You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CSII)

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC HÀNH

MÔN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Chủ đề

Tình cảm của trẻ em đối với nhân viên tại Trung tâm bảo trợ trẻ
em Gò Vấp

Họ tên sinh viên: Lưu Hồng Duyên

Lớp: Đ21TL2

GVHD:ThS. Trương Thị Thúy Hòa

Tp. HCM, tháng 1 năm 2024


Điểm số Điểm chữ Chữ ký CBCT 1 Chữ ký CBCT 2

Thang điểm:

- Hình thức trình bày (tối đa 1.0 điểm):………….

- Mở đầu (tối đa 2.0 điểm): ……………………….

- Nội dung (tối đa 6.0 điểm)……………………..

- Kết luận (tối đa 1.0 điểm)…………………………

Tổng điểm:……………………………………………..
Mục Lục
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................1
Ⅱ. Nội dung...........................................................................................................................................4
Chương 1: Các vấn đề lý luận lý liên quan đến vấn đề tình cảm của trẻ đối với nhân viên
chăm sóc tại trung bảo trợ trẻ em gò vấp.......................................................................................4
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu...............................................................................4
1.1.1. Thuyết gắn bó (attachment theory)...................................................................................4
1.1.2. Thuyết nhu cầu của maslow...............................................................................................5
1.1.3. Thuyết Phát Triển Con Người.........................................................................................11
1.2. Các khái niệm liên quan...................................................................................................17
1.2.1. Khái niệm tình cảm.........................................................................................................17
Chương 2: Thực trạng vấn đề tình cảm của trẻ em đối với nhân viên tại Trung tâm bảo trợ trẻ
em Gò Vấp......................................................................................................................................18
2.1. Khái quát về trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp................................................................18
2.3. Thực trạng vấn đề tình cảm của trẻ em đối với nhân viên tại Trung tâm bảo trợ trẻ em
Gò Vấp.............................................................................................................................................24
2.4. Biện pháp.......................................................................................................................26
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................28
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................................29
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn chủ đề:

Những đứa trẻ sinh ra là kết quả tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc, tương lai của gia
đình và xã hội. Từ trước đến nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, quyết định đối
với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong gia đình, cha mẹ có vị trí quan
trọng. Theo truyền thống Việt Nam, người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách
văn hóa cao đẹp để con cái học tập và noi theo. Người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm
lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho
các con. Một đứa trẻ sẽ phát triển toàn diện khi được sống trong gia đình dưới sự yêu
thương và chăm sóc của cha mẹ. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng may mắn sống
trong vòng tay của cha mẹ. Có rất nhiểu em không có được vòng tay cha mẹ trở che
các em là những đứa trẻ mô côi, khuyết tật chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi Theo số
liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng 1.500.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó
có khoảng 176.000 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã tăng
cường sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt tới nhóm trẻ em mồ côi thông qua các chương
trình, chính sách có liên quan. Các đề án có nội dung về chăm sóc và bảo vệ trẻ em
được phê duyệt tạo điều kiện hình thành những mô hình chăm sóc thiết thực cho các
em, giúp các em được sống trong gia đình thay thế như: các trung tâm bảo trợ xã hội,
các trại trẻ mồ côi, nhà tình thương, mái ấm….. Tại trung tâm bảo trợ xã hội các em
không chỉ được sống một cuộc sống đầy đủ vật chất mà còn ấm áp về tinh thần. Và
mối quan hệ giữa trẻ em và nhân viên chăm sóc không chỉ là một phần quan trọng của
quá trình chăm sóc, mà còn là nền tảng quyết định sự phát triển toàn diện của các em.
Nhân viên chăm sóc không chỉ đóng vai trò như những người hướng dẫn, mà còn là
những người bạn đồng hành tận tâm, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn và niềm vui
cùng trẻ. Mối quan hệ này không chỉ được xây dựng trên nền tảng kiến thức chuyên
môn mà còn chứa đựng lòng nhân ái, sự hiểu biết và tôn trọng đối với những nhu cầu
đặc biệt của từng đứa trẻ.Qua sự quan tâm và chăm sóc của nhân viên, trẻ em không
chỉ tìm thấy sự an toàn về vật chất mà còn phát triển lòng tin và tình cảm gắn bó. Nhờ
tình cảm của nhân viên dành cho các bé mà giúp cho các em vơi đi được những mất
mát tổn thương, giúp cho các em có thể ngày càng tự tin hơn trong tương lai.

1
Việc hiểu rõ về tình cảm của trẻ đối với nhân viên chăm sóc không chỉ mang lại thông
tin quan trọng về chăm sóc trẻ mà còn đóng góp vào việc phát triển chiến lược và
chính sách hỗ trợ trẻ em tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Nghiên cứu có thể giúp xác
định những biện pháp cụ thể để cải thiện mối quan hệ này, tạo ra môi trường tích cực
và ổn định để hỗ trợ sự phát triển của trẻ.

Thông qua việc thực hành tại trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp đã giúp cho tôi có cái
nhìn khách quan về tình cảm của trẻ dành cho nhân viên tại đây. Xuất phát từ các lý do
trên nên tôi đã chọn đề tài “ Tình cảm của trẻ em đối với nhân viên tại Trung tâm bảo
trợ trẻ em Gò Vấp” .

1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá và phân tích mối quan hệ tình cảm
giữa trẻ em và nhân viên chăm sóc tại trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp. Thông qua
việc tìm hiểu sâu sắc về cảm xúc, sự tương tác, và ảnh hưởng của mối quan hệ này đối
với sự phát triển của trẻ, nghiên cứu hy vọng đóng góp những thông tin quan trọng để
nâng cao chất lượng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em tại trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp

2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Xác định được mối quan hệ tình cảm giữa trẻ em và nhân viên chăm sóc tại Trung tâm
Bảo trợ Trẻ em Gò Vấp.
Đề xuất các biện phát nhằm nâng cao tình cảm của trẻ đối với nhân viên tại trung tâm
bảo trợ trẻ em gò vấp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em và nhân viên chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Gò Vấp.
2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp
Phạm vi thời gian
Thởi gian thực hành 18/11/2023_18/12/2023
1.4. Phương pháp nghiên cứu

2
1. Phương pháp quan sát
+ Quan sát các hành động của trẻ dành cho các thầy cô và nhân viên chăm sóc tại
trung tâm
+ Quan sát các biểu hiện của trẻ dành cho các thầy/cô và nhân viên chăm sóc tại
trung tâm
+ Quan sát thông qua các hoạt động như sinh hoạt, vui chơi, trò chuyện, chăm sóc
+ Quan sát biểu cảm của các em khi được thầy/cô chăm sóc, hướng dẫn
2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Xây dựng một bảng hỏi về các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu
3. Phương pháp phỏng vấn
+ Hỏi trực tiếp các thầy cô trong lúc các bé sinh hoạt tự do
+ Hỏi các bé các thông tin cần thiết trong lúc chơi trò chơi hay lúc các bé sinh
hoạt tự do

3
Ⅱ. Nội dung

Chương 1: Các vấn đề lý luận lý liên quan đến vấn đề tình cảm của trẻ đối với
nhân viên chăm sóc tại trung bảo trợ trẻ em gò vấp

1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu


1.1.1. Thuyết gắn bó (attachment theory)

Thuyết gắn bó (attachment theory) là một thuyết tâm lý học giải thích sự gắn bó về
mặt cảm xúc trong các mối quan hệ của con người, đặc biệt là những mối quan hệ lâu
dài. Thuyết này áp dụng cho cả mối quan hệ giữa bố mẹ/người nuôi dưỡng và con cái,
lẫn mối quan hệ giữa các cặp đôi hay bạn đời.

Thuyết gắn bó được giới thiệu lần đầu tiên bởi nhà tâm lý học người Anh John
Bowlby. Ông mô tả hành vi gắn bó này là “bản tính gắn kết lâu dài về mặt tâm lý của
loài người”.

Những thuyết tâm lý học hành vi sơ khai nhất cho rằng việc gắn bó chỉ đơn thuần là
hành vi được hình thành dựa trên quan sát và học hỏi (learned behavior), là kết quả của
mối quan hệ “nuôi nấng” (feeding relationship) giữa con cái và bố mẹ. Tuy nhiên, qua
nghiên cứu của mình John Bowly phát hiện ra rằng yếu tố quyết định sự gắn bó không
chỉ là việc chăm lo chuyện ăn uống, mà là sự quan tâm, yêu thương và trách nhiệm.

Kiểu gắn bó với bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển
tính cách và quyết định kiểu gắn bó với người bạn đời sau này.

Có 4 kiểu gắn bó, đó là:

1. Gắn bó an toàn

Thường gặp ở những đứa trẻ được bố mẹ đáp ứng nhu cầu và yêu thương chăm sóc
đầy đủ, nhất quán. Người trưởng thành thuộc kiểu gắn bó an toàn cảm thấy thoải mái
với sự thân mật và dễ dàng thể hiện tình cảm với người yêu. Họ biết cách giao tiếp với
nửa còn lại và truyền đạt nhu cầu, mong muốn của mình một cách hiệu quả.

2. Gắn bó lo âu

Những đứa trẻ thiếu sự chăm sóc và tình yêu của bố mẹ, hoặc chỉ được đáp ứng thiếu
nhất quán sẽ hình thành kiểu gắn bó này. Họ luôn khao khát sự thân mật, sợ bị bỏ rơi
4
nên thường nhạy cảm thái quá về các dấu hiệu chia cách trong mối quan hệ và xu
hướng kiểm soát, bám đuổi. Họ cần nhận được sự đảm bảo và xoa dịu liên tục từ
người yêu.

