You are on page 1of 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM

THỜI GIAN THẢO LUẬN: Tiết: 123 Tuần: 03 Học kỳ: 1 Năm học: 2022-2023
HỌC PHẦN: Quản trị học LỚP: 48K17.01
CHỦ ĐỀ/CHƯƠNG/PHẦN THẢO LUẬN: Chương 2- Sự phát triển của tư tưởng quản
trị: Mối quan hệ con người của Elton Mayo và các cuộc thử nghiệm ở Hawthorne.
THÀNH PHẦN THAM DỰ-NHÓM 8:
1. Võ Ngọc Tú
2. Nguyễn Thị Lệ Xuân
3. Đinh Trần Hồng Uyên
4. Vi Thị Kiều Văn
5. Hồ Thị Thanh Tuyền
6. Đồng Phương Trinh
NỘI DUNG THẢO LUẬN CỤ THỂ:
Mỗi thành viên đã tự tìm hiểu và đóng góp những ý kiến của mình cho bài tập thảo luận
nhóm này, cụ thể:
1. Võ Ngọc Tú:
 Khái quát về trường phái tâm lý xã hội trong quản trị.
 Các cuộc thử nghiệm ở Hawthorne.
 Đánh giá về quan điểm nghiên cứu con người của Elton Mayo: Lý thuyết quản lý của
Elton Mayo có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quản lý doanh nghiệp. Lý thuyết này đã
mở ra một kỷ nguyên mới trong quản trị, gọi là lý thuyết quan hệ người-người.Công
trình này góp phần thúc đẩy nghiên cứu và vận dụng một cách trực tiếp khoa học vào
quản trị kinh doanh, thúc đẩy việc ứng dụng tâm lý học vào quản trị kinh doanh.
2. Nguyễn Thị Lệ Xuân:
 Khái quát về trường phái tâm lý xã hội trong quản trị.
 Hiện tượng “Tác động Hawthorne”.
 Đánh giá quan điểm về con người của Mayo: Nghiên cứu của Mayo đã mở hướng
nghiên cứu mới mang tính cách mạng về con người và quản lý, bổ sung những phương
pháp quản lý mới: Sử dụng tâm lý học thực nghiệm để nghiên cứu vấn đề về quản lý
bằng cách quan sát, phân tích các hành vi của con người tìm ra nguyên nhân. Khẳng
định yếu tố tình cảm chi phối hành vi và kết quả hoạt động của con người và quan hệ
xã hội cũng góp phần tăng năng suất lao động. Việc để ý đến các “nhóm phi chính
thức” cũng góp phần quản trị tốt hơn.
3. Đinh Trần Hồng Uyên:
 Khái quát về trường phái tâm lý xã hội trong quản trị.
 Đánh giá về quan điểm con người của Elton Mayo: Nghiên cứu của Mayo đã khám
phá ra yếu tố bản chất xã hội của người công nhân, áp dụng một phương pháp mới-
tâm lý học thực nghiệm vào nghiên cứu các vấn đề quản lý từ đó gợi ý những phương
pháp quản lý hiệu quả hơn. Đồng thời ông cũng phát hiện ra những yếu tố mới tác
động đến năng suất lao động của người công nhân (yếu tố tâm lý, tình cảm, mức độ
thỏa mãn,...) thúc đẩy việc ứng dụng tâm lý học vào quản trị kinh doanh.
4. Vi Thị Kiều Văn:
 Tìm hiểu các cuộc thử nghiệm ở Hawthorne.
 Đánh giá về quan điểm nghiên cứu con người của Elton Mayo: Nghiên cứu của Elton
Mayo là một công trình mang tính đột phá, giúp chúng ta hiểu rằng nơi làm việc là một
hệ thống xã hội phức hợp mà tại đó sự thỏa mãn và tận tâm của nhân viên ảnh hưởng
đến hiệu suất làm việc. Các phát hiện đó của ông đã khuấy động làn sóng nghiên cứu
mới và những cách tư duy mới về những động lực thúc đẩy nhân viên nơi làm việc.
5. Hồ Thị Thanh Tuyền:
 Tiểu sử của Elton Mayo: Elton Mayo là một nhà tâm lý học, giáo sư và nhà nghiên cứu
người Úc có di sản được công nhận cho những đóng góp của ông trong lĩnh vực xã hội
học công nghiệp ở Hoa Kỳ trong nửa đầu Thế kỷ 20. Mayo đã phát triển nghiên cứu tại
các nhà máy khác nhau ở Mỹ để hiểu cách các mối quan hệ xã hội quyết định năng
suất của các công ty. Nhờ những nghiên cứu này, ông đã xây dựng các lý thuyết về các
tương tác lao động vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.
 Các cuộc thử nghiệm ở Hawthorne và rút ra kết luận.
 Đặt vấn đề và trả lời câu hỏi trong quá trình thảo luận.
