You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

Sinh viên thực hiện : Lưu Huệ Anh


Lớp : XW31
Mã sinh viên : A33691

HÀ NỘI – 06/2022
MỤC LỤC

I. Đặt vấn đề................................................................................................................ 3


1. Giới thiệu chung về tình hình trẻ em bị trầm cảm hiện nay.................................3
2. Tình hình giúp đỡ hỗ trợ cho trẻ em bị trầm cảm................................................3
3. Vai trò của Công tác xã hội trong việc ngăn ngừa, hỗ trợ trẻ em bị trầm cảm.....5
II. Xác định những nội dung hoạt động Công tác xã hội..............................................7
1. Nghiên cứu lý thuyết Công tác xã hội về bệnh trầm cảm....................................7
2. Nghiên cứu thực trạng vấn đề trẻ em bị trầm cảm...............................................9
3. Vận dụng các phương pháp Công tác xã hội trong việc giúp đỡ hỗ trợ trẻ em bị
trầm cảm......................................................................................................................11
4. Chọn thân chủ......................................................................................................11
III. Những phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong phòng chống trầm cảm của trẻ
em................................................................................................................................ 12
1. Các phương pháp nghiên cứu để hiểu biết rõ về cá nhân trầm cảm.....................12
2. Xây dựng kế hoạch can thiệp...............................................................................17
3. Các phương pháp thực hành Công tác xã hội cá nhân với trẻ em trầm cảm........19

1|Page
LỜI MỞ ĐẦU
Nghề công tác xã hội, được định hướng bởi những bằng chứng khoa học và y tế,
nhìn nhận nguyên nhân của các rối loạn tâm thần là một tập hợp các yếu tố phức tạp
trong khuôn khổ “sinh học – tâm lý – xã hội” đã được xây dựng từ mô hình thống nhất
về y tế và bệnh tật (Weiner, 1984). Khuôn khổ này tính đến yếu tố di truyền, tính dễ bị
tổn thương và khí chất của cá nhân, các yêu tố nguy cơ về mặt sinh học và môi trường,
và các nguyên nhân gây căng thẳng về sinh học và môi trường thúc đẩy “sự biểu đạt”
của tính dễ bị tổn thương mắc phải, hay yếu tố có thể gây cản trở hoạt động chức năng
lành mạnh của cá nhân. Tầm quan trọng nhất định đối với những yếu tố nguyên nhân
được xác định theo văn hóa – các nền văn hóa khác nhau đặt trọng tâm ở những yếu tố
khác nhau để xác định “không bình thường” hay sức khỏe yếu.
Trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ vị thành niên bị khủng
hoảng, từ mức độ nhẹ nhất cho đến mức độ nặng nề nhất. Trong thực tế lâm sàng trầm
cảm hay gặp ở trẻ em và vị thành niên, cũng có quan điểm cho rằng đây là biểu hiện
bình thường ở giai đoạn này, là biểu hiện thoảng qua hay tình trạng khủng hoảng ở
thời kỳ dậy thì, chứ chưa phải hoàn toàn là bệnh lý. Trầm cảm là một rối loạn tâm
trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú. Trầm cảm ảnh hưởng đến cách bạn
cảm nhận, suy nghĩ và hành xử và có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về cảm xúc và
thể chất. Trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị
thành niên. Theo số liệu của 1 số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành
niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là
4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.

2|Page
I. Đặt vấn đề
a. Giới thiệu chung về tình hình trẻ em bị trầm cảm hiện nay
Một thống kê cho thấy có đến 6% dân số tại TP.HCM bị bệnh trầm cảm. Nếu
trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì hiện nay
trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 - 27 tuổi.
Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Trung bình cứ 2 bệnh nhân nữ mới có 1
bệnh nhân nam bị trầm cảm. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số lượng bệnh nhân đến
thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20 - 30% mỗi năm.
Đặc biệt thời gian gần đây các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng kể
của bệnh nhân trầm cảm trẻ tuổi, đa số là học sinh, sinh viên. Việc thường xuyên gặp
áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ là 2 nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% -
29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe
tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về
sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ
y tế và điều trị cần thiết.
Đáng nói là một bộ phận thanh thiếu niên thường lạm dụng rượu, thuốc lá, chất
kích thích như một cách giải tