You are on page 1of 11

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

CHO HỌC SINH TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Hoàng Vũ 1, Huỳnh Gia Bảo2
1
Trường THPT Võ Việt Dũng, Tp Cần Thơ
2
Khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Tư vấn tâm lý học đường (TVTLHĐ) cho HS về các lĩnh vực liên quan đến đời sống
học đường đang trở thành vấn đề bức xúc mà nhà trường và xã hội cần được đáp ứng. Nhu cầu
TVTLHĐ càng bộc lộ rõ rệt hơn trong các mối quan hệ của HS với cha mẹ, với bạn bè và thầy
cô giáo. Đứng trước thực trạng trên rất cần có những hoạt động TVTLHĐ cho HS. Việc quản lý
tốt các hoạt động TVTLHĐ cho HS sẽ giúp cho GV và HS hiểu biết rõ hơn về những vấn đề
liên quan đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em để giúp đỡ và hướng cho các em
phát triển một cách đúng đắn, lành mạnh, hiểu về bản thân và người khác tốt hơn. Để thực hiện
mục tiêu đó, nhà trường phổ thông có thể thông qua nhiều biện pháp. Trong đó, đổi mới tổ chức
hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh được xem là cấp thiết. Bài viết đề cập đến thực
trạng quản lý hoạt động TVTLHĐ, thông qua đó đề xuất biện pháp đổi mới trong tổ chức cũng như
quản lý hoạt động TVTLHĐ cho HS trong quản lí giáo dục ở trường THPT.
Từ khóa: Tư vấn, tâm lý học đường, quản lý, học sinh, Trung học phổ thông
IMPROVING THE ORGANIZATION OF SCHOOL PSYCHOLOGY CONSULTING
ACTIVITIES FOR STUDENTS IN EDUCATIONAL MANAGEMENT
IN HIGH SCHOOL
Abstract: School psychology consultation for students in areas related to school life is becoming
a pressing issue that schools and society need to respond to. The need for school psychological
counseling is even more evident in students' relationships with their parents, friends and teachers.
Faced with the above situation, it is necessary to have school psychological counseling activities
for students. Good management of school psychological counseling activities for students will
help teachers and students better understand issues related to the formation and development of
their personality to help and guide them. Children develop properly and healthily, understanding
themselves and others better. To achieve that goal, high schools can adopt many measures. In
particular, innovating the organization of school psychological counseling activities for students
is considered urgent. The article addresses the current status of managing school psychological
consulting activities, thereby proposing innovative measures in the organization as well as
managing school psychological consulting activities for students in educational management in
High School
Keywords: Consulting, school psychology, management, students, high school
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với tốc độ nhanh và nhiều biến động của nền kinh tế
thị trường, đô thị hóa, mở rộng giao lưu văn hóa trên toàn cầu, sự phát triển của công nghệ thông
tin, sức ép của nhà trường, gia đình… đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với lớp trẻ nói
chung và HS nói riêng. Mặt khác sự kỳ vọng quá cao của ông bà, cha mẹ, thầy cô đang tạo ra
những áp lực rất lớn cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển, trong
khi đó sự hiểu biết của HS về bản thân cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước
những sức ép nói trên (Phạm Thanh Bình, 2014). Thực tế hiện nay cho thấy HS trong nhà trường
cơ sở có thể có những rối loạn về tâm lý, rối loạn phát triển (như đọc, viết, tính toán…), những
rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi (như gây rối, bỏ học, trộm
cắp…) hậu quả là ngày càng có nhiều HS gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức

