You are on page 1of 5

Đạo đức và trách nhiệm – 2 cụm từ thường đi kèm nhau và được xem như một yếu tố cốt lõi,

luôn
phải được duy trì và phát huy trong hầu hết các ngành nghề cũng như lĩnh vực kinh doanh hiện
nay. Và tất yếu các nhà quản trị trong các doanh nghiệp dù lớn dù nhỏ cũng không thể nằm ngoài
tầm ảnh hưởng sâu rộng ấy khi các vấn đề về đạo đức và trách nhiệm đối với chính doanh nghiệp
của mình, với khách hàng và sâu xa hơn là với toàn xã hội luôn được các nhà quản trị chân chính
ngày càng chú trọng hơn, được xem xét và cân nhắc một cách cẩn trọng và hết sức nghiêm túc.
Thông qua chương « ĐẠO ĐỨC & TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI » bản thân mỗi chúng ta có lẽ sẽ
rút ra được những ý nghĩa, bài học cho riêng bản thân mình và từ đó có thể áp dụng những điều
đã được đúc kết ấy vào chính thực tiễn hàng ngày của chúng ta một cách phù hợp và hiệu quả
nhất. Tổng thể chương học được chia thành 10 phần với từng nội dung, bài học cụ thể và mở đầu
là một câu hỏi tuy ngắn gọn nhưng lại khơi dậy sự kích thích và chứa đựng một bài học sâu xa:
« BẠN SẼ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN TRỊ DŨNG CẢM ? ». Thông qua việc trả lời 8 câu hỏi
đã được đúc kết, hình thành một cách chi tiết, cẩn trọng, mỗi phát biểu đều chứa đựng một số
khía cạnh nhằm thể hiện một cách rõ nét về về sự dũng cảm trong các tình huống nhóm và sâu xa
hơn đó là về cả mức độ phát triển của đạo đức trong từng cá nhân riêng biệt. Việc trả lời bảng câu
hỏi ấy không chỉ dừng lại đơn thuần ở việc xem xét bạn có thật sự là một nhà quản trị dũng cảm
khi phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến đạo đức hay không mà sâu xa hơn, thông qua
những đáp án ấy bản thân mỗi chúng ta có thể tự rút ra được những điểm mạnh cũng như yếu
kém cụ thể của chính mình để từ đó gia tăng sự dũng cảm của bản thân và tự hào khi trở thành
một nhà quản trị mới được mọi người đều ngưỡng mộ, đề bạt.
Mục 2 : ĐẠO ĐỨC QUẢN TRỊ LÀ GÌ ?
Ý nghĩa: Mặc dù đạo đức luôn được định nghĩa bằng rất nhiều phát biểu khác nhau tùy vào từng
khía cạnh và tiêu chuẩn cụ thể. Tuy nhiên thông qua mục này, ta có thể tự xây dựng trong tâm trí
mình một khái niệm ở góc độ tổng quát về đạo đức để từ đó phần nào có thể tự đưa ra một đáp án
cho riêng bản thân mình khi đối mặt với những vấn đề phức tạp liên quan đến đạo đức- nơi hàng
loạt những quan điểm trái chiều nhau được đưa ra trong cùng một tình huống về những hành
động nào là phù hợp và không phù hợp về đạo đức điền hình như một thực trạng hết sức nhức
nhói đối không chỉ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn là cả các nhà làm luật hiện nay
đó là vấn đề về các thông tin cạnh tranh đang ngày càng đa dạng, gay gắt như hiện nay. Tránh
khỏi guồng quay về những nhận thức sai lầm mà đại đa số mọi người đều mắc khi luôn tự dụng
lên một bức màng cho riêng mình rằng những hành vi nào không bất hợp pháp thì đó sẽ là một
hành vi đạo đức.