3. Gắn bó né tránh

Hình thành ở những đứa trẻ gặp phải sự lạnh nhạt, xa cách, thờ ơ hoặc thiếu hẳn bóng
dáng của người chăm sóc trong thời thơ ấu. Người thuộc kiểu gắn bó né tránh không
thoải mái với sự thân mật, e ngại sự ràng buộc. Họ đánh đồng sự thân mật với việc
đánh mất độc lập tự do và liên tục cố gắng giảm thiểu sự gần gũi. Họ gặp khó khăn
trong việc chia sẻ cảm xúc sâu kín của mình với nửa kia.

4. Gắn bó lo âu – né tránh

Đây là kiểu gắn bó hình thành từ một tuổi thơ bị bạo hành hoặc bỏ bê nặng nề, tập hợp
những điểm tiêu cực của hai kiểu lo âu và né tránh. Người thuộc nhóm này sợ gần gũi
lẫn thân mật với người khác. Họ nhìn nhận các mối quan hệ theo cách rất mâu thuẫn:
họ cần tiếp cận một ai đó nếu muốn được đáp ứng nhu cầu, nhưng nếu tiếp cận quá
gần thì sẽ bị tổn thương.

Nói cách khác, họ muốn tìm kiếm sự an toàn từ ai thì đồng thời cũng sợ bản thân quá
gần gũi với người đó. Kết quả là họ không biết cách nào để bày tỏ mong muốn của
mình.

1.1.2. Thuyết nhu cầu của maslow


Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con
người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất
định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc
sống lành Theo lý thuyết của Abraham Maslow, con người có một số nhu cầu cơ bản
và tất cả các nhu cầu này được sắp xếp thành 5 bậc thang, từ nhu cầu cơ bản nhất ở bậc
dưới cùng cho đến nhu cầu cao cấp hơn ở bậc trên cùng:

Physiological Needs

Safety Needs

Love/ Belonging Needs

5
Esteem Needs

Self-Actualization Needs

Bên cạnh mô hình "Hình tháp nhu cầu của Maslow" là tư tưởng chủa đạo của Abraham
Maslow, khái niệm "Tự hiện thực hóa". Đây là khái niệm trung tâm trong tư tưởng của
Maslow. Ông tin rằng mọi người đều có khả năng và nhu cầu tự hiện thực hóa, tức là
đạt đến tiềm năng và sự thỏa mãn cao nhất của bản thân. Điều này không chỉ bao gồm
thành công vật chất mà còn liên quan đến sự phát triển cá nhân, sáng tạo, sự hiểu biết
sâu sắc về bản thân và thế giới xung quanh.

Những nghiên cứu về học thuyết nhu cầu của Maslow xây dựng đã ảnh hưởng đến
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong tâm lý học, giáo dục và quản lý tổ chức và được sử
dụng rộng rãi để hiểu và đáp ứng các nhu cầu của con người trong cuộc sống và công
việc hàng ngà mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nhu cầu

Nhu cầu là một yêu cầu hoặc điều gì đó mà con người cảm thấy thiết yếu, quan trọng
hoặc muốn có để đáp ứng các nhu cầu tâm lý và vật chất. Nhu cầu có thể là cơ bản và
cần thiết để duy trì sự tồn tại và sức khỏe, hoặc có thể là các nhu cầu cao cấp hơn như
thỏa mãn và phát triển cá nhân.

Một số nhu cầu cơ bản của con người bao gồm:

Thức ăn, nước uống, nơi ở, quần áo

An toàn, bảo vệ

Tình yêu, sự quan tâm, sự đồng hành

Tự do, sự tôn trọng

Kiến thức, sự hiểu biết

Thẩm mỹ, sự sáng tạo

Phân loại 5 nhu cầu cơ bản của con người:

Nhu cầu sinh lý: là những nhu cầu cần thiết cho sự sống của con người, bao gồm thức
ăn, nước uống, nơi ở, quần áo,...
6
Tháp nhu cầu của maslow

Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình tâm lý đại diện cho những hành vi, tâm lý phổ
biến của con người theo mô hình 5 tầng của kim tự tháp (tên tiếng Anh: Maslow’s
hierarchy of Needs), mỗi tầng tượng trưng cho một nhóm nhu cầu cơ bản của con
người, bắt đầu từ các nhu cầu đơn giản đến phức tạp hơn bao gồm: Sinh lý
(Physiological), An toàn (Safety), Quan hệ xã hội (Love/Belonging), Kính trọng
(Esteem), Thể hiện bản thân (Self-Actualization).

Không chỉ trong cuộc sống đời thường, nhiều lĩnh vực ngành nghề ứng dụng hiệu quả
tháp nhu cầu Maslow vào hoạt động như Marketing, kinh doanh, quản trị nhân lực,...

Nhu cầu an toàn: là những nhu cầu cần thiết để bảo vệ con người khỏi những nguy
hiểm, bao gồm an toàn về thể chất, an toàn về tinh thần, an toàn về tài chính,...

Nhu cầu xã hội: là những nhu cầu cần thiết cho sự giao tiếp và tương tác với những
người khác, bao gồm tình yêu, sự quan tâm, sự đồng hành, sự tôn trọng,...

Nhu cầu được tôn trọng: là những nhu cầu cần thiết để cảm thấy tự tin, có giá trị và có
năng lực, bao gồm sự tôn trọng từ bản thân, sự tôn trọng từ người khác và thành tích
đạt được,...

Nhu cầu tự khẳng định: là những nhu cầu cần thiết để phát triển và hoàn thiện bản
thân, bao gồm sự tự do, sự sáng tạo, sự thành công,...

Nhu cầu có thể thay đổi tùy theo từng người, từng thời điểm và từng hoàn cảnh. Ví dụ,
nhu cầu của một người trẻ tuổi có thể khác với nhu cầu của một người già, nhu cầu của
một người sống trong thành phố có thể khác với nhu cầu của một người sống ở nông
thôn, nhu cầu của một người có thu nhập cao có thể khác với nhu cầu của một người
có thu nhập thấp.

Nhu cầu là một động lực quan trọng thúc đẩy hành vi của con người. Khi nhu cầu
không được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy khó chịu, căng thẳng và có thể dẫn đến
những hành vi tiêu cực. Khi nhu cầu được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy hài lòng,
hạnh phúc và có thể dẫn đến những hành vi tích cực.

Ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow

7
Tháp nhu cầu Maslow có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, giúp mỗi cá nhân hiểu
được nhu cầu và cách mà chúng ảnh hưởng đến những quyết định, hành vi của con
người. Nó cho thấy rằng, con người không chỉ có những nhu cầu về vật chất mà còn có
nhu cầu về tinh thần, xã hội. Nếu các nhu cầu thấp hơn không được đáp ứng đầy đủ,
thì sẽ khó có thể tiến đến những mục tiêu cao hơn.

Hệ thống phân cấp nhu cầu trong tháp Maslow thể hiện một phần của sự thay đổi quan
trọng trong tâm lý học. Thay vì tập trung vào hành vi và những sự thay đổi bất thường,
tâm lý học nhân văn của Maslow tập trung vào sự phát triển của những cá nhân khỏe
mạnh.

Có tương đối ít nghiên cứu thể hiện việc ủng hộ thuyết tháp nhu cầu của Maslow.
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2011, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học
Illinois đã thử nghiệm hệ thống phân cấp này.

Sau đó, họ cho rằng trong việc đáp ứng các nhu cầu có mối tương quan chặt chẽ với
hạnh phúc, mỗi cá nhân đến từ những nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới cho
rằng, các nhu cầu xã hội và việc thể hiện bản thân là quan trọng ngay cả khi những nhu
cầu sinh lý cơ bản nhất không được đáp ứng.

Những kết quả như vậy cho thấy rằng mặc dù những nhu cầu này có thể là động lực
mạnh mẽ cho hành vi của con người, nhưng chúng không nhất thiết phải ở dạng thứ
bậc như Maslow đã mô tả.

5 Cấp bậc trong thuyết tháp nhu cầu Maslow

5 cấp bậc trong thang nhu cầu Maslow được phát triển theo thứ dưới lên trên, tương
ứng với những nhu cầu cơ bản đến phức tạp. Maslow cho rằng, 4 nhu cầu đầu tiên xuất
phát từ sự thiếu hụt nên sinh ra nhu cầu (Basic needs) nhằm đáp ứng những mong
muốn này. Với nhu cầu thứ 5 - nhu cầu cao nhất, điều này không xuất phát từ sự thiếu
hụt mà bắt nguồn từ những mong muốn tự nhiên của con người là phát triển bản thân
(Meta needs).

Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs)

Nhu cầu xã hội (Love/ Belonging Needs)


8
Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs)

Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs)

1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs) là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của
con người, bao gồm các nhu cầu về thức ăn, nước uống, không khí, giấc ngủ, quần áo
và mái ấm. Đây là những nhu cầu mà nếu không được đáp ứng đủ sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh tồn của con người. Việc đáp ứng các nhu cầu sinh
lý là điều kiện tiên quyết để con người có thể tồn tại và phát triển.

Nhu cầu sinh lý là cấp bậc dưới cùng. Theo Maslow, chỉ khi đáp ứng được tầng nhu
cầu sinh lý này, mỗi người mới có thể đạt được những bậc tiếp theo trong mô hình
tháp.

2. Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs)

Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs) là nhu cầu được cảm thấy an toàn và được
bảo vệ khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra. Nhu cầu này bao gồm cả an toàn về thể
chất, tinh thần và xã hội.

Nhu cầu đảm bảo an toàn là cấp bậc thứ 2 trong tháp nhu cầu Maslow. Nhu cầu này
bao gồm:

An toàn về mặt thể chất: Gồm các nhu cầu như có một nơi ở an toàn, bảo vệ khỏi nguy
cơ về thức ăn, nước uống, y tế và môi trường. Con người cần cảm thấy rằng họ và gia
đình của họ được bảo vệ khỏi các nguy cơ về thảm họa và thiệt hại về tài sản.