1
xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp với các mối
quan hệ xung quanh. Đời sống tâm lý HS nói chung, HS cấp THPT nói riêng đang có những biến
động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập,
tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè… nếu không được điều chỉnh, giải
tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm,
bạo lực học đường,… thậm chí tự kỷ, gây hậu quả nghiêm trọng (Nguyễn Thị Trâm Anh, 2014)
TVTLHĐ hay còn gọi là TVHĐ là một nhánh của ngành tư vấn tâm lý được xuất hiện
vào đầu thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ. Hoạt đông này xuất phát từ công tác hướng nghiệp trong nhà
trường. Vấn đề TVTLHĐ cho HS về các lĩnh vực liên quan đến đời sống học đường đang trở
thành VĐ bức xúc mà nhà trường và xã hội cần được đáp ứng. Nhu cầu TVTLHĐ càng bộc lộ rõ
rệt hơn trong các mối quan hệ của HS với cha mẹ, với bạn bè và thầy cô giáo. Đứng trước thực
trạng trên rất cần có những hoạt động TVTLHĐ cho HS (Vũ Dũng, 2009). Việc xây dựng các
hoạt động TVTLHĐ cho HS trong trường sẽ giúp cho GV và HS hiểu biết rõ hơn về những VĐ
liên quan đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em để giúp đỡ và hướng cho các em
phát triển một cách đúng đắn, lành mạnh, hiểu về bản thân và người khác tốt hơn. Tuy nhiên,
hiện nay ở nước ta các công tác tham vấn, tư vấn và trợ lý tâm lý trong trường học chưa được
thực hiện một cách phổ biến và chưa được chú trọng một cách hợp lý, công tác TVTL của các
trường THPT hiện nay chưa mang tính hệ thống và chưa đáp ứng được nhu cầu TVTLHĐ ngày
càng cao ở HS (Võ Thị Minh Chí, 2011). Do đó, việc đề xuất biện pháp đổi mới trong tổ chức
cũng như quản lý hoạt động TVTLHĐ cho HS trong quản lí giáo dục ở trường THPT là rất cấp
thiết
2. Nội dung
2.1.Tư vấn và tư vấn tâm lý
1.2.1.1. Tư vấn
TV (Consultaion) được xem như quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan
điểm về VĐ nào đó có thể đi đến một quyết định. TV mang nghĩa như giảng giải, đưa ra lời
khuyên, có tính chất quan hệ một chiều (TV luật pháp, TV xây dựng…). Hoạt đông này như một
cách thức gỡ rối trong nhận thức từ các tư vấn viên (John L. Romano, Mera M. Kachgal, 2004)
Do đó, “TV là góp ý kiến về một VĐ được hỏi, nhưng không có quyền quyết định” (Hoàng Phê,
2000).
Tổ chức TV thế giới đưa ra khái niệm: “TV là một quá trình trợ giúp dựa trên các kỹ năng,
trong đó một người dành thời gian, sự quan tâm và sử dụng thời gian một cách có mục đích để
giúp đỡ thân chủ khai thác tình huống, xác định và triển khai các giải pháp khả thi trong thời
gian cho phép”. Lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng , tin tưởng và bảo mật là 5 tiêu chí của hoạt
động TV (Markie Falotico, 2015).

Hình 1. Tiêu chí của hoạt động TV


Theo tác giả Phùng Thị Hằng (2017): "TV là đưa ra lời khuyên hoặc đóng góp ý kiến về
những VĐ được hỏi đến nhưng không có quyền quyết định".
Tác giả Vũ Dũng (2009) cho rằng: "TV được định nghĩa là sự phán quyết, khẳng định của

