You are on page 1of 3

14 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA FAYOL

14 nguyên tắc quản trị này được đưa ra bởi Henry Fayol vào thế kỉ 19. Người kĩ sư này
tin tưởng chắc chắn rằng quản trị là hoạt động không thể tách rời khỏi bất kì ngành
nghề nào, từ đó, ông xây dựng 14 nguyên tắc quản trị kinh điển mà cho tới giờ vẫn được
giảng dạy tại hầu hết tât cả các trường ĐH, viện đào tạo về quản trị như sau

1. Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động

Nguyên tắc này khẳng định sự phân bổ công việc và chuyên môn hóa từng bước làm trong một chu
trình sẽ kéo theo sự chuyên môn hóa trong kỹ năng và hiểu biết nghề nghiệp, thúc đẩy tính tập
trung và hiệu quả công việc của người lao động và doanh nghiệp.

2. Lãnh đạo đi kèm trách nhiệm tương ứng

Khi trách nhiệm được giao cho cá nhân tương ứng, để làm tròn trách nhiệm thì các nhà lãnh
đạo này cần được cấp thẩm quyền hợp lý, bao gồm quyền yêu cầu những người có liên quan cùng
tham gia. Sau cùng, chính họ phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và Hội đồng Quản trị.

3. Kỷ luật

Nhìn chung, kỷ luật được coi là yếu tố then chốt để một doanh nghiệp hoạt đông trơn tru. Nếu
không có kỷ luật – bao gồm các tiêu chuẩn, thống nhất trong hành động, sự tuân thủ quy tắc và các
giá trị - không doanh nghiệp nào có thể phát triển. “Sự đồng thuận giữa công ty và nhân viên về
bản chất được thể hiện qua sự thuân thủ, tính áp dụng, hành vi thể hiện sự tôn trọng.”

4. Thống nhất về mệnh lệnh

Từ lâu, các phương châm quản lý đều cho rằng nhân viên chỉ nên nghe lệnh từ 1 lãnh đạo duy nhất.
Ngày nay, với hàng loạt phương pháp và mô hình quản lý kiểu ma trận đan xen nhau trong một tổ
chức, nhiều khi cùng một công việc nhân viên sẽ phải báo cáo với 2 hoặc nhiều hơn cấp lãnh đạo
hay bên khách hàng. Vấn đề đặt ra ở đây là, các lãnh đạo có thể sẽ đưa ra những yêu cầu trái
ngược nhau, và người nhân viên sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

5. Thống nhất về đường lối

Các nhóm làm việc có cùng mục tiêu nên làm việc dưới sự lãnh đạo của 1 người quản lý và cùng
làm theo 1 kế hoạch duy nhất. Điều này sẽ đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, thuần nhất trong mọi
hoạt động.

6. Lợi ích chung cần đặt lên trên hết

Fayol cho rằng lợi ích của một nhân viên hay nhóm không được đặt cao hơn lợi ích chung của tổ
chức. Ý tưởng này dấy ra tranh cãi rằng, vậy ai sẽ là người quyết định xem lợi ích chung của tổ chức
là gì. Ở đây tồn tại các rủi ro về doanh nghiệp và đạo đức, cũng như là thời cơ cho những kẻ “đục
nước béo cò” lợi dụng. Ta cũng nên hiểu rằng, các nguyên tắc của Fayol được xây dựng với giả định
mọi lợi ích và quyết định của tổ chức đều trung lập và có lý.

7. Thù lao
Mức thù lao cần phải công bằng và thỏa mãn cho cả nhân viên và chủ công ty (sau khi đã tính toán
đến cả cơ cấu chi phí và lợi nhuận/thặng dư cần có).

8. Tập trung hóa

Đây là nguyên tắc thiết yếu của mọi tổ chức và là hệ quả tất yếu của quá trình cơ cấu. Ngay cả ở
trong những tổ chức có cấu trúc phẳng và quyền lực phân hóa ( decentralization), quyền hành nói
chung vẫn tập trung vào tay một số người mà thôi. Trong những tổ chức kiểu này, việc từng cá
nhân được tự do đến đâu và hệ lụy từ việc phân tán quyền hành lớn đến mức nào chưa bao giờ
được bỏ khỏi bàn tranh luận.

9. “Xích lãnh đạo”

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như mệnh lệnh từ trên xuống dưới cần được đảm bảo
nguyên tắc rõ ràng, hợp lý, hai bên cùng hiểu.

10. Trật tự

Nói đơn giản, mọi tổ chức nên để cho mỗi nhân viên có chỗ đứng riêng, có bổn phận phù hợp với tổ
chức, luôn cảm thấy tự tin và an toàn trong môi trường công ty. Mọi nguyên tắc, luật lệ , hướng dẫn
và hành động cần được thể hiện một cách dễ hiểu. Một tổ chức có trật tư sẽ phát triển ổn định chứ
không hỗn loạn, khó kiểm soát, gây lo âu cho nhân viên.

11. Sự công bằng

Sự công bằng và công lý nên thấm nhuần vào tư tưởng của tổ chức – cả trong nguyên tắc lẫn hành
động.

12. Ổn định về nhiệm vụ

Các nhân viên cần có thời gian để thích ứng và thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Sự ổn
định về nhiệm vụ thúc đẩy lòng trung thành với mục địch và giá trị của tổ chức.

13. Sáng kiến

Ở mọi cấp bậc trong cơ cấu tổ chức, sự nhiệt huyết, nhiệt tình và năng lượng đều đến từ những
người có cơ hội thể hiện những sáng kiến cá nhân của mình.

14. Tinh thần đoàn kết

Fayol nhấn mạnh rằng, việc xây dựng và duy trì sự hòa hợp giữa các mối quan hệ trong công việc là
vô cùng cần thiết.

Hiệu suất = kết quả đạt được/chi phí

Hiệu quả = kết quả đạt được/ mục tiêu

Thuyết Z
Khái niệm
Thuyết Z được tiến sĩ W. Ouchi đưa ra vào những năm 70 của thế kỉ trước, là kết quả
của việc nghiên cứu phương thức quản lí trong các doanh nghiệp Nhật Bản, do đó thuyết
Z còn có một tên khác là "Quản lí kiểu Nhật".
Vào thập niên 1980, thuyết Z được phổ biến khắp thế giới. Nếu như thuyết X có cách
nhìn tiêu cực về người lao động thì thuyết Z lại chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành
của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện; tôn trọng người
lao động cả trong và ngoài công việc. 
Quản trị theo mục tiêu/quản lí theo mục tiêu trong tiếng Anh là Management By
Objectives, viết tắt là MBO.

MBO là một quá trình gồm 5 bước:

- Thiết lập và xem xét mục tiêu của tổ chức

- Thiết lập mục tiêu của từng bộ phận và cá nhân

- Kiểm soát quá trình

- Đánh giá hiệu quả

- Ghi nhận kết quả, thành tích đạt được.

You might also like