An toàn tinh thần: Là những nhu cầu cảm thấy an toàn về mặt tinh thần và xã hội. Con
người cần cảm thấy rằng họ không bị đe dọa bởi xung đột, bạo lực hoặc tình trạng tinh
thần không ổn định. Họ muốn có một môi trường xã hội ổn định và an toàn để phát
triển và thể hiện bản thân.

An toàn về xã hội: Là nhu cầu được bảo vệ khỏi những nguy hiểm về xã hội như bạo
lực, bất công,...

Khi các nhu cầu sinh lý được đáp ứng, con người sẽ bắt đầu quan tâm đến các nhu cầu
đảm bảo an toàn. Việc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn sẽ giúp con người cảm
9
thấy an tâm và thoải mái, từ đó có thể tập trung vào việc phát triển các nhu cầu cao
hơn.

Việc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn là điều cần thiết để con người có thể sống
và phát triển một cách bình yên và hạnh phúc.

Trong một số tài liệu thuyết nhu cầu của maslow khác, hai nhu cầu này được gộp
chung thành một nhóm.

3. Nhu cầu xã hội (Love/ Belonging Needs)

Sau khi đã thỏa mãn các nhu cầu về thể chất, mỗi người sẽ mong muốn được đáp ứng
những nhu cầu về tinh thần. Ở cấp bậc thứ 3 này, những nhu cầu thỏa mãn về tinh thần
bắt đầu xuất hiện. Nhu cầu này là những mong muốn về việc mở rộng mối quan hệ
như gia đình, tình yêu, bạn bè,... nhằm loại bỏ cảm giác cô đơn, buồn bã khi ở một
mình, mang lại sự thân thuộc, gần gũi và sẻ chia.

Chẳng hạn: Một người mới đi làm sẽ quan tâm về mức lương để đáp ứng các nhu cầu
về chỗ ở, ăn uống, mặc ấm,... sau đó xem xét môi trường làm việc đó có an toàn
không, có được đóng bảo hiểm không. Khi những điều này được thỏa mãn, cá nhân đó
sẽ mở rộng những mối quan hệ xã hội, với đồng nghiệp, khách hàng nhằm hòa nhập và
thực hiện công việc hiệu quả hơn.

4. Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs)

Nhu cầu được kính trọng trong tháp nhu cầu Maslow thể hiện mong muốn nhận được
sự tôn trọng từ người khác. Khi ở cấp bậc này, mỗi người sẽ không ngừng nỗ lực, cố
gắng để nhận được sự tôn trọng từ bên ngoài. Biểu hiện rõ nhất của nhu cầu này bao
gồm:

Mong muốn về danh tiếng, sự tôn trọng từ bên ngoài: Bao gồm danh tiếng, địa vị, mức
độ thành công

Lòng tự trọng với bản thân: Thể hiện ở một người coi trọng đạo đức bản thân, coi
trọng phẩm giá. Nếu thiếu đi lòng tự trọng, con người sẽ thấy mặc cảm và lo lắng khi
gặp khó khăn trong mọi việc.

10
Thực tế cho thấy, khi có được sự tôn trọng và công nhận từ bên ngoài, mỗi cá nhân sẽ
cảm thấy tự tin, tôn trọng bản thân hơn. Với cấp độ này, mỗi cá nhân sẽ tự biết cố gắng
phát triển bằng mọi cách để thăng tiến hơn trong công việc, cuộc sống.

5. Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs)

Nhu cầu được thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs) là cấp độ cao nhất trong
tháp nhu cầu Maslow, biểu thị sự thăng tiến và phát triển cá nhân đạt đến đỉnh cao của
tiềm năng của mỗi người. Vị trí này xuất hiện khi 4 cấp bậc kia đã được thỏa mãn, tuy
nhiên có một sự khác biệt so với 4 nhu cầu trước đó, đó là nó không xuất hiện từ sự
thiếu hụt mà bắt nguồn từ chính những mong muốn phát triển của mỗi người.

Nhu cầu thể hiện bản thân thường ở những người đã có những thành tựu, thành công
nhất định trong cuộc sống. Khi muốn được người khác thấy được trí tuệ, tiềm năng và
sự phát triển của mình, họ sẽ làm mọi việc để thỏa mãn đam mê cũng như tìm kiếm
được những giá trị thực của bản thân.

Maslow tin rằng, để hiểu được mức độ của nhu cầu này, cá nhân đó không chỉ đạt
được mong muốn của các cấp dưới mà còn phải làm chủ được những điều này. Có thể
nói, mục đích con người khi muốn thỏa mãn nhu cầu ở đỉnh chóp này là để bảo đảm và
duy trì 4 nhu cầu ở dưới.

1.1.3. Thuyết Phát Triển Con Người


Erik Erikson (1905-1994) sinh tại Franfurt (Đức). Ông đã từng học nghệ thuật và vẽ
chân dung trẻ em. Sau đó ông vào học tại viện phân tâm học của thành phố Viên (Áo)
và được đào tạo trực tiếp bởi S.Freud, Anna Freud và nhiều nhà phân tâm tài năng
khác.

Năm 1933, ông trở thành nhà phân tâm trẻ em đầu tiên của Boston (Mỹ), giảng dạy tại
trường y Harvard và nhiều viện danh tiếng khác, cuối cùng ông làm việc tại bệnh viện
ở San Fracisco.

Các tác phẩm chính của ông là: Trẻ em và xã hội(1950), Bản sắc, Tuổi trẻ và khủng
hoảng (1968).

Ông đã chỉnh sửa một số hạn chế của học thuyết phân tâm của S.Freud và được xếp
vào dòng Phân tâm mới. Trong học thuyết phát triển của mình, ông đã rời khỏi cách
11
tiếp cận sinh học của Freud mà xem xét nhiều hơn ảnh hưởng to lớn của yếu tố văn
hoá xã hội tới sự phát triển của nhân cách. Học thuyết Erikson đối khi được gọi là
thuyết tâm lý xã hội (psychosocial theory) bởi lý do này.

Ông chia quá trình phát triển con người thành 8 giai đoạn trong đó có 5 giai đoạn phát
triển tâm lý xã hội mô tả đặc điểm quá trình phát triển nhân cách trẻ. Trong mỗi giai
đoạn có một mâu thuẫn trọng tâm cần được giải quyết dứt điểm để có thể ứng phó
thắng lợi với các mâu thuẫn ở các giai đoạn sau. Theo Erik Erikson, hoàn cảnh chung
quanh ảnh hưởng rất mãnh liệt trong việc phát triển tính tình con người. Ông nhấn
mạnh rằng người ta chỉ có thể phát triển đầy đủ ở một giai đoạn nào đó về phương
diện tình cảm, tâm lý, xã hội, nếu giai đoạn trước đó không bị gián đoạn bởi các mâu
thuẫn. Có thể hiểu rằng khi mâu thuẫn ở một giai đoạn được giải quyết, con người phát
triển sang giai đoạn kế tiếp. Nếu nó không được giải quyết, con người có thể thoái lui
về thời kỳ trước đó.

8 giai đoạn và các mâu thuẫn đó là:

Giai đoạn 1: Từ khi mới sinh đến 1 tuổi rưỡi - Mâu thuẫn giữa niềm tin và nghi ngờ.

Giai đoạn 2: Từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi - Mâu thuẫn giữa tự chủ và tự hoài nghi và xấu
hổ.

Giai đoạn 3: Từ 3 tuổi đến 6 tuổi - Mâu thuẫn giữa việc tự khởi xướng và mặc cảm
thiếu khả năng

Giai đoạn 4: Từ 6 tuổi đến lúc dậy thì 12 tuổi - Mâu thuẫn giữa tài năng và sự tự ti hay
mâu thuẫn giữa sự chăm chỉ và sự thấp kém.

Giai đoạn 5: Thanh thiếu niên từ 13 - 20 tuổi - Mâu thuẫn giữa cái chính mình và sự
mơ hồ về vai trò bản thân.

Giai đoạn 6: Thanh niên - từ 20 đến 35 Tuổi - mâu thuẫn giữa Gắn bó và Cô lập trong
các mối quan hệ hay mâu thuẫn giữa sự thân thiện với sự tách biệt

Giai đoạn 7: Trung niên - từ 35 đến 60 tuổi - mâu thuẫn giữa Sáng tạo và đình trệ

Giai đoạn 8: Cao niên - từ 60 tuổi trở lên - mâu thuẫn giữa Hoàn thành và Thất vọng

12
Trong 8 giai đoạn trên đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực, lành mạnh và không lành
mạnh. Theo Erikson, hầu hết mọi người đều không đạt được hoàn toàn sự tích cực
trong mỗi giai đoạn phát triển của mình.

Quan điểm của Erikson được chấp nhận rộng rãi ở các nước phương Tây hiện nay và
có nhiều ứng dụng trong hoạt động giáo dục và đào tạo

Học thuyết của Erik Erikson về sự phát triển của cái tôi là một trong những học thuyết
phân tâm mới. Nếu S.Freud nhấn mạnh vai trò của yếu tố năng lượng sinh học trong
phát triển tâm lý, thì Erik Erikson lại đánh giá cao tác nhân xã hội đối với sự phát triển
tâm lý của con người. Ông chia đời người thành 8 giai đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc
trưng bởi 1 dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất phát từ sự xung đột giữa nhu cầu của
cá nhân và yêu cầu của xã hội. Nếu khủng hoảng này được giải quyết, nó sẽ là tiền đề
cho sự phát triển tâm lý của cá nhân trong giai đoạn tiếp theo. Ngược lại, nếu con
người thất bại trong việc giải quyết xung đột đó thì sự thất bại này sẽ gây nên những
rối loạn trong những giai đoạn về sau của con người.

