You are on page 1of 52

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------c&d------

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: ĐÀM PHÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA HÀN


QUỐC VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CỦA HÀN
QUỐC VỚI VIỆT NAM TRONG KINH DOANH

NHÓM:9

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 02 năm 2024

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG


1 THƯƠNG TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài: Tìm hiểu văn hóa đàm phán của Hàn Quốc và
phân tích mối quan hệ của Hàn Quốc với Việt Nam trong kinh doanh do cá
nhân/nhóm1 nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả bài làm của đề tài Tìm hiểu văn hóa đàm phán của Hàn Quốc và phân
tích mối quan hệ của Hàn Quốc với Việt Nam trong kinh doanh là trung thực và
không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lương Ngọc Phan

2
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công
Thương TP Hồ Chí Minh đã đưa môn học Đàm phán trong thương mại quốc tế vào
chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên
bộ môn – Cô Lê Thị Biên Thùy đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học môn
Đàm phán trong thương mại quốc tế của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều
kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những
kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Đàm phán trong thương mại quốc tế là môn học thú vị, vô cùng bổ ích
và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn
của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu
thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài
tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính
mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................9
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu......................................................................9
2.1. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................9
2.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................10
3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................10
5. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................10
5.1. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................10
5.2. Ý nghĩa lý luận................................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................11
1.1 Khái niệm đàm phán trong kinh doanh..........................................................11
1.2. Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán.......................................................11
1.3 Những điểm cần lưu ý, những sai lầm của đàm phán trong kinh doanh.....11
1.3.1 Cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi tiến hành đàm phán.........12
1.3.2 Thiếu kiên nhẫn, lắng nghe...........................................................................12
1.3.3 Thiếu thông tin, chuẩn bị..............................................................................12
1.3.4 Thiếu quản lý cảm xúc, không biết khi nào nên dừng lại.............................12
1.3.5 Thiếu lòng tin, tầm nhìn dài hạn...................................................................12
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đàm phán trong kinh doanh...............................12
1.4.1 Các yếu tố khách quan..................................................................................13
1.4.2 Các yếu tố chủ quan.....................................................................................13
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA HÀN QUỐC VÀ PHÂN TÍCH MỐI
QUAN HỆ CỦA HÀN QUỐC VỚI VIỆT NAM TRONG KINH DOANH..........15
2.1. Giới thiệu chung về đất nước Hàn Quốc........................................................15
2.1.1 Diện tích........................................................................................................15
2.1.2 Dân số...........................................................................................................15
2.1.3 Quốc kì..........................................................................................................15
2.1.4 Con người.....................................................................................................16
2.2 Văn hóa đàm phán của đất nước Hàn Quốc...................................................21
4
2.2.1 Hệ thống chính trị, pháp luật, môi trường kinh tế........................................21
2.2.2 Văn hóa.........................................................................................................23
2.2.3 Những đặc trưng trong đàm phán, sự khác biệt văn hóa với Việt Nam.......32
2.2.4 Những lưu ý và điều cần tránh khi đàm phán với Hàn Quốc.......................34
2.3 Mối quan hệ giữa Hàn quốc và Việt Nam trong kinh doanh........................35
2.3.1 Quan hệ về thương mại.................................................................................35
2.3.2 Về cán cân thương mại.................................................................................37
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI
LÀM ĂN VỚI ĐỐI TÁC HÀN QUỐC.....................................................................42
3.1 Trước khi đàm phán.........................................................................................42
3.1.1 Chuẩn bị tài liệu và thông tin về đối tác.......................................................42
3.1.2 Chuẩn bị địa điểm và thời gian....................................................................42
3.1.3 Chuẩn bị đội ngũ tham gia đàm phán..........................................................42
3.1.4 Chuẩn bị trang phục.....................................................................................43
3.1.5 Chuẩn bị quà.................................................................................................43
3.2 Trong đàm phán................................................................................................44
3.2.1 Mở đầu đàm phán.........................................................................................44
3.2.2 Trong đàm phán............................................................................................45
3.3 Sau khi đàm phán.............................................................................................48
KẾT LUẬN.................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................50

5
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Quốc kì Hàn Quốc...........................................................................................15
Hình 2: Hanbok trang phục truyền thống của Hàn Quốc............................................16
Hình 3: Kim chi............................................................................................................17
Hình 4: Nhạc tế lễ Jongmyo.........................................................................................18
Hình 5: Nhân sâm.........................................................................................................19
Hình 6: Văn hóa người Hàn tụ tập cùng gia đình, bạn bè cùng ăn uống....................20
Hình 7: Chân gà sốt cay...............................................................................................21
Hình 8: 5 khía cạnh văn hóa theo lí thuyết của Hofstede của Hàn Quốc và Việt Nam26
Hình 9: Nghi thức chào hỏi..........................................................................................26
Hình 10: Chào hỏi bắt tay............................................................................................27
Hình 11: Buổi tiệc trà ở Hàn Quốc..............................................................................28
Hình 12: Hoa Mugung..................................................................................................28
Hình 14: Nhân sâm.......................................................................................................29
Hình 15: Kim chi .........................................................................................................30
Hình 16: Hanbok..........................................................................................................30
Hình 17: Tín ngưỡng Nho giáo....................................................................................31
Hình 18: Nghệ thuật văn chương.................................................................................32
Hình 19:. Lũy kế tổng vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam từ năm 2017 đến nay.....36
Hình 20: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc.......................................37
Hình 21: Trang phục khi gặp đối tác Hàn Quốc..........................................................43
Hình 22: Quà tặng........................................................................................................44
Hình 23: Danh thiếp.....................................................................................................45

6
MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1. Các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc …………...…38
Bảng 2. Kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam ………………..….39

7
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh kinh tế phát triển, công nghệ thông tin, đàm phán trong kinh doanh
ngày càng đa dạng và phát huy tốt vai trò của nó. Đối với các nước đang phát triển
như Việt Nam, quá trình này tạo ra nhiều thuận lợi cho đất nước như thu hút vốn đầu
tư, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mở ra nhiều thị trường mới cho doanh
nghiệp Việt Nam.
Đàm phán không chỉ là môn khoa học mà còn là nghệ thuật. Hoạt động này đòi
hỏi yêu cầu cao hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay do sự khác biệt văn
hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những nét đặc trưng riêng về
văn hóa đã ảnh hưởng và hình thành nên văn hóa đàm phán giữa các quốc gia. Nghiên
cứu về văn hóa đàm phán của một quốc gia là điều không thể thiếu đối với các nhà
làm kinh doanh. Trong các quốc gia trên thế giới thì Hàn Quốc là đối tác thương mại
lớn của Việt Nam. Do đó, để đàm phán thành công, các doanh nghiệp cần có sự hiểu
biết về đặc trưng, thói quen, phong cách đàm phán của Hàn Quốc để có sự chuẩn bị
tốt nhất cho cuộc đàm phán và tránh được những rủi ro không đáng có gây ảnh hưởng
đến mối quan hệ giữa Hàn Quốc với Việt Nam và kết quả của cuộc đàm phán.
Việc nghiên cứu về “Tìm hiểu văn hóa đàm phán của Hàn Quốc” là một vấn đề
tất yếu cần được khai thác và làm rõ. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, và đó là lí
do Nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu văn hóa đàm phán của Hàn Quốc và
phân tích mối quan hệ của Hàn Quốc với Việt Nam trong kinh doanh”.

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu


2.1. Mục đích nghiên cứu
Trong thời đại toàn cầu hóa, việc giao lưu trao đổi hàng hóa với Hàn Quốc
được diễn ra mạnh mẽ. Ý thức được tầm quan trọng của việc hiểu văn hóa Hàn Quốc
để áp dụng vào các cuộc đàm phán là rất cần thiết. Tuy nhiên việc thực hiện áp dụng
vào thực tiễn vẫn còn hạn chế vì vậy hiểu rõ văn hóa đàm phán của Hàn Quốc và phân
tích mối quan hệ của Hàn Quốc và Việt Nam là rất quan trọng.
Bài nghiên cứu này thứ nhất là tìm hiểu các khái niệm cũng như nguyên tắc
đàm phán trong kinh doanh, thứ hai là văn hóa đàm phán của Hàn Quốc, và cuối cùng
là phân tích mối quan hệ của Hàn Quốc và Việt Nam trong kinh doanh. Từ đó đưa ra ý
nghĩa của việc tìm hiểu về văn hóa đàm phán của Hàn Quốc và đưa ra các đề xuất cho
Doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác với Hàn Quốc.

8
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà nhóm đề cập ở đây là nền văn hóa đàm phán của Hàn Quốc và
mối quan hệ của Hàn Quốc và Việt Nam trong kinh doanh, chủ yếu là những thông tin
kiến thức về các vấn đề được nghiên cứu, những bài học và ý nghĩa của nó.

3. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi không gian: nền văn hóa đàm phán của Hàn Quốc và mối quan hệ của
Hàn Quốc và Việt Nam.
Phạm vi thời gian: thời đại toàn cầu hóa ngày nay.

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc phân tích, tổng hợp lý thuyết về nền văn
hóa đàm phán của Hàn Quốc và mối quan hệ của Hàn Quốc và Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu dựa trên báo chí về nền văn hóa đàm phán của Hàn
Quốc và mối quan hệ của Hàn Quốc và Việt Nam.

5. Ý nghĩa của đề tài


5.1. Ý nghĩa thực tiễn
Bài nghiên cứu góp phần cung cấp những tài liệu cho công tác tìm hiểu nền văn
hóa đàm phán của Hàn Quốc và mối quan hệ của Hàn Quốc và Việt Nam. Ngoài ra
còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, giảng dạy và học
tập.
5.2. Ý nghĩa lý luận
Bài nghiên cứu góp phần bổ sung thêm các kiến thức liên quan đến vấn đề như
khái niệm, các đặc trưng về nền văn hóa đàm phán của Hàn Quốc và mối quan hệ của
Hàn Quốc và Việt Nam. Góp phần tổng kết những thực tiễn để đưa ra đề xuất cho
doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác với Hàn Quốc.

9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm đàm phán trong kinh doanh


Theo GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, “Đàm phán là hành vi và quá trình, mà
trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm
chung và những điểm còn bất đồng, để đi đến một thoả thuận thống nhất”.
Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là hành vi và quá trình, mà trong đó các
bên, có nền văn hóa khác nhau, tiến hành trao đổi, thảo luận về các mối quan tâm
chung và những điểm còn bất đồng để đi đến một thỏa thuận thống nhất.

1.2. Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán


Theo GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, muốn đàm phán thành công cần nắm vững
những nguyên tắc cơ bản sau:
Đàm phán là một việc làm tự nguyện, theo nghĩa bất cứ bên nào cũng có thể
thoái lui hay từ chối tham dự đàm phán vào bất cứ lúc nào.
Đàm phán chỉ có thể bắt đầu khi ít nhất có một bên muốn thay đổi thỏa thuận
hiện tại và tin rằng có thể đạt được một thỏa thuận mới thỏa mãn cả đôi bên.
Chỉ xảy ra đàm phán khi các bên hiểu rằng: sự việc chỉ được quyết định khi có
thỏa thuận chung, còn nếu sự việc có thể quyết định đơn phương bởi một bên thì
không cần xảy ra đàm phán.
Thời gian là một trong những yếu tố quyết định trong đàm phán. Thời gian có
ảnh hưởng to lớn đến tình hình đàm phán và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối
cùng của đàm phán.
Một cuộc đàm phán được coi là thành công không có nghĩa là phải giành thắng
lợi bằng mọi giá mà là đạt được điều mà cả hai bên đều mong muốn.
Phẩm chất, năng lực, kỹ năng, thái độ và tình cảm của những người ngồi trên
bàn đàm phán có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình đàm phán.

1.3 Những điểm cần lưu ý, những sai lầm của đàm phán trong kinh doanh
Kỹ năng then chốt mà nhiều người thường xem nhẹ đó là khả năng đàm phán
hiệu quả. Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh ngày càng trở nên vô cùng quan trọng,
khi áp lực bảo đảm thành công cho những giao dịch giữa các doanh nghiệp ngày càng
được chú trọng. Hậu quả của việc xem nhẹ vấn đề này là mất cơ hội kinh doanh, các
mối quan hệ nghèo nàn, hoặc thất bại trong kinh doanh. Sau đây là những điều cần lưu
ý để tránh mắc những sai lầm không đáng có trong kinh doanh.

