You are on page 1of 2

Đóng góp của thuyết quản trị tân cổ điển:

- Giúp các nhà quản trị nhận thấy được tầm quan trọng của các
yếu tố mang tính tâm sinh lý học, xã hội học trong việc tăng
năng suất của nhân viên và sự hài lòng của nhân viên trong môi
trường làm việc.
- Các nhà quản trị sẽ phải giúp nhân viên phát triển không chỉ về
kỹ năng cứng (kỹ thuật) mà còn về các kỹ năng mềm như kỹ
năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp để đảm bảo hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp diễn ra hài hòa, ổn định. Bản thân các
nhà quản trị cũng cần phải có hiểu biết về hành vi con người và
những kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo để giải quyết khúc mắc và
thúc đẩy nhân viên làm việc với năng suất cao hơn.
- Các nhà nghiên cứu thuyết quản trị tân cổ điển nhấn mạnh sự
cần thiết của cả các tổ chức chính thức (tổ chức được nhà quản
trị thành lập có cấu trúc, cấp bậc, luật lệ rõ ràng) và các tổ chức
phi chính thức (tổ chức thành lập ngoài ý muốn của bộ máy
quản trị do giao tiếp trong doanh nghiệp mà xuất hiện). Hai loại
hình tổ chức này mâu thuẫn với nhau nhưng lại phụ thuộc vào
nhau, vì vậy nhà quản trị cần phải biết cân bằng giữa hai loại
hình, lợi dụng điểm có lợi cho doanh nghiệp ở hai loại hình và
hạn chế những mặt ảnh hưởng xấu đến công việc.
- Thí nghiệm Hawthorne của Elton Mayo là nghiên cứu đi đầu
trong phong trào các mối quan hệ con người (Human Relations
Movement) trong khoa học quản trị và mở ra một hướng đi
mới, khác với thuyết quản trị theo khoa học của Frederick
Winslow Taylor. Sau này, đồng nghiệp của ông Fritz Jules
Roethlisberger đã nghiên cứu lại thí nghiệm này và phát hiện ra
“hiệu ứng Hawthorne” biểu hiện qua việc một người tự thay
đổi hành vi của bản thân chỉ vì họ đang được quan sát, từ đó áp
dụng vào các doanh nghiệp để tìm cách tăng năng suất của
công nhân. Thí nghiệm Hawthorne cũng đã trở thành nguồn
cảm hứng cho Douglas McGregor với thuyết X, Thuyết Y của
ông sau này.
- Mặc dù các thuyết quản trị trường phái tân cổ điển cũng có
những hạn chế của nó (không có cách giải quyết những mâu
thuẫn không thể điều hòa được, thiếu dữ kiện thực tế do dựa
dẫm quá nhiều vào thí nghiệm Hawthorne), nó vẫn đã đi đầu
đặt nền móng cho các nhà khoa học quản trị sau này nghiên
cứu về quan hệ người-người và ảnh hưởng của các yếu tố tâm
lý, sự sáng tạo của con người đến hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy ta có thể nói rằng những nghiên cứu của Mayo và các
nhà quản trị khác đã để lại một di sản mà khoa học quản trị sẽ
thừa kế và tiếp tục phát huy trong những năm tới.

You might also like