bảo
sự thành thật và chính xác trong lời nói của mình.
• Tôn trọng ý kiến của người khác.

10
2.4.1. Giao tiếp không dùng ngôn ngữ ( giao tiếp không lời)
Cách giao tiếp này sử dụng ngôn ngữ cơ thể như thể hiện nét mặt, ánh mắt diễn
tả,... Kĩ năng này rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho việc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả
hơn.
a. Những biểu hiện có tác dụng tích cực
• Khi nói chuyện hoặc trao đổi một vấn đề nào đó thì bạn phải quay mặt về
hướng của người giao tiếp.
• Nét mặt luôn thể hiện sự niềm nở, biểu hiện sự quan tâm tới lời nói của
đối tượng.
• Nên duy trì giao tiếp bằng mắt với người nói. Có những biểu hiện tán
đồng hoặc thể hiện sự lắng nghe như gật đầu,...
b. Những hành động hạn chế
• Không nhìn vào đối tượng giao tiếp.
• Nét mặt cau có, chau mày,...
• Mắt nhìn đi hướng khác thể hiện sự mất tập trung với đối tượng đang nói.
• Nét mặt thể hiện sự bồn chồn, nóng lòng có vẻ như đang vội vàng không
chú ý đến đối phương đang nói gì.
Như vậy, để việc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả, để đối tượng giao tiếp của bạn
cảm thấy được tôn trọng, để bạn và đối tượng hiểu rõ hơn về các thông tin cùng trao
đổi thì bạn cần chú ý lắng nghe và có sự phản hồi.
2.4.3. Một số điều cần chú ý khi giao tiếp
Để kết quả của việc giao tiếp như mong đợi thì chúng ta phải có các kĩ năng giao
tiếp. Bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng trong giao tiếp thì chúng ta cần phải chú ý đến
một số điểm sau:
• Tuỳ từng đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp mà bạn có cách ứng xử linh hoạt, phù
hợp.
• Khi giao tiếp, điều không thể thiếu được đó là sự tự tin, tự tin về bản thân và tự
tin về lời nói của mình. Đừng nên tỏ ra quá rụt dè, thiếu tự tin...Điều đó không
có lợi cho việc giao tiếp của bạn.
• Nếu có cuộc gặp mặt hay một cuộc hẹn trước với một ai đó thì bạn nên chuẩn bị
cho mình một tâm lý thoải mái, sẵn sàng và có thể chuẩn bị trước chủ đề mà bạn
sẽ trao đổi. Như vậy sẽ mang đến cho bạn sự tự tin, chủ động trong lần giao tiếp
đó.
• Một yếu tố tuy nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn đến hiệu quả giao tiếp của bạn, đó
là trang phục. Bạn nên chú ý đến cách ăn mặc của mình, không nên ăn mặc quá
kệch cỡm, hở hang hay quá luộm thuộm. Bởi dù bạn có nói hay đến đâu thì qua