10
1.3.1 Cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi tiến hành đàm phán
Đàm phán kinh doanh yêu cầu sự linh hoạt và sẵn lòng thay đổi quan điểm.
Thái độ cứng nhắc có thể làm mất đi khả năng tìm ra giải pháp tạo giá trị cho cả hai
bên. Một thái độ tích cực đi kèm với gương mặt rạng rỡ sẽ luôn nhanh chóng gây
được thiện cảm với đối tác, từ đó giúp dễ dàng đàm phán trong kinh doanh một cách
thành công ngoài mong đợi.
1.3.2 Thiếu kiên nhẫn, lắng nghe
Đàm phán kinh doanh thường kéo một thời gian dài và có thể gặp phải nhiều
khó khăn. Thiếu kiên nhẫn, không lắng nghe đối tác và không hiểu rõ quan điểm có
thể dẫn đến việc đánh mất cơ hội hoặc ký kết các thỏa thuận không đạt được sự hài
lòng. Đặt mình vào vị trí của đối tác và lắng nghe ý kiến, quan điểm của họ. Hiểu rõ
các quan tâm, nhu cầu và mục tiêu của đối tác sẽ giúp ta tìm ra những điểm chung và
xây dựng một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.
1.3.3 Thiếu thông tin, chuẩn bị
Không nắm vững thông tin về đối tác, thị trường và các yếu tố quan trọng khác
có thể gây mất cơ hội và làm mất đàm phán. Thay vào đó trước khi bắt đầu đàm phán
cần xác định được ai là những người sẽ làm việc cùng, đặc điểm tính cách khác nhau,
sản phẩm, dịch vụ, thị trường và các yếu tố liên quan.
1.3.4 Thiếu quản lý cảm xúc, không biết khi nào nên dừng lại
Đôi khi không thể đạt được một thỏa thuận hoặc đàm phán không đi theo
hướng mong muốn có thể gây ra căng thẳng và xung đột. Thiếu khả năng quản lý cảm
xúc có thể dẫn đến việc làm tổn thương quan hệ và tạo ra một môi trường không thuận
lợi cho việc đạt được thỏa thuận. Trong những trường hợp như vậy, quan trọng là biết
khi nào nên dừng lại và tìm cách khác để đạt được mục tiêu kinh doanh.
1.3.5 Thiếu lòng tin, tầm nhìn dài hạn
Sự thiếu lòng tin vào đối tác hoặc quá nhiều sự nghi ngờ có thể gây ra sự mất
mát trong quá trình đàm phán và không tạo được một môi trường tốt cho việc đạt
được thỏa thuận. Đàm phán kinh doanh nên nhìn xa hơn và tạo ra các thỏa thuận có
lợi cho cả hai bên trong tương lai. Thiếu tầm nhìn dài hạn có thể dẫn đến việc đạt
được các thỏa thuận ngắn hạn không bền vững.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đàm phán trong kinh doanh
Để có được một cuộc đàm phán thành công, không chỉ nhờ vào mỗi người đàm
phán mà còn nhiều yếu tố khác góp phần tạo nên thỏa thuận kinh doanh chất lượng
thành công, do đó sẽ xem xét đánh giá qua hai hình thức khách quan và chủ quan.

11
1.4.1 Các yếu tố khách quan
Các yếu tố kinh tế, bao gồm tình hình sản xuất và tiêu thụ, quan hệ cung cầu
trên thị trường, tình hình tăng trưởng hay suy thoái tình hình giá cả hay lạm phát.
Trong đó, cần chú ý đến tình hình cung cầu trên thị trường tại thời điểm đàm phán.
Nếu cung vượt quá cầu người mua sẽ dễ chiếm ưu thế và nếu cầu vượt cung, người
bán sẽ dễ nắm quyền quyết định hơn. Cung cầu là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới
khả năng mặc cả của mỗi bên.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ, tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
có thể ảnh hưởng đến sức mạnh đàm phán của mỗi bên. Nếu một bên có nguồn cung
cầu dồi dào hoặc nắm giữ thị phần lớn, họ có thể có lợi thế trong đàm phán.
Chính trị và pháp luật, các yếu tố chính trị và pháp luật có thể ảnh hưởng đến
quá trình đàm phán. Các quy định, chính sách, luật pháp và môi trường chính trị có
thể tạo ra cơ hội hoặc rào cản cho việc đàm phán. Nếu không hiểu biết về luật pháp
kinh doanh và tình hình chính trị có thể dẫn đến tranh chấp và sẽ thua thiệt trong quá
trình thực hiện hợp đồng giữa các loại thuế của các nước.
Văn hóa xã hội, sự khác biệt văn hóa và xã hội giữa các bên có thể ảnh hưởng
đến quá trình đàm phán. Các giá trị, thói quen, quy tắc xã hội và cách tiếp cận vấn đề
có thể khác nhau và gây ra khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận.
Thời gian và điều kiện, thời gian là yếu tố quan trọng trong quá trình đàm phán.
Áp lực về thời gian, thời gian phản hồi và sự linh hoạt trong lịch trình đàm phán có
thể ảnh hưởng đến quá trình và kết quả cuối cùng.
Địa điểm, địa điểm đàm phán cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình. Một môi
trường thoải mái, trung lập và thuận tiện có thể tạo điều kiện tốt hơn cho sự hợp tác và
đạt được thỏa thuận.
1.4.2 Các yếu tố chủ quan
Nội dung đàm phán, bao gồm các vấn đề được thảo luận và các điều khoản hợp
đồng là yếu tố quan trọng. Sự khác biệt trong quan điểm, mục tiêu, quan tâm và khả
năng đàm phán có thể tạo ra sự căng thẳng và khó khăn trong việc đạt được thỏa
thuận.
Năng lực của người đàm phán, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và sự chuẩn bị
của người đàm phán có thể ảnh hưởng đến quá trình đàm phán. Khả năng lắng nghe,
giao tiếp hiệu quả, thương lượng và giải quyết xung đột là những yếu tố quan trọng để
đạt được kết quả tốt trong đàm phán.
Thông tin trong đàm phán, đàm phán là quá trình trao đổi thông tin và thống
nhất chung giữa các bên. Thông tin được coi là tài sản quan trọng nhất trong quá trình
đàm phán. Nếu không có thông tin, người đàm phán sẽ gặp khó khăn và ở tình thế bất
lợi. Trong đàm phán thương mại, thường thì bên có nhiều thông tin hơn sẽ có kết quả

12
khả quan hơn. Đàm phán thương mại không đơn giản, mà nó là một quá trình bao gồm
việc tìm hiểu, thăm dò và cuối cùng là đối mặt để tiến hành đàm phán.
Quyền lực trong đàm phán, sức mạnh trong đàm phán là khả năng và tài năng
của các bên tham gia đàm phán để sử dụng và triển khai trong quá trình đàm phán.
Quyền lực có thể được hiểu là khả năng hoàn thành công việc hoặc điều khiển con
người, sự kiện và tình huống trong quá trình đàm phán được thể hiện thông qua sự uy
tín, cam kết, hứa hẹn, hợp pháp, chuyên môn, đồng cảm,... Các loại quyền lực khác
nhau có thể ảnh hưởng đến sự thành công và kết quả của đàm phán thương mại.
Quyền lực trong đàm phán là sức mạnh và khả năng của các bên tham gia để sử dụng
và ảnh hưởng đến quá trình đàm phán.
Những yếu tố trên cho thấy đàm phán trong kinh doanh là một quá trình phức
tạp và nhiều yếu tố có thể tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy cần cẩn trọng nâng
cao sự hiểu biết, kỹ năng đời sống và nhận thức về các yếu tố này để có thể giúp
người đàm phán thực hiện quá trình đàm phán hiệu quả hơn tạo ra kết quả như mong
đợi trong giao dịch.

13
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA HÀN QUỐC VÀ PHÂN TÍCH MỐI
QUAN HỆ CỦA HÀN QUỐC VỚI VIỆT NAM TRONG KINH DOANH

2.1. Giới thiệu chung về đất nước Hàn Quốc


2.1.1 Diện tích
Hàn Quốc là quốc gia nằm ở phía Đông Bắc của lục địa Châu Á. Diện tích của
Đại Hàn Dân Quốc khoảng 100.210 km2 với dân số 51.49 triệu người (2018). Hàn
Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên trải dài từ Bắc tới Nam với chiều dài 1.100 km.
Hàn Quốc có khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông.
2.1.2 Dân số
Dân số hiện tại của Hàn Quốc là 51.759.673 người vào ngày 28/01/2024
theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Hàn Quốc hiện chiếm 0,64% dân
số thế giới. Hàn Quốc đang đứng thứ 28 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số
các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Hàn Quốc là 532 người/km2. Với
tổng diện tích đất là 97.235 km2. 81,50% dân số sống ở thành thị (42.323.569
người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Hàn Quốc là 45,1 tuổi.
2.1.3 Quốc kì
Cờ Hàn Quốc được thiết kế theo tỉ lệ 2:3 tương ứng với chiều rộng và chiều
dài. Trong đó, kích thước đường kính của vòng thái cực là 1 và kích thước của 4 quẻ
bát quái thường đặt cân đối với họa tiết xung quanh.

Hình 1: Quốc kì Hàn Quốc


Nền cờ trắng đại diện cho sự thuần túy, tinh khiết
Vòng tròn thái cực đại diện cho sự tuần hoàn vĩnh cửu

14
Bốn quẻ bát quái tượng trưng cho sự phát triển liên tục
2.1.4 Con người
2.1.4.1 Văn hóa
Hàn Quốc là một đất nước sở hữu bề dày truyền thống đáng kinh ngạc. Trong
quá trình phát triển đất nước, những nét văn hóa vẫn được bảo tồn và hiện hữu trong
đời sống hàng ngày của người dân xứ sở kim chi. Sau đây là những nét đặc trưng văn
hóa luôn gắn liền với đất nước và người dân Hàn Quốc, nhắc đến Hàn Quốc là nhắc
đến những đặc trưng nổi bật này.
 Hanbok
Áo hanbok của phụ nữ gồm có một váy dài kiểu Trung Quốc và một áo vét
theo kiểu bolero “Jeogori”. Áo của đàn ông gồm có một áo khoác ngắn “Jeogori” và
quần “baji”. Cả hai bộ hanbok này đều có thể mặc với một áo choàng dài theo kiểu
tương tự gọi là “durumagi”. Ngày nay, người Hàn Quốc chủ yếu mặc Hanbok vào các
dịp lễ tết hoặc các lễ kỉ niệm như ngày cưới hoặc tang lễ.

Hình 2: Hanbok trang phục truyền thống của Hàn Quốc

15
 Kimchi và Bulgogi
Bulgogi, có nghĩa là thịt nướng, là món ăn phổ biến của người Hàn Quốc và
kimchi - món rau cải thảo muối có vị cay. Bulgogi được làm từ bất kì loại thịt nào,
mặc dù thịt bò và thịt lợn là loại thịt thường được dùng nhiều nhất. Gia vị là yếu tố
quan trọng quyết định sự thành công của món của bulgogi cũng như kimchi.

Hình 3: Kim chi


 Jongmyo Jeryea Nhạc tế lễ Jongmyo
Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Năm trong năm, hậu duệ của dòng tộc
Jeonju Yi, hoàng tộc thười Joseon (1392-1910), làm lễ thờ cúng tổ tiên tại đền
Jongmyo ở trung tâm Seoul. Mặc dù nghi lễ này được cử hành theo một nghi thức
ngắn gọn rất nhiều so với trước, nhưng có tới 19 loại nhạc cụ cổ điển, bao gồm chùm
chuông đá, chuông đồng, các loại trống, hòa nên âm thanh đặc biệt cho buổi lễ truyền
thống.

16
Hình 4: Nhạc tế lễ Jongmyo
2.1.4.2 Thói quen
 Cảm ơn và xin lỗi là điều dễ dàng
không chỉ cảm ơn người thân, bạn bè xung quanh mà cảm ơn người đi trước cố
nán lại giữ cửa cho mình. Bạn cảm ơn người bán hàng ở cửa hàng tiện ích sau khi mua
đồ.
Bên cạnh câu “Cảm ơn” và “Xin lỗi”, bạn còn bị lây thói quen cúi đầu của
người Hàn Quốc. Hành động cúi đầu thấp đến đâu còn phụ thuộc vào mức độ lịch sự,
địa vị xã hội, và thâm niên hoặc tuổi tác. Người trẻ tuổi hoặc bậc dưới phải cúi đầu
trước và đợi tiền bối chìa tay ra, họ dùng hai tay để đáp lại.
 Thói quen tẩm bổ bằng nhân sâm
Người Hàn Quốc rất quan tâm đến các từ khoá như: ẩm thực xanh, thực phẩm
chức năng, chống ung thư, giảm cân, sống khoẻ… nên họ rất nhanh nhạy với các xu
thế chăm sóc sức khoẻ trên thế giới. Vì ở xứ trồng sâm nên bạn cũng sẽ học được thói
quen tự chăm sóc sức khoẻ bản thân khi dùng các sản phẩm đặc trưng của Hàn Quốc
như nhân sâm và nấm linh chi.

