You are on page 1of 13

Mục lục :

I. Đặt vấn đề.------------------------------------------------------------------2


II.Khái niệm và lý thuyết áp dụng---------------------------------------2
1.Khái niệm------------------------------------------------------------------2
2.Áp dụng lí thuyết thân chủ trọng tâm----------------------------------2
III. Phương pháp can thiệp công tác xã hội cá nhân:----------------3
IV. TIẾN TRÌNH CTXH ÁP DỤNG-------------------------------------4
1. Thiết lập mối quan hệ với thân chủ trong tiến trình giải quyết vấn
đề :----------------------------------------------------------------------------4
2. Xác định và phân tích vấn đề-------------------------------------------5
3. Thu thập thông tin--------------------------------------------------------6
4. Chuẩn đoán---------------------------------------------------------------------6
5. Phát triển kế hoạch can thiệp-----------------------------------------------7
V. Nhân viên CTXH có những vai trò trong giải quyết vấn đề bạo
lực học đường.----------------------------------------------------------------------8
VI. Thực trạng và xu hướng phát triển của tình trạng bạo lực học
đường.--------------------------------------------------------------------------------9
1. Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay ở Việt Nam----------10
2. Xu hướng của bạo lực học đường ngày càng gia tăng do có nhiều
nguyên nhân:---------------------------------------------------------------------10
VII. Kết luận----------------------------------------------------------------------11
I. Đặt vấn đề.
Để một nền kinh tế phát triển bền vững thì con người là nhân tố luôn đóng vai trò
quyết định. Vì vậy , không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều coi giáo
dục là quốc sách hàng đầu. Cùng với xu thế trên, Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện để
nâng cao dân trí , đào tạo nguồn nhân lực , bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và nâng
cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động , nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu
cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng là vậy , tuy nhiên thời gian gần đây có rất
nhiều vấn đề về bạo lực học đường diễn ra dẫn đến tình trạng nhiều học sinh đã nghỉ
học với nhiều lí do nhưng đáng báo động hơn cả là tình trạng bạo lực học đường.Tình
trạng bạo lực ở trong và ngoài trường học của học sinh vẫn tiếp tục xảy ra đang là nỗi
bức xúc của xã hội, chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến
sự nghiệp bảo vệ chăm sóc , giáo dục trẻ em. Hiện tượng bạo lực của học sinh không
phải là một hiện tượng mới , song thời gian gần đây , hiện tượng này xảy ra ở một số
trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng như : học sinh đánh
nhau gây thương tích , thậm trí tử vong.
Đề tài : Vụ việc bạo lực học đường tại Trường THCS Phù Ân , huyện Ân Thi ( Hưng
Yên ) năm 2020 , nạn nhân là em N.T.H.Yến – học sinh lớp 9A của trường. Cụ thể ,
nhóm nữ sinh đã lột quần áo , liên tiếp đấm đá vào mặt Yến và còn quay lại clip đăng
tải trên mạng xã hội. Điều đáng nói là sự việc này đã diễn ra trước đó. Em Yến cho
biết, em bị đe dọa “ nếu báo cho cô hay gia đình” sẽ bị đánh tiếp nên Yến thường
không dám nói cho ai. Sau sự việc , em Yến phải nhập viện để điều trị những vết
thương ngoài da và chữa lành vết thương tinh thần. Để có thể giúp em Yến vượt qua
những tổn thương đó cần đến những nhân viên công tác xã hội kết hợp với gia đình
của em để có thể chữa lành vết thương về tinh thần cho Yến

II.Khái niệm và lý thuyết áp dụng


1.Khái niệm
Công tác xã hội trường học là một trong những chuyên ngành quan trọng của công
tác xã hội. Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình , các nhân viên công tác xã
hội trường học tác động đến nhóm học sinh và cả hệ thống trường học. Nhân viên
công tác xã hội trường học được coi là công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các
mục tiêu học tập và giảng dạy. Nhân viên công tác xã hội trường học cũng giúp cho
học sinh nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối
hợp kết hợp giữa gia đình , nhà trường và cộng đồng.