2
chuyên gia với tư cách một lời khuyên giúp cho chủ thể GQVĐ một VĐ nào đó. TV được hiểu là
quá trình tìm hiểu VĐ của khách hàng, đưa ra các giải pháp và lời khuyên để họ có khả năng tự
quyết định một phương án hành động tốt nhất. Hiểu theo cách này TV không chỉ giúp cá nhân
nâng cao hiểu biết, mà còn là sự hướng dẫn để giúp cá nhân đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất cho
VĐ của họ. Với cách tiếp cận này thì TV chính là quá trình đưa ra giải pháp giúp đối tượng được
TV GQVĐ mình đang gặp phải".
Từ các định nghĩa trên, chúng tôi nhận thấy: TV là sự trợ giúp, trong đó người TV thông qua
mối quan hệ tin cậy, tự nguyện, trao đổi thông tin để cung cấp giải pháp nhằm giúp người được
TV tìm ra phương án tốt nhất GQVĐ của họ.
1.2.1.2. Tư vấn tâm lý
TVTL là: “Một quá trình tương tác giữa nhà TV với thân chủ. Thông qua các KN trao đổi và
chia sẻ tâm tình, thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để
GQVĐ của chính mình” (Trần Thị Minh Đức, 2009).
Trong khi đó, Lý Chủ Hưng, Kiến Văn (2007) cho rằng: TVTL là quá trình dùng PP và lí
luận liên quan đến khoa học tâm lý bằng cách giải tỏa, TV những VĐ tâm lý của đối tượng được
tư vân để hỗ trợ và tăng cường tâm lý phát triển lành mạnh, thúc đẩy phát triển cá tính và phát
triển tiềm năng.
Từ các nhận định trên, chúng tôi cho rằng: TVTL là quá trình TVV vận dụng những kiến
thức, PP và kỹ thuật TLH nhằm hỗ trợ đối tượng được TV nhận ra chính mình trong một số lĩnh
vực của đời sống , từ đó thay đổi hành vi, thái độ, tự tái lập lại thế cân bằng TL cho bản thân

Hình 2. TVTL trong một số lĩnh vực của đời sống
1.2.2. Tư vấn tâm lý học đường
TLHĐ là một chuyên ngành TL ứng dụng nhằm thực hiện công tác phát hiện sớm, phòng
ngừa và can thiệp cho HS trong các lĩnh vực nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở
môi trường học đường, gia đình và cộng đồng. Khi đề cập đến TV, hướng dẫn cho HS trong
trường học, khái niệm thường được nhắc đến là “TVTLHĐ” (Phùng Thị Hằng, 2017).
Một nhận định khác cho rằng: "TVTLHĐ bao gồm cả ý nghĩa hướng dẫn và TVTL. Hướng
dẫn, cố vấn, cung cấp thông tin hướng nghiệp: trắc nghiệm, thông tin về kết quả trắc nghiệm TL,
tích cách con người, thông tin về thị trường lao động, về thế giới nghề nghiệp liên quan; TVTL,
phát triển nhân cách (TV phát triển, lắng nghe, khơi dậy…)" (Lê Sơn, Lê Hồng Minh, 2013).
TVTLHĐ thực chất là hoạt động nhà TLHĐ vận dụng kiến thức, kỹ năng TVTL của mình để
khơi gợi ở HS NL GQVĐ của họ. TVTLHĐ còn hướng tới sự trợ giúp cho các LLGD khác có
liên quan như: GV, CM HS. Trợ giúp họ trong việc phát hiện ra VĐ của HS để có cách phối hợp
hỗ trợ kịp thời. TVTLHĐ có nhiệm vụ phát hiện ra những dạng rối nhiễu tâm lý ở HS để từ đó
phát triển chương trình phòng ngừa và can thiệp hỗ trợ phù hợp để HS hòa nhập và thích nghi
với cuộc sống

3
Hình 3. Mô hình hướng đến sự hoà nhập và thích nghi học đường
Như vậy, TVTLHĐ là quá trình GV trợ giúp, hỗ trợ HS một cách kịp thời thông qua hệ thống
các PP, cách thức TV trên cơ sở vận dụng kiến thức và KN TV phù hợp với từng trường hợp, đối
tượng và hoàn cảnh cụ thể, qua đó giúp HS vượt qua được những khó khăn trong học tập và
trong cuộc sống, thu nhận được kiến thức và KN cần thiết để phát triển nhân cách đáp ứng yêu
cầu của xã hội.
Hiện nay, Việt Nam có một số trường học đã đưa ra chương trình giảng dạy chuyên về Giáo
dục sức khỏe tinh thần, chú trọng vào 3 nhóm nội dung sau: những nội dung liên quan đến các
vấn đề tinh thần (các vấn đề về cảm xúc, tập huấn kỹ năng xã hội, xung đột và hành vi chống đối
xã hội), chiến lược ứng phó để làm giảm bớt xung đột và các chiến lược phát triển kỹ năng xã
hội và kỹ năng tự quản lý cho HS