11
vẻ không lịch sự của bạn cũng đã khiến người khác mất cảm tình ngay từ giây
phút đầu tiên.
Bất đồng quan điểm khi giao tiếp. Không phải lúc nào bạn và đối tượng giao tiếp
cũng có cùng quan điểm về một vấn đề nào đó. Mỗi người một suy nghĩ, trước một vấn
đề mỗi người sẽ có cách nhìn nhận khác nhau. Vậy trong những lúc như vậy bạn sẽ làm
gì? Khi xảy ra bất đồng quan điểm với người khác, ta nên chú ý những điều sau:
• Không nên có phản ứng: Bạn không nên có phản ứng gay gắt ngay từ đầu. Mà
nên dành thời gian để suy nghĩ về điều đã nói và hiểu cảm giác của người nói
trước khi bạn đáp lại. Hãy đợi đến khi bạn có đủ thông tin để tránh đưa ra những
giả thuyết sai.
• Không nên chỉ chích hay phê phán: Quan điểm của mỗi người còn phụ thuộc
vào rất nhiều các yếu tố như: nhận thức, trình độ hiểu biết, tính cách....của mỗi
người. Vì vậy, chẳng có gì phải căng thẳng nếu ai đó không đồng quan điểm với
mình. Nếu quan điểm của mình là tích cực thì cũng không nên chỉ chích hay phê
phán, xem thường, chế nhạo suy nghĩ, quan điểm của người khác. Hãy trao đổi
dần dần sẽ có lúc bạn và người đó sẽ hiểu nhau hơn. Tập trung vào chủ đề đang
thảo luận.
• Không chuyển chủ đề cho tới khi giải quyết xong.
Ta có thể sử dụng các câu bắt đầu bằng đại từ “tôi”. Những câu bắt đầu bằng đại
từ “tôi” có thể giúp bạn diễn tả được cảm giác, thái độ, mong muốn của bạn. Sử dụng
các thông điệp “tôi” sẽ giúp bạn tránh người khác có cảm giác bạn đang tấn công họ.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ TIC
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ TIC
1. Lịch sử hình thành.
Công ty Cổ phần Quốc tế - TIC được thành lập ngày 18/05/2011, tiền thân là đơn
vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, được sáng lập bởi bởi
đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ, nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng
nhân lực.
Lĩnh vực hoạt động chính cũng như thế mạnh của công ty là cung ứng nhân lực
trong nước và quốc tế. Mặc dù mới được thành lập năm 2011 nhưng với kinh nghiệm
lâu năm trong lĩnh vực cung ứng nhân lực trong nước và quốc tế, công ty đã có nhiều
thành tích trong các kỳ hoạt động với số lượng lao động thực tập sinh, người lao động
đi thực tập kỹ thuật và làm việc tại nước ngoài hằng năm tương đương với một công ty
lớn. Các thị trường cung ứng nhân lực của công ty bao gồm: Đài Loan, Nhật Bản,
Malaysia, Trung Đông…trong đó Đài Loan và Nhật Bản là hai thị trường cung ứng
chính.
Năm 2014, Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam bình chọn công ty TIC là một
trong những doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, trong sự

12
kiện đó, TGĐ công ty vinh dự nhận giấy chứng nhận và cup vinh danh nhà công
thương Việt Nam xuất sắc 2014.
Năm 2020, TIC cũng vinh dự được Hiệp hội XKLĐ Việt Nam ( VAMAS ) trao
bằng khen top 11 công ty XKLĐ mạnh nhất Việt Nam trong 5 năm 2015 - 2020.
Các lĩnh vực hoạt động khác của công ty: tư vấn du học, du lịch lữ hành, xây
dựng và kinh doanh thương mại.
2. Phương châm và mục tiêu hoạt động.
Trong lĩnh vực hoạt động chính của mình, điều mà các đối tác nước ngoài đánh
giá cao về công ty TIC là công ty chúng tôi chú trọng vào đào tạo, huấn luyện về ý
thức, tác phong và ngoại ngữ cho học viên theo một quy trình bài bản trước khi xuất
cảnh sang thực tập hoặc làm việc tại nước ngoài. Do đó, các học viên của công ty dễ
thích nghi với môi trường làm việc mới, dễ dàng phù hợp với nhu cầu của các doanh
nghiệp tuyển dụng nhân lực ở nước ngoài.
Chú trọng vào đào tạo, đào tạo đồng bộ về ý thức – tác phong – ngoại ngữ, đó
cũng là phương châm hoạt động của công ty Cổ phần Quốc tế TIC đối với lĩnh vực
hoạt động cung ứng nhân lực. Cung ứng những lao động chất lượng, đáp ứng được yêu
cầu của nhà tuyển dụng, cải thiện được cuộc sống cho số lượng lớn tầng lớp lao động
trẻ Việt Nam cũng như tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, tạo ra nguồn lao động chất lượng cho
nền kinh tế Việt Nam trong tương lai là mục tiêu hoạt động mà công ty TIC hướng tới.
3. Cơ cấu tổ chức và cơ sở hạ tầng.
Quy mô nhân sự: Năm 2015, số lượng nhân sự của công ty đạt con số 115
CBCNV, bao gồm những Cán bộ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động, các cán
bộ trẻ nhiệt huyết có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ tốt, các chuyên gia
nước ngoài được mời về để huấn luyện nghiệp vụ cho Giáo viên và đào tạo ngoại ngữ
cho học viên.
Cơ cấu tổ chức: Công ty có 4 trung tâm Đào tạo tại miền Bắc, 1 chi nhánh miền
Nam và 6 phòng ban chính trực thuộc:
• Trung tâm đào tạo và giáo dục định hướng Đài Loan I, trung tâm đào tạo Đài
Loan II: chuyên phụ trách nghiệp vụ về Cung ứng nhân lực sang làm việc tại
Đài Loan và các Quốc gia sử dụng tiếng Đài Loan.
• Trung tâm Nhật Ngữ: chuyên phụ trách nghiệp vụ về Cung ứng nhân lực
sang học tập và làm việc tại Nhật Bản.
• Trung tâm Tư vấn du học.
• Phòng Tổ chức hành chính
• Phòng Tài chính kế toán
• Phòng Kế hoạch tổng hợp
• Phòng Cung ứng Nhân lực