2.Áp dụng lí thuyết thân chủ trọng tâm
Lí thuyết thân chủ trọng tâm được biết đến là một phương pháp đặt con người làm
trọng tâm trị liệu. Phương pháp này là hình thức trò chuyện “ không chi phối” được
phát triển bởi nhà tâm lý học Carl Rogers trong khoảng thời gian từ 1940-1950. Trong
nhiều trường hợp nhân viên CTXH không chỉ đơn thuần là một người tìm kiếm và liên
kết các nguồn lực mà còn đóng vai trò là nhà tham vấn và hỗ trợ tham vấn cho thân
chủ. Theo C.Rogers trong tham vấn nếu nhà tham vấn tạo được một mối tương giao
định tính bằng : Một sự chân thực trong suốt , trong đó nhà tham vấn sống với các cảm
quan thực của mình; một sự nhiệt tình tôn trọng và chấp nhận thân chủ như một cá
nhân riêng biệt; một khả năng nhạy cảm để nhìn thế giới của thân chủ thì thân chủ sẽ :
- Kinh nghiệm và hiểu được những phương diện của chính mình mà trước đây bị đè
nén
- Thấy mình trở nên hợp nhất hơn, có thể hành động hữu hiệu hơn. Trở nên giống
mẫu người mà mình ao ước muốn trở thành , tự chủ và tự tin hơn
- Trở nên nhân bản hơn , độc đáo hơn và sự bộc lộ hơn
- Hiểu người khác và chấp nhận người khác hơn
- Có thể đương đầu với những vấn đề của đời sống một cách thích đáng và dễ chịu
hơn
Từ những nguyên tắc cơ bản trên , nhân viên CTXH sẽ áp dụng vào quá trình trị liệu
cùng với sự hỗ trợ của bác sỹ tâm lý và những chuyên gia tham vấn. Trong quá trình
trị liệu có thể áp dụng và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên một
nguyên tắc bất di bất dịch đó là bao giờ cũng phải đặt thân chủ là trọng tâm

III. Phương pháp can thiệp công tác xã hội cá nhân:


- Là một phương pháp trợ giúp từng cá nhân thông qua mối quan hệ một-một, nhằm
giải quyết vấn đề , phục hồi, củng cố và phát triển thực thi một cách bình thường chức
năng xã hội của họ ( theo Grace Mathew )
- Công tác xã hội cá nhân là một tiến trình được các cơ quan lo về an sinh con người
sử dụng để giúp các cá nhân đối phó hữu hiệu với các vấn đề thuộc chức năng xã hội
của họ ( theo Helen Harris Perlman )
Đối với nhân viên CTXH trường học : CTXH là một phương pháp chính để giải
quyết và trợ giúp giải quyết các vấn đề xảy ra trong trường học. Sử dụng phương pháp
này trong trường học cũng giống như CTXH nói chung, bên cạnh đó nó cũng có một
số điểm mà nhân viên CTXH cần lưu ý:
Thứ nhất : CTXH cá nhân bản chất là làm việc một – một , tức là giữa nhân viên
CTXH và thân chủ nhằm tăng sức mạnh của thân chủ để thân chủ tự giải quyết vấn đề
của mình song trong thực tế , một vấn đề của học sinh nảy sinh trong trường học đôi
khi có nguồn gốc từ rất nhiều phía. Chính vì vậy, người nhân viên CTXH khi làm việc
với học sinh mà còn làm việc với rất nhiều đối tượng khác hay còn gọi là thân chủ
phụ.
Thứ hai : vì trợ giúp giải quyết vấn đề của học sinh mà đối tượng học sinh phần lớn
đều là trẻ em, trẻ vị thành niên. Khi làm việc với trẻ em thì nhân viên CTXH phải
thành thạo kĩ năng làm việc với trẻ em , hiểu sự phát triển tâm lý của trẻ em và đảm
bảo sự tham gia của gia đình và nhà trường.
Thứ ba : vì là hoạt động trong môi trường học đường nên nhân viên CTXH luôn phải
ý thức về sự hài hòa giữa mục đích của CTXH và mục đích của trường học
IV. TIẾN TRÌNH CTXH ÁP DỤNG
1. Thiết lập mối quan hệ với thân chủ trong tiến trình giải quyết vấn đề :
- Nhân viên CTXH tìm đến thân chủ do thấy được đoạn clip em bị bạo lực trên mạng ,
vì thế nhân viên CTXH đã chủ động tìm đến Yến để có thể giúp cho Yến thoát khỏi
những ám ảnh về tâm lý đó , vì thế cần tạo ấn tượng tốt với thân chủ để thực hiện các
bước sau thuận lợi hơn
- Tạo mối quan hệ với thân chủ hướng đến việc hợp tác chia sẻ thông tin : cụ thể ở đây
tạo mối quan hệ hòa nhã với em Yến đang là học sinh đang bị tổn thương cả về thể
chất lẫn tinh thần do bị một nhóm bạn đánh và tung clip lên mạng từ đó có thể khai
thác các thông tin từ Yến về nguyên nhân , quá trình và hiện tại Yến đang cảm thấy
như thế nào?...
- Thiết lập mối quan hệ trợ giúp với em Yến để giúp em có thể cảm nhận được là em
cần sự trợ giúp để thoát ra khỏi những ám ảnh về mặt tâm lý.