Vận dụng: Thông qua việc nhận biết được phạm vi và một khái niệm mới được gọi là « Vùng
phạm trù của đạo đức », ta có thể tự tin chấp nhận rằng đạo đức chính là một lực tác động vô
cùng hiệu quả, góp phần trong việc hình thành nên những lựa chọn, quyết định chỉ với một mục
đích duy nhất là hướng đến những điều tốt đẹp, xây dựng nên một nền tảng vững chắc định
hướng các hành vi cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức cũng như nâng cao khả năng của chính
mình, lựa chọn và đề ra những quyết định đúng đắn, đủ sức thuyết phục mọi người dựa trên các
nền tảng quy tắc đạo đức chuẩn mực và đặc biệt là trong những tình huống quan trọng, phức tạp.
Mục 3 : QUẢN TRỊ CÓ ĐẠO ĐỨC TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY
Ý nghĩa: Thông qua việc dẫn chứng một loạt những vụ việc bê bối đến từ các doanh nghiệp có
chỗ đứng, tên tuổi trong thế giới kinh doanh như: AIG, Lehman Brothers, Enron,… như một sự
khẳng định chắc nịch rằng hầu hết các nhà quản trị cấp cao qua hàng thập kỷ vẫn luôn xem trọng
đến lợi ích của bản thân, chú trọng ngày càng sâu sắc vào sự thăng tiến nghề nghiệp của bản thân
mình mà bỏ qua phần lớn các lợi ích của công chúng, sẵn sàng đưa ra những hành xử vi đạo đức
với nhân viên, khách hàng và thậm chí là toàn thể xã hội nói chung chỉ nhằm mục đích làm hài
lòng cho các cổ đông (Thông qua vấn đề ‘làm đẹp’ giá CP trên thị trường). Đây như một bước đà
vững chắc, một thực trạng tồi để để làm động lực thúc đẩy, nâng tầm giá trị cho những nhà quản
trị chân chính cũng như đưa ra những lời răn đe, những bài học cuộc đời sâu sắc giúp các nhà
quản trị có thể nhìn vào đó để lựa chọn cho mình một hướng đi, một thái độ đối với công việc
đúng đắn, nâng cao phẩm chất đạo đức cũng như trách nhiệm của bản thân hơn trong việc đưa ra
các quyết định, phân bổ nguồn lực nhằm đem lại sự hài lòng, phục vụ tất thảy các đối tượng hữu
quan của DN và cao hơn chính là phục vụ toàn xã hội.
Vận dụng: Dựa vào các bài học thực tế từ các sai lầm đã xảy ra trước đó, nhà quản trị phải xây
dựng cho bản thân một hệ tư tưởng thật nghiêm túc, phải sáng suốt trong việc đưa ra các quyết
định không chỉ đơn thuần phục vụ lợi ích cho các cổ đông cũng như lợi ích trước mắt của bản
thân mà còn phải đảm bảo bảo được các mối quan hệ đối với khách hàng, nhân viên và thiêng
liêng hơn là với toàn xã hội luôn phải được xem trọng, quan tâm thậm chí là đặt lên hàng đầu bởi
mục đích của các doanh nghiệp không thể chỉ đơn thuần ở việc tạo ra lợi nhuận mà quan trọng
hơn đó chính là đem lại những giá trị to lớn, tốt đẹp cho toàn xã hội.
Mục 4: NHỮNG VẤN ĐỀ LƯỠNG NAN ĐẠO ĐỨC: BẠN SẼ LÀM GÌ
Ý nghĩa: Việc đề xuất ra một loạt các vấn đề mang tính chất lưỡng nan khi những giá trị giữa
đúng và sai mâu thuẫn với nhau một cách kịch liệt, không thể xác định được một cách chính xác,
rõ ràng rằng đâu là sự đúng đắn và đâu là cái sai trái đã tạo nên một rào cản, một khó khăn rất lớn
dành cho các nhà quản trị và chính việc giải quyết được những vấn đề mang tính chất lưỡng nan,
phức tạp này sẽ là một bước tạo đà vững chắc giúp nhà quản trị có thể tự tin, nhạy bén và quan
trọng hơn còn góp một vai trò quan trọng nhằm định hình nên từng phong cách riêng biệt, mang
đậm bản chất đạo đức và trách nhiệm cho từng nhà quản trị khác nhau khi đưa ra các quyết định
cũng như giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động quản trị.
