You are on page 1of 14

Tên : Bảo Hân MSSV :

22659021
Lớp : DHMK18BTT

CHƯƠNG 2
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ
I - Hoàn cảnh ra đời
- Sự thúc đẩy lớn nhất để phát triển các lý thuyết và nguyên tắc quản
trị xuất hiện từ các luận điểm của Adam Smith và cuộc Cách
mạng công nghiệp vào những năm 1800.

- Từ cuối thế kỷ 18 đến nay, vai trò quản trị thể hiện qua 3 giai đoạn
chính theo Robethay và Edgray :

 Giai đoạn 1: Cuối thế kỷ 18 – thập niên 1930 :


Tối đa hóa lợi nhuận, quản trị là làm cách nào càng có lời càng tốt (tư
tưởng cá nhân chủ nghĩa).

 Giai đoạn 2: Thập niên 1930 – thập niên 1960 :


Quản trị hướng đến tập thể, cá nhân và tổ chức liên kết với nhau để
đạt được những mục tiêu chung.

 Giai đoạn 3: Năm 1960 đến nay :


Quản trị có xu hướng xã hội hóa, chú trọng đến chất lượng sản phẩm
và cuộc sống của mọi người.
- Với các tư tưởng quản trị khoa học của mình , Frederick W.Taylor
là người đặt nền móng đầu tiên cho quản trị học hiện đại .
II – Trường phái học thuyết cổ điển về quản trị
2.1 Học thuyết quản trị một cách khoa học
- Quản trị khoa học là tiến hành các hoạt động quản trị theo những
nguyên tắc khoa học, dựa trên những thông tin và dữ liệu do quan sát,
thí nghiệm, suy luận có hệ thống. Quản trị theo trường phái này quan
tâm đến năng suất lao động thông qua quản lý và hợp lý hóa công việc.

- Frederick W.Taylor ( 1856-1915 ) được xem là cha đẻ của thuyết


quản trị mang tính khoa học. Ông nêu ra 4 nguyên tắc quản trị một
cách khoa học :
 Đưa ra phương pháp làm việc khoa học cho những nhóm công việc
cơ bản, thay vì phương pháp cũ là chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

 Nhà quản trị phải thực hiện chức năng hoạch định, thay vì để công
nhân tự ý lựa chọn và đưa ra phương pháp làm việc riêng của họ.

 Lựa chọn và huấn luyện công nhân, phát triển tinh thần hợp tác
đồng đội, thay vì khích lệ những nỗ lực cá nhân riêng lẻ của họ.

 Phân chia công việc giữa nhà quản trị và công nhân, để mỗi bên
làm tốt nhất công việc của họ, không dồn tất cả trách nhiệm vào
công nhân như trước kia.

 Công tác quản trị tương ứng là :


a) Nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp lý nhất để thực hiện công
việc.
b) Thực hiện bảng mô tả công việc (job description) để chọn lựa
công nhân, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống huấn luyện chính
thức.
c) Trả lương theo nguyên tắc khuyến khích theo sản lượng, bảo đảm
an toàn lao động bằng dụng cụ thích hợp.
d) Xây dựng hệ thống thăng tiến trong công việc, chú trọng lập kế
hoạch và tổ chức hoạt động.

* Ngoài ra thì còn một số nhà tiên phong tiêu biểu khác:
o Charles Babbage ( 1792-1871 ): chủ trương chuyên môn hóa lao
động, dùng toán học để tính toán cách sử dụng nguyên vật liệu tối
ưu nhất.

o Frank ( 1886-1924 ) và Lillian Gilbreth ( 1878-1972 ): Phát triển


hệ thống thao tác, loại bỏ động tác dư thừa.

o Henry Gantt ( 1861-1919 ): phát triển sơ đồ Gantt vạch ra kế


hoạch công việc, thời gian.

 Đánh giá :

 Ưu điểm:
- Phát triển kỹ năng phân công chuyên môn hóa
- Nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân
viên, dùng đãi ngộ để tăng năng suất.
- Nhấn mạnh việc giảm giá thành đẻ tăng hiệu quả.
- Coi quản trị là một đối tượng nghiên cứu khoa học.