- Nhân viên CTXH quan sát cử chỉ , hành động của em Yến khi tìm đến với nhân viên
CTXH với thái độ bất an , bồn chồn
- Nhân viên CTXH cần lắng nghe câu chuyện của em , biết phân định đúng sai phải
trái và những điều gì là đúng , điều gì sai
- Hiểu rõ hơn về nguyên do thân chủ cần tìm đến nhân viên CTXH để giải quyết vấn
đề
- Tác động của việc bị bạo lực đến việc thực hiện các thể chất của cá nhân em Yến và
các chức năng xã hội như các ám ảnh về tâm lý , những bình luận xấu khi bị các bạn
tung clip lên trên mạng ảnh hưởng nghiêm trọng tới em
- Tìm hiểu về các hệ thống trợ giúp như gia đình , người quen , làng xóm để góp phần
tìm ra giải pháp khắc phục những nỗi sợ cho em
- Nhân viên CTXH cần đặt mình vào hoàn cảnh của thân chủ để cảm nhận điều họ
đang cảm nhận. Chấp nhận họ
- Nhân viên CTXH nhắc lại cảm xúc sợ hãi, lo lắng mà thân chủ đang nói và nguyên
nhân dẫn đến hoàn cảnh đó đến từ sự hiểu lầm không đáng có khi em Yến chỉ nhìn các
bạn và bị các bạn coi là đang nhìn “ đểu” họ.
- Nói rằng điều em đang cảm thấy là điều đúng đắn trong hoàn cảnh của mình.
- Nhân viên CTXh cần tránh không đưa ra lời khuyên , kinh nghiệm cá nhân , giảng
giải đạo đức trong tình huống của thân chủ. Không tỏ thái độ thương hại với thân chủ
- Tìm hiểu những thông tin cần thiết của thân chủ ở nhiều khía cạnh :
+ Giáo dục : là một học sinh giỏi , chăm ngoan , lễ phép với thầy cô
+ Tính cách : hòa đồng , thân thiện với bạn bè , biết quan tâm giúp đỡ người khác.
Tuy nhiên còn hơi nhút nhát , và hiền lành dễ bị bắt nạt.
+ Gia đình : đầy đủ bố và mẹ , gia đình hòa thuận và vui vẻ
- Khuyến khích và tạo động lực cho thân chủ tìm đến trong các buổi kế tiếp
2. Xác định và phân tích vấn đề
Đây là giai đoạn quan trọng trong cả quá trình và kết quả của nó là sự định hướng
cho tất cả các bước tiếp theo bởi nếu nhận diện đúng vấn đề sẽ dẫn tới chuẩn đoán và
cách trị liệu đúng.
Nhân viên xã hội đánh giá sơ lược về vấn đề của đối tượng. Họ tiếp cận, thông qua
tìm hiểu những mối quan tâm và vấn đề ban đầu mà đối tượng bộc lộ chia sẻ, hoặc qua
cung cấp từ hồ sơ thân chủ, từ những phản hồi của người có liên quan đến thân chủ
- Khi gặp nhân viên CTXH em Yến đã giới thiệu cơ bản về vấn đề của mình do bị bạn
học bạo lực về cả thể chất và tinh thần nên hiện tại những vết thương trên cơ thể không
quá bị nghiêm trọng nên đã được phục hồi. Nhưng về mặt tinh thần em Yến cảm thấy
sợ hãi , có giấu hiệu hoảng loạn khi nhớ lại lúc bị các bạn bạo hành và quay lại clip
tung lên mạng xã hội. Em bị nhiều người không hiểu câu chuyện đằng sau như thế nào
mà mặc sức buông những lời lẽ xúc phạm em trên mạng xã hội , khi Yến đọc được thì
cảm thấy rất sợ , nhiều người còn dọa sẽ đánh em thêm nếu gặp ngoài đời. Chính điều
này đã làm cho Yến có dấu hiệu trầm cảm và sợ phải giao tiếp với người ngoài nhiều
hơn. Do những lí do hạn chế về năng lực trình bày , sự đau yếu về thể chất và một số
lý do tế nhị khác khiến cho Yến chưa bày tỏ được cội nguồn của vấn đề , họ chỉ dễ
dàng chia sẻ các triệu chứng và nhân viên CTXH được nghe gia đình kể lại những
triệu chứng của thân chủ
- Vì thế nên nhân viên CTXH cần đến trường học tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi từ việc
thu thập thông tin từ nhà trường , giáo viên chủ nhiệm của Yến và các bạn cùng lớp
của Yến thì được biết:
+ Nhóm bạn sử dụng bạo lực với Yến là một nhóm bạn xấu thường xuyên bắt nạt các
bạn khác trong trường và sử dụng bạo lực , nhưng với Yến là sử dụng bạo lực khá
nặng và còn quay lại clip tung lên mạng làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của
người khác. Ngoài ra đây cũng là một nhóm bạn khác nghịch ngợm trong trường học ,
thường xuyên trốn học , không tuân thủ các nội quy của trường học. Dù đã nhiều lần
cảnh cáo nhưng nhóm bạn vẫn trường xuyên tiếp diễn mà nhà trường chưa biết
+ Khi được hỏi nhà trường nơi mà em Yến đang theo học có lên tiếng rằng khi biết có
sự việc của em Yến xảy ra nhà trường đã lập tức lập hội đồng kỉ luật và buộc thôi học
với nhóm bạn đã gây bạo lực với Yến, đồng thời nhà trường cũng đã mời phụ huynh
của các em đến tham gia cuộc họp nhằm đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất với Yến.