Vận dụng: Các nhà quản trị nên cẩn thận cân nhắc và sáng suốt trong việc xây dựng và lựa chọn
các phương án hoạt động cho doanh nghiệp mình, nên tránh vấp phải những phương án mà bản
chất chỉ chú trọng vào các lợi ích cho cá nhân nhà quản trị và doanh nghiệp mà bất chấp hết các
chuẩn mực đạo đức đã dày công hình thành. Khi đối mặt với các tình huống mang tính chất lưỡng
nan về mặt đạo đức, nhà quản trị nên chủ động thu thập các ý kiện từ nhiều nguồn khác nhau lẫn
cả các thông tin từ những sự việc tương tự đã diễn ra trong quá khứ nhằm hình thành nên một
phương án giải quyết tuy có thể sẽ chậm rãi, không phát huy hiệu quả nhanh chóng nhưng nó lại
tạo nên một nền tảng vững chắc, đem lại một sự an toàn cho toàn bộ doanh nghiệp nói chung
cũng như bản thân nhà quản trị nói riêng.
Mục 5: CÁC TIÊU CHUẨN RA QUYẾT ĐỊNH
Ý nghĩa: Thông qua việc tìm hiểu một cách chi tiết về các đặc điểm cụ thể cũng như việc so
sánh, cân nhắc giữa 5 quan điểm khác nhau : Quan điểm vị lợi, vị kỷ, quyền đạo đức, công bằng,
và thực dụng đều xuất phát chung từ việc sử dụng một chiến lực chuẩn tắc- một chiến lược dựa
trên giá trị và chuẩn mực. Cả 5 quan điểm này dù có nhiều điểm khác nhau tuy nhiên đều với một
mục đích duy nhất nhằm tạo nên một cơ sở, một tiêu chuẩn cụ thể tạo nên sự thuận lợi cho nhà
quản trị khi phải đối mặt với các tình huống đạo đức khó khăn, như một sự chỉ dẫn tường tận giúp
nhà quản trị có thể đưa ra được những quyết định vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo đạo
đức trong hoạt động kinh doanh.
Vận dụng: Bất kỳ nhà quản trị nào, từ cấp cao đến cấp thấp, từ kỳ cựu cho đến tập sự đều phải
xem xét, nắm rõ bản chất và vận dụng một cách thuần thục cả 5 quan điểm quản trị trên bởi đây
dường như là một tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể nhất giúp các nhà quản trị khi đứng trước vô vàn các
tình huống khó khăn, đặc thù khác nhau trong suốt sự nghiệp quản lý của mình đều có thể vận
dụng một cách thuần thục, nhuần nhuyễn, đưa ra được các quyết định mang tính chiến lược- tạo
nên một sự khác biệt so với hàng loạt những nhà quản trị khác trên thị trường lao động đang cạnh
tranh vô cùng gay gắt như hiện nay để từ đó đem lại những kết quả ngoài mong đợi dành cho
doanh nghiệp mình đang quản lý.
Mục 6: NHÀ QUẢN TRỊ VÀ CÁC LỰA CHỌN ĐẠO ĐỨC
Ý nghĩa: Trải dài theo suốt sự nghiệp của nhà quản lý, từ những công việc đơn thuần được lặp đi
lặp lại hàng ngày cho đến việc phải đối mặt trước những quyết định khó khăn, phức tạp thì nhà
quản lý luôn phải chịu một sự chi phối rất lớn bởi hàng loạt các yếu tố hữu hình lẫn vô hình khác
nhau- chính những yếu tố này tạo thành một rào cản rất lớn khiến nhà quản trị đôi lúc phải đưa ra
những quyết định trái với đạo đức, bản chất con người thật sự của mình, khiến bản thân dần lâm
vào một guồng quay không lối ra khi luôn phải chịu sự đè nén xuất phát từ những áp lực do tổ
chức đề ra. Từ chính những trở ngại, thách thức ấy bản thân chúng ta càng có thể khẳng định
được một điều chắc nịch rằng: Chỉ có những đặc trưng cụ thể của từng cá nhân riêng biệt như sức
mạnh của bản thân, cảm giác về sự độc lập, luôn là chính mình và một phong thái tự tin, sẵn sàng
đương đầu với mọi thách thức sẽ chính là một tiền đề vô cùng quan trọng góp phần giúp nhà quản
trị đưa ra được những quyết định nhằm phát huy được hiệu quả một cách tối ưu nhưng vẫn giữ
được bản chất đạo đức vốn có của mình.