13
• Phòng Du lịch
• Phòng kinh doanh, thương mại
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA TẠI DOANH NGHIỆP
1. Văn hóa trong giao tiếp nội bộ
1.1.Văn hóa trong giao tiếp chào hỏi:
Cách chào hỏi chung:
• Đứng với tư thế đĩnh đạc, hướng mắt nhìn người đối diện thể hiện sự tôn
trọng.
• Giữ tư thế lưng thẳng, cúi đầu chào.
• Mỉm cười thể hiện sự thiện chí sau khi chào hỏi.
• Khi người được chào đang bận giao tiếp với người khác, có thể chỉ cần cười
hoặc cúi đầu thể hiện sự chào hỏi đối tượng.
Đối tượng và thời điểm chào:
Đối với cấp trên: “ Chào Anh/Chị”
• Khi gặp lãnh đạo, nhân viên phải chào trước, thể hiện sự kính trọng, lễ phép.
• Lãnh đạo cũng đáp lại bằng cử chỉ chào hỏi thân thiện, có thể gật đầu mỉm
cười đáp lại.
Đối với đồng nghiệp:“ Chào Anh/Chị”
• Chào hỏi đồng nghiệp đầu giờ làm việc buổi sáng.
• Người ít tuổi chào người lớn tuổi trước.
• Các cán bộ nhân viên khi gặp nhau phải chào hỏi lịch sự, đúng mực.
• Quan tâm thăm hỏi với đồng nghiệp lúc ốm đau, hoạn nạn, chia sẻ niềm vui,
nỗi buồn trong cuộc sống.
• Thứ tự ưu tiên chào: Nhân viên chào cấp trên trước, cấp trên chào lại khi
được chào. Đồng nghiệp cùng cấp: người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước
Cách bắt tay.
• Dùng một tay và chủ yếu dùng tay phải để bắt.
• Khi bắt tay mắt nhìn thẳng vào mắt của người đối diện (tránh nhìn thằng vào
mắt người đối diện nếu người đó là những nhà lãnh đạo cấp cao như Chủ
tịch nước hay người đứng đầu cộng đồng tôn giáo,v.v).
• Bắt tay với tư thế bình đẳng, đứng thẳng người, hữu nghị và tôn trọng lẫn
nhau. Chỉ nên siết nhẹ biểu hiện sự nồng ấm, thân thiết.

14
• Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự đến trước, đến sau, người cao tuổi
hơn, người có chức vụ cao hơn. Khi ở vị trí xã hội thấp, cần chờ đối tác chủ
động bắt tay trước.
• Không cúi lưng hay cầm lấy cả hai tay của người đối diện khi bắt tay.
• Không tỏ thái độ khúm núm, cong gập người quá độ dù đối tượng quan trọng
tới mức nào.
• Không bắt tay quá lâu, lắc mạnh, lắc nhiều lần kèm theo tiếng cười nói to
tiếng hay là giơ cả hai tay.
1.2.Văn hóa hội họp:
Văn hóa lãnh đạo.
Cuộc họp định kỳ hàng tháng là sự lãnh đạo cao nhất trong tháng cho mọi hoạt
động của Công ty. Người lãnh đạo phải:
• Xây dựng và tổ chức phát biểu thành công các mục tiêu ngắn hạn và dài
hạn.
• Chỉ định cho cấp dưới chức năng, nhiệm vụ rõ ràng.
• Gương mẫu thực hiện văn hóa giao tiếp Công ty.
• Tạo môi trường giao tiếp làm việc tin cậy, cởi mở và hợp tác.
• Quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ cấp dưới. Có sự khích lệ cán bộ nhân viên kịp
thời, khen thưởng, kỷ luật thỏa đáng, công bằng.
Nghi thức cuộc họp.
• Hiểu rõ những yêu cầu và nội dung cuộc họp nói chung và trách nhiệm của
bản thân nói riêng, nếu có những điểm chưa rõ hoặc không đồng ý thì phải
trao đổi
• Tôn trọng ý kiến của người khác, phải thể hiện thái độ tích cực, tinh thần xây
dựng trong khi họp.
• Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác trước khi trình bày ý kiến của riêng
mình.
• Tránh ngắt lời người khác.
• Luôn nghĩ về bức tranh toàn cảnh trước khi phát biểu.
1.3.Văn hóa giao tiếp trong việc hiếu, hỉ, thăm hỏi, chúc mừng:
• Ban công đoàn kết hợp phòng tổ chức hành chính thực hiện thăm hỏi đối với
cán bộ nhân viên bị ốm bệnh, đau mệt.
• Ban công đoàn kết hợp phòng tổ chức hành chính tổ chức hoạt động chúc
mừng sinh nhật nhân viên.

15
• Cán bộ nhân viên trong công ty cưới, đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm
chia vui.
• Người thân cán bộ nhân viên mất, Công ty có trách nhiệm phúng viếng và
chia sẻ nỗi buồn cùng gia đình.
• Bản thân cán bộ nhân viên mất, Công ty có trách nhiệm cùng gia đình tổ
chức tang lễ.
2. Văn hóa giao tiếp gián tiếp
2.1.Văn hóa sử dụng danh thiếp
• Cần chuẩn bị trước một ít danh thiếp để khi mới gặp lần đầu có thể trao được
danh thiếp khi tham dự một buổi tiếp khách.
• Danh thiếp có thể gửi kèm theo quà tặng , đồ lưu niệm hoặc có thể dùng để
thăm hỏi cảm ơn.
• Không được dùng danh thiếp đã cũ, nhàu nát, gãy góc, bẩn.
• Không viết thêm những thông tin trên danh thiếp.
• Mẫu danh thiếp được sử dụng thống nhất theo quy định của Công ty.
Cách trao đổi danh thiếp:
• Người tự giới thiệu tự đưa danh thiếp trước.
• Người được giới thiệu đưa danh thiếp sau khi nhận được danh thiếp của
người đối diện.
• Đứng lên khi đưa danh thiếp trước, nên gật đầu nhẹ khi nhận danh thiếp.
• Giữ khoảng cách một cánh tay khi nhận danh thiếp. Nhìn và xác nhận lại
thông tin trên danh thiếp.
• Khi trao đổi danh thiếp với nhiều người, hãy bắt đầu với người ở vị trí cao
nhất.
• Khi trao đổi danh thiếp với hai nhóm, hãy bắt đầu với người đứng đầu của cả
hai nhóm.
• Sắp xếp lại danh thiếp với hai nhóm, hãy bắt đầu với những người đứng đầu
của cả hai nhóm.
• Sắp xếp lại danh thiếp sau khi nhận và làm cách nào đó để ghi nhớ những
người đã gặp.
• Chú ý đưa danh thiếp tay trái và nhận bằng tay phải.
2.2. Văn hóa trong giao tiếp điện thoại
• Trả lời không quá ba tiếng chuông.