17
Người Hàn Quốc không chỉ chế biến nhân sâm làm thuốc bổ, rất nhiều món ăn
và đồ uống cũng có sâm vừa ngon vừa bổ. Chẳng hạn như món gà hầm sâm nổi tiếng
và trà sâm mật ong. Và nếu bạn ghé thăm lễ hội nhân sâm lớn nhất thế giới ở
Geumsan mỗi độ thu về thì 99% các món ăn ở đây đều tẩm sâm.

Hình 5: Nhân sâm


 Biết học cách kết nối
Sang Hàn sinh sống, bạn mới nhận thấy được rõ tầm quan trọng của bữa cơm
mẹ nấu. Những buổi tối quây quần bên gia đình có ý nghĩa như thế nào. Có một khung
cảnh rất cảm động là vào thời khắc giao thừa, những ai ở lại Hàn Quốc ai cũng ôm
khư khư chiếc điện thoại để gọi điện về chúc Tết gia đình. Chỉ cần nghe thấy giọng
nói của những người thân yêu là ta sẽ thấy hạnh phúc và có thêm nhiều rất nhiều động
lực.
2.1.4.3 Sở thích
Người Hàn Quốc thích gặp gỡ bạn bè và họ hàng để ăn uống, và thích tổ chức
các cuộc tụ họp như vậy ở nhà.
Khi người Hàn Quốc đến nhà hàng, rất hiếm khi mọi người góp tiền cùng thanh
toán. Thường thì người già nhất sẽ trả tiền cho tất cả. Văn hoá đãi tiệc và ẩm thực của

18
Hàn Quốc rất độc đáo, đặc biệt là văn hoá uống cùng đồng nghiệp và bạn bè rất phát
triển.

Hình 6: Văn hóa người Hàn tụ tập cùng gia đình, bạn bè cùng ăn uống
 Người Hàn Quốc rất yêu thích thể thao và rèn luyện sức khỏe
Đến với đất nước Hàn Quốc, du khách sẽ thấy người dân đang tập đi bộ, trượt
ván, đi xe đạp trong các công viên thành phố. Những môn thể thao phổ biến nhất ngày
nay là bóng đá, bóng chày, cầu lông, võ thuật…
Nhiều người yêu thích những bộ môn thể thao cổ truyền như bắn cung Gungdo
và vẫn duy trì bộ môn này cho đến ngày nay.
 Hàn Quốc cực kỳ thích ăn cay
Với người dân Hàn Quốc, ớt còn được xem là biểu tượng của sức mạnh, giúp
tránh xa bệnh tật cũng như những thảm hoạ. Theo quan niệm của văn hoá phương
Đông, màu đỏ được xem là màu của sức mạnh.
Nghe có vẻ khá lạ lùng, xong có nhiều ý kiến cho rằng người Hàn Quốc ăn cay
là để giải toả stress. Người Hàn tìm hiểu cách đối phó với áp lực này bằng nghe nhạc,
chơi thể thao cho đến ăn những món cay xè lưỡi. Ăn cay tạo cảm giác “đau” và “nóng
cháy” trong miệng, được xem là cách “Đánh lạc hướng”, giúp người ta tạm quên đi
những lo toan và áp lực. Đồng thời, ăn cay cũng giúp cơ thể sản xuất ra endorphin, có
tác dụng thư giãn cơ thể. Có lẽ, vì lý do này mà những món ăn cay lại được sử dụng
phổ biến đến thế.

19
Tại các thành phố lớn của Hàn Quốc, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những cửa
hàng gà cay san sát nhau. Thành phố Suwon tỉnh Gyeonggi còn có “Con đường gà
cay”. Trên những đường phố lớn, bạn cũng có thể bắt gặp các xe đẩy món ăn vặt như
bánh gạo cay, lẩu cay rất phổ biến.

Hình 7: Chân gà sốt cay

2.2 Văn hóa đàm phán của đất nước Hàn Quốc
2.2.1 Hệ thống chính trị, pháp luật, môi trường kinh tế
 Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị của Hàn Quốc diễn ra trong khuôn khổ một nước cộng
hòa dân chủ đại nghị Tổng thống, theo đó Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, và
một hệ thống hai đảng. Quyền hành pháp được thực thi bởi chính phủ. Quyền lập
pháp được trao cho cả chính phủ và Quốc hội. Hệ thống hai đảng hay hệ thống lưỡng
đảng: 1 hệ thống đảng phái chứa 2 đảng chính cầm quyền chính phủ. Một trong 2
đảng sẽ giữ quyền chủ yếu trong quốc hội và thường được xem là đảng cầm quyền và
đảng còn lại được gọi là đảng đối lập.
Bao gồm 2 chính đảng lớn:
 Đảng Dân chủ Hàn Quốc (DPK): sáp nhập từ Đảng Dân chủ và Đảng
Tầm nhìn Chính trị Mới từ 2014 – Chủ nghĩa tự do xã hội
 Đảng sức mạnh quốc dân: tên cũ là Đảng Thế giới mới – Chủ nghĩa bảo
thủ

20
Cấu trúc của chính phủ Hàn Quốc được xác định bởi Hiến pháp. Giống như
nhiều quốc gia dân chủ khác, Hàn Quốc có một hệ thống chính phủ được chia thành
ba nhánh tách biệt: hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Hành pháp: Đứng đầu nhánh hành pháp là Tổng thống. Tổng thống được bầu
cử trực tiếp bởi người dân, và là thành viên duy nhất được bầu của hành pháp quốc
gia. Tổng thống phục vụ cho một nhiệm kỳ năm năm; và không được tái cử. Bao gồm:
Nhà Xanh (dinh thự Tổng thống), Nội các Hàn quốc, Các bộ ở Hàn Quốc và Các Cơ
quan độc lập.
Lập pháp: có nhiều tên gọi khác nhau, phổ biến nhất là nghị viện và quốc hội
(lưỡng viện), mặc dù những tên này có nhiều nghĩa đặc trưng khác nữa. Trong hệ
thống nghị viện của chính phủ, cơ quan lập pháp là cơ quan tối cao chính thức và chỉ
định cơ quan hành pháp. Ở hệ thống tổng thống, cơ quan lập pháp được xem là phân
nhánh quyền lực tương đương và độc lập với cơ quan hành pháp. Ngoài việc ban hành
luật ra, cơ quan lập pháp còn có quyền tăng thuế, thông qua ngân sách và các khoản
chi tiêu khác.
Tư pháp: Hàn Quốc có hệ thống pháp luật thuộc hệ châu Âu lục địa (hệ luật
thành văn), tuy nhiên chịu ảnh hưởng về nội dung khá nhiều của pháp luật Hoa Kỳ.
Chính vì thế, có thể xem đây là một hệ thống pháp luật mang tính “hỗn hợp” với các
yếu tố pháp luật bản địa (Hàn Quốc) cùng yếu tố du nhập từ pháp luật Trung Quốc cổ
đại, pháp luật châu Âu lục địa và pháp luật Anh-Mỹ. Hệ thống tư pháp Hàn Quốc gồm
ba cấp xét xử, Tòa án địa phương, Tòa án cấp cao và Tòa án tối cao.
 Pháp luật
Luật của Hàn Quốc tạo bởi sự kết hợp giữa hệ thống luật dân sự Châu Âu, luật
Anh - Mỹ và những tư tưởng cổ điển của Trung Quốc và vẫn chưa chấp nhận phạm vi
xét xử bắt buộc của Toà án Quốc Tế vì Công lý (ICJ). Hiến pháp Hàn Quốc được
thông qua lần đầu tiên vào ngày 17-7-1948.
Trải qua những biến động lớn về chính trị trong quá trình xây dựng dân chủ,
Hiến pháp đã được sửa lại chín lần, lần sửa đổi cuối cùng vào ngày 29-10-1987. Hiến
pháp hiện nay tiêu biểu cho những tiến bộ lớn trong bước đi hướng tới một nền dân
chủ hóa thực sự ở nước này
Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 107 Đường
Nguyễn Du, Quận 1, TP.HCM.
 Môi trường kinh tế
Đứng thứ 10 trong số các cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới và thứ 4 ở châu
Á trong năm 2022, Hàn Quốc nổi tiếng với sự vươn lên ngoạn mục từ một trong
những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một quốc gia phát triển, có thu nhập cao chỉ
trong một giai đoạn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, Hàn

21
Quốc đã duy trì nền kinh tế ổn định và thậm chí còn có tốc độ tăng trưởng kinh tế
trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn tăng trưởng tồi tệ nhất
trong hơn nửa thế kỷ vào năm 2020, bị vùi dập bởi sự suy thoái kinh tế của Trung
Quốc và những bất ổn trong cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington, và
những tác động toàn cầu của đại dịch Covid-19.
Trong năm 2020 và 2021, chính phủ đã làm việc chăm chỉ để thúc đẩy nền kinh
tế thông qua chi tiêu tài khóa đặc biệt đối với nền kinh tế và kết quả dữ liệu việc làm
cho thấy sự cải thiện cả về số lượng việc làm và tình trạng việc làm. Cơ cấu các biện
pháp cho đổi mới công nghiệp đã được hoàn thành, bao gồm các kế hoạch tái cấu trúc
sản xuất và dịch vụ, phát triển các ngành công nghiệp cốt lõi mới của dữ liệu, mạng và
AI, đồng thời thúc đẩy ba ngành công nghiệp hứa hẹn mới là hệ thống chip, sức khỏe
sinh học và ô tô trong tương lai.
Trong trung và dài hạn, Hàn Quốc sẽ chi nhiều hơn để chuẩn bị các biện pháp
nhằm giải quyết tỷ lệ sinh thấp, người già nghèo và việc làm thấp ở phụ nữ.
Lĩnh vực công nghiệp chính:
 Công nghiệp: đất nước đã dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển và
đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển phần lớn từ nông
thôn, quốc gia nông nghiệp thành quốc gia thành thị, quốc gia công
nghiệp với các ngành công nghiệp chính bao gồm dệt may, thép, sản
xuất ô tô, đóng tàu và điện tử => Hàn Quốc là nhà sản xuất chất bán
dẫn lớn nhất thế giới.
 Nông nghiệp: lĩnh vực này của Hàn Quốc chỉ đóng góp không đáng kể
vào GDP của đất nước
 Dịch vụ: ngành kinh tế lớn nhất và phát triển nhanh nhất, chiếm 57,1%
GDP, ngoài ra du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh ở đất
nước này.
2.2.2 Văn hóa
UNESCO định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể
những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của
một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá
trị, những tập tục và những tín ngưỡng.”
 Giá trị
Người Hàn Quốc rất tôn trọng các giá trị truyền thống, giá trị văn hoá (gồm cả
giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể) và các giá trị này hầu như đều có liên quan tới
tôn giáo đặc biệt là Nho giáo. Cách xưng hô, chào hỏi, những giá trị đạo đức, tôn ti
trật tự, tục mừng tuổi, nghi lễ kết hôn truyền thống, lễ thượng thọ, nghi lễ tang ma..
22
Theo Hofstede's Cultural Dimensions Theory - Lí thuyết văn hóa đa chiều của
Hofstede là một khuôn khổ được sử dụng để hiểu sự khác biệt giữa văn hóa của các
quốc gia và phân biệt cách thức kinh doanh giữa các nền văn hóa khác nhau.
Nói cách khác, lí thuyết này tạo ra khuôn khổ để phân biệt các nền văn hóa
quốc gia khác nhau, các khía cạnh của văn hóa và tác động của chúng đối với việc
kinh doanh.