Hình 4. Mộ dạng mô hình TVTLHĐ về GDSK tâm thần cho HS
1.2.3. Hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho HS
TVTLHĐ là một hoạt động mà mục đích của nó là trợ giúp HS nhận thức được tiềm năng của
mình để tự GQVĐ khó khăn gặp phải; trợ giúp cha mẹ, nhà trường và các tổ chức xã hội trong
HĐGD, QL HS; phát hiện sớm những nguy cơ gặp khó khăn, vướng mắc của HS trong học tập,
quan hệ xã hội để phòng ngừa thông qua việc xây dựng những chương trình nhằm cải thiện môi
trường học tập, quan hệ xã hội trong nhà trường; tác động can thiệp nhằm trợ giúp người học
GQVĐ những khó khăn nảy sinh trong học tập và cuộc sống (Lê Sơn, Lê Hồng Minh, 2013).

4
Hình 5. Mô hình TVTLHĐ trong trường phổ thông
HĐ TVTLHĐTL trong nhà trường không chỉ là HĐ đơn lẻ, mà là HĐ nhằm xúc tác, thúc
đẩy nhiều hoạt động khác trong trường học, dưới sự lãnh đạo GD đặc biệt của HT, dưới hình
thức một chương trình tổng thể TVTLHĐ. TVTLHĐ được xem là sự trợ giúp, hướng dẫn của
GV đến HS trong toàn bộ quá trình GD khi HS có mong muốn, nhu cầu được TV hay khi HS
gặp khó khăn trong học tập, trong tham gia các hoạt động ở trường học. Đối với GV, TVHĐ là
một nhiệm vụ của CBQL lớp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi GV phải có những kiến
thức và KN nhất định mới có thể thực hiện thành công nhiệm vụ TVHĐ cho HS của mình (John
L. Romano, Mera M. Kachgal, 2004)
Hiện nay có rất nhiều mô hình hoạt đông TVTLHĐ, tùy theo mục đích và giá trị mà các nhà
trường có thể áp dụng. Trong nghiên cứu luận văn này chúng tôi thiên về “Mô hình hệ thống và
thúc đẩy phát triển toàn diện” để khám phá giá trị của TVTLHĐ cho HS ở trường THPT

Hình 6. Mô hình dịch vụ tâm lý học đường tích hợp và toàn diện
Như vậy, có thể hiểu: TVTLHĐ là HĐ trợ giúp người học nâng cao NL tự GQVĐ khó khăn