Vận dụng: Trong suốt sự nghiệp học tập, trao dồi kiến thức, làm việc và áp dụng những kiến
thức đã được học ấy vào thực tiễn công việc nhà quản trị phải không ngừng ra sức phát triển tối
đa được phẩm chất đạo đức của cá nhân mình sao cho đạt đến cấp độ được gọi là ‘Hậu quy ước’-
một trạng thái mà nhà quản trị có thể hành động một cách thật sự độc lập và ra các quyết định
mang tính đạo đức bỏ qua mọi rào cản, áp đặt hay sự kỳ vọng của cả đối tượng bên trong lẫn bên
ngoài tổ chức bất kể đằng sau những quyết định mang tính đạo đức và thể hiện trách nhiệm một
cách chuẩn mực ấy là hậu quả gì mà tổ chức muốn áp đặt lên họ đi nữa.
Mục 7 : TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY LÀ GÌ ?
Ý nghĩa: Thông qua mục này nhà quản trị có thể phần nào hiểu được một cách khái quát về khái
nhiệm cũng như ý nghĩa của trách nhiệm xã hội để từ đó lựa chọn cho bản thân mình các lựa chọn
thật đúng đắn, góp phần vào phúc lợi và lợi ích chung của toàn xã hội đồng thời mục này còn thể
hiện rất cụ thể những khó khăn, sự phức tạp trong việc định nghĩa về trách nhiệm xã hội một cách
cụ thể bởi nó luôn chịu sự ảnh hưởng chằng chịt của một loạt các tác nhân khác nhau như đạo
đức, pháp lý lẫn kinh tế. Phần này được chia làm 3 mục nhỏ riêng biệt nhưng chứa đựng rất nhiều
bài học, mang lại ý nghĩa rất lớn cho nhà quản trị khi thực hiện các trách nhiệm xã hội của tổ
chức mình đang phục vụ.
+ Các đối tượng hữu quan của tổ chức: Thông qua mục này nhà quản trị có thể tự xây dựng, định
hướng cho doanh nghiệp mình những góc độ phản ứng đa dạng, sáng tạo khác nhau sao cho có
thể đáp ứng được một cách trọn vẹn và hiệu quả nhất các nhu cầu, kỳ vọng mà từng đối tượng
hữu quan khác nhau có thể đề ra. Vấn đề này có thể được giải quyết một cách nhanh chóng và hết
sức hiệu quả nếu nhà quản trị có thể áp dụng được một kỹ thuật được gọi là ’phác thảo sơ đồ đối
tượng hữu quan’ một cách linh hoạt, thành thục.
+Phong trào xanh & Sự bền vững và ba tiêu chuẩn cốt yếu : Bên cạnh vấn đề trách nhiệm đạo
đức đối với con người, nhà quản trị còn phải cân nhắc nhằm xây dựng một quy trình hoạt động
đổi mới theo xu hướng hiện nay nhằm nâng cao trách nhiệm đối với môi trường thiên nhiên, thiết
kế một triết lý phát triển bền những nhằm không chỉ đơn thuần tạo ra sự phát triển thịnh vượng
cho thế hệ hiện tại mà còn cần phải giữ gìn cả môi trường thiên nhiên lẫn xã hội nhằm tạo nên
một nền tảng thật sự vững chắc để các thế hệ tương lai có thể thỏa sức sáng tạo, linh hoạt và phát
triển một cách toàn vẹn nhất.
Vận dụng: Bản thân mỗi nhà quản trị nên tự thiết kế ra cho chính mình một câu trả lời đối với
câu hỏi rằng ‘Trách nhiệm xã hội với ai ?’ sao cho phù hợp nhất với từng giai đoạn hoạt động và
định hướng mục tiêu trong tương lai của tổ chức. Nên ra sức hướng các hoạt động từ các doanh
nghiệp mình đang quản lý đến với mục tiêu trọng yếu nhất trong giai đoạn hiện nay đó là ‘Trở
thành xanh’ đề ra một kế hoạch phát triển thật sự bền vững theo thời gian có thể được đo lường
và thực hiện thông qua 3 tiêu chuẩn cố yếu : Con người ; Hành tinh ; và Lợi nhuận hay còn được
gọi với cái tên 3P
Mục 8 : ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY
Ý nghĩa: Bằng cách xây dựng nên một mô hình nhằm đánh giá trách nhiệm của công ty đối với
xã hội thông qua 4 nhóm tiêu chuẩn một cách cụ thể và được phân chia theo từng cấp bậc riêng
biệt : Trách nhiệm chủ động, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm kinh tế đã
đóng góp một vai trò rất lớn, tạo nên một nền tảng tiêu chuẩn hữu hiệu và hiệu quả nhằm giúp các
nhà quản lý có thể thực hiện việc xem xét, đánh giá một cách dễ dàng, thuận lợi. Bốn tiêu chuẩn
đều ẩn chứa những tầng ý nghĩa riêng biệt và phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp cũng như
từng giai đoạn hoạt động cụ thể :
+Trách nhiệm chủ động : Đây dù được gọi với cái tên ‘trách nhiệm’ nhưng bản chất lại hoàn toàn
nghiêng về tính tự nguyện, vươn lên khỏi hầu hết các ràng buộc vốn có về các yếu tố như kinh tế,
luật pháp hay đạo đức để đạt được đến một khát vọng được cống hiến hết mình cho xã hội.
+Trách nhiệm đạo đức : Nhằm đề cập đến các hành vi hầu như không thật sự cần thiết được thể
chế hóa trong luật pháp và đa số các hành vị này đều không nhằm phục vụ một cách trực tiếp cho
các lợi ích về kinh tế của công ty.
+Trách nhiệm pháp lý chính là một cụm từ được dùng để xác định những vấn đề, hành vi được xã
hội cho rằng mang một tầm quan trọng nhất định và đặc biệt liên quan đến các hành vi phù hợp
của công ty.
+Trách nhiệm kinh tế : Nhấn mạnh một vai trò, trách nhiệm quan trọng hơn hết của các tổ chức,
doanh nghiệp kinh tế đó là việc đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng, tạo nên được các
giá trị thiết thực cho toàn xã hội và thậm chí xét trên một phương diện cực đoan hơn nữa đó chính
là nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho cả chủ doanh nghiệp lẫn cổ đông của công ty.
Vận dụng: Thông qua việc nắm rõ chi tiết đặc điểm của từng tiêu chuẩn trách nhiệm khác nhau
lẫn cả một mô hình đánh giá trách nhiệm tổng thể, nhà quản trị phải ra sức nghiên cứu, xem xét
đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn tại doanh nghiệp nhằm lựa chọn, phân chia tầm quan trọng
giữa 4 tiêu chuẩn trách nhiệm đã được nêu trên một cách thật sự rõ ràng, thích hợp với từng giai
đoạn khác nhau.