 Khuyết điểm:
- Chỉ áp dụng tốt trong môi trường ổn định
- Quá đề cao bản chất kinh tế và duy lý của con người, vấn đề nhân
bản ít được quan tâm

2.2 Học thuyết quản trị hành chánh


- Phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả một tổ chức.
Chính vì thế trưởng phái này còn được gọi là tư tưởng quản trị tổ chức
cổ điển, do Henry Fayol ở Pháp và Max Weber ở Đức nêu lên, cũng
cùng thời với Taylor ở Mỹ.
* Henry Fayol ( 1841-1925 ) là một nhà quản trị hành chính người
Pháp với tác phẩm “ Quản trị công nghiệp và quản trị tổng quát “ - Cha
đẻ của lý thuyết hành chính đã đưa ra 14 nguyên tắc của quản trị mà các
nhà quản trị cần được huấn luyện thích hợp để áp dụng trong công việc
quản lý của họ:
- Phân chia công việc
- Tương quan giữa quyền hành và trách nhiệm
- Kỷ luật
- Thống nhất chỉ huy
- Thống nhất điều khiển
- Cá nhân lợi thuộc lợi ích chung
- Thù lao tương xứng
- Tập trung và phân tán
- Hệ thống quyền hành
- Trật tự
- Công bằng
- Ổn định nhiệm vụ .
- Tôn trọng sáng kiến
- Đoàn kết (tinh thần tập thể)
* Ngoài ra thì còn một số nhà tiên phong tiêu biểu khác :

o Max Weber ( 1864-1920 ) là nhà xã hội học người Đức, có


nhiều đóng góp vào lý thuyết quản trị thông qua việc phát triển
một tổ chức quan liêu bàn giấy
o Chester Barnard ( 1886-1961 ): 3 yếu tố của một tổ chức và 4
điều kiện của sự chấp nhận quyền hành.

 Đánh giá :
- Chủ trương rằng năng suất lao động sẽ cao trong một tổ chức được
sắp đặt hợp lý.
- Giới hạn: các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức ổn định
- Ít chú ý đến con người và xã hội nên dễ đến việc xa rời thực tế.

2.3 Trường phái tâm lý xã hội trong quản trị


- Lý thuyết này bắt đầu xuất hiện ở Mỹ trong thập niên 30, được phát
triển mạnh bởi các nhà tâm lý học trong thập niên 60 và đến nay vẫn còn
được nghiên cứu.
- Lý thuyết này cho rằng, hiệu quả của quản trị do năng suất lao động
quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất
quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, xã hội của con
người.
- Hugo Munsterberg ( 1863-1916 ): Ông được coi là cha đẻ của
ngành tâm lý học công nghiệp. Ông cho rằng năng suất lao động sẽ cao
hơn nếu công việc giao phó cho họ được nghiên cứu phân tích chu đáo,
và hợp với những kỹ năng cũng như tâm lý của họ.
* Một số nhà tiên phong tiêu biểu khác :
o Abraham Maslow ( 1908-1970 ): Là nhà tâm lý học đã xây dựng
một lý thuyết về nhu cầu của con người gồm 5 cấp bậc : (1) nhu
cầu vật chất , (2) nhu cầu an toàn , (3) nhu cầu xã hội , (4) nhu cầu
được tôn trọng , (5) nhu cầu tự hoàn thiện.

o Elton Mayo ( 1880-1949 ): Theo ông : giữa tâm lý và hành vi có


mối quan hệ chặt chẽ , thái độ tinh thần làm việc của nhân viên tùy
thuộc vào lãnh đạo chỉ huy, nhà quản trị,…

o Mary Parker Follett ( 1863-1933 ): Theo bà : Phải quan tâm đến


những người lao động trong quá trình giải quyết vấn đề . Nhà quản
trị phải năng động thay vì áp dụng các nguyên tắc cứng nhắc.

o D.Mc.Gregor ( 1906-1964 ): Ông cho rằng con người sẽ thích thú


với công việc nếu được những thuận lợi và họ có thể đóng góp
nhiều điều hơn cho tổ chức. Thay vì nhấn mạnh đến cơ chế kiểm
tra thì nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt
động .

 Đánh giá :

 Ưu điểm:
- Nhấn mạnh nhu cầu xã hội, được quý trọng và tự thể hiện mình
của người công nhân.
- Hiểu rõ hơn về sự vận động viên con người, về ảnh hưởng của tập
thể đối với tác phong cũng như các vấn đề tâm lý quản trị.

 Khuyết điểm:
- Khái niệm “ con người xã hội” chỉ có thể bổ sung cho khái niệm
“con người thỏa mãn” đều là những lao động có năng suất cao.
- Xem xét con người là hệ thống khép kín.

2.4 Trường phái định lượng về quản trị


- Xuất phát từ chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đề cao vai trò của các quyết định quản trị
- Tìm cơ sở khoa học cho các quyết định. Nói chung, thuyết định
lượng về quản trị có thể được tóm tắt trong các nội dung sau :

 Nhấn mạnh đến phương pháp khoa học trong việc giải quyết các
vấn đề quản trị.
 Sử dụng các mô hình toán học.
 Áp dụng các phương pháp tiếp cận có hệ thống để giải quyết vấn
đề.
 Định lượng hóa các yếu tố có liên quan, áp dụng các phương pháp
toán học vào thống kê.
 Quan tâm đến các yếu tố kinh tế, kỹ thuật hơn các yếu tố tâm lý -
xã hội.
 Đi tìm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín.
 Sử dụng công cụ máy tính vào quản trị.
 Đánh giá :

 Ưu điểm :
- Định lượng là sự nối dài của học thuyết cổ điển.
- Đưa ra cách thức khoa học để giải quyết vấn đề nhất là việc ra
quyết định.
- Kỹ thuật định lượng giúp nâng cao trình độ hoạch định và kiểm
soát trong tổ chức.