Có 5 khía cạnh văn hóa theo lí thuyết của Hofstede đó là:

1. Yếu tố khoảng cách quyền lực – Power Distance: Yếu tố này thể hiện việc
phân tầng giai cấp trong một xã hội, mọi người hầu như chấp nhận sự khác biệt về vị
trí của nhau trong xã hội. Ta có thể thấy rằng, chỉ số này ở Hàn Quốc và Việt Nam
mức trung bình và không chênh lệch nhiều. Ví dụ đối với Hàn Quốc, quan hệ giữa
lãnh đạo và nhân viên là quan hệ theo chiều dọc, từ trên xuống; mang tính độc đoán
gia trưởng cao, nhấn mạnh quyền uy của người lãnh đạo và sự phục tùng tuyệt đối của
nhân viên. Mọi quyền hành đều nắm trong tay người đứng đầu, còn nhân viên chỉ biết
thực hiện. Cách trao đổi giao tiếp giữa nhân viên với lãnh đạo là giao tiếp “một
chiều”, nhiều mệnh lệnh, chỉ thị từ trên xuống mà ít báo cáo, đề nghị, hỏi đáp từ cấp
dưới lên trên. Còn với ở Việt Nam cũng tương tự như thế, truyền thống tôn sư trọng
đạo, học sinh thể hiện sự tôn kính với thầy cô và có xu hướng không phản biện sự
giảng dạy của thầy cô. Quan hệ nhân viên cấp dưới và quản lí cũng như vậy.

2. Yếu tố chủ nghĩa cá nhân/tập thể – Individualism/Collectivism: yếu tố này


thì nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể, xem trọng sự cam kết trong dài hạn và lòng
trung thành. Trong một xã hội như vậy sẽ thúc đẩy việc xây dựng và duy trì mối quan
hệ, nơi mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với tập thể của mình. Đây cũng là xã hội mà
sự lên án đối với hành vi phạm tội sẽ rất gay gắt bởi nó ảnh hưởng đến tập thể. Có thể
nói, người Hàn Quốc họ coi trọng việc đạt được lợi ích nhóm hơn lợi ích cá nhân.
Trung bình, mức độ của xu hướng tập thể của họ cao hơn so với những người trong xã
hội cá nhân. Họ luôn hành động vì lợi ích nhóm và hạn chế việc theo đuổi lợi ích cá
nhân. Mục tiêu là tạo ra một xã hội hài hòa mà cuối cùng sẽ có lợi cho tất cả mọi
người. Ở Việt Nam thể hiện tính tập thể theo chủ nghĩa cộng đồng, láng giềng, không
giống với Hàn Quốc là họ theo hướng tới chủ nghĩa gia đình hay tập thể nhiều hơn.
. Yếu tố nam tính/nữ tính - Masculinity/Femininity: Đây là yếu tố về Nam
quyền/Nữ quyền. Nam quyền đại diện cho sự quyết đoán, tự tin, và coi trọng thành
tích. Còn Nữ quyền thể hiện sự khiêm tốn, mềm dịu, đảm bảo chất lượng cuộc sống,
và hướng tới sự đồng thuận hơn. Ở cả Hàn Quốc và Việt Nam chỉ số cho yếu tố này

23
đều thấp, nghĩa là cả hai nền văn hóa đều đậm Nữ tính, nghĩa là coi trọng tình cảm,
quan trọng chất lượng cuộc sống hơn thành công vật chất. Bản chất tập thể của người
Hàn Quốc có nghĩa là họ luôn quan tâm đến nhau, khía cạnh của sự chăm sóc thể hiện
rõ ràng ở cấp độ gia đình vì con cái được giao nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ. Trong môi
trường công ty, làm việc cùng nhau được đề cao hơn là nỗ lực cạnh tranh giữa các cá
nhân. Vì thế, việc quản lý cũng đặt trọng tâm vào sự đồng nhất ý kiến trong quá trình
ra quyết định quan trọng. Các tổ chức hướng tới việc cung cấp cho nhân viên của họ
những ưu đãi như lịch trình làm việc linh hoạt để họ có thể thực hiện công việc một
cách dễ dàng. Còn với Việt Nam thì vẫn chưa xây dựng được quá trình phát triển
chuyên nghiệp ở mức độ cạnh tranh giữa các cá nhân hay xây dựng được bầu không
khí trong doanh nghiệp như là một gia đình.

4. Yếu tố mong muốn tránh bất định – Uncertainty Avoidance: Là yếu tố mà


những cá nhân trong một nền văn hóa có yếu tố chấp nhận rủi ro sẽ duy trì một thái độ
thoải mái đối với các quy tắc. Do đó sự sai lệch so với chuẩn bị sẽ dễ dàng được chấp
nhận trong xã hội này bởi họ tin rằng mọi thứ đều có tính tương đối. Yếu tố hạn chế
rủi ro tại Hàn Quốc thì chiếm 85 điểm cho khía cạnh này, nghĩa là họ cảm thấy lo lắng
bởi những tình huống mơ hồ và luôn cố gắng đặt mọi thứ trong tầm kiểm soát của
mình như trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc thì các quy định, nội quy, quy trình
hoạt động, sự mô tả chức trách, công việc cụ thể của từng vị trí nhân sự rất cụ thể,
chính xác, và rất chặt chẽ. Còn với Việt Nam có số điểm khoảng 30, điều này chứng
tỏ Việt Nam là quốc gia có xu hướng chấp nhận rủi ro hơn. Đồng nghĩa với việc Việt
Nam sẽ duy trì một thái độ thoải mái với thực tế hơn nguyên tắc, sự sai lệch so với
chuẩn mực cũng dễ dàng chấp nhận hơn.
. Yếu tố định hướng dài hạn – Long Term Orientation: Những quốc gia mang
đặc điểm văn hóa định hướng dài hạn sẽ thường duy trì các truyền thống và chuẩn
mực xã hội, và e dè với sự thay đổi quá nhanh của xã hội. Sự chênh lệch ở yếu tố này
giữa Hàn Quốc và Việt Nam là khá lớn, Hàn Quốc họ muốn nỗ lực trong sự tìm kiếm
với những gì mới mẻ để tạo ra một sự thay đổi dễ dàng hòa nhập trong tương lai. Ví
dụ như văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc nhắm tới những mục tiêu dài hạn, như phát
triển nguồn nhân lực, đóng góp xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và đặc biệt họ rất
chú trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nghề cho nhân viên. Nhưng
đối với Việt Nam thì ngược lại, thường sẽ có thiên hướng duy trì với những gì thuộc
về truyền thống, chưa có sự thích nghi nhanh với sự thay đổi bên ngoài và thường
hướng chung về mục tiêu ngắn hạn trước mắt hơn là dài hạn.

24
Khoảng Mong muốn Định
cách Chủ nghĩa Nam tính tránh bất hướng
quyền lực cá nhân định dài hạn

Hình 8: 5 khía cạnh văn hóa theo lí thuyết của Hofstede của Hàn Quốc và Việt
Nam
Nguồn:https://www.hofstede-insights.com/country-comparison-tool?
countries=south+korea%2Cvietnam
 Nghi thức:
 Giao tiếp, chào hỏi: Người Hàn Quốc đặc biệt coi trọng văn hóa chào
hỏi

25
Hình 9: Nghi thức chào hỏi

Hình 10: Chào hỏi bắt tay


Đối với những người lớn tuổi hơn hoặc người có địa vị cao hơn thì đầu tiên,
người Hàn sẽ cúi đầu hoặc gật đầu nhẹ. Cái cúi đầu này để thể hiện lòng kính trọng.
Sau khi cúi đầu, họ thường nói những câu nói quen thuộc như: "annyeonghaseyo",
"annyeonghashimnika" có nghĩa là “Xin chào, bạn có khỏe không?” hoặc
"gamsahamnida" có nghĩa là “Xin cám ơn”. Tư thế cúi đầu “chuẩn Hàn Quốc” là đứng
thẳng, phần đầu gối khép lại với nhau và cúi thấp người từ phần thắt lưng trở lên. Lưu
ý là vừa cúi đầu chào vừa kèm theo một nụ cười tươi.
Đối với trường hợp gặp gỡ đối tác, bạn bè mà cần trao danh thiếp, người Hàn
Quốc sẽ vừa cúi đầu chào nhau vừa trao hoặc nhận danh thiếp bằng hai tay.
Khi người khác cúi đầu chào mình, nhất định không được quên cúi đầu chào
lại, trừ khi bạn có vị trí cao hơn hoặc là bậc trưởng bối của đối phương. Điều đặc biệt
trong văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc là người phụ nữ không bao giờ là người
chủ động bắt tay trước.
Người Hàn Quốc sử dụng kính ngữ ở bất kỳ nơi đâu hay trong bất kỳ hoàn
cảnh nào. Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình hoặc có cấp bậc cao hơn
mình của người Hàn Quốc là nói chuyện với tông giọng nhỏ, dễ gần; đồng thời hơi cúi
mình xuống để người đối diện không phải ngước lên nhìn mình. Khi gặp người lớn
tuổi, bạn nên dành một chút thời gian hỏi thăm tình hình của họ bằng các câu hỏi liên

26
quan đến sức khỏe, hay những câu khen ngợi về trang phục của họ. Đặc biệt, không
nhìn chằm chằm vào người khác; không đụng chạm vào người khác, trừ bắt tay.
 Phong cách mời nước, trà
Người Hàn Quốc sẽ chú ý rót đầy nước cho người lớn tuổi trước khi rót cho
mình. Đây là cách thể hiện phép lịch sự và sự kính trọng. Ngoài ra, trong một cuộc
gặp mặt, hãy chú ý rót nước cho người khác nếu cốc của họ đã hết. Tương tự, bạn sẽ
được người khác rót nước cho khi hết.
Một buổi tiệc trà của Hàn Quốc được thực hiện theo nguyên tắc của bốn điều:
“Hoà – Kính – Thanh – Tịnh”. Khách phải chờ chủ nhà nâng chén trước rồi mới nâng
chén của mình sau tượng trưng cho một lời cảm tạ sự tiếp đón của chủ nhà. Khi dùng
trà, cầm chén quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng thức
hương trà. Sau đó, tay che miệng, chậm rãi hớp một ngụm nhỏ, nuốt khẽ cho hương
trà thoát ra đằng mũi, đồng thời đọng lại một phần trong cổ họng, nuốt nước bọt tiếp
lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận.

Hình 11: Buổi tiệc trà ở Hàn Quốc


 Biểu tượng: Hoa Mugung, trà đạo Hanbok, kim chi, nhân sâm,…

27
Hình 12: Hoa Mugung

Hình 13: Trà đạo

Hình 14: Nhân sâm

28
Hình 15: Kim chi

Hình 16: Hanbok


 Tín ngưỡng
Ở Hàn Quốc, không có tôn giáo nào được đặt lên trên so với những tôn giáo
khác, các tôn giáo này bình đẳng với nhau, chi phối lẫn nhau, trau dồi cho nhau và tồn
tại song song, hài hòa với những tín ngưỡng dân gian nổi bật: Phật giáo, Thiên Chúa

29
giáo, Nho giáo,.. Ngoài ra, theo tín ngưỡng truyền thống, dân tộc Hàn cũng tôn thờ khá
nhiều vị thần, hoặc họ còn quan niệm rằng các bậc tổ tiên đã khuất trong dòng tộc cũng
luôn luôn che chở phù hộ cho con cháu. Vì vậy nên vào những dịp đặc biệt như lễ tết hay
sinh nhật, họ thường làm cỗ dâng cúng các vị thần và cầu khấn phước lộc.

Hình 17: Tín ngưỡng Nho giáo


 Nghệ thuật và văn chương
Nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc được đánh giá cao về tính nghệ thuật,
sự độc đáo cũng như nét đặc trưng mang đậm nét truyền thống của người dân “xứ sở
kim chi” như là dân ca Arirang, dân ca Ganggang sullae, dân ca tự sự của người con
dâu, các hình thức Muga (bài ca trong nghi lễ pháp sư), kich múa mặt nạ, … Khi
không thể không kể đến hát kể “Pansori”- là hình thức nghệ thuật tổng hợp được diễn
ra thông qua việc kể lại chuyện bằng lời ca giữa một người đánh trống và một người
hát, với tiêu biểu là năm trường đoạn nổi tiếng như Heungbuga, Chunhyangga,
Simcheongga, Jeokbyeokga, Sugungga. Pansori không chỉ là di sản văn hóa phi vật
thể số 5 của Hàn Quốc, và còn được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể thế giới
vào năm 2003.
Ngoài ra, không chỉ những nghệ thuật truyền thống mà còn có những nghệ
thuật đương đại cũng đang bùng nổ trong nhiều năm qua lẫn trong nước và ngoài
nước, hay còn được gọi là “làn sóng Hàn Quốc” (Hallyu). Làn sóng Hàn Quốc bao
trùm nhận thức toàn cầu về các khía cạnh khác nhau của văn hóa Hàn Quốc bao gồm
phim điện ảnh và phim truyền hình, K-pop, manhwa, tiếng Hàn và ẩm thực Hàn Quốc.
Nhà khoa học chính trị người Mỹ Joseph Nye định nghĩa làn sóng Hàn Quốc là "sự
phổ biến ngày càng tăng của tất cả mọi thứ đến từ Hàn Quốc, từ thời trang, phim ảnh
đến âm nhạc và ẩm thực”.

30
Đến với văn chương, văn học dân gian Hàn Quốc phong phú, đa dạng về số
lượng và thể loại. Theo Viện nghiên cứu Trung ương Hàn Quốc đã thực hiện cuộc
điều tra và sưu tập quy mô lớn toàn quốc đã ghi chép lại có 15.107 truyện kể dân gian,
6.187 bài dân ca, 376 tác phẩm muga và 21 tác phẩm thuộc các thể loại khác.

Hình 18: Nghệ thuật văn chương


2.2.3 Những đặc trưng trong đàm phán, sự khác biệt văn hóa với Việt Nam
 Đặc trưng trong đàm phán của Hàn Quốc
Cách thức xưng hô giống như tên của người Việt, tên người Hàn cũng được cấu
tạo từ 3 từ: họ của gia đình, 2 từ tiếp theo là tên (1 trong 2 từ là từ chỉ thế hệ). Hãy sử
dụng Ms/Mr cùng với họ gia đình khi xưng hô với đối tác. Nếu đối tác có chức danh
về học vấn thì gọi họ theo cách sau: chức danh học vấn + họ gia đình. Không nên gọi
tên đối tác cho đến khi họ đề nghị bạn làm vậy. Khi giới thiệu, nên bắt tay hoặc cúi
đầu chào. Một số người Hàn không thích bắt tay nên hãy chờ họ chủ động trước rồi
đáp lại.

Trong đàm phán: Đối với người Hàn Quốc, đàm phán được coi là một phần của
mối quan hệ hơn các điều khoản cụ thể của một thỏa thuận được viết ra trên giấy. Một
hợp đồng bằng văn bản của người Hàn Quốc không nhất thiết được coi là ràng buộc
hoặc quan trọng như phương Tây. Đối với suy nghĩ của họ, xây dựng mối quan hệ cá
nhân lâu dài và tin cậy đóng vai trò khá quan trọng. Nếu như những đối tác từ nền văn
hóa khác cho rằng mối quan hệ lâu dài dần dần sẽ có trong quá trình kinh doanh thì
người Hàn Quốc lại luôn muốn thực hiện ngay khi bắt đầu gặp gỡ. Suy cho cùng,
người Hàn Quốc nhấn mạnh vào việc phát triển mối quan hệ cá nhân và các khoản đầu

31
tư vào việc xây dựng mối quan hệ trả trước này sẽ là một trong những chiến lược
thương lượng mạnh mẽ nhất.

Chia sẻ thông tin: Người Hàn Quốc giành khá nhiều thời gian vào việc thu thập
thông tin và bàn bạc chi tiết trước khi bước vào giai đoạn thương lượng giá. Trong
giai đoạn này họ sẽ cố tìm ra điểm yếu của đối tác. Người Hàn Quốc không thoải mái
trong việc chia sẻ thông tin vì họ cho rằng bí mật thông tin là một lợi thế trong đàm
phán. Lưu ý thông tin họ cung cấp có thể không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, nếu
bạn đã tạo được lòng tin với họ thì có thể họ sẽ chia sẻ những thông tin đáng tin cậy
hơn.

Tốc độ đàm phán: Người Hàn Quốc thường thích phong cách làm nhiều việc
cùng một lúc. Họ có thói quen theo đuổi nhiều mục tiêu và nhiều hạng mục trong cùng
một thời điểm. Trong quá trình đàm phán, họ thường bàn bạc các vấn đề không theo
trật tự đã định trước. Họ thường mặc cả và thương lượng giá cả nhiều mặt hàng cùng
một lúc trong quá trình đàm phán. Họ không có thói quen quay lại thảo luận những
vấn đề mà trước đó hai bên đã thống nhất. Ngoài ra, họ cũng hay đột nhiên gọi điện
thoại hoặc đi dự những buổi họp bất thường khi cuộc đàm phán đang đến giai đoạn
mấu chốt.

Quan niệm phụ nữ trong kinh doanh: Hầu hết người Hàn Quốc cho rằng đàn
ông có quyền đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, phụ nữ châu Âu thường được tôn
trọng hơn so với phụ nữ châu Á. Nếu bạn là nữ, bạn nên nhấn mạnh tầm quan trọng
của công ty bạn và vai trò của mình trong đó. Thư giới thiệu hoặc lời ủy quyền từ một
người có chức quyền trong doanh nghiệp của bạn sẽ giúp bạn nhiều hơn khi đàm
phán. Bạn phải thật cẩn trọng khi thể hiện sự tự tin và quyết đoán của mình, đừng quá
xông xáo và niềm nở khi trao đổi với đối tác.
 Đặc trưng trong đàm phán của Việt Nam
Thái độ: lịch sự, kiên nhẫn, và trong mắt của đối tác Việt Nam bất kỳ dấu hiệu
nào của sự giận dữ và kiêu ngạo sẽ làm bạn "mất điểm " mạnh. Tại buổi đàm phán
phải tính đến thực tế là người Việt Nam không muốn nói không và không thừa nhận
nếu họ không hiểu điều gì đó. Do đó, câu trả lời "có thể có" cần phải được diễn giải là
"có thể không" và "có thể" nghĩa là "chắc chắn không". Cần phải có những "câu hỏi
kiểm tra " kín đáo và ngoại giao để chính minh rằng đối tác đã hiểu rõ ý tưởng của
bạn. Chắc chắn bạn phải tính trước là thời gian của các cuộc đàm phán sẽ kéo dài hơn
bình thường so với ở châu Âu.
Sự mê tín: Thời điểm không thích hợp tổ chức cuộc đàm phán là ngày lễ chính
của Việt Nam - Tết Nguyên Đán, khi mà gia đình là điều quan trọng nhất không ngoại
lệ cho người Việt Nam.

32
Giới thiệu và trao đổi danh thiếp: Với những người quan trọng thì nên đưa
danh thiếp bằng cả hai tay, trong mọi trường hợp phải đưa và nhận danh thiếp từ tay
đến tay và không được "ném" danh thiếp trên bàn. Mặc dù từ phía Việt Nam không
phải lúc nào tất cả những người có mặt đều nhận được danh thiếp nhưng bạn nên đưa
danh thiếp của mình cho tất cả mọi người. Bạn sẽ thể hiện được sự tôn trọng mong đợi
nếu bạn đọc tên đầy đủ và chức năng của người quan trọng ghi trên danh thiếp được
cung cấp. Họ thường được in đầu tiên trên danh thiếp sau đó là tên. Vì nhiều người
Việt Nam có cùng họ, nên chúng ta xưng hô theo tên và thêm ông / bà. Học vị chủ
yếu được sử dụng trong các cấp ngành y tế hoặc học thuật (Tiến sĩ, Giáo sư, v.v).
Thời gian: Do phong cách làm việc ổn định và yên tĩnh nên bạn hãy sắp xếp
cuộc họp ở Việt Nam từ 9 giờ sáng và từ 2 giờ - 3 giờ chiều, mặc dù đối tác có thể gợi
ý để cuộc họp diễn ra vào thời điểm khác (muộn hơn). Mới đây thôi ở Việt Nam vẫn
làm việc vào ngày thứ bảy, nhưng bây giờ thì thời gian này được coi là riêng tư, vì vậy
cuộc họp vào ngày thứ bảy chỉ có thể được đề xuất ra từ phía đối tác Việt Nam.
Trong các buổi gặp gỡ chính thức: Giữa những người đàm phán thường có
khoảng cách đáng kể ngoại lệ dành cho những người đứng đầu phái đoàn, họ thường
ngồi cạnh nhau ở phía đầu phòng họp. Khi giới thiệu nên bắt tay một chút còn lại
trong giao tiếp không cần tiếp xúc cơ thể. Đặc biệt việc chạm vào đầu là điều cấm kị.
Hãy coi chừng việc ngồi với chân bắt chéo. Nếu mũi chân hướng đến đối tác của bạn,
thì đó có thể được coi là sự thô lỗ. Nếu bạn để tay chéo, hoặc nếu bạn đặt tay lên
hông, thì đối tác của bạn có thể cho rằng bạn đang tức giận.
Mối quan hệ: Các thương lượng đôi khi không dựa trên hợp đồng mà bằng
cách tạo dựng các mối quan hệ, từ đó phát triển sự tin tưởng để làm ăn. Đa phần
doanh nhân Việt chọn cách ký một bản ghi nhớ trước khi có được hợp đồng, bởi họ
cần nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ.
Tạo sự thân thiện: Người Việt thường bắt đầu hoặc kết thúc các cuộc đàm phán
bằng những hoạt động giải trí như ăn uống, ca hát hoặc quà cáp…
Phong cách truyền bá văn truyền thống: Người Việt Nam thường có phong
cách truyền bá văn truyền thống của mình trong đàm phán thông qua trang phục như
áo dài, nón lá, các món ăn dân tộc, trưng bày cây tre nếu nơi được chọn đàm phán là
nước nhà.
2.2.4 Những lưu ý và điều cần tránh khi đàm phán với Hàn Quốc
Thứ nhất, đối với văn hóa Hàn Quốc thì sự kiện rất quan trọng, họ thường sử
dụng các từ ngữ lịch sự khi nói chuyện với người lớn tuổi hoặc người có vị trí cao
hơn. Ngoài ra, họ thường tránh trực tiếp “từ chối” hoặc nói “không”.
Thứ hai, người Hàn Quốc thường thích xây dựng những thỏa thuận chung
chung sau đó mới chuyển sang bàn bạc chi tiết các vấn đề cần thiết. Họ chỉ chấp nhận
khi các điều khoản và điều kiện thật rõ ràng. Sự thoả thuận chỉ có giá trị khi cả hai bên
33
đã đồng ý, vì vậy đừng vội vàng trả lời một cách đơn giản là đồng ý mà phải thăm dò
ý của đối tác. Văn bản hợp đồng thường khá dài vì bao gồm chi tiết mọi điều kiện và
điều khoản của một thỏa thuận hợp tác thông thường cũng như các điều khoản bất khả
kháng. Tuy nhiên, việc soạn thảo và ký kết hợp đồng phải tuân theo đúng thủ tục.
Người Hàn Quốc tin rằng hiệu quả lớn nhất mà một thỏa thuận hợp tác mang lại phụ
thuộc vào cam kết của các bên chứ không phải là những gì được quy định trong hợp
đồng. Ngoài ra, bạn không bao giờ được ký hợp đồng bằng mực đỏ.
Thứ 3, do văn hóa Hàn quốc rất coi trọng vấn đề “tôn ti trật tự” và theo nghi
thức ngoại giao của Hàn Quốc, mọi người đi vào phòng họp phải theo trật tự trên
dưới, người bước vào đầu tiên sẽ là trưởng đoàn và sẽ ngồi ở giữa bàn đàm phán. nên
nếu có sự chênh lệch về chức vụ giữa trưởng nhóm đàm phán của hai bên sẽ khiến họ
cảm thấy mình không được tôn trọng. Vì thế, trước khi buổi họp diễn ra, nên cung cấp
thông tin chi tiết về chức danh, vị trí và trách nhiệm của những thành viên tham dự
của bên bạn cũng như những đề xuất và chương trình dự kiến của buổi họp.
Ngoài những yếu tố trên, trong đàm phán với đối tác người Hàn Quốc, chúng ta
nên chuẩn bị một thái độ chỉnh chu, lịch sự trong chào hỏi, cách thức chào hỏi phù
hợp văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Chúng ta nên giữ một tâm trạng bình bĩnh,
không nóng vội và nên khôn khéo trong việc linh hoạt trong đàm phán, tránh cách
đàm phán quá cứng nhắc sẽ khiến đối tác Hàn không mấy thiện chí. Bên cạnh đó, khi
soạn hợp đồng, chúng ta nên soạn thật kĩ và rõ ràng, nêu nội dung đầy đủ về quyền lợi
lẫn nghĩa vụ 2 bên. Sau khi kết thúc đàm phán, chúng ta cũng nên cúi đầu chào và lâu
hơn khi cúi đầu chào mở đầu, đây cũng là sự thể hiện cho một đàm phán diễn ra suông
sẽ và tốt đẹp.

2.3 Mối quan hệ giữa Hàn quốc và Việt Nam trong kinh doanh
2.3.1 Quan hệ về thương mại
Trong hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Hàn, cả hai quốc gia đã
đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, quan hệ thương mại -kinh tế
là một trụ cột quan trọng trong mối quan hệ này. Hàn Quốc đã trở thành một trong
những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nền kinh tế giữa hai nước đã phát
triển mối liên kết chặt chẽ, với việc thúc đẩy thương mại hai chiều và đầu tư.
Về thương mại song phương, tính đến nay Việt Nam đã ký Hiệp định đầu tư
song phương Hàn Quốc - Việt Nam năm 2003 và Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - Hàn Quốc (VKFTA) năm 2015. Việc ký kết các hiệp định này đã giúp việc trao
đổi thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia trở nên dễ dàng và bền chặt hơn. Cụ thể
theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến này, Việt Nam đã nhận được rất nhiều nguồn
vốn đầu tư từ các quốc gia khác. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng
ký hơn 81,5 tỷ USD (chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với hơn

34
72,5 tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài
Loan, Hồng Kông.
Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc liên tục rót tiền đầu tư vào Việt Nam. 3 tháng
đầu năm 2023, Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 474,47 triệu USD với 81 dự
án cấp mới. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt khoảng 75,81 triệu USD; giá trị góp
vốn, mua cổ phần đạt khoảng 57,28 triệu USD. Tính đến 20/3/2023, lũy kế tổng vốn
đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 81,52 tỷ USD với tổng 9.619 dự án. Với số vốn
này, Hàn Quốc hiện xếp thứ nhất trong danh sách các quốc gia đầu tư vào Việt Nam.
Tiêu biểu nhất phải kể đến Sam Sung với tổng số vốn đầu tư là 20 tỷ USD, cùng sau
đó là LG (7 tỷ USD) và cùng nhiều doanh nghiệp khác.

Hình 19:. Lũy kế tổng vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam từ năm 2017 đến
nay
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Các nhà đầu tư Hàn Quốc tập trung đầu tư nhiều nhất trong lĩnh vực công
nghiệp chế biến, chế tạo; đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản; tiếp theo
là lĩnh vực xây dựng. Trên thực tế, môi trường đầu tư thuận lợi tại Việt Nam tiếp tục
thu hút các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng đầu tư ở các lĩnh vực như xây dựng cơ
sở hạ tầng thân thiện với môi trường; phát triển năng lượng sạch; tài chính; nông
nghiệp…
Không nằm trong khuôn khổ quan hệ song phương, Việt Nam và Hàn Quốc
còn là những quốc gia có mối quan hệ tốt trên các diễn đàn đa phương. Việc phối hợp
chặt chẽ trong các diễn đàn, cơ chế quốc tế và khu vực mà hai bên cùng tham gia

35
những năm gần đây đang được thúc đẩy mạnh mẽ như tại Liên hợp quốc, Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC), cơ chế hợp tác ASEAN-Hàn Quốc, Mekong-Hàn Quốc, Diễn đàn hợp tác Á-
Âu (ASEM), Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu
2030 (P4G), Chương trình khu vực Đông Nam Á (SEARP) của Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD)... Qua đó có thể thấy, mối quan hệ về hệ thương mại của
hai quốc vô cùng chặt chẽ và Hàn Quốc cũng là một trong những đối tác chiến lược
toàn diện của Việt Nam.
2.3.2 Về cán cân thương mại
Trên phương diện cán cân thương mại mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn
Quốc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn. Trong những năm qua, giá
trị xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã tăng đáng kể. Hàn Quốc là
một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam cũng là một
trong những đối tác thương mại quan trọng của Hàn Quốc tại khu vực Đông Nam Á.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan. Năm 2015 kim ngạch thương
mại Hàn Quốc-Việt Nam đạt 36 tỷ USD. Năm 2021, dù đại dịch bủa vây, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc vẫn đạt 78,1 tỷ USD, tăng 18,3%
so với năm 2020, trong đó xuất khẩu 21,9 tỷ USD. Con số này đã tiếp tục tăng vào
năm 2022 khi tổng kim ngạch thương mại đạt mức 85 tỷ USD.

Hình 20: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc
36
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan
Theo Bộ Công thương, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển từ đa
phần là nông, lâm, thủy sản sơ chế, nguyên liệu thô và hàng hóa có giá trị gia tăng
thấp sang nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao hơn, như điện tử, nông, lâm, thủy
sản chế biến sâu, cơ khí chế tạo và hàng tiêu dùng giá trị gia tăng cao. Theo số liệu
thống kê của cục hải quan trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng
đứng đầu về trị giá là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2 tỷ USD, thứ hai
điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,5 tỷ USD, xếp thứ ba là mặt hàng dệt may đạt 1,3
tỷ USD.
Mặt hàng chủ yếu ĐVT Tháng 06 năm 2023 6 tháng đầu năm 2023
Trị giá
Lượng Lượng Trị giá (USD)
(USD)
Hàng thủy sản USD 63,115,919 356,370,854
Hàng rau quả USD 20,092,733 106,170,393
Cà phê Tấn 4,244 11,292,361 22,856 54,429,304
Hạt tiêu Tấn 814 3,319,469 2,1 8,460,808
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ
USD 6,071,564 36,834,572
cốc
Xăng dầu các loại Tấn 16,685 14,086,662 95,458 90,009,116
Hóa chất USD 12,983,213 83,886,914
Sản phẩm hóa chất USD 7,671,903 41,406,103
Sản phẩm từ chất dẻo USD 26,015,373 145,917,957
Sản phẩm từ cao su USD 7,815,599 46,809,967
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù USD 11,306,086 68,073,284
Gỗ và sản phẩm gỗ USD 69,279,999 394,399,289
Xơ, sợi dệt các loại Tấn 9,804 26,065,442 69,2 193,299,801
Hàng dệt, may USD 197,549,408 1,339,314,081
Vải mành, vải kỹ thuật khác USD 3,949,681 34,804,918
Giày dép các loại USD 53,875,640 310,612,929
Nguyên phụ liệu dệt, may, da,
USD 8,815,682 49,097,216
giày
Thủy tinh và các sản phẩm từ
USD 1,386,254 8,601,470
thủy tinh
Sắt thép các loại Tấn 28,259 39,519,976 151,478 210,641,589
Sản phẩm từ sắt thép USD 17,563,513 87,753,702
Kim loại thường khác và sản
USD 27,934,018 160,844,091
phẩm
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
USD 310,640,945 2,223,751,314
linh kiện
Điện thoại các loại và linh kiện USD 293,727,952 1,594,943,268
Máy ảnh, máy quay phim và linh USD 40,622,069 244,145,395

37
kiện
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ
USD 221,294,573 1,336,365,188
tùng khác
Dây điện và dây cáp điện USD 36,975,533 193,742,617
Phương tiện vận tải và phụ tùng USD 156,094,390 612,372,106
Hàng hóa khác USD 135,975,114 776,290,880

Bảng1: Các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 18,1 tỷ USD, giảm 20,8%
so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn
Quốc đạt 5,9 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu của Việt Nam
đến Hàn Quốc chiếm 7,4% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam đến thế giới. Kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 12,3 tỷ USD, giảm 26,7% so với
cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc chiếm 16,5% trong tổng
nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. Như vậy, quý I/2023, nhập siêu của Việt Nam từ
Hàn Quốc có giá trị 6,4 tỷ USD, giảm 39,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét về mặt hàng xuất khẩu, trong 3 tháng đầu năm 2023, các nhóm mặt hàng
Việt Nam xuất sang thị trường Hàn Quốc chứng kiến sự suy giảm. Trong đó, nhóm
hàng chế biến chế tạo đạt 4,8 tỷ USD, giảm 6,5%; nhóm hàng nông thủy sản đạt 276
triệu USD, giảm 12%; nhóm vật liệu xây dựng đạt 234,5 triệu USD giảm 3,4%; nhóm
nhiên liệu khoáng sản (quặng và khoáng sản khác) tăng trưởng mạnh ở mức gần
139,1%, đạt 81 triệu USD.
Về nhập khẩu, nhóm hàng chế biến chế tạo đạt 10,4 tỷ USD, giảm 28,5%;
nhóm nhiên liệu khoáng sản tăng mạnh đạt 979 triệu USD, giảm 11,4%; nhóm vật liệu
xây dựng giảm 20,3% đạt 512,4 triệu USD; nhóm nông thủy sản giảm 35% đạt 94,1
triệu USD.
Mặt hàng chủ yếu ĐVT Tháng 06 năm 2023 6 tháng đầu năm 2023
Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD)
Quặng và khoáng sản
Tấn 6,25 1,970,856 27,005 14,191,406
khác
2,071,45
Xăng dầu các loại Tấn 398,627 284,308,095 1,638,645,321
4
Khí đốt hóa lỏng Tấn 51 72,128 1,015 1,409,578
Sản phẩm khác từ dầu
USD 23,053,426 144,576,649
mỏ

38
Hóa chất USD 38,465,132 227,402,167
Sản phẩm hóa chất USD 77,454,585 392,967,203
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 107,199 156,399,512 606,533 929,880,717
Sản phẩm từ chất dẻo USD 126,383,493 668,797,829
Cao su Tấn 14,238 22,911,405 65,907 116,759,033
Giấy các loại Tấn 21,809 19,497,046 153,795 121,822,076
Vải các loại USD 144,854,783 783,881,926
Nguyên phụ liệu dệt,
USD 50,615,286 276,573,782
may, da, giày
Thủy tinh và các sản
USD 4,875,238 48,619,299
phẩm từ thủy tinh
Đá quý, kim loại quý và
USD 7,264,302 44,303,511
sản phẩm
Sắt thép các loại Tấn 101,154 109,940,400 509,886 536,307,935
Sản phẩm từ sắt thép USD 62,066,642 337,991,643
Kim loại thường khác Tấn 27,682 107,759,848 163,76 630,766,098
Sản phẩm từ kim loại
USD 16,489,779 100,108,377
thường khác
Máy vi tính, sản phẩm
USD 2,063,807,660 12,322,583,878
điện tử và linh kiện
Hàng điện gia dụng và
USD 4,704,530 29,358,063
linh kiện
Điện thoại các loại và
USD 59,712,379 276,271,035
linh kiện
Máy ảnh, máy quay phim
USD 5,709,296 37,958,954
và linh kiện
Máy móc, thiết bị, dụng
USD 452,809,331 2,773,372,506
cụ, phụ tùng khác
Dây điện và dây cáp điện USD 27,820,422 185,850,479
Ô tô nguyên chiếc các
Chiếc 8 301,969 71 5,399,963
loại

39
Linh kiện, phụ tùng ô tô USD 57,863,913 468,319,320
Phương tiện vận tải khác
USD 15,416,400 31,525,027
và phụ tùng
Hàng hóa khác USD 74,137,794 551,292,429

Bảng2: Kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam


Nguồn: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan
Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc 24,3 tỉ USD và duy trì nhập
siêu với 37,8 tỉ USD. Theo con số trên thì Hàn Quốc là nguồn cung cấp lớn thứ hai
sau Trung Quốc đối với các linh kiện, phụ kiện, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.
Đây là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất, đặc biệt là các ngành sản xuất
phục vụ xuất khẩu. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc có thể kể đến
như: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (2,7 tỷ USD/ 6 tháng đầu năm 2023),
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (12,3 tỷ USD/ 6 tháng đầu năm 2023), xăng
dầu các loại (1,6 tỷ USD/ 6 tháng đầu năm 2023), … và nhiều mặt hàng khác.
Từ những số liệu trên có thể thấy, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn
Quốc đã trải qua một sự phát triển đáng kể. Mặc dù vẫn còn chưa cân đối trong kim
ngạch thương mại hai chiều, nhưng sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam và quan
hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai nước đã và đang tạo nền tảng để cân bằng thương mại
trong tương lai.