Mục 9 : QUẢN TRỊ ĐẠO ĐỨC CÔNG TY VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Ý nghĩa: Thông qua việc tìm hiểu 3 đề mục khác nhau được gói gọn trong phần này :Bộ quy tắc
đạo đức ; Cấu trúc đạo đức và Hoạt động thổi còi. Có lẽ ta sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn về các
khái niệm cụ thể cũng như các nguyên tắc nhằm xây dựng nên một bộ quy tắc đạo đức chuẩn
mực lẫn cả các chính sách, hệ thống được các nhà quản lý thực hiện để khuyến khích và hỗ trợ
các hành vi liên quan đến vấn đề đạo đức và trên hết có lẽ là một bài học đắt giá nhất rằng việc
xây dựng và duy trì được một tổ chức luôn tràn đầy trách nhiệm, sự trung thực và vẹn toàn cốt lõi
đều phải dựa trên sự sẵn lòng dám đứng lên tố giác những hành vi sai lệch, vi phạm chuẩn mực
đạo đức đến từ những người nhân viên hơn là việc hoàn toàn dựa trên các bộ quy tắc đạo đức hay
các cấu trúc đề xuất một cách rập khuôn, cứng nhắc
Vận dụng: Việc đầu tiên và có thể là quan trọng nhất là nhà quản trị phải xây dựng được một
môi trường văn hóa đề cao về tinh thần trách nhiệm và các giá trị đạo đức của nhân viên, mức
thưởng phạt đều phải được quy định cụ thể, phân định rạch ròi nhằm kích thích các nhân viên đã
có tinh thần trách nhiệm cao cũng như răn đe, xử lý các thành phần chưa thực hiện đúng với các
chuẩn mực mà tổ chức đã đề ra. Để có thể gia tăng tính hiệu quả trong quá trình quản trị, kiểm
soát nhà quản trị vẫn có thể tăng cường hình thành nên các bộ phận chuyên trách về các vấn đề
liên quan đến đạo đức và trách nhiệm của nhân viên nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về trách nhiệm
lẫn đạo đức luôn được giám sát, thực hiện một cách chỉnh chu nhất.
Mục 10 : CÁC TÌNH HUỐNG KINH DOANH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Ý nghĩa: Các nhà quản trị ngày nay không còn đơn thuần chỉ quan tâm đến các số liệu được thể
hiện một cách cứng nhắc, vô vị trên hàng loạt các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà cần
phải có một bước phát triển mạnh mẽ hơn, đi sâu, chú tâm vào các vấn đề liên quan đến lĩnh vực
đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội của tổ chức và đặc biệt hơn là trong môi trường CNTT
phát triển một cách vô cùng mãnh liệt như hiện nay, nơi các hành vị xấu ngày càng biến đổi một
cách phức tạp, tinh vi thì vai trò của nhà quản trị càng phải được chú trọng, quan tâm hơn nữa.
Vận dụng: Dù rất khó khăn cho nhà quản trị hiện nay khi vừa phải trở thành một người công dân
doanh nghiệp gương mẫu vừa phải thực hiện được mục tiêu quan trọng hàng đầu của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt như hiện nay đó là tối đa hóa
được các kết quả hoạt động mà doanh nghiệp có thể đạt được bởi để đạt được một cách trọn vẹn
cả hai yếu tố ấy phải đầu tư một nguồn chi phí rất lớn để đưa ra được một cam kết bao hàm mọi
yêu cầu đều có thể được hoàn thành. Và chính từ những khó khăn, trở ngại ấy các nhà quản trị
đích thực đều tìm ra được những cơ hội dù chỉ là nhỏ nhoi nhưng lại khẳng định được hết giá trị
to lớn của bản thân mình điển hình như thông qua việc xác định, đo lường và vận dụng một cách
hiệu quả các yếu tố phi tài chính nhằm tạo nên những giá trị hữu hình cho doanh nghiệp. Các nhà
quản trị chân chính với một tầm nhìn chiến lược đều có chung một khẳng định rằng chính liêm
khiết và trung thực mới là tiền đề cốt lõi tạo nên nên sự thành công bền vững cũng như gắt kết
chặt chẽ hơn các mối quan hệ kinh doanh sinh lợi giữa các đối tác hữu quan lại cùng nhau.

You might also like