 Khuyết điểm:
- Không chú trọng đến yếu tố con người trong tổ chức quản trị.
- Các kỹ thuật định lượng rất khó hiểu, cần phải có chuyên gia giỏi.
- Việc phổ biến lý thuyết rất hạn chế.

2.5 Trường phái tích hợp cận đại


2.5.1 Harold Koontz và lý thuyết quản trị theo quá trình
- Lý thuyết này được đề cập từ đầu thế kỉ 20 , nhưng thực sự chỉ phát
triển mạnh từ những năm 1960 do công của Harold Koontz và các cộng
sự.
- Lý thuyết quản trị theo quá trình lấy khách hàng làm trọng tâm và
tiến hành liên kết từng thao tác, từng hoạt động riêng rẽ thành những
hoạt động chung .
- Bốn chức năng cơ bản của quản trị theo quá trình :

Hoạch Tổ Điều Kiểm


định chức khiển tra

Phản hồi
2.5.2 Lý thuyết quản trị theo hệ thống
- Lý thuyết hệ thống do Ludwig von Bertalanffy - nhà sinh vật học
người Áo, đề xuất đầu tiên từ những năm 1940 và đến những năm 1960 -
1970 được áp dụng phổ biến trong quản trị.
- Là cơ cấu định hướng theo mục tiêu, gồm các thành phần liên kết
với nhau sao cho hệ thống lớn hơn tổng số các thành phần.
- Mỗi hệ thống có những đầu vào (inputs) bao gồm các luồng thông
tin, nguyên liệu, vật tư, năng lượng và nhân lực; từ môi trường bên ngoài
đi vào hệ thống chuyển thành sản phẩm và dịch vụ ở đầu ra (inputs) của
hệ thống. Khi hệ thống hoạt động, các thông tin được phản hồi
(feedback).

2.5.3 Fred Edward Fiedler và lý thuyết quản trị ngẫu nhiên


- Fred Edward Fiedler là một trong những nhà khoa học hàng đầu
trong lĩnh vực tâm lý học công nghiệp và tổ chức của thế kỉ XX. Năm
1967 ông đã giới thiệu nghệ thuật quan trị ngẫu nhiên của nhà lãnh đạo
và bây giờ nổi tiếng với tên gọi “Lý thuyết quản trị ngẫu nhiên của
Fiedler".
- Lý thuyết này cho rằng quản trị hữu hiệu là căn cứ vào các tình
huống cụ thể để vận dụng phối hợp các lý thuyết đã có trước.
- Quản trị ngẫu nhiên muốn kết hợp thực tế bằng một cách hội nhập
những nguyên tắc quản trị vào trong khuôn khổ hoàn cảnh. Nó được xây
dựng trên luận đề: “ Nếu có X thì tất có Y nhưng phụ thuộc vào điều
kiện Z”, như vậy Z là những biến số ngẫu nhiên.

2.5.4 William Ouchi và lý thyết Z


- Trong thuyết Z, Ouchi mô tả nghệ thuật quản trị ở Nhật Bản và làm
thế nào để ứng dụng nó cho các công ty Mỹ. Lý thuyết mới của giáo sư
Ouchi về quản trị hứa hẹn sẽ thay đổi cách người quản trị cũng như nhân
viên suy nghĩ về công việc của họ.
 Các đặc điểm của thuyết Z :

- Công việc dài hạn


- Quyết định thuận lợi
- Trách nhiệm cá nhân
- Xét thăng thưởng chậm
- Kiểm soát kính đáo bằng các biện pháp công khai
- Quan tâm đến tập thể và cả gia đình nhân viên
=> Bản chất văn hóa kiểu Z : nền văn hóa nhất trí, một cộng đồng
những người bình đẳng cùng nhau hợp tác để đạt tới mục tiêu chung.

