You are on page 1of 4

NHÓM 3- DHTMDT19C

Doanh nghiệp làm việc không hiệu quả nguyên nhân do đâu, cách khắc phục?
1. Frededric W.Taylor
Nguyên nhân: Do người công nhân không biết cách làm việc và không được
kích thích kinh tế đầy đủ
Cách khắc phục:
 Đưa ra phương pháp làm việc khoa học thay vì phương pháp cũ là chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm.
 Trả lương cộng với tiền thưởng, xây dựng hệ thống thăng tiến trong công
việc.
 Phải thực hiện chức năng hoạch định thay vì để công nhân tự ý lựa chọn và
đưa ra phương pháp làm việc riêng của họ.
 Huấn luyện công nhân phát triển tinh thần hợp tác đồng đội, thay vì khích lệ
những nổ lực cá nhân riêng lẻ.
 Phân công công việc, thực hiện bảng mô tả công việc để có thể làm việc tốt
nhất .
2. Henry Fayol
Nguyên nhân:
 Doanh nghiệp làm việc kém hiệu quả là do sự sắp xếp tổ chức của nhà
quản trị . Fayol chỉ ra rằng năng suất lao động của con người làm việc tùy
thuộc vào sự sắp xếp tổ chức của nhà quản trị vì nhà quản trị chưa phân
tích đưa ra cách thức tốt nhất.
 Công nhân không chịu làm đúng theo sự dẫn dắt.
Cách khắc phục:
 Henry Fayol đã đề ra 14 quy tắc quản lý gồm có: Chuyên môn hóa lao
động; Quyền hạn tương xứng với trách nhiệm; Kỷ luật; Thống nhất chỉ
huy; Thống nhất chỉ đạo; Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích tập thể; Trả
công cho công nhân viên; Tập trung; Hệ thống cấp bậc; Trật tự; Công
bằng; Ổn định trong bố trí, sắp xếp nhân lực; Tinh thần sáng tạo; Tinh
thần đồng đội. giúp bạn xác định những kỹ năng cần thiết để người quản
lý tốt. Song song đó, Fayol cũng liệt kê 5 chức năng chính của quản trị
phù hợp với hầu hết quy mô, đặc thù doanh nghiệp hiện đại
3. Max Weber
Nguyên nhân: Nguyên nhân của việc không hiệu quả trong doanh nghiệp có
thể bắt nguồn từ sự thiếu hiệu quả trong cấu trúc tổ chức và quản lý
Cách khắc phục:
 Thiết lập cấu trúc tổ chức rõ ràng: xác định rõ vai trò và trách nhiệm của
từng cá nhân để tránh xung đột
 Quản lý hiệu quả: quản lý công bằng khuyến khích cá nhân và tạo sự điều
kiện cho phát triển cá nhân
 Tạo ra môi trường làm việc tích cực: nhầm động viên tinh thần và sự cam
kết
 Đào tạo và phát triển nhân sự: đầu tư và phát triển kỹ năng cho nhân viên để
nâng cao năng suất công việc
 Theo dõi và đánh giá hiệu suất: theo dõi và đánh giá hiệu suất công việc để
đề xuất cải tiến và giải pháp hiệu quả

4. Abraham Maslow
Nguyên nhân:
 Người làm việc có nhu cầu thể hiện bản thân và nhận sự tôn trọng.
 Nhân viên không hài lòng với môi trường làm việc.
 Không có sự sắp xếp, ưu tiên nhất định trong nhu cầu của mỗi cấp bậc.

Cách khắc phục:


 Nhà lãnh đạo và quản lý hiểu ra được điều đó để có những chính sách phù
hợp nhằm đáp ứng một cách tối đa các nhu cầu đó trong phạm vi có thể mà
vẫn mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
 Các doanh nghiệp cần có những chính sách rõ ràng về việc tìm hiểu nhu cầu
của nhân viên
 Hàng năm các doanh nghiệp nên tiến hành các cuộc điều tra về sự hài lòng
của nhân viên đối với công việc họ đang làm, đối với đơn vị trực tiếp quản
lý và đối với toàn doanh nghiệp nói chung
5. Herzberg
Nguyên nhân: có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên tại nơi
làm việc; là các nhân tố duy trì và các nhân tố động viên.
 Nhân tố duy trì: Là các nhân tố gây ra sự không hài lòng ở nơi làm việc.
Chúng là các yếu tố bên ngoài hoặc độc lập với công việc; và có liên quan
với những thứ như tiền lương, tính ổn định của công việc (khả năng nhân
viên giữ được việc làm, không bị sa thải), chính sách của doanh nghiệp, điều
kiện làm việc, năng lực của lãnh đạo và mối quan hệ giữa người giám sát,
cấp dưới và đồng nghiệp.
 Nhân tố động viên: Chúng gắn liền với động lực của nhân viên và phát sinh
từ các điều kiện nội tại của công việc, phụ thuộc vào chính bản thân công
việc. Các yếu tố của sự động viên bao gồm trách nhiệm, sự hài lòng trong
công việc, sự công nhận, thành tích, cơ hội phát triển và thăng tiến.
Cách khắc phục:
 Để bắt đầu loại bỏ những thứ gây ra sự không hài lòng của nhân viên,
người quản lí cần khắc phục các vấn đề như chính sách không hiệu quả, tiền
lương thấp, v.v.. Sau đó, nhà quản lí nên xây dựng văn hóa hợp tác, cung
cấp ý nghĩa cho công việc, đưa ra sự lãnh đạo hiệu quả, và thể hiện sự tôn
trọng đối với cấp dưới.
 Để tạo ra sự hài lòng, người quản lí cần cung cấp chương trình làm phong
phú nội dung công việc cho nhân viên. Điều này được thực hiện bằng cách
thiết kế sao cho công việc trở nên bổ ích và mang tính thử thách. Về cơ bản,
nhân viên nên được trao cơ hội để trở nên xuất sắc trong lĩnh vực họ làm tốt
nhất:
+ Cho mọi nhân viên có cơ hội để đạt được những thành tích
+ Ghi nhận những đóng góp của mọi người
+ Tạo ra thêm những việc bổ ích, phù hợp với kỹ năng và khả năng của
mọi người
+ Trao quyền, trao trách nhiệm thêm cho nhân viên càng nhiều càng tốt
+ Tạo ra những cơ hội thăng tiến trong tổ chức
+ Có những chương trình đào tạo và phát triển để nhân viên có thể cố gắng,
nỗ lực đạt được vị trí mà họ mong muốn trong công ty
6. D.Mc.Gregor
Học thuyết X Y
- Học thuyết X:
 Nguyên nhân: Theo học thuyết X, cho rằng người lao động vốn dĩ
không thích làm việc và họ sẽ tránh việc nếu có thể ,hầu hết người
lao động chỉ muốn an phận, ít tham vọng, làm việc thụ động, nên
nhà quản lí phải chỉ dẫn công việc cho họ một cách tỉ mỉ.Người
quản lý phải sử dụng hình phạt, họ cần bị kiểm soát, áp đặt để làm
việc hiệu quả.
 Giải pháp khắc phục: Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể
thực hiện các biện pháp kiểm soát, giám sát chặt chẽ, thưởng phạt
để tăng cường hiệu suất lao động. Tuy nhiên, phương pháp này có
thể dẫn đến sự thiếu động lực và sự phụ thuộc vào sự kiểm soát từ
bên ngoài.
- Học thuyết Y:
 Nguyên nhân: Học thuyết Y, cho rằng nhân viên có khả năng tự
quản lý, tự trách nhiệm và tìm kiếm cách tiếp cận công việc một
cách sáng tạo. Nếu không hiệu quả, nguyên nhân có thể đến từ việc
không tạo ra môi trường làm việc thúc đẩy sự sáng tạo và tự quản
lý. Trong điều kiện quản lí quan tâm đến môi trường làm việc của
tổ chức, nhân viên sẽ chủ động và tự giác trong việc thực hiện mục
tiêu mà họ đề ra.
 Giải pháp khắc phục: Doanh nghiệp có thể tập trung vào việc xây
dựng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo
và tự quản lý bằng cách đẩy mạnh việc đào tạo và phát triển nhân
viên, cung cấp phản hồi tích cực và tạo điều kiện cho sự đóng góp
của tất cả các thành viên trong tổ chức.

You might also like