Giai đoạn 1 (từ 0 – 1 tuổi): Niềm tin và nghi ngờ

Trong giai đoạn này, trẻ có quan hệ xã hội chủ yếu với bố mẹ đặc biệt là người mẹ và
người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ tạo cho trẻ lòng tin, cảm
giác được thỏa mãn. Tình yêu, sự âu yếm, ôm ấp của cha mẹ rất cần thiết để giúp em
bé có được tình yêu và và sự tin tưởng với con người sau này. Lòng tin là một tình cảm
tự nhiên đi kèm một mối quan hệ gắn bó khăng khít với một ngời chăm sóc, cung cấp
thức ăn, hơi ấm, và sự an toàn nhờ sự gần gũi thân xác.

Nếu được giải quyết thoả đáng nhu cầu này, bé sẽ có ý thức cơ bản về sự an toàn. Và
ngược lại, nếu không được giải quyết thoả đáng, chẳng hạn bị đối xử không nhất quán,
thiiếu sự gần gũi và ấm áp thân xác, nhất là của ngời mẹ, hay thường xuyên vắng mặt
một ngời lớn làm nhiệm vụ chăm sóc, bé nảy sinh một cảm giác mất lòng tin, mất an
toàn, lo lắng và sợ hãi. Nếu không được âu yếm, em bé sẽ trở nên thiếu tin tưởng nơi
chính mình cũng như với người khác sau này nữa. Như vậy, bé sẽ không được chuẩn
bị cho giai đoạn thứ 2 đòi hỏi con người phải biết phiêu lưu.

Giai đoạn 2 ( từ hơn 1 – 3 tuổi): Tự chủ và nghi ngờ, xấu hổ

13
Ở tuổi này, em bé bắt đầu khám phá ra những hoàn cảnh chung quanh xem chúng liên
quan với mình như thế nào. Em bắt đầu "thử xem" mình có thể làm được những gì.
Tuy nhiên vì còn quá nhỏ và chưa có kinh nghiệm để "thành công". Những hoạt động
này giúp cho các em có được cảm giác thoải mái về tính tự chủ, trở thành một con
người có năng lực và đáng tôn trọng.

Trong thời gian này, hoặc là em bé có được sự tự tin và độc lập, hoặc sẽ trở thành con
người liều lĩnh hoặc mặc cảm tự ti. Đây là giai đoạn hình thành tính tự chủ, ý thức độc
lập, mong muốn có quyền riêng ở đứa trẻ. Trẻ luôn luôn nói “để con”, “của con”, “tự
con làm”… và đôi khi chúng tỏ ra bướng bỉnh.

Những hành vi luôn ngăn cấm và phê phán quá mức hoặc hạn chế sự thể hiện tính độc
lập của trẻ sẽ làm cho trẻ dễ này sinh cảm giác nghi ngờ, xấu hổ dẫn đến nhút nhát và
lệ thuộc vào người khác. Cũng không nên có những đòi hỏi vượt quá năng lực của trẻ,
vì có thể làm nản lòng những cố gắng có thể có khi kiên trì làm các nhiệm vụ mới. Bên
cạnh đó, những đòi hỏi như vậy cũng có thể tạo ra những đối đầu căng thẳng phá vỡ
mối quan hệ nâng đỡ giữa bố mẹ và con cái. Cha mẹ cần ủng hộ và khuyến khích em
hơn là làm cho em sợ. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên quá bảo vệ em đến nỗi không
dám để cho em được tự do khám phá và hành động một mình.

Giai đoạn 3 (từ 3 – 6 tuổi): Khả năng khởi sự công việc và mặc cảm thiếu khả năng

Bé bắt đầu quan sát người khác để học hỏi và bắt chước, em cũng tìm cách hành động
theo cách riêng của mình. Em bắt đầu tập đương đầu với những khó khăn do ngoại
cảnh, tập tranh đấu và thi đua với bạn bè. Đây còn được coi là giai đoạn của óc sang
kiến – giai đoạn của sự sáng tạo, bởi trẻ khá tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh
bằng nhiều con đường. Chính vì vậy chúng thường có những trò chơi nguy hiểm, hay
đặt ra nhiều câu hỏi “tại sao?”.

Nếu đáp ứng được những đòi hỏi này một cách thoả đáng, các em sẽ có sự tự tin, từ đó
khuyến khích tự do sáng tạo của các em. Và ngược lại, nếu cấm đoán, chê bai hoặc để
mặc các em khi thất bại, các em sẽ có cảm giác thiếu tự trọng (self-worth). Cần động
viên, khuyến khích trí tưởng tượng, tò mò của trẻ dưới sự kiểm soát của người lớn.
Nếu không được sự khuyến khích, không có cơ hội để khám phá, trẻ sẽ không biết
làm, có xu hướng rụt rè và cảm giác tội lỗi. Cha mẹ và người lớn cần phải để cho em
14
có cơ hội thắc mắc và được hướng dẫn hơn là khiển trách hoặc coi thường. Hơn nữa,
đôi khi em cũng cần có kinh nghiệm thất bại để học hỏi thêm, nhưng quá nhiều thất bại
có thể biến em thành con người mất tự tin. Nếu làm gì cũng bị mắng, hay hơi sai đã bị
khiển trách, em sẽ dễ bị mặc cảm tội lỗi, trở nên khép kín, dần dần đi đến bi quan và
không dám tự mình làm lấy điều gì. Lối giáo dục ép buộc, hoặc không cho phép các
em khởi xướng và thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn này sẽ hạn chế sự phát triển
nhân cách của các em.

Giai đoạn 4 (từ 6 – 12 tuổi): Chăm chỉ và Kém cỏi

Ở tuổi này em bắt đầu một mình bước vào xã hội với các cuộc giao tiếp và ganh đua
với bạn bè tại trường học. Em tập phát triển các tài năng và năng khiếu riêng nhờ các
sinh hoạt chung và giao tiếp với mọi người. Trẻ ở giai đoạn này thường cần cù, chăm
chỉ, hào hứng tiếp thu những kỹ năng mới. Quan hệ xã hội với bạn bè bắt đầu chiếm tỷ
trọng lớn.

Nếu giai đoạn này thành công, em sẽ có nhiều nghị lực và kinh nghiệm để đương đầu
với những khó khăn và khủng hoảng sau này trong cuộc đời. Nếu không phát triển
trong giai đoạn này, trong tương lai, em sẽ dễ cảm thấy mình thua kém bạn bè, co
mình khi gặp những thử thách khó khăn.

Trong giai đoạn này, cơ thể của trẻ phát triển chưa cân đối. Sự điều hòa, phối hợp chân
tay chưa nhịp nhàng và ăn khớp, do vậy đôi khi trẻ tỏ ra vụng về. Không vì vậy mà
trách mắng trẻ, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động. Đây là tiền đề cho việc
hình thành cảm giác thành công ở trẻ. Sự cấm đoán sẽ làm cho trẻ không dám giao
tiếp, không có cơ hội để phát triển trí tuệ. Cảm giác tự ti, kém cỏi cũng bắt nguồn từ
chính những hạn chế này.

Giai đoạn 5 (Vị thành niên):Thể hiện bản thân và sự lẫn lộn về vai trò

Lúc này, cơ thể trẻ đã phát triển nhanh, cân đối dần và đây là thời kỳ quá độ từ trẻ em
sang người lớn. Một mặt, trẻ đang muốn thể hiện sự “ngươi lớn” ở mình nhưng đôi khi
cũng có những biểu hiện thoái bộ về thời nhỏ. Chúng đã tạo dựng cho mình lòng tự
trọng rất lớn. Khi hoạt động với bạn bè trong một nhóm, trẻ chập chững làm người
lớn, khám phá ra vai trò và địa vị mình trong mối tương quan với con người và xã hội.
Ở giai đoạn này, trẻ vị thành niên phải đối mặt với những nhiệm vụ để trở thành người
15
trưởng thành. Đó là xác định lại các vai trò xã hội, kể cả việc dành quyền tự chủ đối
với cha mẹ, và đưa ra các quyết định trên các mục tiêu nghề nghiệp. Việc tạo ra một
bản sắc giới tính cũng là một vấn đề rất lớn với các em.

Erikson cho rằng bước ngoặt cốt lõi của tuổi vị thành niên là khám phá ra bản sắc đích
thực của mình giữa cái hỗn độn do đóng nhiều vai khác nhau trong xã hội. Bản sắc cái
tôi chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển nhân cách của các em độ tuổi này.
Mối ràng buộc với gia đình giãn ra bởi sự mở rộng trong quan hệ tình bạn - đặc biệt là
tình bạn khác giới.

Các lực kép vừa của cha mẹ, vừa của bạn bè đôi khi bộc lộ các mâu thuẫn thúc đẩy sự
tách biệt khỏi cha mẹ và gia tăng sự đồng nhất hoá với bạn bè cùng trang lứa. Việc
quyết định lập nghiệp là một mốc quan trọng trong việc xác định bản sắc của các em.
Thông qua lựa chọn nghề nghiệp theo năng khiếu, các em có thể phân biệt mình với
người khác, đồng thời chứng minh sự chấp nhận của chính các em với những chuẩn
mực xã hội.

Nếu học hỏi và có thêm những cảm nghiệm tích cực về bản thân, trẻ bắt đầu có lòng tự
hào và tự trọng, đồng thời biết tôn trọng người khác. Nếu không được như vậy, trẻ sẽ
mất ý thức về giá trị và địa vị chính mình trong mối tương quan với xã hội.Thái độ và
hành vi thể hiện sự không tôn trọng trẻ hay những lời quở trách, phê phán đối với trẻ
dễ làm cho trẻ tự ái hay dỗi hờn.