40
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI
LÀM ĂN VỚI ĐỐI TÁC HÀN QUỐC

3.1 Trước khi đàm phán


3.1.1 Chuẩn bị tài liệu và thông tin về đối tác
Nhà đàm phán Việt Nam cần chuẩn bị kỹ càng những kiến thức về đất nước,
văn hóa và con người Hàn Quốc, các tập đoàn hàng đầu của Hàn, công ty đối tác và
các nhân vật chủ chốt trong công ty… Một trong những kênh thông tin chính thống và
hữu ích nhất chính là thông qua công ty xúc tiến thương mại Hàn Quốc (KOTRA) có
trụ sở tại Việt Nam.
3.1.2 Chuẩn bị địa điểm và thời gian
Các thương nhân Hàn Quốc thường tổ chức cuộc gặp mặt đầu tiên tại văn
phòng của họ. Họ cũng ưa chuộng gặp gỡ tại nhà hàng.
Thời gian hợp lý để tiến hành đàm phán thích hợp nhất là từ 10 giờ đến 11 giờ
sáng hoặc 2 giờ đến 3 giờ chiều. Mốc thời gian này được đưa ra dựa vào giờ làm việc
của người Hàn (9:00 đến 17:00). Đương nhiên, bất cứ một cuộc đàm phán nào cũng
cần phải có việc đặt lịch hẹn trước. Doanh nghiệp Việt Nam lưu ý rằng hạn chế đặt
lịch hẹn vào kỳ nghỉ thường niên của các doanh nhân Hàn (giữa tháng 7 đến giữa
tháng 8) và những ngày lễ lớn (Tết âm lịch, lễ hội Mặt trăng, ...)
3.1.3 Chuẩn bị đội ngũ tham gia đàm phán
Vì người Hàn Quốc rất coi trọng sự bình đẳng về địa vị trong kinh doanh nên
đội ngũ đàm phán Việt Nam cần phải thích hợp với đội đàm phán Hàn Quốc về độ
tuổi, chức vụ và số lượng.
Đội ngũ đàm phán Việt Nam cần có chuyên gia hoặc phiên dịch viên hiểu được
tiếng Hàn trong trường hợp đàm phán được tiến hành tại Hàn Quốc. Sẽ thật là thiếu
chuyên nghiệp khi không hiểu và không thể diễn đạt ý kiến của mình cho đối tác. Và
kết quả là cuộc đàm phán sẽ chẳng đi đến đâu cả. Đồng thời, các đoàn đàm phán nên
bao gồm các chuyên gia kỹ thuật và những người hỗ trợ khác để tránh bị đối tác Hàn
Quốc vượt mặt.
Người Hàn Quốc thường có xu hướng đánh giá một người dựa trên tuổi tác,
học vấn, cấp bậc hiện tại trong công ty. Do vậy, một quý ông có thâm niên với địa vị
cao và có kinh nghiệm lãnh đạo đội ngũ đàm phán Việt Nam. Vị lãnh đạo này cần

41
hiểu biết về văn hóa Hàn Quốc để có thể giao tiếp dễ dàng với đội ngũ Hàn Quốc và
tạo được sự tin tưởng, tôn trọng từ đối tác ở mọi giai đoạn đàm phán.
3.1.4 Chuẩn bị trang phục
Mỗi một đại diện tham gia đàm phán đều là đại diện của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp Việt Nam cũng cần thể hiện sự chuyên nghiệp và chỉnh chu trong cách ăn mặc
để tạo ấn tượng đầu tiên thật tốt trong mắt đối tác Hàn Quốc.
Điều cơ bản về trang phục khi giao dịch kinh doanh đó là mặc những trang
phục lịch sự, gọn gàng và có màu sắc thanh nhã. Một vài gợi ý về trang phục khi gặp
mặt đối tác Hàn Quốc đó là: Nam mặc vest tối màu cùng sơ mi trắng thắt cà vạt, nữ có
thể mặc áo dài hoặc áo cách nữ kết hợp chân váy hoặc vest tối màu đều được. Một khi
đã thiết lập được mối quan hệ và sự tín nhiệm của người Hàn Quốc thì có thể cân nhắc
chọn những trang phục màu sáng cho những lần gặp mặt tiếp theo. Hạn chế chọn chân
váy quá ngắn hoặc áo sát nách chật và bó sát người.

Hình 21: Trang phục khi gặp đối tác Hàn Quốc
3.1.5 Chuẩn bị quà
Việc tặng quà cho các đối tác Hàn Quốc sẽ tạo ra thiện cảm rất lớn. Tuy nhiên
cần phải tìm hiểu những nguyên tắc trong tặng quà của người Hàn.
Trong lần đầu gặp mặt, những vật dụng trang trí bàn làm việc và có thể kèm
theo hoặc khắc logo của công ty Việt Nam trên món quà đó vì đối tác sẽ đánh giá cao
những vật phẩm đến từ đất nước Việt Nam mình hơn. Giấy gói quà màu đỏ và vàng
được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc. Lưu ý không nên tặng những món quà có ý nghĩa
xui ẻo, cấm lý của Hàn Quốc (dao kéo hoặc những vật sắc nhọn, khăn tay, giày số 04
được cho là con số không may mắn, không nên gói quà bằng giấy màu xanh lá cây,
42
trắng hoặc đen). Ngoài ra tránh tặng những món quà đắt tiền vì khiến đối phương cảm
thấy khó xử và phải chuẩn bị món quà có giá trị tương đương.
Họ thường tỏ ra lưỡng lự khi nhận được quà do đó phía doanh nghiệp Việt
Nam cũng nên có biểu cảm tương tự khi nhận quà đáp lễ. Từ đó, không gây lúng túng
cho đôi bên. Nên để đối tác tặng quà trước, nhận món quà bằng cả hai tay và tuyệt đối
không mở quà trước mặt người tặng.

Hình 22: Quà tặng

3.2 Trong đàm phán


3.2.1 Mở đầu đàm phán
Theo quan niệm người Hàn Quốc, đàm phán là một phần của việc tạo dựng nên
mối quan hệ, là tiền đề cho hơn là các điều khoản cụ thể của một thỏa thuận được viết
ra trên giấy. Vì vậy, để có thể tiếp cận với đối tác Hàn Quốc và tạo dựng mối quan hệ
tốt đẹp doanh nghiệp Việt Nam nên thực hiện theo phương châm: “làm bạn trước, rồi
mới làm khách hàng”. Người Hàn Quốc có xu hướng làm bạn ngay khi bắt đầu gặp gỡ
thay vì cho rằng mối quan hệ lâu dài sẽ dần dần có trong quá trình kinh doanh giữa
các doanh nghiệp. Có thể tạo ra sự gần gũi và khiến bầu không khí thoải mái hơn hãy
dành thời gian để nói chuyện và tìm hiểu rõ hơn về đối tác. Trà là đồ uống thích hợp
trong lần gặp mặt đầu tiên để thể hiện sự hiếu khách và thân thiện.
Tuổi tác và cấp bậc được xem là 2 yếu tố vô cùng quan trọng ở Hàn Quốc.
Điều này cũng thể hiện rõ ràng ở thứ tự bước vào phòng đàm phán. Người có chức vụ
cao nhất sẽ vào trước, sau đó lần lượt tới người có chức vụ tiếp theo. Đối tác phía Việt
43
Nam cần lưu ý thực hiện theo quy tắc này. Thứ tự ngồi cả 2 bên trong quá trình trao
đổi cũng được sắp xếp theo cấp bậc như cách bước vào phòng đàm phán.
Trong các buổi gặp mặt trong kinh doanh, người Hàn Quốc có thói quen cúi
chào khi gặp nhau và hoan nghênh người nước ngoài theo cách của người Hàn. Doanh
nhân Việt Nam nên nhớ mang theo đầy đủ danh thiếp khi trao danh thiếp cho đối tác
Hàn Quốc. Phong cách chào, bắt tay, trao - nhận danh thiếp, mời trà… của người Hàn
đã được nêu chi tiết tại mục 2.2.2.
Nhà đàm phán Việt Nam nên học phát âm một số cụm từ thông dụng như sau:
ahn-nyeong-ha-se-oh (xin chào!), ahn-jung-ha-seem-yee-kah (anh có khỏe không?),
mee-ah-hahm-nee-danh (tôi xin lỗi), …

Hình 23: Danh thiếp


3.2.2 Trong đàm phán
 Truyền đạt thông tin:
Trong đàm phán, người Hàn Quốc thường không trả lời trực tiếp vì coi trọng
thể diện. Họ nói “có” hoặc gật đầu trong giao tiếp không có nghĩa là họ đồng ý. Khi
nói chuyện với đối tác Hàn Quốc, một số câu trả lời có thể nhận được là: “Chúng tôi
sẽ suy nghĩ thêm về việc này” hoặc “Việc này cần phải kiểm tra lại” thay vì nói
“không”. Do vậy, người Việt Nam nên sử dụng các cách diễn đạt gián tiếp để truyền
đạt ý kiến một cách nhẹ nhàng hơn.
Hơn nữa, sự im lặng được coi là dấu hiệu cho thấy đối tác Hàn Quốc không
hiểu những nội dung gì đang được chia sẻ. Thay vì đợi đối phương lên tiếng, doanh

44
nghiệp Việt Nam nên chủ động nhắc lại những gì đã nói và hỏi xem có cần thêm
thông tin gì không.
 Thương lượng:
Người Hàn Quốc sử dụng rất thuần thục các kỹ năng, nghệ thuật đàm phán
khiến cho quá trình thương lượng thường bị kéo dài. Giá khởi điểm so với giá lúc ký
kết hợp đồng thường chênh nhau khoảng 40%. Nên lường trước những mức giá đối
tác có thể đưa ra và chuẩn bị những mức giá mà mình có thể đáp ứng được. Điều này
giúp đối tác Hàn Quốc không bị mất mặt khi từ chối những lời đề nghị mà bản thân
đưa ra. Hãy hỏi đối tác Hàn Quốc xem bản thân được lợi gì nếu giảm giá đơn hàng.
Nghệ thuật đàm phán thương lượng với đối tác Hàn Quốc là đừng đưa mức giá chiết
khấu sớm quá vì có khi đối tác muốn thỏa thuận thêm.
Người Hàn Quốc rất thích sử dụng những thủ thuật đánh lừa đối phương và họ
cũng mong đối tác của mình làm như vậy. Những thủ thuật này bao gồm nói dối, gửi
thông điệp không chính xác, giả vờ không quan tâm đến cuộc đàm phán hay mức giá
chiết khấu, không miêu tả rõ giá trị hàng hóa hay yêu cầu sai lệch. Nhưng doanh
nghiệp Việt Nam không nên làm những việc như vậy vì rất có thể nó sẽ mang lại
những hậu quả không đáng có và phá vỡ mối quan hệ làm ăn giữa ta với Hàn Quốc.
Nói dối có thể khó mà bị phát hiện ra được nhưng vẫn có thể kiểm tra thông tin từ
nhiều kênh khác.
Đối tác Hàn Quốc thường sử dụng các nghệ thuật đàm phán gây sức ép như:
yêu cầu đối tác hẹn ngày đưa ra quyết định, ngày hết hạn báo giá, sức ép về thời gian
hoặc chần chừ không trả lời. Quyết định cuối cùng được đưa ra nhiều hơn một lần và
không biết đâu là chính thức. Vì vậy, nhà đàm phán Việt Nam đừng bao giờ thông báo
là sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vì việc làm này sẽ khiến đối tác cho rằng không
nghiêm túc và chuyển sang sử dụng các biện pháp chống lại.
 Giữ bình tĩnh:
Một mặt người Hàn Quốc rất coi trọng mối quan hệ cá nhân, luôn duy trì việc
gây dựng quan hệ với đối tác nhưng mặt khác họ cũng rất cảm tính, hay công kích đối
tác hoặc trở nên gay gắt trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, phong cách hay công
kích không có nghĩa là họ có mục đích xấu. Kỹ năng, nghệ thuật đàm phán tốt nhất
cần là giữ bình tình, thân thiện, hòa nhã và kiên trì. Đừng bao giờ để các vấn đề bàn
bạc trong quá trình đàm phán trở thành những mâu thuẫn gay gắt giữa hai bên.
Tốc độ đàm phán thường chậm và kéo dài vì phải trải qua rất nhiều giai đoạn
như xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin, thương lượng, và ra quyết định. Ngoài
ra, đối tác Hàn Quốc cũng thường sử dụng mọi biện pháp để thuyết phục doanh
nghiệp ta giảm giá cho đơn hàng. Để đạt được mục tiêu cuối cùng, có thể phải đi lại
khá nhiều lần để đàm phán. Trong suốt quá trình đàm phán hãy kiên nhẫn, kìm nén
cảm xúc và biết chấp nhận những trì hoãn phát sinh.