5
trong học tập, quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp; ngoài ra còn trợ giúp cha mẹ HS, nhà
trường và các tổ chức xã hội trong GD người học; phát hiện sớm và phát triển các chương trình
phòng ngừa, can thiệp thích hợp hướng đến thực hiện các mục tiêu GD trong nhà trường.
2.2. Nội dung và phương pháp tư vấn tâm lý học đường cho học sinh
2.2.1. Nội dung và phương pháp tư vấn tâm lý học đường cho học sinh
Theo thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT, TVTLHĐ cho HS gồm các nội dung sau (Bộ Giáo
dục và Đào tạo,2017):
- TVTL lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với
lứa tuổi.
- TV, GD kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng
môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện.
- TV tăng cường khả năng ứng phó, GQVĐ VĐ phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô,
bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.
- TV kỹ năng, PP học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp
- TVTL đối với HS gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, GQVĐ kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ
đưa HS đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp HS bị rối loạn TL nằm
ngoài khả năng TV của nhà trường
2.2.2. Phương pháp tư vấn tâm lý học đường cho học sinh
Có nhiều phương pháp tổ chức TVTLHĐ cho HS ở các trường THPT. Trong giới hạn
của bài viết, chúng tôi giới thiệu mốt số phương pháp sau:
Bảng 1. Một số phương pháp tư vấn tâm lý học đường
STT Phương pháp Nội dung
1 PP đàm thoại - TVV trò chuyện với HS về VĐ có liên quan đến những khó khăn
mà HS đang gặp phải bằng câu hỏi do TVV chuẩn bị trước.
- TVV thiết lập được mối quan hệ với HS, giúp HS bày tỏ tình
cảm, bộc lộ được VĐ đang gặp phải và khám phá được tiềm năng
của bản thân để GQVĐ, hiểu được các VĐ HS đang gặp phải để trợ
giúp tích cực.
- TVV xác định rõ mục đích, yêu cầu trò chuyện. Đặt câu hỏi/ nêu
VĐ để HS suy nghĩ, bộc lộ sự hiểu biết, kinh nghiệm, từ đó phát
hiện ra các khía cạnh có liên quan để GQVĐ.
2 PP quan sát - TVV dựa trên tri giác có chủ định nhằm xác định các đặc điểm
tâm lý của HS qua hành vi, cử chỉ, hành động, xúc cảm...
- TVV nắm được những biểu hiện về diễn biến TL của HS trong
quá trình trò chuyện, từ đó có sự điều chỉnh về cách thức tác động
đến HS sao cho phù hợp.
- TVV cần có tư thế và cử chỉ thể hiện sự chăm chú, tập trung và
tôn trọng HS, đoán biết được suy nghĩ, trạng thái TL của HS.
3 PP kể chuyện - TVV dùng lời nói, điệu bộ, nét mặt để thuật lại một cách sinh
động một câu chuyện có liên quan đến VĐ của để giúp HS nhìn
nhận VĐ của bản thân trên cơ sở sự phân tích, đánh giá về các cách
GQVĐ trong trong câu chuyện.
- TVV sẽ hình thành và phát triển được những cảm xúc tích cực và
niềm tin đúng đắn ở HS; giúp HS học tập được những cách thức
GQVĐ
- Chuyện kể phải phù hợp đặc điểm tâm lý của HS gần gũi với đời
sống thực tiễn