Giai đoạn 6 (Mới trưởng thành):Gắn bó và Cô lập

Erik Erikson xem đây là tuổi của yêu thương và lao động (tình yêu nam nữ, tình cảm
gia đình, bố mẹ, con cái..), của học hành và nghề nghiệp. Trong giai đoạn này, khả
năng độc lập, tự chủ, ý chí nghị lực, tinh thần trách nhiệm của cá nhân là khá cao. Ở
lứa tuổi thanh niên này, con người có khuynh hướng tạo mối tương quan với người
khác một cách riêng tư và thân mật hơn.

Nếu thất bại, người thanh niên sẽ vụng về trong giao tiếp xã hội và khó kết thân với
người khác, nhất là những người khác phái. Nếu không có được sự yêu thương, con
người có xu hướng cô lập, vị kỷ, tự say mê với chính mình.

Giai đoạn 7 (Trung niên): Sáng tạo và ngừng trệ

16
Lứa tuổi trung niên là lứa tuổi mà phần lớn cá nhân đã có sự hoàn thiện về gia đình,
nghề nghiệp, quan hệ xã hội. Những người ở lứa tuổi này đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm sống cũng như kinh nghiệm trong công việc, vì vậy người ta thường coi đây là
giai đoạn của tư duy sang tạo, của sự hoàn thiện với tính độc lập cao, khả năng tự chủ
và cống hiến cho khoa học kỹ thuật cũng như cho gia đình và xã hội. Ở tuổi trung
niên, người ta bắt đầu quan tâm đến con người trong xã hội và thế giới hơn là chính
mình. Người ta muốn làm hoặc để lại một cái gì cho thế hệ mai sau.

Nếu không được phát triển tốt, người ta sẽ có khuynh hướng ích kỉ và qui về cuộc
sống cá nhân cho riêng mình hơn là cho người khác. Nếu như cá nhân trong giai đoạn
này chưa đạt được các yêu cầu về gia đình, xã hội và nghề nghiệp, thì họ thường rơi
vào tình trạng ngưng trệ, thường có cảm giác như không làm được việc gì đó quan
trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Giai đoạn 8 (Cao niên): Hoàn thành và Thất vọng

Khi đã ở giai đoạn này, con người thường có thay đổi lớn theo hướng giảm sút về sức
khỏe, về thu nhập và các mối quan hệ xã hội. Việc con cái trưởng thành, lập gia đình
và sống độc lập, hay chuyển từ hoạt động lao động sang nghỉ ngơi để về hưu dễ làm
cho họ có cảm giác hụt hẫng, thậm chí cảm thấy cô đơn, lo lắng. Nhìn lại cuộc đời quá
khứ, người ta nhìn thấy và cảm thấy rõ hơn về địa vị của mình trong thế giới. Một là
họ chấp nhận sự chết sắp đến như một điều phải đến và hài lòng về cuộc sống quá khứ
của mình; hai là họ hối hận đau buồn và bất mãn thất vọng về quá khứ của họ.

Nếu người già mãn nguyện với những gì họ đã đạt được ở các giai đoạn trước như sự
nghiệp, gia đình, con cái,…thì họ dễ dàng chấp nhận những giảm sút về sức khỏe, thu
nhập và vị thế xã hội, họ cũng không day dứt khi cận kề cái chết. Ngược lại, những
người thấy mình chưa làm được nhiều điều, chưa hoàn thành “nghĩa vụ” đối với gia
đình và xã hội, khi về già họ thường kém thích nghi với những thay đổi, quá trình lão
hóa ở họ diễn ra nhanh hơn và họ thường hối tiếc về quá khứ.

1.2. Các khái niệm liên quan


1.2.1. Khái niệm tình cảm
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự
việcvật hiện có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.Cũng như nhận thức,tình cảm
17
cũng phản ánh ánh sáng thực tế quan và mang tínhchủ thể sâu sắc nhưng cũng có
những đặc sản riêng biệt so với phản ánh trongnhận thức.

1.2.2. Khái niệm trẻ em


Theo Công ước quyền trẻ em tại Điều 1 quy định về khái niệm trẻ em như sau: “Trong
phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp
áp dụng với trẻ em đó quy định dưới tuổi thành niên sớm hơn”.

Chương 2: Thực trạng vấn đề tình cảm của trẻ em đối với nhân viên tại Trung
tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp

2.1. Khái quát về trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Tâm Nuôi dưỡng bảo trợ Trẻ
Em Gò Vấp - Quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh:

Tên đơn vị: Trung Tâm Nuôi dưỡng bảo trợ Trẻ Em Gò Vấp
Địa điểm trụ sở chính: 45 Nguyễn văn bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ
Chí Minh; Email: baotrotreem@hcm.fpt.vn
Điện thoại: (848) 38941880 - Fax: (848) 38941880

Hình 1: Trung Tâm Nuôi Dưỡng Bảo Trợ Trẻ Em Gò Vấp

18
Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò vấp là một cơ sở bảo trợ xã hội năm trong
thành phố Hồ Chí Minh có diện tích khoảng 2.900 m2. Trước ngày giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước Trung tâm được gọi là: "Cô nhi viện Sao Mai Gò vấp thuộc
dòng nữ tu Thánh Giả”. Năm 1976, được Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tiếp
quản và đổi tên là: “Nhà nuôi trẻ mầm non 4". Tháng 9/1995, "Nhà nuôi trẻ mầm non
4" được nâng lên thành "Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Gò vấp. Trung tâm
thuộc Sở Lao động – Thương binh & Xã hội thành phố Hồ Chí Minh được thành lập
theo quyết định số 6646/QĐ-NCVX ngày 09/09/1995 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh.

Tổng số VC-NLĐ trong hợp đồng nghị định 68: 03 người;

- Hợp đồng khác: 03 người.

Thực hiện đề án vị trí việc làm, Trung tâm bố trí nhân sự phù hợp theo khung năng lực
của từng vị trí việc làm. Công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ được thực hiện đúng
theo quy định và hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Việc đào tạo bồi dưỡng cho viên chức, người lao động được thực hiện theo quy định,
trang bị cho đội ngũ viên chức, người lao động kiến thức phù hợp với khung năng lực
của vị trí việc làm. Trong năm 2019 có 14 người tham gia học lớp trung cấp công tác
xã hội, 11 người tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo; 05 người tham gia lớp bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên; 02 người tham gia học
lớp trung cấp lý luận chính trị; 01 người tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức về nghiệp
vụ văn thư lưu trữ; 03 người tham gia bồi dưỡng về lĩnh vực chăm sóc trẻ em.

Thực hiện đề án vị trí việc làm, Trung tâm bố trí nhân sự phù hợp theo khung năng lực
của từng vị trí việc làm. Công tác bổ nhiệm, luân chuyên cán bộ được thực hiện đúng
theo quy định và hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Việc đào tạo bồi dưỡng cho viên chức, người lao động được thực hiện theo quy định,
trang bị cho đội ngũ viên chức, người lao động kiến thức phù hợp với khung năng lực
của vị trí việc làm. Trong năm 2019 có 54 người tham gia học lớp trung cấp công tác
xã hội, 11 người tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo; 05 người tham gia lớp bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên; 02 người tham gia học
lớp Cao cấp LLCT, 03 người lớp Trung cấp lý luận chính trị; 01 người tham gia lớp
19
bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ văn thư lưu trữ; 03 người tham gia bồi dưỡng về
lĩnh vực chăm sóc trẻ em.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy

1. Chức năng

Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Gò vấp với chức năng và nhiệm vụ tiếp nhận
quản lý nuôi dưỡng và giáo dục các cháu mồ côi từ sơ sinh đến 17 tuổi do các bệnh viện
và các phòng Lao động Thương và Xã hội quận, huyện đưa đến, phần lớn là các cháu
suy dinh dưỡng mang nhiều bệnh tật và đa dị tật.

Ngoài ra Trung tâm cũng là nơi sẽ tạo điều kiện cho các bạn nhỏ có được mối liên kết
quan tâm nhiều từ xã hội, nhà nước và từ các hoạt động tổ chức phi chính phủ nhằm
giúp các em học hỏi, ươm mầm tri thức qua nhiều kỹ năng giảng dạy thực tế, giúp các
bạn có thể vượt qua nhiều rào cản để mai sau có thể dễ dàng hoà nhập, tự lực vào những
hoạt động của xã hội hơn.

2. Nhiệm vụ

Trung tâm tiếp nhận quản lý các đối tượng là trẻ bị bỏ rơi mồ côi tại địa bàn Tp.Hồ Chí
Minh và khuyết tật có độ tuổi từ sơ sinh đến 15 tuổi, sẽ được chăm sóc và tiếp tục nuôi
dưỡng nếu phù hợp với cơ sở nếu đối tượng còn đi học thì sẽ được tiếp tục ở lại chăm
sóc cho đến khi tốt nghiệp nhưng sẽ không quá 22 tuổi.

Phối hợp với ngành giáo dục - đào tạo tổ chức dạy văn hóa từ mẫu giáo đến hết cấp một
phổ thông. Phát hiện năng khiếu, định hướng nghề nghiệp, dạy nghề, tạo điều kiện cho
các trẻ lớn tuổi hội nhập vào cộng đồng xã hội.

Tiếp nhận trẻ em khuyết tật là đối tượng xin ăn không có nơi cư trú ổn định,sinh sống
nơi công cộng không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn thành phố.

Được quan hệ với các tổ chức, cơ quan có liên quan thuộc thành phố để phối hợp thực
hiện những nội dung công tác của Trung tâm.

Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của
pháp luật.

20
Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của tổ chức, cá nhân ở trong
nước, nước ngoài để thực hiện các hoạt động của Trung tâm.

Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao phù hợp với quy định tại Điều 7 Nghị định số
103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, hoạt
động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

Số lượng trẻ được nuôi dưỡng tại Trung tâm hàng năm dao động từ 200 – 250 em,
chiếm 85% là trẻ khuyết tật với các bệnh lý (dạng tật và bệnh tật) như: Khiếm thị,
khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ, bại não, não úng thủy, Hội chứng down, di chứng
sốt bại liệt, loạn dưỡng cơ, thiếu chi, bệnh tim bẩm sinh, suy thận mãn, nhiễm Rubela,
CMV, hậu môn tạm, thoát vị màng não tủy, thoát vị rốn, thoát vị ố nhấp, tâm thần, đa dị
tật.

3. Sơ đồ tổ chức bộ máy

21
2.2. Mô tả vị trí, công việc của nhà tâm lý xã hội tại Trung Tâm Bảo trợ Trẻ Em
Gò Vấp
Tại trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp các nhà Tâm Lý xã hội đóng vai trò là người
hướng dẫn chỉ bảo các bé làm và thực hiện các hoạt động.
Thực hiện các hoạt động hỗ trợ các thầy cô trong việc ổn định và giảng dạy các bé.
Tham gia các hoạt động khác như cùng cô Trang lên phòng sơ sinh dạy các bé sơ sinh
gấp giấy.
Vào mỗi cuối mỗi buổi thực hành sẽ nán lại thêm một chút giúp cho các bé ở lớp cộng
đồng làm bài tập.
Thứ 7 hàng tuần sẽ ra sân chơi và dao lưu với các bé.
Vào mỗi buổi chiều thứ 7 sẽ tham gia vào việc giàng bài và chỉ bài với các bé ở lớp
cộng đồng làm bài tập
Trò chuyện cùng các bé sau những buổi giảng dạy cuối giờ. Trong giờ học của các
buổi học sẽ giúp cho các thầy cô trong việc chỉ các bé các bài học mà cô giảng dạy cho
các bé. Tham gia vào hoạt động dạy nhảy các bé bài hát giáng sinh.
Tổ chức hoạt động vui chơi, tình huống ứng dụng cho trẻ.

 Một số hình ảnh hỗ trợ giảng dạ cũng như chơi cùng các bé ở trung tâm bảo trợ trẻ em
Gò Vấp

22
Các kỹ năng được áp dụng dụng vào các công việc trên

Kỹ Năng Giao Tiếp

Tương tác với các nhân viên và các bé ở trung tâm để hiểu rõ vấn đề và nhu cầu của
họ.Sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt phù hợp để truyền đạt thông tin.

Kỹ Năng Đánh Giá và Phân Tích

Đánh giá và phân tích chi tiết về các hành vi và tâm lý xã hội của trẻ. Thông qua đó có
thể đề ra các giải pháp nhằm nâng cao tình cảm của trẻ đối với nhân viên tại trung tâm
bảo trợ

Kỹ Năng Xây Dựng Quan Hệ:

Qua đó nắm được thông tin về cơ sở

Làm quen được môi trường hỗ trợ

Tạo lập được mối quan hệ.

Kỹ năng sư phạm phù hợp

Truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và tạo ra một môi trường học tốt. Giúp cho các
bé có thể dễ dàng hiểu bài hơn.

Kỹ năng quan sát:

Quan sát để hiểu cũng như qua đó đánh giá được các hành vi, hành động của trẻ dành
cho các thầy cô.

Kỹ Năng Giảng Dạy Linh Hoạt:

23
Linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch giảng dạy dựa trên phản hồi từ học viên.

Đổi mới trong phương pháp giảng dạy để giữ cho quá trình học tập thú vị và hiệu quả.

Vấn đề bản thân tâm đắc nhất là việc giảng dạy cho các bé mầm non vào mỗi chiểu thứ
7. Vì qua những buổi đó giúp tôi nâng cao được các kỹ năng cần thiết. Rèn được tính
kiên nhân và nhẫn lại khi giảng bài cho các bé. Lắng nghe được các vấn đề mà bé gặp
phải. Thông qua việc giảng bài cho các bé vào chiều thứ 7 giúp cho hiểu hơn về mức
độ tình cảm của các bé dành cho các thầy cô.

2.3. Thực trạng vấn đề tình cảm của trẻ em đối với nhân viên tại Trung tâm
bảo trợ trẻ em Gò Vấp.

n %
Tuổi 20-25 tuổi 5 16,7
25-30 tuổi 11 36,7
Từ 30 trở lên 14 46,7
Dưới 1 năm

Thời gian làm việc tại trung tâm 2-5 năm 8 26,7
5-10 năm 10 33,3
Trên 10 năm 12 40,0

Bảng khảo sát được thực hiện trên 30 đối tượng là các thầy cô giáo và nhân viên tại
trung tâm bảo trợ trẻ Gò Vấp. Ta có thể thấy độ tuổi trung bình của mẫu là 30.
Thời gian làm việc tại trung tâm trung bình là trên 10 năm.
2.3.1. Thống kê mức độ yêu thích của trẻ
M SD Min Max

Các bé thường thể hiện cảm xúc với thầy cô 2,43 2 3


Khi không gặp thầy cô các bé cảm thấy nhớ 2,3 1 3
Các bé nói những lời nói thể hiện sự yêu thích của 2,5 2 3
mình với thầy cô

Các bé đòi các thầy cô ôm mình 2,43 2 3


Khi có chuyện không vui các bé thường tìm đến 2,63 2 3
thầy cô

24
Các bé thấy vui khi có thầy cô ở bên 2,17 2 3
Các bé thường chia sẻ cảm xúc của mình 2,27 2 3
Các bé luôn dành sự quan tâm đến với thầy cô 1,93 2 3
Nhớ nhung khi xa thầy cô 2,27 2 3
Thống kê mô tả cho thấy mức độ yêu thích của trẻ trung bình dành cho các thầy
cô là 2,43. Đây là một mức độ cao dựa trên thang đo 3 cấp độ. Và giá trị cao
nhất là 3 thấp nhất là 2. Điều này chứng minh rằng trẻ có tình cảm tương đối
sâu sắc đối với thầy/cô tại trung tâm. Đứng thứ nhất chính là mức độ tin tưởng
với trung bình mức ddoj tin tưởng là 2,6, Giá trin minlaf 2 max là 3. Có một
điều càng làm củng cố hơn là trung bình mức độ chia sẻ dành cho thầy cô ở trẻ
là 2,27. Giá trị cao nhất là 3, giá trị thấp nhất là 2 . Thông qua đây ta cũng thấy
được răngdf mức độ tình cảm của trẻ dành cho các thầy cô ở trung tâm là khá
cao.
2.3.2. Thực trạng tình cảm của trẻ dành cho nhân viên

Thông qua bảng thống kê ở phía bên dưới ta có thấy được thực trạng tình cảm của trẻ
dành cho các thầy cô ở trung tâm bảo trợ là vô cùng sâu sắc.

Các bé rất thường xuyên thể hiện tình cảm với thầy cô điểu này được minh chứng qua
số liệu thống kê cho thấy mức độ thường xuyên thể hiện tình cảm với thầy cô ở trẻ là
56,3%

Khi ở bên thầy cô các bé thường nói rất nhiểu điểu này chiếm đến 40,6%. Ngoài vui
mừng và chịu khó bắt chuyện với các thầy cô ra thì khi có thầy cô ở bên cạnh các bé
cũng rất thích được ôm ấp. Thích được ôm chiếm 31,3 %. Nhưng song song đó tỷ lệ
trẻ gắt gỏng khi có người ở bên cạnh cũng tương đối cao chiếm 15,6 %.

Khó khăn lớn nhất của các bé đặc biệt ở trung tâm bảo trợ xã hội gò vấp khi thể hiện
tình cảm với người khác dó là không hiểu và không đáp ứng được lời noi yêu thương
từ thầy cô. Chiếm 43,8%. Khó khăn thứ 2 cho việc này chính là việc các bé khó khăn
trong việc giao tiếp .chiếm 40,6% Và thấp nhất chính Khó nhận biết và xử lý cảm xúc
của bản thân (9,3%)

N %

25
Thường thể hiện tình cảm với thầy cô Không thường xuyên 4 12,5
Bình thường 3 9,4
Thường xuyên 18 56,3
Rất thường xuyên 5 15,6
Hành động biểu cảm khi ở bên thầy cô Vui mừng/ nói chuyện liên tục 13 40,6
Thích được ôm 2 31,3
Thích nghe lời ngọt ngào 2 6,3
Gắt gỏng, khó khó chịu không muốn ai 5 15,6
ở bên cạnh
Ý kiến khác 0 0
Khó khăn của trẻ khi thể hiện tình cảm Khó giao tiếp 13 40,6
Khó hiểu và đáp ứng cảm xúc của 14 43,8
người khác
Khó nhận biết và xử lý cảm xúc của 3 9,4
bản thân
Thông qua bảng khảo sát trên chỉ nói lên một phần mức độ tình cảm và sự yêu quý của
trẻ đối với các nhân viên là việc tại trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp

Trong quá trình được đi thực hành tôi đã được chứng kiến cũng như cảm nhận được vô
cùng sâu sắc tình cảm mà các bé dành cho họ.Các bé rất thích thể hiện tình cảm của
bản thân mình đối với thầy cô tại trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp.

Việc biết được mức độ tình cảm của trẻ dành cho nhân viên chăm sóc tại trung tâm bảo
trợ trẻ em Gò Vấp giúp ích rất lớn trong việc giúp ta hiểu thêm về nhu cầu tình cảm
của trẻ.