6. Đồng Phương Trinh:
 Khái quát về trường phái tâm lý xã hội trong quản trị.
 Đặt vấn đề và trả lời câu hỏi trong quá trình thảo luận.
*Quá trình đặt vấn đề và trả lời câu hỏi:
Võ Ngọc Tú: Ưu và nhược điểm của tư tưởng tâm lý xã hội nói chung và của Elton Mayo
nói riêng?
Đồng Phương Trinh:
 Ưu điểm:
+Thoát khỏi quan điểm máy móc của các nhà quản trị truyền thống khi chỉ nhấn mạnh
vào tầm quan trọng của yếu tố tiền bạc và xem đó là yếu tố duy nhất để thúc đẩy động
lực của người lao động.
+Nhấn mạnh đến nhu cầu xã hội, được quý trọng và tự thể hiện bản mình của người
công nhân.
+Giúp cải tiến cách thức và tác phong quản lý tổ chức, xác nhận mối liên hệ giữa năng
suất và tác phong hoạt động.
+Giúp các nhà quản lý ngày nay hiểu rõ hơn về sự động viên con người.
 Nhược điểm:
+Quá chú trọng đến yếu tố xã hội khiến trở nên thiên lệch.
+Khái niệm con “người xã hội” chỉ có thể bổ sung cho “con người kinh tế” chứ không
thể thay thế.
+Không phải con người được thỏa mãn những nhu cầu tâm lý xã hội cũng là người lao
động có năng suất cao.
+Không thực tế khi xem con người là phần tử trong hệ thống khép kín, bởi luôn có
những yếu tố ngoại lai ảnh hưởng.
Vi Thị Kiều Văn: Các lý thuyết cổ điển và tâm lý xã hội về quản trị đã chủ trương khác
nhau như thế nào về các biện pháp tăng năng suất lao động?
Hồ Thị Thanh Tuyền:
 Quan điểm quản trị khoa học trong quan điểm truyền thống cho rằng năng suất lao
động được cải thiện khi áp dụng khoa học, nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp
lý nhất để thực hiện công việc.
 Quan điểm con người cho rằng các yếu tố tâm lý xã hội, môi trường, văn hóa công
ty và các mối quan hệ giữa những thành viên trong tổ chức có thể tác động đến năng
suất lao động.
Nguyễn Thị Lệ Xuân: Qua cuộc thí nghiệm Hawthorne, Elton Mayo đã rút ra được kết
luận gì?
Đinh Trần Hồng Uyên:
 Qua cuộc thử nghiệm ở Hawthorne, Mayo đã rút ra được những kết luận sau:
+ Các đơn vị kinh doanh là tổ chức xã hội, bên cạnh tính kinh tế và kỹ thuật đã nhận
thấy.
+ Con người không chỉ có thể động viên bằng các yếu tố vật chất, mà cả yếu tố tâm lý và
xã hội.
+ Các nhóm và tổ chức phi chính thức trong xí nghiệp tác động nhiều đến thái độ và kết
quả lao động của công nhân sự lãnh đạo của nhà quản trị không chỉ đơn thuần dựa vào
chức danh chính thức trong bộ máy tổ chức, mà còn phải dựa nhiều vào yếu tố tâm lý, xã
hội.
+ Sự thỏa mãn tinh thần có liên quan chặt chẽ với năng suất và kết.
+ Công nhân có những nhu cầu về tâm lý và xã hội cần được thỏa mãn.
+ Tài năng quản trị đòi hỏi cả yếu tố kỹ thuật lẫn yếu tố xã hội.
Đồng Phương Trinh: Tổ chức phi chính thức trong doanh nghiệp là gì? Đặc điểm?
Vi Thị Kiều Văn:
 Tổ chức phi chính thức: Là tổ chức hình thành ngoài ý muốn của bộ máy quản trị.
 Đặc điểm cơ bản của tổ chức phi chính thức:
+Nếu các tổ chức chính thức đều hướng tới một mục tiêu chung thì các tổ chức phi
chính thức hướng tới mục tiêu cá nhân về tâm lý xã hội.
+Được hình thành bởi một sự đồng điệu nào đó giữa các thành viên (về tính tình, cách
cư xử, thói quen sinh hoạt,…).
+Các thành viên đến từ mọi vị trí bất kỳ trong tổ chức.
+Tổ chức phi chính thức không có cấu trúc cụ thể, nhưng thường có một người đứng đầu
gây ảnh hưởng và có quyền lực gọi là thủ lĩnh.
+Trong một doanh nghiệp thường có nhiều tổ chức phi chính thức.
+Có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với cơ cấu tổ chức chính thức.

THƯ KÝ GV PHỤ TRÁCH MÔN HỌC

Nguyễn Thị Lệ Xuân ThS. Ngô Xuân Thủy

You might also like