6
- Giúp HS phân tích, đánh giá, liên hệ và rút ra những bài học bổ
ích cho bản thân từ nội dung câu chuyện.
- TVV có thể nêu một số câu hỏi hoặc VĐ để định hướng chú ý và
dẫn dắt tư duy có chủ định ở HS; yêu cầu HS dự đoán về diễn biến
của câu chuyện, cách xử lý tình huống của nhân vật trong câu
chuyện…
4 PP đóng vai và xử - TVV tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử trong tình
lý tình huống huống giả định.
- Giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một VĐ bằng cách tập trung vào một
sự kiện cụ thể mà HS quan sát được.
- Từ sự trải nghiệm, quan sát và đánh giá tình huống, HS được rèn
luyện về những kỹ năng GQVĐ
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề TV, đặc điểm lứa
tuổi, vốn kinh nghiệm sống của HS hoàn cảnh TV; đồng thời tình
huống cần để mở và phải có nhiều cách GQVĐ để HS tự tìm ra
phương án và cách ứng xử phù hợp.
5 PP trực quan - TVV sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật
trong quá trình TV, nhằm giúp HS nhận diện VĐ và tự phân tích
bản thân, từ đó đưa ra các biện pháp GQVĐ khó khăn mà bản thân
đang gặp phải.
- Sử dụng với các hình thức như minh họa, trình bày gắn liền với
việc TVV sử dụng phim, băng hình video về những nội dung TV;
hoặc gợi dẫn HS thể hiện suy nghĩ, quan điểm của bản thân ra hình
vẽ, cách thức sắp xếp đồ vật… .
6 PP điều tra bằng - TVV thu thập thông tin về HS trên diện rộng thông qua hệ thống
bảng hỏi câu hỏi được chuẩn bị trước.
- PP điều tra được sử dụng để khảo sát nhu cầu TV, VĐ đang gặp
phải và cách thức HS đã sử dụng để GQVĐ của bản thân.
- Giúp HS nhận thức rõ về khó khăn TL, thế mạnh và hạn chế của
bản thân trong học tập và các mối quan hệ - giao tiếp; những cách
thức đã sử dụng để khắc phục khó khăn; giúp TVV có hiểu biết ban
đầu về nhu cầu TV của HS; các VĐ HS đang gặp phải.
Tuy nhiên HĐ TVTLHĐ cho HS ở các trường còn bộc lộ nhiều hạn chế, việc thực hiện các ca
TV chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của GV nên hiệu quả không cao. Để đạt hiệu quả cao cần có sự
phối kết hợp giữa PPGD với PPDH, trên cơ sở đó ngoài việc vận dụng phương pháp cho phù hợp
với nội dung nhà tư vấn còn quan tâm đến hình thức đã lựa chọn để TV cho HS.
Bảng 2. Các hình thức tổ chức TVTLHĐ cho HS
STT Hình thức Nội dung
1 Căn cứ theo tính chất TVTL
TVTL - TVV và HS trò chuyện với nhau không qua môi trường trung gian..
trực tiếp TV trực tiếp có thể diễn ra theo các hình thức:
+ TV trực tiếp tại trung tâm TV
+ TV trực tiếp trước lớp
+ TV trước toàn trường
TVTL - TVV và HS không đối thoại trực tiếp mà thông qua yếu tố trung gian
gián tiếp + TV qua báo
+ TV qua đài truyền hình
+ TV qua diện thoại
+ TV qua mạng

7
2 Căn cứ theo đối tượng TV
TVTL - Mang tính bí mật giữa TVV và cá nhân người được TV (HS, GV,
cá nhân CMHS…) nhằm GQVĐ có liên quan đến HS (lo sợ, chán nản, đau
khổ…), VĐ nạo thai, bị hành hung, hăm doạ, cưỡng bức...
TVTL - Dành cho các HS hoặc có cùng nhu cầu, cùng mối quan tâm.
nhóm - Tạo ra sự hỗ trợ nhóm, XH cho mỗi cá nhân
- Đạt được một mục đích chung.
TVTL gia đình - TVV trò chuyện, thảo luận cùng với cá nhân HS và các thành viên
trong gia đình về những VĐ của gia đình có liên quan đến khó khăn
tâm lý ở HS
- TVV hiểu được nguyên nhân của những khó khăn tâm lý ở HS, hiểu
được cách nhìn nhận của mỗi thành viên trong gia đình về VĐ thảo
luận, từ đó tìm kiếm các biện pháp hỗ trợ HS một cách phù hợp
3 Căn cứ theo chủ thể tham
TVTL - Chủ thể là nhà TV chuyên nghiệp
chuyên - Đây là LLGD chính trong việc chăm sóc sức khỏe TL của HS nói riêng và hỗ
nghiệp trợ các VĐ về TLGD cho các đối tượng trong nhà trường nói chung.
TVTL - Chủ thể là nhà TV không chuyên nghiệp,
không - Đây là LLGD chưa được đào tạo cơ bản về TLGD hay TVTLHĐ;
chuyên - Họ thực hiện chức năng hỗ trợ TLHĐ với tư cách là chức năng thứ hai sau
nghiệp chức năng GD và hỗ trợ cho HĐGD.