• Khi gọi đi, câu đầu tiên : Chào hỏi+ xưng danh.

16
• Khi nhận điện thoại, câu đầu tiên: Alo + TIC xin nghe.
• Trong khi nói chuyện: nói ngắn gọn, rõ ràng, không ảnh hưởng đến những
người xung quanh, giọng nói vui vẻ, tích cực thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ.
• Không tranh cãi qua điện thoại, luôn giữ thái độ bình tĩnh.
• Giọng nói lịch sự, lắng nghe lời người khác nói, nói rõ ràng, rành mạch để
người khác có thể hiểu được ý mình định nói.
• Không cắt ngang giữa chừng câu nói của người khác ngay cả khi đã biết
người đang nói chuyện với mình định nói gì trước.
• Nếu khách gọi đến, khi trao đổi xong hãy để khách cúp máy trước. Nếu gọi
đi, khi trao đổi cần chào và xin phép được cúp máy.
• Kết thúc cuộc gọi bằng một lời chào hoặc cảm ơn, đặt máy nhẹ nhàng.
• Đặt chuông điện thoại đủ nghe, không để tiếng chuông không làm ảnh
hưởng đến người xung quanh (đặc biệt là đối với điện thoại di động).
• Trường hợp người gọi để lại lời nhắn, người nhận điện thoại phải có trách
nhiệm truyền đạt lại lời nhắn ngay khi có thể.
• Chuẩn bị sẵn giấy bút để ghi chép khi có điện thoại gọi đến để ghi chép cụ
thể các nội dung cần trao đổi tránh mất thời gian chờ đợi và lãng phí tiền của
khách hàng. Cầm sẵn bút ở tay thuận của mình, chuẩn bị nội dung nói
chuyện trước khi gọi điện để ngắn gọn và đủ ý.
2.3. Văn hóa sử dụng Email
Viết Email có bố cục đầy đủ bao gồm:
• Phần tiêu đề: Thể hiện ngắn gọn vấn đề cần truyền đạt, là nội dung khái quát
cho toàn email.
• Phần chào hỏi: thể hiện sự tôn trọng với người nhận email, thể hiện phép
lịch sự. Ví dụ: Kính gửi anh/chị….! Dear anh/ chị…!, Xin chào anh/chị...,
Thân gửi anh/chị…Nên thống nhất ngôn ngữ, đã là ngoại ngữ thì tất cả phải
là ngoại ngữ, khi sử dụng tiếng Việt thì phải tôn trọng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ.
• Phần nội dung và file đính kèm: Nội dung email cần ngắn gọn, cô đọng, chia
làm nhiều đoạn theo từng ý muốn trình bày, trong mỗi đoạn nên giới hạn
một vài câu. Nếu có nhiều vấn đề cần trao đổi thì nên trình bày theo cách
đánh số thứ tự hoặc xuống dòng cho từng vấn đề. Luôn kiểm tra chính tả và
ngữ pháp, chữ viết hoa trước khi gửi thể hiện sự tôn trọng, nghiêm túc khi
gửi email.
• Phần kết thúc: Cuối mail có câu kết và cảm ơn họ đã quan tâm hoặc dành
thời gian đọc mail, đồng thời mong sự phản hồi từ người nhận. Kết thúc
email bằng một câu chào hay lời chúc tùy thuộc vào nội dung email và người