2.4. Biện pháp

Một số biện pháp giúp nâng cao mức độ tình cảm của trẻ dành cho nhận viên tại trung
tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp

Tạo Môi Trường An Toàn và Chăm Sóc:

Đảm bảo rằng môi trường là an toàn và thân thiện. Sự chăm sóc và sự quan tâm từ
nhân viên có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn và tin tưởng.

Phát Triển Mối Quan Hệ Cá Nhân:


26
Xây dựng mối quan hệ cá nhân với trẻ bằng cách dành thời gian để hiểu rõ, lắng nghe
và thể hiện sự quan tâm đối với cuộc sống, sở thích, và lo ngại của trẻ.

Tạo Cơ Hội Cho Sự Tương Tác:

Tạo ra cơ hội để trẻ tương tác với nhân viên thông qua các hoạt động nhóm, trò chơi,
hoặc các dự án cộng đồng. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ và tạo ra trải nghiệm
tích cực.

Khích Lệ Sự Tự Chủ:

Khích lệ sự tự chủ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ tham gia quyết định trong phạm vi của
họ. Điều này giúp tăng cường cảm giác tự tin và ý thức về sự đóng góp..

Đào Tạo Nhân Viên về Phát Triển Trẻ Em:

Cung cấp đào tạo cho nhân viên về cách tương tác và hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Điều
này có thể bao gồm các phương pháp giáo dục, kỹ năng quản lý hành vi, và cách giải
quyết vấn đề.

Theo Dõi và Đánh Giá Định Kỳ:

Thực hiện theo dõi và đánh giá định kỳ về tình cảm của trẻ với nhân viên và hiệu suất
phát triển của trẻ. Điều này giúp xác định liệu có cần điều chỉnh chiến lược hay không.

27
KẾT LUẬN

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Tình cảm của trẻ em đối với nhân viên tại
Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp”. Chúng ta đã thấy được mức độ tình cảm của trẻ
dành cho nhận viên tại trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp. Ngoài ra nó còn giúp cho ta
hiểu thêm về các lý thuyết tâm lý học xã hội. cũng như tìm ra được các biện pháp giúp
nânng cao mức độ tình cảm.Tóm lại mối quan hệ tình cảm giữa trẻ em và nhân viên
tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp không chỉ là một quan hệ chăm sóc cơ bản mà
còn là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển và hạnh phúc của trẻ. Đây có thể là
một bước quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng hỗ trợ trẻ em.

28
Tài liệu tham khảo
[1]. Tiêu Thị Minh Hường, Lý Thị Hàm, Bùi Thị Xuân Mai (2007), Giáo trình Tâm

lý học xã hội, Nxb Lao động xã hội.


[2]. John Baldoni (11/12/2017), “Cách giải quyết xung đột hiệu quả”, từ:
https://www.lacviet.vn
[3]. Ts. Tiêu Thị Minh Hường và Ts. Hà Thị Thư, Giáo trình hành vi con người và môi
trường xã hội, NXB HÀ Nội – 201

29
PHỤC LỤC
Kế hoạch thực hành
Cá nhân

Nội dung Mục tiêu Hoạt động cụ thể Thời gian Kết quả mong đợi

Xác định địa điểm  Được đồng ý thực hành tại


Tiếp cận  Bản thân cùng nhóm và 15/11/2023
thực hành, thời trung tâm bảo trợ trẻ em gò vấp
địa điểm giáo viên gặp trực tiếp
gian và, đối tượng -
thực hành  Xác định được lịch thực hành:
khảo sát và kế  Xác định lịch thực hành 17/11/2023
tại cơ sở
hoạch thực hành Nguyên ngày thứ 2, Ngày thứ7

- Làm quen với phòng học và hỗ


 Tìm hiểu thông trợ các bé ở trong trung tâm  Nắm được thông tin về cơ sở
Chuẩn bị tin về cơ sở  Làm quen được môi trường hỗ
- Chủ động nhờ thầy, cô giới thiệu
và làm trung tâm bảo trợ
về cơ sở, đi tham qua và quan sát
quen với trợ trẻ em: lịch
các hoạt động.  Tạo lập được mối quan hệ.
môi sử hình thành,
cơ sở vật chất, - Nghe sự hỗ trợ từ các nhân viên Tuần 1
trường và  Làm quen dần được với các bé
nhân lực,… đang làm việc tại cơ sở trung tâm
các khách
bảo trợ.
thể tại cơ  Tạo mối quan
sở hệ với các anh - Hỗ trợ các nhân viên trong cơ sở
chị tại trung tâm để hiểu rõ tình hình của các bé tại
cơ sở.

30
- Trao đổi với giáo viên cũng như
Xây dựng nhân viên hỗ trợ nhóm.
Hoàn thiện bộ Có được bộ công cụ nghiên cứu tâm
bộ công
công cụ nghiên - Xây dựng bộ công cụ nghiên lý xã hội hoàn chỉnh và phù hợp với
cụ nghiên
cứu tâm lý xã hội cứu cá nhân. Tuần 2 đề tài của bản thân, chuẩn bị sẵn sàng
cứu hoàn
theo đề tài của cho việc khảo sát và nghiên cứu tại cơ
chỉnh của -Đề xuất và nhờ sự hỗ trợ của
mình sở.
bản thân nhân viên trong cơ sở để hoàn
thiện bài hơn.
 Phân chia nhóm tiến hành
 Tiến hành khảo sát theo lịch
Tiến hành khảo sát
khảo sát  Hỗ trợ cần thiết trong việc  Hoàn thành khảo sát dựa trên
và lên kế  Đề xuất các khảo sát của từng cá nhân bộ công cụ của mình
hoạch xây phương
pháp mà  Lên kế hoạch, phân chia,  Đề xuất, xét duyệt về việc tự
dựng Tuần 3
mình có chọn chuyên đề và soạn mình hỗ trợ các bé nhưng có sự
chuyên đề
được để hỗ giáo án sau đó đề xuất với giám sát của nhân viên công
tự mình
trợ các nhân thầy cô để nhận phản hồi tác tại cơ sở.
chăm sóc
viên tại cơ cho tổ chức chuyên đề để
các bé
sở thực hiện những chuyên đề
đó
Tiến hành  Thực hiện  Chuẩn bị tài liệu, phương Tuần 4  Quan sát và phân tích chi tiết
chuyên đề chuyên đề pháp giảng dạy, và dụng cụ về các hành vi và tâm lý xã hội
hỗ trợ trẻ giáo dục cần thiết của trẻ khi tham gia hoạt động
tự kỉ, tăng đặc biệt chuyên đề
động,  Nhờ giáo viên hỗ trợ trong
chậm nói.  Phỏng vấn việc tìm hiểu những trẻ  Hiểu thêm được mức độ tình
sau buổi cần chú ý trong việc truyền cảm của trẻ dành cho nhân viên
chuyên đề

31
đạt để hỗ trợ
 Giảng dạy theo kế hoạch
đã được định sẵn
tại cơ sở
Giáo dục  Trò chuyện cùng các bé
đặc biệt. sau những buổi giảng dạy
cuối giờ .
 Tổ chức hoạt động vui
chơi, tình huống ứng dụng
cho trẻ
Rà soát
hỗ trợ đề  Chuẩn bị
buổi hoạt Kết thúc hoạt động thực hành tại cơ sở
tài của
động nhỏ trung tâm bảo trợ trẻ em
các thành
chia tay Tuần 5
viên và
tổng kết  Tổng kết
hoạt động sau 5 tuần
thực hành
 Chủ động tham gia buổi
Tìm hiểu và nhận dạy trẻ vào lúc 4h30 chiều
Quan sát tại cơ sở
biết được các hành Hiểu và phân tích chi tiết về các hành
hoạt động
vi và tâm lý xã hội  Quan sát và ghi chú lại Sau 5 tuần vi và tình cảm của trẻ đối với nhân
của khách
của các đối tượng những hành vi của trẻ hay viên tại cơ sở
thể
khách thể tại cơ sở nhân viên, hoạt động xảy
ra tại cơ sở
Lượng Đánh giá hiệu quả Kiểm tra mục tiêu đề ra 21/12/2023 Đánh giá kết quả hoạt động thực hành

32
giá cuối hoạt động thực đến
Thu thập phản hồi từ cơ sở tại cơ sở
kỳ hành tại cơ sở 31/12/2023
Hoàn 1/1/2024
Nộp báo cáo thực
thành báo Sinh viên viết báo cáo thực hành. đến Hoàn thành và tiến hành nộp báo
hành
cáo 20/1/2024

MẪU NHẬT KÝ THỰC HÀNH

Các hoạt động thực hiện Kết quả đạt được Những việc Bài học kinh
Mốc thời chưa như ý muốn nghiệm cho bản thân
gian

18/11/2023 Sáng tập thể dục, chơi các trò chơi, ăn  Hiểu được một phần hoạt
nhẹ động của trung tâm. Làm
quen được với các thầy cô và
Chiều đi dao lưu với lớp cô trang( hoạt
các bé.
động giới thiệu và giao lưu với trẻ)

20/11/2023 8h_9h cùng các bé nhảy múa khởi  Tạo mối quan hệ với các anh
động. Hát bài hát chúc mừng 20/11 chị tại trung tâm
Phụ cô giúp các bé vẽ các nét cơ bản  Làm quen được môi trường
9h_10h10’ chơi cùng các bé hỗ trợ