Đồng thời nhóm bạn cũng thừa nhận rằng do đang trong lúc bực tức thì bắt gặp Yến
đang nhìn họ vì thế trong lúc tức giận nhóm bạn có hành vi bạo lực học đường khá
nghiêm trọng và còn quay lại clip tung lên mạng. Nhóm bạn này cũng đã gỡ bỏ đoạn
clip và đến nhà xin lỗi Yến
- Nhân viên CTXH tìm hiểu được nguyên do Yến có những biểu hiện sợ hãi như trên.
Và vấn đề của Yến cần trợ giúp đúng với chức năng của cơ sở mình cung cấp
3. Thu thập thông tin
Bước này giúp cho Nhân viên xã hội có được những dữ kiện đầy đủ nhất liên quan
đến thân chủ của mình. Trên cơ sở đó lập kế hoạch trị liệu phù hợp.
- Đánh giá ban đầu về những vấn đề thân chủ gặp phải : dối loạn tâm trí , luôn có cảm
giác lo âu sợ hãi , không dám đi học vì sợ sẽ bị các bạn bạo lực, thậm trí cả những lời
dọa nạt trên mạng xã hội.
- Thân chủ cần tự mình vượt qua những ám ảnh tâm lý hiện tại , ngoài ra gia đình và
bạn bè cũng cần thường xuyên quan tâm đến Yến để tránh cho em có tâm lý buồn bực,
bất ổn, bi quan cần tạo những môi trường vui vẻ tránh cho Yến nhớ lại những ám ảnh
về tâm lý.
- Có thể thấy trước khi xảy ra chuyện thì Yến là một cô gái lạc quan , luôn vui vẻ và có
nhiều kiên thức trong cuộc sống. Với tính cách như Yến sẽ giúp ích rất nhiều trong
việc giải quyết tình trạng hiện tại. Ngoài ra nhân viên CTXH đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp thân chủ vượt khỏi hoàn cảnh hiện tại bằng cách trò chuyện với thân
chủ, tâm sự và chia sẻ những câu chuyện của mình nhằm giúp thân chủ có động lực
hơn để cố gắng vực dậy.
- Nhân viên CTXH cần đưa ra những nhận xét tổng quan và tích cực, thúc đẩy động
lựcn của thân chủ thực hiện các chức năng xã hội và có được sức khỏe tâm lý ổn định
- Nhân viên CTXH tìm hiểu về tiểu sử xã hội của thân chủ:
+ Điểm mạnh : là một người lạc quan , vui vẻ , sống tích cực
+ Điểm yếu : đôi khi còn nhút nhát , không dám chia sẻ những điều tiêu cực mình
đang gặp phải
+ Vấn đề : những rào cản , ám ảnh tâm lý sau khi bị nhóm bạn bạo lực và tung clip
lên mạng và bị mọi người chỉ trích
+ Đề xuất của NVXH : Thân chủ cần tự mình vực dậy cùng với sự giúp đỡ của nhân
viên xã hội kết hợp với gia đình và bạn bè của thân chủ. Để thân chủ cảm thấy mình
luôn được bảo vệ an toàn , tạo một tinh thần vui vẻ thoải mái sẽ có lợi cho thân chủ. Vì
thân chủ vẫn đang còn là một học sinh nên cần phải trở lại trường học sớm nhất có thể
vì thế nên cũng cần sự phối hợp của nhà trường và giáo viên của Yến tạo một môi
trường học tập lành mạnh , an toàn và vui vẻ. Ngoài ra nhà trường cũng cần có những
biện pháp mạnh riêng đối với những em sử dụng bạo lực trong trường học.
- Sau một thời gian phối hợp của nhân viên xã hội cùng với gia đình , bạn bè và nhà
trường tạo điều kiện hết sức để có một môi trường vui vẻ, lành mạnh cho Yến. Nếu
như không có được kết quả khả quan và tốt hơn thì nhân viên xã hội sẽ đưa ra một giải
pháp mới đối với thân chủ để có thể giúp cho thân chủ vượt qua những ám ảnh tâm lý
đó.