2.6 Lý thuyết quản trị hiện đại


- Các lý thuyết quản trị hiện đại là sự kế thừa các tư tưởng quản trị
truyền thống nhằm đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của môi trường
kinh doanh và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thương trường.
- Đề cao tính linh hoạt của tổ chức, thúc đẩy tính độc lập, sáng tạo của
nhân viên, tích cực ủy quyền và tăng cường truyền thông trong tổ chức,
giảm đến mức tối đa sự lệ thuộc vào các quy chế, nguyên tắc và chuẩn
mực cứng nhắc.
2.6.1 Robert H.Waterman, Thomas J.Peter và lý thuyết quản trị
tuyệt hảo
* Vào thập niên 1980, Robert H.Waterman và Thomas J.Peter đã đưa
ra một lý thuyết nhằm thúc đẩy các hoạt động quản trị đạt đến “sự tuyệt
hảo”, hai ông đã đề ra 8 nguyên tắc đem lại sự tuyệt hảo như sau:
1/ Khuynh hướng hoạt động : Quy mô nhỏ sẽ hiệu quả hơn

2/ Khách hàng: Thỏa mãn cao nhất của khách hàng là ý thức chung của
mọi thành viên, bộ phận, của cả tổ chức

3/ Tự quản và mạo hiểm : Chấp nhận rủi ro-thất bại, phải luôn đổi mới
và đấu tranh, cơ cấu linh họat, khuyến khích tự do sáng tạo.

4/ Coi trọng nhân tố con người

5/ Phổ biến và thúc đẩy các giá trị chung của tổ chức như triết lý
của tổ chức : Muốn tạo nên một định chế, ta cần dựa trên những kỹ
thuật tiêm nhiễm tác phong từ ngày này qua ngày khác với mục tiêu dài
hạn.

6/ Sâu sát và gắn bó chặt chẽ công ty: Nhà quản trị phải luôn gắn bó
công ty, chú trọng phát triển từ bên trong, không thôn tính hoặc mua lại

7/ Hình thức tổ chức đơn giản, nhân sự gọn nhẹ: Quyền lực càng
phân tán càng tốt, nhân sự hành chính gọn nhẹ, nhân tài được tung vào
thương trường

8/ Quản lý tài sản chặt chẽ và hợp lý


2.6.2 Viện nghiên cứu Nomura và quản trị sáng tạo

* Những đặc trưng chủ yếu của phong cách quản trị này thể hiện ở
một số phương diện sau:

- Chiến lược kinh doanh: kế hoạch dài hạn từ 7-10 năm, thúc đẩy sự
tham gia của nhân viên và được hình thành từ ý tưởng sáng tạo của các
thành viên trong công ty.

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: được tổ chức theo cơ cấu mạng
lưới, lấy mỗi thành viên là một đơn vị cơ sở, cho phép các đơn vị thành
viên tối đa hóa các quan hệ trao đổi trong tổ chức.
- Quản trị nguồn nhân lực: tìm cách đưa ra những cách đối xử tốt
nhất đối với nhân viên để thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của họ.

- Quản trị thông tin: phải chia sẻ và truyền đạt thông tin về khách
hàng, công ty đến từng thành viên.

2.6.3 Warren Bennis, Alvin và Heidi Toffler và lý thuyết quản trị


dựa vào nguồn nhân lực.

 Warren Gamaliel Bennis

- Theo ông, muốn thành công người lãnh đạo của công ty cần quan
tâm những điểm dưới đây:
 Tận dụng nguồn lực hiệu quả.
 Xây dựng niềm tin.
 Trao quyền hành động.
 Văn hóa học hỏi.
 Thể chế hóa sự trung thực.
- Có 6 phẩm chất căn bản cần hội tụ ở người lãnh đạo, đó là:

(1) Chính trực ; (2) Cống hiến ; (3) Khoan dung ; (4) Khiêm tốn ; (5) Cởi
mở ; (6) Sáng tạo.

 Alvin và Heidi Toffler

- Các nội dung chính của quản trị nguồn nhân lực hiện đại bao gồm:

 Coi doanh nghiệp gồm nhiều người là một hệ thống mở.

 Vận hành một cách thống nhất, gắn kết như một.

 Quản trị mềm dẻo, uyển chuyển để thích ứng với môi trường.

 Cải thiện điều kiện lao động, chất lượng cuộc sống cho người lao
động.

 Phát triển các hình thức mới về tổ chức lao động.

 Giải quyết các vấn đề kinh tế, kỹ thuật trong doanh nghiệp

 Bàn bạc, thuyết phục, thương lượng với con người để đạt được sự
đổi mới.

 Nhà quản trị phải có đầu óc chiến lược, tổ chức và giỏi làm việc
với con người, động viên, phát huy được khả năng của con người.

2.6.4 Peter Martin và lý thuyết quản trị trong thiên niên kỉ thứ
ba
 Ba quy luật cơ bản của thuyết quản trị mới:

(1) Quy luật thứ nhất: vị thần hộ mệnh của kinh doanh nằm ở chỗ hình
dung được doanh thu không như những gì nó đang tồn tại.

(2) Quy luật chứ hai: mọi công ty sẽ nhanh chóng nhận ra bản thân
mình sau những “cú đột phá” trong kinh doanh.

(3) Quy luật thứ ba: cốt lõi của hoạt động kinh doanh chính là những gì
người ta đã, đang , và sẽ làm.

You might also like