10h20 cho các bé xếp hàng đi về  Biết được cách vận hành của
cơ sở

33
Chiều qua lớp cô hữu thầy nhật  Biết được tổ chức lớp học
của cơ sở
Quan sát cô giảng dạy các bé
14h45’ phụ các cô cho các bé ăn xế và
chơi với các bé.
15h25’ phụ cô cho các bé xếp hàng ra
về
25/11/2023 8h đón các bé  Biết được cách dạy trẻ mầm
non
8h10’ tập thể dục chung với các em
8h30’ sinh hoạt, chơi và hát cùng với  Quan sát được các hành vi
các bé tình cảm của các bé dành cho
các thầy cô ở trung tâm
9h30’ các bé được chơi tự do
9h55 phụ cô trang cắt dán giấy
13h45’ lên phòng giáo dục chuyên biệt
14h hỗ trợ và dạy các bé mầm non học
16h30’ ra về
27/11/2023 Qua lớp giáo dục chuyên biệt. phụ cô  Hiểu hơn về tâm lý tình Chưa có bộ công cụ Cần chủ động hơn trong
trang sinh hoạt cùng các bé cảm của các bé hoàn chỉnh cho đề tài các hoạt động
nghiên cứu
10oh30 ra về nghỉ ngơi  Xây dựng được bộ công cụ
13h45 lên lớp cộng đồng cho đề tài

14h phụ cô Trang dạy các bé  Quan sát được các hành vi
của các bé

34
Đọc bài cùng các bé
Chơi cùng các bé
15h23 kết thúc lóp giáo dục chuyên
biệt
15h30 họp nhóm
16h30 cô Trang điểu chỉnh giờ giấc
công việc, báo cáo vắn trễ
2/12/2023 8h đón các bé  Hiểu hơn về tâm lý tình Bộ công cụ vẫn chưa Lắng nghe sự hỗ trợ từ
cảm của các bé hoàn thiện cả nhóm
8h10’ tập thể dục chung với các em
8h30’ sinh hoạt, chơi và hát cùng với  Xây dựng được bộ công cụ
các bé cho đề tài

9h30’ các bé được chơi tự do  Quan sát được các hành vi


của các bé
9h55 phụ cô trang cắt dán giấy
 Biết được cách dạy bé
13h45’ lên phòng giáo dục chuyên biệt mầm non học
14h hỗ trợ và dạy các bé mầm non học
16h30’ ra về
4/12/2023 8h14 hỗ trợ cô trang dạy các bé tập  Quan sát và phân tích chi
văn nghệ, và học âm nhạc tiết về các hành vi và tâm lý
xã hội của trẻ khi tham gia
9h20 cho các bé ăn bánh uống sữa
hoạt động chuyên đề
9h40 chơi cùng các bé
 Hiểu thêm được mức độ tình

35
10h30 cho các bé ra về cảm của trẻ dành cho nhân
viên tại cơ sở
Chiểu
 Hoàn thành được việc gửi
14h hỗ trợ các cô lấy bàn ghế cho các
bảng khảo sát

Thực hiện bản khảo sát ở lớp cô Trang
và lớp cô Hữu
14h50’ cùng các bé chơi trò chơi
15h15’ hỗ trợ các bé ra về
16h30’ hỗ trợ thầy cô trang trí giáng
sinh
17h kết thúc
9/12/2023 8h đón các bé  Hoàn thành khảo sát dựa trên
bộ công cụ của mình
8h10’ tập thể dục chung với các em
• Hiểu thêm được mức độ tình
8h30’ sinh hoạt, chơi và hát cùng với
cảm của trẻ dành cho nhân viên tại
các bé
cơ sở
9h30’ các bé được chơi tự do
9h55 phụ cô trang cắt dán giấy
13h45’ lên phòng giáo dục chuyên biệt
14h hỗ trợ và dạy các bé mầm non học
16h30’ ra về

36
11/12/2023 8h đón các bé  Quan sát và phân tích chi tiết
về các hành vi và tâm lý xã
8h10’ tập thể dục chung với các em
hội của trẻ khi tham gia hoạt
8h30’ sinh hoạt, chơi và hát cùng với động chuyên đề
các bé
 Hiểu thêm được mức độ tình
9h30’ các bé được chơi tự do cảm của trẻ dành cho nhân
9h55 phụ cô trang cắt dán giấy viên tại cơ sở

13h45’ lên phòng giáo dục chuyên biệt


14h hỗ trợ và dạy các bé mầm non học
16h hỗ trợ và phụ các cô dạy các bé
học

16/12/2023 8h đón các bé  Hiểu hơn về tâm lý tình


cảm của các bé
8h10’ tập thể dục chung với các em
8h30’ sinh hoạt, chơi và hát cùng với  Xây dựng được bộ công cụ
các bé cho đề tài

9h30’ các bé được chơi tự do  Quan sát được các hành vi


của các bé
9h55 phụ cô trang cắt dán giấy
 Biết được cách dạy bé
13h45’ lên phòng giáo dục chuyên biệt mầm non học
14h hỗ trợ và dạy các bé mầm non học  Hiểu được tâm lý cùa các
16h hỗ trợ và phụ các cô dạy các bé bé mầm non
học
37
18/12/2023 Tổng kết buổi thực hành Tìm hiểu và nhận biết được các
hành vi và tâm lý xã hội của các đối
tượng khách thể tại cơ sở

38
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN

Họ tên sinh viên: Lớp:


Họ tên cán bộ hướng dẫn:
Họ tên giảng viên hướng dẫn:
Tên cơ sở thực hành:
Tự đánh giá của sinh viên: Khoanh tròn mức độ ưu tiên từ thấp đến cao (1-5)
1/ Nhà trường tạo điều kiện: 1………2………….3………..4………5
2/ Cơ sở thực tế tạo điều kiện: 1………2………….3………..4………5
3/ Cơ hội làm việc với nviên cơ sở:1………2………….3………..4………5
4/ Cơ hội tiếp xúc đối tượng: 1………2………….3………..4………5
5/ Áp dụng được nhiều kiến thức: 1………2………….3………..4………5
6/ Sự hỗ trợ của GVHD: 1………2………….3………..4………5
7/ Những ý kiến đề xuất khác:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
….

……, Ngày tháng năm 2023


Người thực hiện

39
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS2)
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Xin chào thầy/cô tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp

Em là Lưu Hồng Duyên sinh viên năm 3 ngành Tâm lý của trường Đại học Lao
Động - Xã hội (CSII) đang thực hiện đề tài nghiên cứu về “Tình cảm của trẻ em
đối với nhân viên tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp”. Đề tài nghiên cứu nhằm
tìm hiểu tình cảm của trẻ em đối nhân viên chăm sóc tại trung tâm, từ đó đề xuất
các giải pháp giúp nâng cao chất lượng đời sống tình cảm của trẻ. Do tình huống
đặc biệt của các bé, sinh viên không thể trực tiếp lấy ý kiến của các bé, vì vậy
mong nhận được sự hỗ trợ của các thầy cô nhân viên tại trung tâm.

Em cam kết thông tin cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích
nghiên cứu.

Cách điền phiếu thăm dò ý kiến: đánh dấu (X)đối với đáp án đúng nhất đối với
thầy/cô
Ⅰ. Thông tin cơ bản của người điền phiếu
1. Độ tuổi của các thầy/cô
1.  Từ 20 đến 25 tuổi
2.  Từ 25 đến 30 tuổi
3.  Từ 30 tuổi trở lên
2. Thầy/cô đã làm ở trung tâm bao lâu rồi
1.  Dưới 1 năm
2.  2 – 5 năm
3.  5 – 10 năm
4.  Trên 10 năm

40
Ⅱ. Bảng hỏi về tình cảm trẻ dành cho nhân viên tại trung tâm bảo trợ gò vấp

1. Các bé có thường thể hiện sự yêu thích của mình với thầy/cô hay
không ?

1.  Không thường xuyên

2.  Bình thường

3.  Thường xuyên

4.  Rất thường xuyên

2. Khi ở bên thầy/cô các bé thường có các hành động và biểu cảm nào ?

1.  Vui mừng/ nói chuyện liên tục

2.  Muốn được ôm

3.  Thích được nói lời ngọt ngào

4.  Gắt gỏng khóc nhè không muốn được thầy cô đến bên

5.  Ý kiến khác

………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….…

3. Theo thầy/cô, những khó khăn của các bé khi thể hiện tình cảm với
mình là gì ?
1.  Khó giao tiếp bằng lời nói
2.  Khó hiểu và đáp ứng cảm xúc của người khác
3.  Khó nhận biết và xử lý cảm xúc của bản thân
4.  Khó thích nghi với sự thay đổi

41
4. Dựa vào mức độ tình cảm mà các bé thể hiện với các Thầy/cô. Các
thầy /cô hãy đánh dấu (X) vào ô tương ứng với câu trả lời phù hợp nhất
(1) Không thường xuyên
(2) Thường xuyên
(3) Rất thường xuyên

STT Câu hỏi Câu trả lời


(1) (2) (3)
1 Các bé thường hay thể hiện tình cảm với các
thầy cô
2 Khi các bé không gặp các thầy cô một thời
gian các bé thường rất nhớ thầy cô
3 Các bé nói những lời nói thể hiện sự yêu thích
của mình với thầy cô
4 Các bé luôn muốn được các thầy cô ôm
5 Khi có chuyện không vui các bé thường tìm
đến thầy cô
6 Các bé thấy vui khi có thầy cô ở bên
7 Các bé thường chia sẻ cảm xúc của mình
8 Các bé luôn dành sự quan tâm đến với thầy cô
9 Các bé cảm thấy nhung nhớ khi phải xa hầy

5. Thầy/cô có phương pháp nào để nâng cao tình cảm của trẻ ?
1.  Tạo môi trường an toàn, thân thiện
2.  Quan tâm,yêu thương trẻ
3.  Tôn trọng,lằng nghe trẻ

42
4.  Giúp trẻ chia sẻ cảm xúc
5.  Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
6.  Ý khiến khác
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...

Em xin chân thành cảm ơn thầy/cô đã tham gia làm bài khảo sát này.

43
44

You might also like