4. Chuẩn đoán
Dựa trên những thông tin thu thập được xác định :
- Vấn đề thân chủ đang gặp phải : ám ảnh tâm lý , có dấu hiệu nhẹ của việc trầm cảm
- Nguyên nhân nảy sinh vấn đề : do bạo lực học đường
- Nguồn lực và yếu tố tác động : chủ yếu đến từ những mối quan hệ gần gũi, thân thiết
xung quanh như gia đình, bạn bè và người thân. Nếu như sau một thời gian không có
sự tiến triển sẽ đưa thân chủ đi gặp bác sĩ tâm lý
- Điểm mạnh của thân chủ trong quá trình lập kế hoạch và can thiệp : tính cách lạc
quan , vui vẻ của thân chủ trước khi gặp vấn đề
5. Phát triển kế hoạch can thiệp
- Mục tiêu hỗ trợ : + Lớn : nhằm giúp thân chủ thoát hẳn khỏi những ám ảnh về bạo
lực học đường và trở lại cuộc sống như trước
+ Nhỏ : giúp thân chủ hòa đồng trở lại với môi trường sống
- Hoạt động thực hiện : + Cùng với sự kết nối của cha mẹ để giúp thân chủ mở lòng
+ Nhân viên xã hội tổ chức các hoạt động giúp thân chủ kết nối
với môi trường xung quanh
- Thời gian thực hiện : 14/6/2020 đến 14/8/2020
- Kết quả mong đợi : thân chủ trở lại trạng thái như thường ngày , nỗi đau cũng dần
biến mất
- Người đảm nhiệm hoặc tham gia cùng đối tượng : cha mẹ , bạn bè , người thân của
thân chủ
Sau khi xác định được vấn đề, nhân viên xã hội cần phối hợp với thân chủ và gia đình
của thân chủ về những kế hoạch can thiệp có thể hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề.
- Cha mẹ có vai trò rất quan trọng đối với quá trình khắc phục tốt các ảnh hưởng tâm
lý của trẻ bị bạo hành. Tuy nhiên , vấn đề này không phải dễ thực hiện. Trước tiên
muốn giúp thân chủ cha mẹ cần phải thực sự bình tĩnh và lắng nghe , tìm cách an ủi,
động viên thân chủ. Nói chuyện với thân chủ về những điều đã xảy ra và tuyệt đối
không chất vấn , dồn ép. Cần phải để thân chủ biết được rằng cha mẹ thực sự quan tâm
đến cảm xúc của con và tạo cho con sự yên tâm rằng bản thân không có lỗi.
- Trẻ em khi bị ảnh hưởng tâm lý do bạo lực sẽ thường có cảm giác bất an, cần được
sự che chở và bảo vệ. Do đó cha mẹ cần đảm bảo và cho con hiểu rằng cha mẹ sẽ luôn
bên cạnh bảo vệ con bất cứ lúc nào. Cha mẹ nên nhẹ nhàng tìm hiểu và hỏi con về
những sự mong đợi mà con đang cần giúp đỡ, cho phép con được tự quyết định một số
vấn đề cá nhâ
- Bằng cách chứng tỏ mình là chỗ dựa vững chắc sẽ giúp thân chủ cảm thấy an tâm
hơn và dần lấy lại được lòng tin của mình. Khi cảm nhận được sự quan tâm, yêu
thương và chăm sóc của mọi người xung quanh sẽ giúp thân chủ cảm thấy thoải mái,
bớt hoảng sợ và ổn định tâm lý hơn.
- Nhân viên xã hội cần :
+ “ cách ly” thân chủ khỏi những tác nhân , hoàn cảnh nguy hiểm
Thân chủ bị bạo hành nghiêm trọng thì quan trọng nhất chính là cần phải thay đổi
một môi trường học tập khác để tránh việc thân chủ ám ảnh về lúc bị bạo hành và cần
phải cách ly thân chủ với những người xấu , có thói quen bạo lực để tránh việc thân
chủ tái phát những biểu hiện cũ.
+ Có người bên cạnh làm chỗ dựa tinh thần
Trẻ bị tâm lý cần một chỗ dựa tinh thần mới để hướng dẫn và vượt qua. Bên cạnh
chăm sóc, người đó có thể là một người bạn thân của thân chủ để có thể dễ thấu hiểu
hơn và đặc biệt người đó còn cần thấu hiểu vết thương của thân chủ , trò chuyện
thường xuyên và cư xử đúng mực, tạo dựng lòng tin cho thân chủ hiểu rằng còn rất
nhiều người tốt đáng tin trên đời.