17
nhận. Ví dụ: “Thanks” hoặc “Thanks and Regards”, “Your faithfully”,“Trân
trọng”,“Thân mến”, “Chúc bạn một ngày tốt đẹp”…
Nên sử dụng chữ ký điện tử cuối email: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người
nhận mail trong việc phản hồi. Thường nội dung chữ ký kết thúc email bao gồm tên,
chức vụ và các thông tin liên lạc như địa chỉ email, số điện thoại (kể cả email, skypy và
số điện thoại nội bộ), fax, địa chỉ cơ quan.
Trả lời email: Thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp email, đặc biệt là sự tôn
trọng của Cấp dưới đối với cấp trên. Khi nhận được email mà chưa có thời gian trả lời
ngay, hãy gửi một email phản hồi thông báo về việc đã nhận được email và thông báo
sẽ trả lời một cách chính thức trong thời gian sớm nhất. Khi không thể check mail
trong một ngày hay nhiều hơn, nên thiết lập chế độ gửi email trả lời tự động.
Sử dụng đúng vai trò của người nhận trong phần gửi thư: To, Cc và Bcc:+ To:
Thể hiện người nhận thư trực tiếp, là người đóng vai trò chính trong việc xử lý thông
tin. Người gửi mong đợi phản hồi từ người nhận.
• Cc: Thể hiện người cùng nhận thông tin. Người thuộc diện này không cần thiết
phải trả lời hoặc xử lý những vấn đề được nhắc tới trong nội dung email.
• Bcc: Thể hiện người cùng nhận thông tin một cách bí mật. Người thuộc diện này
không cần thiết phải trả lời hoặc xử lý những vấn đề được nhắc tới trong nội
dung email.
3.Văn hóa giao tiếp đối ngoại
3.1. Cách chào hỏi
• Chào hỏi khách hàng trước và chủ động giúp đỡ (cả khi khách hàng không phải
đến gặp mình).
• Mở cửa đón khách, mỉm cười chào khách và lễ phép hỏi về mục đích của
• Khách đến thăm, làm việc về công việc công ty đều được các bộ phận có trách
nhiệm chào hỏi, hướng dẫn tận tình và được tiếp tại phòng khách của công ty.
3.2. Thái độ, tác phong
• Thái độ của người tiếp khách (trực tiếp hoặc qua điện thoại) đều phải lịch sự
niềm nở, chu đáo, lắng nghe, tận tình đáp ứng các yêu cầu chính đáng hoặc từ
chối khéo léo các yêu cầu không chính đáng của họ.
• Tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ.
• Giao tiếp với thái độ ân cần, gần gũi, biểu hiện sự thân thiện.
• Đảm bảo rằng đang sẵn sàng và luôn sẵn sàng mọi lúc.
• Tôn trọng khách hàng, đối tác.

18
3.3.Trong giao tiếp
• Trong giao tiếp với khách hàng, đối tác phải đảm bảo thái độ tôn trọng cấp trên
và đồng nghiệp, không nói xấu tổ chức, cấp trên và đồng nghiệp.
• Nhanh chóng giải quyết thắc mắc, than phiền của khách hàng, đối tác nhằm.
phục vụ một cách hữu hiệu nhất.
• Giao lưu cởi mở với khách hàng, đối tác trong quyền hạn, sẵn sàng chấp nhận
các đề nghị và những ý tưởng cải tiến hợp lý của khách hàng, đối tác.
• Biết lắng nghe, cố gắng hiểu được khách hàng, đối tác để có thể đưa ra những
các diễn đạt phù hợp với khả năng chú ý của họ.
• Thực hiện đúng cam kết với khách hàng.

CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
1.Vấn đề 1: Kỹ năng giao tiếp thiếu chiều sâu
Những nhân viên làm việc tại doanh nghiệp thường rơi vào tình trạng thiếu chiều
sâu trong kỹ năng giao tiếp. Đối tượng hay mắc phải vấn đề này nhất là nguồn nhân lực
quản lý cấp trung khi giao tiếp những chiến lược trong công ty. Họ có thể khẳng khái
đưa ra chiến lược nhưng lại không thể khắc họa những điều đang thực sự thay đổi trong
công việc nhân sự làm hàng ngày và luôn lảng tránh trả lời những câu hỏi thực tế. Kết
quả cuộc đối thoại này, mọi người sẽ hiểu lầm ý của người quản lý cấp trung và tạo
cảm giác thất vọng cho người nghe.
Hướng giải quyết:
Trong doanh nghiệp, chúng ta nên tạo cơ hội cho mọi người thể hiện khả năng
đàm phán và thuyết phục người nghe. Chú trọng đào tạo kỹ năng chuyên môn giỏi thôi
là chưa đủ? Những người quản lý cấp trung muốn nhân viên giỏi phải rèn luyện cả kỹ
năng giao tiếp thì mới tạo ra nhiều giá trị lớn cho công ty.
Chúng ta có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng nhiều cách thức như: tự bản
thân nêu ra các ý tưởng của mình trong các buổi họp, báo cáo kết quả hay luyện tập kỹ
năng thuyết trình qua các kế hoạch của nhóm,... Tham gia vào buổi thuyết trình cải
thiện kỹ năng giao tiếp, gặp gỡ nhiều bạn bè, học cách tán chuyện với người lạ hay trải
nghiệm những buổi kỹ năng cũng giúp bạn kích thích kỹ năng giao tiếp.
1.2. Vấn đề 2: Kỹ năng giao tiếp mâu thuẫn về bối cảnh và góc nhìn công việc
Sự mâu thuẫn về bối cảnh và góc nhìn công việc xuất phát từ việc mọi người hời
hợt, thiếu sự quan tâm tới công việc chung mà chỉ tập chung vào bản thân, không xem
xét hoàn cảnh đang do bên kia nắm giữ, nói một cách khác là không đặt bản thân vào
vị trí đối phương.
Sự xung đột trong thái độ và cách làm việc khác nhau là nguy cơ dẫn đến các ảnh
hưởng tiêu cực từ kỹ năng giao tiếp cho công ty như: mâu thuẫn nội bộ, tinh thần đoàn
kết giữa các nhân viên đi xuống, môi trường làm việc không hòa đồng, đầy sự đố kỵ
ganh ghét,..
19
Hướng giải quyết:
Để khắc phục được vấn đề này, chúng ta phải biết đề cao sự rõ ràng và minh bạch
tới các nhân viên, từ đó thống nhất “lối văn hóa giao việc” thì văn hóa giao tiếp trong
toàn công ty mới được cải thiện.
Mỗi công ty tùy theo hoàn cảnh sẽ có cách chính sách áp dụng kỹ năng giao tiếp
khác nhau như: một nhiệm vụ chỉ giao trọn vẹn cho một cá nhân đảm nhận duy nhất.
Với các công việc, dự án đồi hỏi sự phối hợp, hợp tác thì phải phân chia dự án thành
từng nhóm tiếp nhận công việc, cố gắng giao việc cụ thể cho từng nhân viên càng tốt.
Trong một công ty, muốn công việc chung trở nên khách quan thì bạn cũng cần
có một bên thứ ba đủ tín nhiệm, minh bạch và có thể theo dõi, đánh giá quá trình và kết
quả làm việc. Làm như vậy, công ty sẽ giảm thiểu được các mâu thuẫn về góc nhìn và
nâng cao kỹ năng giao tiếp, công việc thành công hơn.
1.3.Vấn đề 3: Kỹ năng giao tiếp thiếu đi sự đồng cảm
Nhiều công ty đang lâm phải tình cảnh “nan giải” về kỹ năng giao tiếp đến từ có
nhân viên, họ không có thờ ơ, lãnh cảm và thiếu đồng cảm với những cá nhân khác, có
thể do bắt buộc lựa chọn hoặc hành vi vô lý.
Bạn nghĩ cảm xúc của nhân viên lúc ấy như thế nào? Mọi cảm xúc tiêu cực đều
có thể diễn ra: chán nản, thất vọng, phẫn nộ, tủi thân,... thậm chí là tuyệt vọng đến mức
muốn ra khỏi công ty.
Hướng giải quyết:
Tôn trọng và thấu hiểu với đồng nghiệp là một kỹ năng giao tiếp ai cũng cần trau
dồi và là một giá trị văn hóa cốt lõi đáng phổ biến rộng rãi trong môi trường công ty.
Mỗi công ty sẽ có những cách gắn kết nhân viên, cộng tác và mentorship nội bộ tiến lại
gần nhau và đồng cảm nhiều hơn.
Nếu công ty chưa thể hoàn toàn gây dựng được lòng đồng cảm trong môi trường
làm việc, mỗi cá nhân có thể tự áp dụng khéo léo các câu hỏi và cách ứng xử với kỹ
năng giao tiếp tinh tế, tạo cho người đối diện cảm giác thân thiện và tin tưởng.
1.4. Vấn đề 4: Kỹ năng giao tiếp nảy sinh sự thiếu tin tưởng
Một vấn đề nảy sinh khác từ văn hóa giao tiếp bắt nguồn từ việc mọi người đặt
quá nhiều kỳ vọng và tự huyễn hoặc nhiều tin tưởng hơn so với hoàn cảnh thực tế của
họ.
Nếu hai phía bị mất niềm tin vào nhau thì rất khó tìm được tiếng nói chung trong
công việc. Các quá trình làm việc, bàn luận rút ra kinh nghiệm từ chiến lược cũ đã thất
bại và góp ý tham khảo các dự án từ các doanh nghiệp khác,... đều rất khó khăn và chật
vật.
Hướng giải quyết:

20
Chúng ta đừng chuyên chế quá với một loại hình văn hóa đặc trăng trong doanh
nghiệp, hãy thử lấn sân sang những thứ mới, sử dụng văn hóa quan tâm hay văn hóa
mục tiêu cho từng cá nhân.
1.5. Vấn đề 5: Kỹ năng giao tiếp không kiềm chế được cảm xúc cá nhân
Không kiềm chế cảm xúc cá nhân là một “lỗ hổng” từ văn hóa giao tiếp trong môi
trường công ty. Đôi khi nó diễn ra như một điều dĩ nhiên trong cuộc sống đời thường
doanh nghiệp nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng, người giữ vị trí nhà lãnh đạo nên
thấu hiểu.
Phổ biến hơn, các hành động, cử chỉ, lời nói đụng chạm nhạy cảm, đùa vui không
đúng lúc, vượt quá tiêu chuẩn giới hạn các mối quan hệ giao tiếp thông thường,,. đều là
nguyên nhân thiếu hụt kỹ năng giao tiếp mà gây ra sự bùng nổ xúc cảm. Tâm lý con
người có xu hướng dễ bị tác động, khó kiểm soát và giữ bình tĩnh để tìm cách giải
quyết ổn thỏa ngay lúc đó.
Hướng giải quyết:
Vận dụng kết hợp trí tuệ và cảm xúc, bạn có thể điều hướng những đồng nghiệp
xung quanh có cảm xúc theo hướng bản thân bạn mong muốn. Đừng “vạch áo cho
người xem lưng”, mọi người trong công ty nên cố gắng giải quyết những vấn đề kỹ
năng giao tiếp trong phạm vi nội bộ.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Thị Minh An, Quản Trị Nhân Lực, Nhà xuất bản Học viện Bưu chính
Viễn thông, 2017
2. Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2006
3. TICVN, 2020, http://ticvn.edu.vn/gioi-thieu-cong-ty-tic/
4. Công ty TIC, 2018, http://congtyxklduytin.com/cong-ty-co-phan-quoc-te-tic/
5. Nguyễn Xuân Hùng, 2022, https://theant.work/cong-ty-co-phan-quoc-te-tic-tuyen-
dung/
6. ActionCoach, 2020, https://actioncoach.vn/giao-tiep-trong-kinh-doanh-la-gi-va-tai-
sao-ban-can-no/
7. Glints, 2022, https://glints.com/vn/blog/vi-du-ve-tinh-huong-giao-tiep-truc-tiep-
gian-tiep/#.ZA_rXXZBy3A

22
Danh sách thành viên

Họ và tên Mã Sinh Viên


Phạm Vũ Diệu Thu (Nhóm trưởng) B20DCTM097
Giáp Thị Huệ B20DCTM034
Nguyễn Ngọc Lan B20DCTM041
Trần Thị Hằng B20DCTM027
Nguyễn Mạnh Cường B20DCTM014
Nguyễn Công Minh B20DCTM056
Trần Đức Lượng B20DCTM051
Nguyễn Việt Hùng B20DCTM036

23

You might also like