You are on page 1of 2

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỌC THUYẾT CÔNG BẰNG

 Ưu điểm
o Tạo động lực làm việc: Áp dụng học thuyết cân bằng => nhân viên nhận thấy
rõ lợi ích mà họ đạt được khi nỗ lực trong công việc => có thêm nhiều động
lực để cố gắng đạt được những lợi ích mà họ mong muốn.
o Giữ chân nhân viên: Khi đã đạt được những lợi ích đến từ các chính sách,
chế độ làm việc => nhân viên có thêm niềm tin => tiếp tục đồng hành và trở
nên hào hứng hơn với lộ trình thăng tiến rõ ràng.
o Cắt giảm chi phí: Việc giữ chân được nhân viên cũ => công ty không phải chi
quá nhiều khoản phí cho việc thuê nhân viên mới, đầu tư chất xám cho
công ty => có thể tiết kiệm được một khoản chi phí để đầu tư cho những
công việc khác.
o Thu hút nhân tài: Một công ty có thể đem đến những lợi ích tương đương
với công sức cũng như năng lực làm việc mà họ đã bỏ ra => sẽ thu hút nhiều
nhân viên muốn làm việc.
o Nhiều cơ hội cho nhân viên tiếp cận công việc: Mọi nhân viên đều có cơ hội
tiếp cận các dữ liệu trong công việc => tích lũy được cho mình vốn tri thức
đa dạng, tạo nên sự chuyên nghiệp trong làm việc.
o Tăng lợi nhuận: Nhờ vào việc áp dụng những chính sách công bằng, thu hút
được những nhân tài hàng đầu về làm việc => doanh nghiệp sẽ nâng cao
được năng suất, hiệu quả làm việc => thúc đẩy sự gia tăng của doanh thu
trong báo cáo tài chính.
o Hỗ trợ làm giảm tình trạng bóc lột nhân viên: Khi áp dụng học thuyết về
công bằng => không có sự phân biệt đối xử giữa các nhân viên về điều kiện
làm việc hay ưu đãi tiền lương => nhân viên sẽ được tạo mọi điều kiện để
hoàn thành tốt công việc của mình.
o Tạo nên mối quan hệ tốt giữa các nhân viên với nhau: Nhận thức được lợi
ích mà họ nhận được là bắt nguồn từ chính nỗ lực của bản thân => không
còn tình trạng ghen ghét hay đùn đẩy trách nhiệm trong công việc => mối
quan hệ sẽ được cải thiện, trở nên gắn bó hơn.

 Nhược điểm
o Sự khác biệt trong nhận thức: Mỗi một người sẽ có cách tiếp nhận cũng
như đánh giá khác nhau về vấn đề => nhận thức, hành động khác nhau.
o Không thể so sánh chính xác: Lợi ích mà nhân viên nhận được sẽ phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: Độ khó của công việc, trình độ chuyên môn của mỗi
nhân viên… => không phải lúc nào việc so sánh này cũng chính xác và phản
ánh đúng tỷ lệ giữa các nhân viên với nhau.
o Một số yếu tố bị bỏ qua: Học thuyết công bằng đánh giá về đầu vào và đầu
ra của công việc => các yếu tố khác hầu như đều bị bỏ qua => ảnh hưởng
khá nhiều đến quá trình đánh giá trong quản lý, lãnh đạo.
o Không đoán trước được mọi thứ cũng là một trong những nhược điểm của
học thuyết cân bằng.

You might also like