+ Tạo hoạt động xã hội và môi trường phù hợp để thân chủ tái hòa nhập
Những trẻ bị bạo hành sẽ có tâm lý hướng nội, thu mình , sợ hãi xã hội. Không nên
ép và để thân chủ trong một môi trường mới lạ lẫm. Thay vào đó hãy lắng nghe mong
muốn và cho thân chủ thích ứng dần với các bạn đáng tin cậy như các bạn có cùng
những sở thích với thân chủ để có thể có nhiều cơ hội giao lưu , tiếp xúc và trò chuyện
nhiều hơn.
+ Khám tâm lý và điều trị
Nếu như thân chủ trong trường hợp trầm cảm nặng, rối loạn âu lo , mất ngủ đối với
các liệu trình chữa trị của nhân viên xã hội không hiệu quả cần đưa thân chủ đến khám
và điều trị tâm lý ở các bệnh viện. Bác sĩ sẽ lên phác đồ tập luyện và điều trị bằng
thuốc cho thân chủ. Kết hợp cả tư vấn tâm lý và tập luyện phục hồi tinh thần.
- Bên cạnh việc điều trị vết thương thể chất trước mắt thì thân chủ cần được hàn gắn
vết thương tâm hồn để có thể phát triển bình thường.
- Kết quả cho thấy sau 2 tháng tích cực điều trị và kết hợp với sư tham gia của gia đình
bạn bè và bác sĩ tâm lý thân chủ đã có thể quay trở lại là một người như ban đầu, cũng
dần quên đi những ám ảnh về những bạo hành trước đó. Đó cũng có thể là một kí ức
khó quên của Yến cho đến sau này

V. Nhân viên CTXH có những vai trò trong giải quyết vấn đề bạo lực học
đường.
Nhân viên CTXH có vai trò quan trọng trong thực hiện giải quyết các vấn đề về bạo
lực học đường cụ thể :
- Nhân viên CTXH có nhiệm vụ giúp thân chủ nhận ra vấn đề, giải quyết các vấn đề
khó khăn thân chủ đang gặp phải, can thiệp, tham vấn hoặc làm công tác biện hộ trong
tiến trình tổ chức hoạt động. Những hoạt động chữa trị, ngăn ngừa và phát triển nhằm
thân chủ hội nhập vào cuộc sống bình thường của gia đình và cộng đồng.
- Vai trò là người kết nối nguồn lực : đây là một vai trò quan trọng của nhân viên
CTXH với tư cách là một người trung gian kết nối thân chủ gặp vấn đề với các nguồn
lực cần thiết. Nguồn lực này có thể là người thân , bạn bè , gia đình ở bên để động viên
an ủi
- Nhân viên CTXH sẽ cung cấp các dịch cụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần
thông qua các đối tác cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp
- Nhân viên CTXH có vai trò xây dựng mạng lưới hỗ trợ : đối với cha mẹ có con lần
đầu bị bạo lực học đường không biết phải giải quyết vấn đề thế nào , họ loay hoay rất
nhiều vấn đề họ phải đối mặt , họ không biết phải tìm nơi nào thăm khám, chẩn đoán
cho con là tốt nhất, họ không biết nên lựa chọn trường học nào cho con là hợp lý, họ
phân vân không biết nên thực hiện các hoạt động nào là tốt cho con. Chính vì những
băn khoăn đó, nhân viên CTXH có vai trò là người trung gian , đưa thân chủ tiếp cận
với các dịch vụ hỗ trợ đáng tin cậy
- Nhân viên CTXH còn có vai trò là người biện hộ : là một vai trò quan trọng của nhân
viên CTXH với tư cách là một người đại diện cho tiếng nói của thân chủ khi thân chủ
gặp phải những điều bất bình
- Thân chủ sẽ được kết nối những cơ sở y tế miễn phí để các nạn nhân bị bạo lực được
khám và điều trị bệnh, tiếp cận các trung tâm giám định y tế để giám định về tỷ lệ
thương tật, tiếp cận các văn phòng trợ giúp pháp lý, luật sư và cơ quan tư pháp, lập kế
hoạch trợ giúp cho nạn nhân và điều phối các dịch vụ hỗ trợ dựa trên nguyên tắc ưu
tiên và đáp ứng nhu cầu của nạn nhân nhằm đảm bảo quyền lợi
- Một trong những vấn đề rất khó khăn và nhiều thách thức đối với các nạn nhân đó là
vấn đề tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, nhân viên CTXH sẽ tiến hành lập kế hoạch
tái hòa nhập, hướng dẫn kỹ năng sống và tích cực phối hợp hỗ trợ các nạn nhân tham
gia các hoạt động vui chơi, giải trí để sớm tái hòa nhập với cuộc sống.