45
Nếu có tranh chấp trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đàm phán, nên bình
tĩnh xử lý thông qua những mối quan hệ cá nhân và các biện pháp nhằm lấy lại lòng
tin. Hẹn gặp cá nhân với người có quyền lực cao nhất của đối tác sẽ giúp hàn gắn
những rạn nứt trong quan hệ hai bên. Tiếp tục chỉ ra những lợi ích mà họ có thể có
nếu tiếp tục đàm phán với doanh nghiệp Việt Nam. Lưu ý tránh sử dụng những lí lẽ
logic hoặc hành động cãi lý vì chúng có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
 Ra quyết định:
Người Hàn Quốc quyết định cuối cùng vẫn phải dựa trên sự nhất trí của cả tập
thể. Vai trò của các nhà quản lý cấp cao là quản lý toàn bộ quá trình chứ không phải tự
mình đưa ra quyết định. Tuy nhiên, trong thực tế ý kiến cúa họ cũng rất có trọng
lượng nên hãy làm mọi cách để có được sự ủng hộ của họ. Đôi khi những người lãnh
đạo trao quyền quyết định cho cấp dưới để họ cảm thấy được coi trọng chứ không chỉ
là nhân viên làm thuê.
Khi tập thể nhà đàm phán Hàn Quốc phải ra quyết định, nên tạo khoảng thời
gian cho họ để đạt được sự thỏa thuận. Phía Việt Nam không nên ép buộc đối tác Hàn
Quốc quyết định quá nhanh chóng và vội vàng. Tuy nhiên doanh nhân Việt cũng nên
cần tác động một cách khôn ngoan đến người chủ trì cuộc đàm phán của bên đối tác vì
người này là người ra quyết định cuối cùng trong thương lượng
 Ký hợp đồng:
Giống như hầu hết các quốc gia châu Á, người Hàn Quốc tin rằng hợp đồng là
điểm khởi đầu chứ không phải là giai đoạn cuối cùng của một thỏa thuận kinh doanh
và họ muốn chúng phải đủ linh hoạt để có thể thực hiện các điều chỉnh. Họ coi hợp
đồng là văn bản để ký kết cho hợp pháp chứ không mang tính ràng buộc cả hai bên.
Chính vì vậy, họ thường cố gắng thương lượng thêm cho có lợi về phía mình ngay cả
khi hợp đồng đã được ký kết. Họ thường đề nghị tổ chức buổi họp làm rõ thông tin chi
tiết để thảo luận lại những vấn đề đã được hai bên thông qua. Nếu người Việt Nam ta
từ chối, thì có nghĩa quan hệ hai bên sẽ bị rạn nứt và có thể đối tác sẽ không thực hiện
đầy đủ mọi cam kết đã quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp
Việt Nam có thể nghĩ đến việc áp dụng luật để buộc đối tác phải thực hiện cam kết.
Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng tới quan hệ làm ăn trong tương lai với đối tác đó.
Việc cần làm nhất để đảm bảo đối tác tuân theo mọi cam kết là thường xuyên liên lạc
và sử dụng mọi biện pháp để củng cố mối quan hệ giữa hai bên.
Mặc dù nhiều người Hàn Quốc hiện nay đánh giá cao ý nghĩa pháp lý liên quan
đến việc ký kết hợp đồng, nhưng chúng vẫn có thể được hiểu là ít quan trọng hơn mối
quan hệ giữa các cá nhân được thiết lập giữa hai công ty. Người Hàn Quốc tin rằng
hiệu quả lớn nhất mà một thỏa thuận hợp tác mang lại phụ thuộc vào cam kết của các
bên chứ không phải là những gì được quy định trong hợp đồng.

46
Khi soạn hợp đồng, nên chú ý soạn thảo thật chi tiết, rõ ràng, trong đó nêu đầy
đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Cần lưu ý là không nên ký hợp đồng hay viết
tên bằng mực đỏ, điều này thể hiện vị thế của người viết đang giảm sút.

3.3 Sau khi đàm phán


Phía Việt Nam nên chủ động mời họ dùng bữa ở một nhà hàng, một buổi tiệc,
hoặc tham gia các hoạt động giải trí khác như karaoke, thể thao… Nếu đối tác Hàn
Quốc đưa lời mời trước, đừng nói không. Họ cho rằng đối tác chưa sẵn sàng hợp tác
kinh doanh với họ vì những giao dịch kinh doanh sau này sẽ dễ dàng hơn khi mà cả
hai đã tin tưởng và có mối quan hệ thân thiết với nhau.
Trên bàn ăn, người Hàn Quốc sẽ chú ý rót đầy nước cho người lớn tuổi trước
khi rót cho mình. Đây là cách thể hiện phép lịch sự và sự kính trọng. Ngoài ra, trong
một cuộc gặp mặt, doanh nghiệp Việt Nam hãy chú ý rót nước cho người khác nếu
cốc của họ đã hết. Tương tự, bản thân sẽ được người khác rót nước cho khi hết. Khi
được mời rượu, người Hàn sẽ nâng ly bằng cả hai tay để không bị đổ và tỏ ra tôn trọng
người đối diện. Việc từ chối đồ uống nhiều lần là không lịch sự, đặc biệt nếu là người
lớn tuổi rót cho mình.

47
KẾT LUẬN

Như đã nói ở phần mở đầu, hoạt động đàm phán là một điều không thể thiếu
và có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thương mại quốc tế. Đàm phán chưa bao
giờ là việc làm đơn giản, để thành công trên bàn đàm phán đòi hỏi các bên tham gia
phải nắm rõ bản chất của đàm phán, tự tin, có sự chuẩn bị, am hiểu đối phương và bản
lĩnh để ứng phó với mọi tình huống. Với những nét văn hóa đàm phán trong thương
mại quốc tế của Hàn Quốc rất đặc trưng và nổi bật cùng với đó là một số lưu ý cho các
doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia đàm phán với các doanh nghiệp Hàn Quốc mà
nhóm đã đưa ra; hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm vững, coi đó là tư
liệu tham khảo hữu ích cho các thương vụ hợp tác tương lai của Việt Nam với các đối
tác. Mục tiêu hướng tới là để tránh gặp phải những tình huống ngoài mong muốn và
đạt được những thỏa thuận có lợi, tạo dựng mối quan hệ lâu dài để cùng nhau hợp
tác phát triển trong và sau quá trình đàm phán.

48
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Giáo trình Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, Đoàn Thị Hồng Vân, NXB
Thống kê (2009).
[2] Công ty TNHH Sự kiện & Truyền thông Tín Phát. 3 kinh nghiệm "xương
máu" khi đàm phán với đối tác Hàn Quốc. Truy cập ngày 23/04/2024 Từ
https://tinphat.com.vn/lang-vi/3-kinh-nghiem-xuong-mau-khi-dam-phan-voi-
doi-tac-han-quoc.html
[3] Nghệ thuật đàm phán với người Hàn Quốc. Truy cập ngày 23/04/2024 Từ
Nghệ thuật đàm phán với người Hàn Quốc (kynang.edu.vn)
[4] Nghệ thuật đàm phán với người Hàn Quốc. Truy cập ngày 23/01/2024 Từ
https://cafef.vn/hon-81-ty-usd-tu-han-quoc-dau-tu-vao-viet-nam-tinh-nao-
duoc-rot-von-nhieu-nhat-188230421083558386.chn
[5] Dịch vụ vận chuyển quốc tế - Dịch vụ hải quan (28/01/2024). Vận chuyển
hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc. Truy cập ngày 24/01/2024 Từ
https://hptoancau.com/viet-nam-han-quoc-2/
[6] Báo Công Thương điện tử, kinh tế, chính trị, xã hội (03/05/2023). Quý
I/2023, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc giảm 39,3%: Báo
Công Thương. Truy cập ngày 23/01/2024 Từ https://congthuong.vn/quy-
i2023-nhap-sieu-cua-viet-nam-tu-thi-truong-han-quoc-giam-393-
252682.html
[7] Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam (21/08/2023). Kênh thông tin
kinh tế - tài chính Việt Nam. Truy cập ngày 23/01/2024 Từ
https://cafef.vn/hon-81-ty-usd-tu-han-quoc-dau-tu-vao-viet-nam-tinh-nao-
duoc-rot-von-nhieu-nhat-188230421083558386.chn
[8] Studocu. Chương 1 - Khái quát về đàm phán nói chung và đàm phán kinh
doanh nói riêng - Th. Lê Hoàng Anh BÀITruy cập ngày 23/01/2024 Từ
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-ngan-hang-
ha-noi/thi-truong-tai-chinh/chuong-1-khai-quat-ve-dam-phan-noi-chung-va-
dam-phan-kinh-doanh-noi-rieng/79828995
[9] ITPC.Truy cập ngày 23/01/2024 Từ .
https://itpc.hochiminhcity.gov.vn/documents/20182/512688/Th%E1%BB
%8B+tr%C6%B0%E1%BB%9Dng+H%C3%A0n+Qu%E1%BB
%91c+2022/39f034b1-c446-4bd1-92b3-9bcaa4483731
[10] Báo Thế giới và Việt Nam. 7 gạch đầu dòng cơ bản trong văn hóa giao tiếp
của người Hàn Quốc (Phần 1). Truy cập ngày 25/01/2024 Từ
https://baoquocte.vn/7-gach-dau-dong-co-ban-trong-van-hoa-giao-tiep-cua-
nguoi-han-quoc-phan-1-196224.html
[11] Tín ngưỡng truyền thống của Hàn Quốc l (29/02/2024). Tín ngưỡng truyền
thống của Hàn Quốc. Truy cập ngày 29/02/2024 Từ
https://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?
lang=v&menu_cate=culture&id=&board_seq=45787

49
[12] Independence Movement Day. Pansori vẫn giữ giá trị truyền thống, bản sắc
văn hóa của dân tộc Hàn Quốc : Korea.net : The official website of the
Republic of Korea.Truy cập ngày 26/01/2024 Từ
https://vietnamese.korea.net/NewsFocus/HonoraryReporters/view?
articleId=201968&pageIndex=1
[13] DNA Medical (20/11/2023). Dạo Bước Vườn Văn Hàn Quốc PDF. Truy cập
ngày 25/01/2024 Từ https://dnamedical.vn/dao-buoc-vuon-van-han-quoc-
pdf/
[14] Academia.edu (17/5/2022). Tìm hiểu văn hóa đàm phán của Hàn Quốc. Truy
cập ngày 24/01/2024 Từ
https://www.academia.edu/79343753/Ti_m_hie_u_va_n_ho_a_
%C4%91a_m_pha_n_cu_a_Ha_n_Quo_c?auto=download
[15] Lead The Change (11/11/2023). 6 KHÍA CẠNH VĂN HÓA NỀN TẢNG
THEO HOFSTEDE. Truy cập ngày 26/01/2024 Từ
https://leadthechange.asia/6-khia-canh-van-hoa-lam-nen-tang-giao-tiep-da-
van-hoa-thuan-thuc/

50
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.


1.1. Thời gian: 15h ngày 20/01/2024
1.2. Địa điểm: Nhóm Zalo
1.3. Thành phần tham dự:
Chủ trì: Lương Ngọc Phan
Tham dự:
Nguyễn Thị Yến Nhi
Đoàn Thị Nhu Mỹ
Mai Thị Mỹ Linh
Phạm Thị Thùy Linh
Phạm Lý Hà Giang
2. Nội dung cuộc họp
2.1 Nhóm trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các thành viên như
sau:
Mức
độ
Đánh giá hoàn hoàn
Họ tên STT Nhiệm vụ
thành thành
công
việc
Lương Ngọc Phan 2036213828 Chương 3+ PPT Đóng góp nhiệt 100%
(Nhóm trưởng) tình, có trách
nhiệm của nhóm
trưởng. Hoàn
thành tốt
Nguyễn Thị Yến 2036213807 Phần 2.3 Nhiệt tình tích cực 100%
Nhi đóng góp, hoàn
thành tốt

Mai Thị Mỹ Linh 2036213744 Phần 1.3, 1.4 Hoàn thành tốt, có 100%
trách nhiệm

Đoàn Thị Nhu Mỹ 2036213773 Phần mở đầu, Hoàn thành tốt, có 90%
kết luận, lời cảm trách nhiệm
ơn, 2.1, tổng
51
hợp chỉnh sửa
Word
Phạm Lý Hà 2036213693 Phần 2.2 Hoàn thành tốt, có 100%
Giang trách nhiệm

Phạm Thị Thùy 2036213749 Phần 1.1, 1.2 Nhiệt tình tích cực 100%
Linh đóng góp, hoàn
thành tốt
2.2 Ý kiến của các thành viên: Tất cả các thành viên nhóm đồng ý với nội dung công
việc được phân công.Và mọi người cùng làm với nhau một cách nhiệt tình giúp đỡ
nhau và hoàn thành tốt.

2.3 Kết luận cuộc họp: Cả nhóm thống nhất công việc phân công và hoàn thành tốt
công việc nội dung của mình.

Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 16 giờ 20 phút ngày 20/01/2024.
Thư ký Chủ trì
Nguyễn Thị Yến Nhi Lương Ngọc Phan

52

You might also like