You are on page 1of 28

GIỚI THIỆU VỀ HÀNH VI

TỔ CHỨC
Giảng viên: TS. Hồ Thị Hòa
Email: hothihoahvtc@gmail.com
SĐT: 0904743438
NỘI DUNG MÔN HỌC

 Chương 1: Tổng quan về Hành vi tổ chức


 Chương 2: Cơ sở hành vi tổ chức ở cấp độ cá nhân
 Chương 3: Cơ sở hành vi tổ chức ở cấp độ nhóm
 Chương 4: Cơ sở hành vi tổ chức ở cấp tổ chức
Tài liệu tham khảo
Robbins S.P. (1999), Organizational Behavior,
United State of America: Prentice-Hall
International Inc.
McShane S.L., Von Glinow M.A.(2005),
Organizational Behavior, NewYork: McGraw-
Hill Co.
Nguyễn Hữu Lam (1998), Hành vi tổ chức,
TP.HCM: Nhà xuất bản Giáo Dục
Bùi Anh Tuấn (2009), Giáo trình Hành vi tổ
chức, Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI
TỔ CHỨC

1.1 Hành vi tổ chức (HVTC) và vai trò của hành vi tổ chức


1.2 Chức năng của hành vi tổ chức
1.3 Những môn học đóng góp cho sự phát triển của HVTC
1.4 HVTC với những thách thức và cơ hội của tổ chức
1.5 Đối tượng, nhiệm vụ môn học hành vi tổ chức
1.1 Hành vi tổ chức và vai trò của hành vi tổ chức

1.1.1 Khái niệm hành vi tổ chức


Tổ chức là sự tập hợp của hai hay nhiều cá
nhân trong xã hội cùng làm việc, phối hợp
với nhau nhằm hướng tới mục tiêu chung.
 Vai trò của tổ chức:
- Tập hợp năng lực của các cá nhân
- Quản lý các hoạt động: (1) kế hoạch; (2) Tổ
chức; (3) Dẫn dắt; (4) Kiểm soát
- Đạt được mục tiêu chung thuận lợi hơn
1.1.1 Khái niệm hành vi tổ chức
Hành vi là gì?
Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự
kiện, sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình
huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ,
hành động nhất định
Hành vi tổ chức?
- Là hành vi của con người trong tổ chức (còn gọi là
người lao động)
- Nghiên cứu những điều mà con người (hay cá nhân)
suy nghĩ, cảm nhận và hành động trong một tổ chức
1.1.1 Khái niệm hành vi tổ chức
- Các loại hành vi:
+ Năng suất làm việc
+ Sự vắng mặt
+ Tỷ lệ thuyên chuyển
+ Mức độ hài lòng
1.1.1 Khái niệm hành vi tổ chức
 Tại sao phải nghiên cứu hành vi tổ chức ở 3 cấp độ: cá
nhân, nhóm, tổ chức?
- Chi phối và quyết định bởi các yếu tố thuộc về cá nhân
người lao động
- Người lao động sinh hoạt trong một tập thể nhất định
- Quá trình thực hiện công việc diễn ra trong tổ chức
1.1.1 Khái niệm hành vi tổ chức
 Hỏi: Cách thức hiệu quả nhất để khích lệ nhân viên hiện
tại là gì?
“Khi tham gia vào một tổ chức, mỗi cá nhân như một
chiếc xe ô tô cũ đã qua sử dụng”
1.1.1 Khái niệm hành vi tổ chức
Hành vi tổ chức

Khả năng trực giác Nghiên cứu có hệ thống

Cảm giác bên trong không nhất Xem xét các mối quan hệ, nỗ lực
thiết phải dựa trên nghiên cứu coi trọng nguyên nhân và kết quả,
tạo ra giải pháp dựa trên bằng
chứng khoa học