2.3. Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh
Trong GD, quản lý là hệ thống những HĐ tự giác, (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có
hệ thống, hợp quy luật) của CTQL đến KTQL (GV, công nhân viên, HS, PHHS và các LLGD
trong và ngoài nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà
trường”

Hình7. Mô hình quản lý giáo dục


Từ các khái niệm: QL, TV, TVTLHĐ và hoạt động TVTLHĐ đã nêu ở trên, có thể hiểu: QL
HĐ TVTLHĐ là sự tác động có ý thức của CTQL (HT) đến HĐ TVTLHĐ, nhằm trợ giúp HS
nâng cao NL tự GQVĐ khó khăn trong học tập, quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp; Trợ
giúp nâng cao NL cho GV, phụ huynh HS và các LLGD trong việc phát hiện sớm khó khăn, rối
nhiễu tâm lý ở HS, giúp HS vượt qua mọi khó khăn về tâm lý hướng đến thực hiện các mục tiêu
GD trong nhà trường
Với ý nghĩa giáo dục thực tiễn trên, quản lý HĐ TVTLHĐ xoay quanh các nội dung:

8
Hình 8. Nội dung quản lý HĐ TVTLHĐ
2.4. Đổi mới tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh
2.4.1.Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm tạo ra sự phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, cách thức triển
khai HĐ TVTLHĐ ở trường THPT.
- Tạo ra sự sinh động, hấp dẫn, tránh sự nhàm chán cho HĐ TVTLHĐ
- Giúp HS tin tưởng, tự nguyện và chủ động tìm đến các TVV, để nhờ TV, GQVĐ về TL của
các em.
2.4.2. Nội dung của biện pháp
Trong công tác TVTLHĐ cho HS THPT có thể sử dụng các nội dung, PP và hình thức đa
dang khác nhau để đổi mới phong cách nhằm phát huy vai trò tích cực của HĐ TVTLHĐ

Hình 9. Nội dung Đổi mới tổ chức HĐ TVTLHĐ cho học sinh
2.4.3.Cách thức thực hiện biện pháp
HT căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Phòng GD & ĐT, của các cơ quan cấp trên để xây
dựng kế hoạch tổ chức HĐ TVTLHĐ trong trường THPT. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả
QLGD và hoạt động GD qua TVTLHĐ ở trường THPT thành phố Tân An, chúng tôi đưa ra tiến
trình thực hiện biện pháp trên theo các nội dung sau:
Bảng 3.Nội dung đổi mới hoạt động TVTLHĐ cho HS
Nội dung Cách thức thực hiện biện
Đổi mới, đa dạng hóa + HT xác định chủ điểm, nội dung TVTLHĐ phù hợp cho từng thời kỳ, từng
nội dung giai đoạn hoạt động trong năm học của nhà trường.
+ Các nội dung HĐ TVTLHĐ cho HS phải phong phú, đa dạng nhằm thu
TVTLHĐ
hút, hấp dẫn HS tham gia tích cực, chủ động tìm tới các thầy cô giáo xin giúp
đỡ.
Đổi mới hình thức +HT yêu cầu GV, các chủ thể tham gia TVTLHĐ hệ thống hóa các hình thức