- Song song với các hoạt động hỗ trợ, nhân viên CTXH cũng sẽ góp phần trang bị các
kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, tiếp cận với nhà tuyển dụng, phối hợp với các cơ
quan đơn vị giới thiệu việc làm, tổ chức nhân đạo từ thiện để tạo cơ hội cho thân chủ
của mình

VI. Thực trạng và xu hướng phát triển của tình trạng bạo lực học đường.
“Bạo lực học đường” đang là một vấn nạn xã hội trong môi trường học đường mà ở
mọi quốc gia trên thế giới đang đặt nhiều sự quan tâm và đang lên án bởi những hậu
quả nghiêm trọng và đau xót mà nó mang lại, nó tác động ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khỏe cũng như tinh thần và nặng hơn là tính mạng của trẻ đang trong độ tuổi hoàn
thiện bản thân.
Để có cái nhìn rõ ràng hơn về “Bạo lực học đường” chúng ta sẽ đi tìm hiểu đôi chút
về vấn đề bạo lực là gì và học đường là gì?
Bạo lực là việc sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện hành vi như: Đánh đập thô
bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm,… tác động đến thân thể của
một người khiến họ bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần.
Học đường là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là học
sinh, sinh viên. Tại đây học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo, giảng dạy
những kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực,… để trở thành một người có ích
cho xã hội.
Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu Bạo lực học đường là những hành vi thô
bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây
nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học
mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh và sinh viên
Một số hành vi bạo lực học đường phổ biến bao gồm
– Hình vi đánh nhau giữa học sinh với học sinh với nhau, mang vũ khí đến trường
hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường;
– Bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói;
– Bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục mà đối tượng gánh chịu là
học sinh, sinh viên;
– Cách hình vi khác.
1. Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay ở Việt Nam
Hiện nay theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì Việt Nam đang là một trong
những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường và đang có dấu hiệu gia tăng và chưa
có dấu hiệu dừng lại. Những vụ bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng mà
còn gia tăng về mức độ nguy hiểm của nó.
Đáng chú ý là những hành vi bạo lực học đường chủ yếu bắt nguồn từ những xô xát
rất nhỏ nhặt nhưng lại trở thành nghiêm trọng. Tình trạng bạo lực học đường không
chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều
trường học và mọi nơi từ nông thôn cho đến thành thị.
Về đối tượng của bạo lực học đường cũng có sự đa dạng và phức tạp, diễn ra tại các
cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở những đối
tượng là nam giới mà còn cả ở nữ giới (Đặc biệt đối với cấp bậc THCS và THPT) ;
không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và
giáo viên với học sinh.
Theo một số thông tin, dữ liệu của Bộ giáo dục và đào tạo, trung bình chỉ trong
khoảng thời gian một năm học xuất hiện khoảng 1600 vụ bạo lực học đường trong
phạm vi trong và ở ngoài nhà trường. Theo thống kê này thì cứ khoảng 5200 học sinh
thì lại có 1 vụ đánh nhau và khoảng 11000 học sinh lại có một em phải nghỉ học vì
đánh nhau.
Trong đó thì có hơn 75% các trường hợp bạo lực có đối tượng là ở học sinh và sinh
viên. Hiện nay thì tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và mức độ ngày càng
nghiêm trọng.
Ở Việt Nam bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở hình thức đánh nhau tác động đến
thể chất mà còn nhiều hành vi tấn công về mặt tinh thần như hâm dọa, chửi rủa,….
Điều này có thể làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển hoàn chỉnh của học sinh sau
này.
2. Xu hướng của bạo lực học đường ngày càng gia tăng do có nhiều nguyên nhân:
- Từ phía học sinh :
Học sinh chủ yếu là những đối tượng từ 12 – 17 tuổi đang trong quá trình học tập và
biến đổi về thể chất, mặt tâm sinh lý; trong giai đoạn này sẽ hình thành nên tính cách
của con người. Đây cũng là giai đoạn mà đòi hỏi nhà trường và gia đình có các biện
pháp bảo vệ trẻ từ các yếu tố độc hại bên ngoài bởi khi trong giai đoạn này các em sẽ
là đối tượng mà các thế lực tiêu cực trong xã hội nhắm đến.
Trong giai đoạn này khi trẻ chịu sự tác động, kích thích từ các nhân tố độc hại và các
đối tượng xấu trong xã hội, môi trường xung quanh của trẻ sẽ khiến các em học theo,
hình thành lên tâm lý thích bắt nạt bạn bè, dẫn đến nhiều vụ bạo lực học đường tại nhà
trường. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở Việt Nam.
- Từ phía nhà trường :
Nhà trường có nhiệm vụ chính là giáo dục và đào tạo giúp cung cấp kiến thức, kỹ
năng, hình thành lên tính cách và thái độ của hình sinh, sinh viên; chính vì vậy khi nhà
trường có chương trình đào đạo không hợp lý không phát huy được các điều kiện cần
đáp ứng của một tổ chức giáo dục con người sẽ là một trong nguyên nhân chính dẫn
đến xảy ra các mặt tiêu cực trong nhà trường.