Diễn ra thường xuyên, vô thức, có Chỉ ra những sự thật quan trọng,


thể tạo ra những dự đoán sai lầm đưa ra những dự đoán chính xác
hơn về hành vi
1.1.2 Mô hình hành vi tổ chức
 Y = f(X)
Y: là biến phụ thuộc của mô hình
- Năng suất làm việc
- Sự vắng mặt
- Tỷ lệ thuyên chuyển
- Mức độ hài lòng
X: là biến độc lập của mô hình
- Cá nhân
- Nhóm
- Tổ chức
1.1.2 Mô hình hành vi tổ chức
1.1.2 Mô hình hành vi tổ chức
Vắng
Năng mặt
Mức độ
suất hài lòng
của CV
Thuyên
chuyển

Cấp độ tổ chức

Cấp độ nhóm

Cấp độ cá
nhân
1.1.2 Mô hình hành vi tổ chức
 Biến phụ thuộc:
- Năng suất: Đạt được mục tiêu đề ra và biết chuyển đổi
những yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra ở mức chi phí
thấp nhất
+ Hiệu suất: Việc đạt được mục tiêu
+ Hiệu quả: Việc đạt được mục tiêu với “chi phí” thấp nhất
- Sự vắng mặt: Hiện tượng không có mặt tại cơ sở làm việc
- Tỷ lệ thuyên chuyển: Việc rời khỏi tổ chức/ đơn vị một cách
tự nguyện hay không tự nguyện
- Hài lòng trong công việc: là sự khác biệt giữa “giá trị phần
thưởng” mà nhân viên nhận được với “giá trị phần thưởng”
mà họ tin mình sẽ nhận được
1.1.2 Mô hình hành vi tổ chức
 Biến phụ thuộc của mô hình:
- Năng suất: là mối quan tâm chính của hành vi tổ chức. Các
nhà quản trị thường muốn biết được yếu tố nào ảnh hưởng
tới hiệu quả và hiệu suất của cá nhân, nhóm và tổ chức
- Sự vắng mặt: là sự hao phí và trì trệ lớn đối với người sử
dụng lao động. Tổ chức sẽ gặp khó khăn trong hoạt động
nếu như tỷ lệ vắng mặt của nhân viên trong tổ chức quá
cao
- Tỷ lệ thuyên chuyển: Mức độ thuyên chuyển trong tổ chức
càng cao đồng nghĩa với việc tăng chi phí tuyển dụng, lựa
chọn và đào tạo, giảm năng suất lao động
- Hài lòng trong công việc: Cảm xúc tích cực về công việc
từ việc đánh giá đặc điểm công việc đó
1.1.2 Mô hình hành vi tổ chức
 Biến độc lập của mô hình:
- Ở cấp độ cá nhân:
+ Tính cách
+ Giá trị
+ Thái độ
+ Sự hài lòng với công việc
+ Nhận thức
+ Quá trình ra quyết định cá nhân
+ Động lực
1.1.2 Mô hình hành vi tổ chức
 Biến độc lập của mô hình
- Cấp độ nhóm
+ Quá trình hình thành
+ Quy mô và cơ cấu nhóm
+ Lãnh đạo và quyền lực
+ Truyền thông trong nhóm
+ Xung đột và việc thực hiện nhiệm vụ
- Cấp độ tổ chức
+ Cơ cấu tổ chức
+ Văn hóa tổ chức
+ Thay đổi tổ chức
1.1.3 Vai trò của hành vi tổ chức
 Tạo sự gắn kết giữa người lao động và tổ chức
 Giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về
người lao động
 Giúp nhà quản lý tạo lập môi trường làm việc hiệu quả
trong tổ chức
 Đảm bảo sự cân bằng, tin tưởng và gắn kết người lao
động trong tổ chức nói chung và lãnh đạo tổ chức nói
riêng
1.2. Chức năng của hành vi tổ chức
 Giải thích
- Ít quan trọng nhất (sử dụng đối với sự việc đã xảy ra)
- Hiểu và xác định nguyên nhân của sự vật hiện tượng
 Dự đoán:
- Phác thảo phản ứng của người lao động đối với sự
thay đổi
- Xây dựng phương án thay đổi tối ưu
 Kiểm soát:
- Tác động đến người lao động để đạt được mục tiêu
nhất định
1.3 Những môn học đóng góp cho sự phát
triển của hành vi tổ chức
- Tâm lý học: Khoa học đánh giá, giải thích và đôi khi
thay đổi cả hành vi con người cũng như các loài vật
khác Cá nhân:
+ Tính cách
+ Thái độ
+ Nhận thức
+ Giá trị
+ Hài lòng
+ Động viên
1.3 Những môn học đóng góp cho sự phát
triển của hành vi tổ chức
 Xã hội học: Nghiên cứu con người trong mối
quan hệ với những người xung quanh
Nhóm
+ Làm việc nhóm
+ Vai trò
+ Truyền thống
Tổ chức
+ Cơ cấu tổ chức
+ Quyền lực
1.3 Những môn học đóng góp cho sự phát triển
của hành vi tổ chức
Tâm lý học xã hội: Nghiên cứu quan hệ giữa các cá nhân
Nhóm
+ Thái độ
+ Truyền thống
+ Hoạt động nhóm
+ Ra quyết định
1.3 Những môn học đóng góp cho sự phát triển
của hành vi tổ chức