9
TVTLHĐ tổ chức HĐ TVTLHĐ phù hợp; chỉ rõ ưu, nhược điểm của từng hình thức để
làm căn cứ khi sử dụng.
+ Chỉ đạo việc sử dụng các hình thức TVTLHĐ theo hướng đa chiều, phù
hợp với các nội dung TVTL đã đề ra.
Đa dạng hóa PP +HT yêu cầu GV, các chủ thể tham gia TVTLHĐ hệ thống hóa các PP tổ
chức HĐ TVTLHĐ phù hợp; chỉ rõ ưu, nhược điểm của từng hình thức để
TVTLHĐ
làm căn cứ khi sử dụng.
+ Chỉ đạo việc sử dụng các PP TVTLHĐ cho HS theo hướng đổi mới, lấy HS
làm trung tâm.
- HT:
+ Thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức, PP TVTL cho HS, chú ý đến tính phù hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi THPT
+ Tập huấn CBQL, GV, NV trong nhà trường về cách sử dụng từng PP, từng hình thức tổ chức; xây
dựng nội dung TVTLHĐ ở trường THPT theo hướng đổi mới
+ Triển khai thực hiện thông tin tới CMHS, HS các nội dung thông qua trang Website, hệ thống tin nhắn
điện tử, thành lập các tổ trợ giúp dùng trang mạng như: Facebook, zalo… nhằm kịp thời năm bắt thông
tin từ phía HS về các VĐ liên quan tới HS, GV,…
+Động viên, khích lệ, trợ giúp GV tự bồi dưỡng trong công tác TVTLHĐ, chia sẻ với HS khi cần được
trợ giúp thông qua mạng xã hội.
+ Tường xuyên kiểm tra, kiểm soát các nội dung các em HS cần chia sẻ, trợ giúp cho phù hợp… Đặc
biệt cần GD HS biết kiềm chế cảm xúc tránh gây xung đột với bạn bè, biết cách chia sẻ tâm tư…
+ Trực tiếp kiểm tra, giám sát HĐ TVTLHĐ ở nhà trường để điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nội dung
mang tính thời sự, cấp thiết với HS.
2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Tập thể CBQLGD, GV, các TVV làm công tác TVTLHĐ trong trường phải cùng nhau xây
dựng và thực hiện các nội dung, hình thức và PP TVTLHĐ theo hướng tích cự hóa người được
TVTL.
- Đội ngũ TVTLHĐ cho HS ở trường THPT cần có trình độ kiến thức, kỹ năng và PP tốt về
TVTLHĐ
- Phải được sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ của các LLGD
khác
3. Kết luận
Quản lý hoạt động TVTLHĐ cho HS là sự tác động có ý thức của CBQL đến công tác
TVTLHĐ cho HS, nhằm giúp hoạt động này diễn ra một cách có hiệu quả. Tùy vào từng hoàn
cảnh, đối tượng cụ thể đòi hỏi nghệ thuật của những người làm công tác QL và sự tích cực, chủ
động của cán bộ GV, của LLGD tham gia vào công tác TVTLHĐ cũng như sự ủng hộ tham gia
nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể, các ban ngành trong và ngoài trường. Đổi mới tổ chức hoạt
động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh hiện nay được xem là giải pháp thiết thực
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thị Trâm Anh (2014), “Bàn về chương trình hỗ trợ tâm lý học đường trong
bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Tâm lý học đường lần thứ IV
“Xây dựng và quản lý chất lượng chương trình đào tạo và cơ sở thực hành Tâm lý học đường
ở Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phạm Thanh Bình (2014), Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh trung
học cơ sở, Luận án tiến sĩ tâm lý học
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực
hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục

10
và Đào tạo ban hành, Hà Nội.
Võ Thị Minh Chí (2011), “Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học học đường trong nhà
trường phổ thông, B2009-17-173TĐ”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội.
Vũ Dũng (2009), “Bước đầu tìm hiểu thực trạng tâm lý học đường ở Việt Nam”, Kỷ
yếu hội thảo khoa học quốc tế “Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt
Nam”
Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội
Phùng Thị Hằng (2017), Giáo viên THCS với công tác tư vấn học sinh trong trường
THCS, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS
Lý Chủ Hưng, Kiến Văn (2007), Tư vấn tâm lý học đường. NXB Phụ nữ
John L. Romano, Mera M. Kachgal (2004), Counseling Psychology and School
Counseling: An Underutilized Partnership.
Markie Falotico (2015), School psychologists time allocation: striving for learn
school psychology, Submitted to the Faculty of Miami University in partial fulfillment of the
requirement for the degree of Master of Science Educational Psychology Department
Hoàng Phê (chủ biên), (2000), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung
tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng
Lê Sơn, Lê Hồng Minh ( 2013), Tài liệu Bồi dưỡng Giáo viên làm tư vấn viên học
đường Tây Ninh, Khánh Hoà, Hậu Giang. Viện Nghiên Cứu EBM

11

You might also like