Ngày nay giáo dục của nhà trường còn nặng về các kiến thức văn hóa, đôi khi lãng
quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn” chưa có nhiều sự kết
hợp với giáo dục pháp luật, các chương trình thực tế đưa trẻ tham gia vào các hoạt
động có ích cho xã hội. Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một
phần trái của xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của
một bộ phận thầy cô giáo.
- Từ phía gia đình :
Nếu nhà trường đặc đánh giá là một thiết chế giáo dục con người ở vị trí thứ hai thì vị
trí thứ nhất không phải thiết chế nào khác là của thiết chế gia đình. Trong môi trường
gia đình là yếu tố trực tiếp quan trọng nhất tác động vào tâm lý hình thành lên các cư
xử của trẻ giúp trẻ phân biệt được các điều có lợi và có hại khi thực hiện hành vi, biết
lễ nghĩa kính trên nhường dưới, tôn trọng người nhiều tuổi hơn mình và giúp đỡ, che
chở ngoài nhỏ tuổi, yếu thế hơn mình,…
Tuy nhiên hiện nay thay vì lựa chọn các hình thức giao dục nhẹ nhàng thì các bậc phụ
huynh loại thường nặng lời quát tháo, thậm chí dùng tác động vật lý lên trẻ để giáo dục
con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường.
Một yếu tố cần được quan tâm nữa đó là cùng với sự phát triển của xã hội, các bậc
phụ huynh thường chạy đua theo các lợi ích của xã hội mà quên mất việc dành tình
cảm đến con người; do ít được cha, mẹ quan tâm lên trẻ thường thiếu thốn tình cảm
dẫn đến không hình thành hoàn chỉnh tính cách tích cực cho bản thân
Ngoài ra còn nhiều trường hợp phụ huynh bị stress trong công việc và trong cuộc
sống và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành
ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hành gia đình như này cũng không phải là
chuyện hiếm gặp.
Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng
tiêu cực đến con cái. Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia
tăng trong một xã hội đang ngày càng phát triển hiện đại
Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu
từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những
nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.
- Từ phía xã hội:
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ở trên thì các yếu tố
của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp gây ra
tình trạng bạo lực học đường
Đây là những yếu tố chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như trong các bộ
phim bạo lực cấm trẻ em dưới 18 tuổi, sách báo, game điện tử chứa nhiều hành vi bạo
lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..),…
Đây đều là những yếu tố đang thu hút rất nhiều trẻ em tham gia, bởi nó đang được
phát tán công khai trên các trang mạng xã hội, cửa hàng,…mà khi trẻ tiếp cận sẽ ảnh
hưởng khá lớn đến quá trình hình thành tâm lý ở hiện tại và trong tương lai

VII. Kết luận


Một trong những hiện tượng đáng lo ngại nhất trong các trường học là tình trạng về
bạo lực học đường. Bước sang thế kỉ 21, bạo lực học đường vẫn lan rộng và trở thành
vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt
Nam. Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau có thể là bạo lực về
tinh thần , vũ lực hay ngôn từ,...Bạo lực học đường đã và đang gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng, trước hết là vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người, danh dự, nhân
phẩm và tính mạng mỗi cá nhân. Bạo lực học đường còn làm xói mòn đạo đức, mất
tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.
Điều này đặt ra cho xã hội văn minh nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân của bạo lực
học đường , đồng thời tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục và đi đến xóa bỏ
hoàn toàn hiện tượng này
Học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường là đối tượng chịu nhiều hậu quả nặng nề
về thể chất và tâm lý ảnh hưởng đến cả nhân cách sau này là một đối tượng yếu thế
đáng quan tâm và cần sự giúp đỡ rất nhiều từ phía công tác xã hội. Với chức năng
chữa trị, phục hồi, ngăn ngừa và dự báo với các hoạt động lên chính các em bị bạo lực
cũng như hệ thống gia đình , nhà trường , cộng đồng xung quanh các em công tác xã
hội sẽ đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho trẻ em bị bạo lực học đường.

VIII. Tài liệu và link tham khảo


- GT công tác xã hội đại cương (CHỦ BIÊN: PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Hoa)
- GT lý luận về thực hành công tác xã hội ( TS Nguyễn Thị Như Trang, TS Trần Văn
Kham)
- https://text.123docz.net/document/4938021-cong-tac-xa-hoi-trong-viec-ho-tro-hoc-
sinh-bi-bao-luc-hoc-duong.htm
- https://luanvanhay.net/tieu-luan-quan-ly-cong-tac-phong-chong-bao-luc-hoc-duong-
tai-truong-tieu-hoc-tien-hung-b-thi-xa-dong-xoai-tinh-binh-270/

You might also like