Nhóm Tổ chức

Nhân chủng học: Giải thích về nhân loại và các hoạt động
của nó

Văn
Thái Môi
Giá trị hóa tổ trường
độ
chức
1.3 Những môn học đóng góp cho sự phát triển
của hành vi tổ chức

Tổ chức

Khoa học chính trị: Nghiên cứu và giải thích hành vi của
cá nhân và hành vi của nhóm trong môi trường chính trị
nhất định

Ra
Mâu Liên Quyền
quyết
thuẫn minh lực
định
1.4 Hành vi tổ chức với thách thức và cơ
hội của tổ chức
 Thay đổi đang diễn ra trong tổ chức
- Đòi hỏi nâng cao năng suất và chất lượng
- Đòi hỏi nâng cao kỹ năng của người lao động
- Sự đa dạng của nguồn nhân lực trong tổ chức
- Xu hướng toàn cầu hóa
- Phân quyền
- Khuyến khích đổi mới sáng tạo
- Quản l. trong môi trường luôn thay đổi
- Sự trung thành của người lao động giảm sút
- Sự tồn tại lao động “hai cấp”
- Cải thiện hành vi đạo đức
1.5 Đối tượng, nhiệm vụ và nội dung
 Hành vi tổ chức là môn khoa học nghiên cứu một cách có hệ
thống về hành vi, thái độ của con người trong một tổ chức và
sự tương tác giữa hành vi của con người với tổ chức
 Nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa con người với tổ chức
trên cơ sở xem xét thái độ, hành vi của người lao động và sự
tác động của tổ chức đến thái độ và hành vi của người lao động
trong tổ chức
 Đối tượng nghiên cứu là hành vi của con người trong tổ chức
1.5 Đối tượng, nhiệm vụ của môn học HVTC

 Nhiệm vụ:
- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về hành vi tổ
chức
- Giúp người học có khả năng lý giải và sự báo hành vi, thái độ
của con người trong tổ chức
- Đưa ra được những biện páp nhằm điều chỉnh hanhfh vi của
con người trong tổ chức
 Cách tiếp cận được sử dụng trong môn học là cách tiếp cận đi
từ thấp đến cao theo các cấp độ: Cá nhâ, nhóm, tổ chức
Tóm tắt
 Hành vi tổ chức là môn học nghiên cứu những điều mà con người suy nghĩ,
cảm nhận và hành động trong tổ chức.
 Môn học được nghiên cứu dựa trên một mô hình bao gồm một số biến phụ
thuộc và biến độc lập.
Biến phụ thuộc đại diện cho các hành vi là: năng suất làm việc, tỉ lệ vắng
mặt, mức độ thuyên chuyển và sự hài lòng của nhân viên.
Biến độc lập giải thích hành vi của nhân viên trong tổ chức và được chia
thành 3 cấp: cấp độ cá nhân, cấp độ nhóm và cấp độ tổ chức.
Chức năng của HVTC: giải thích, dự đoán và kiểm soát.
HVTC giúp nhà quản lý đưa ra các giải pháp tối ưu khi phải đối mặt với
những vấn đề về sự thay đổi đang diễn ra trong các tổ chức hiện nay.

You might also like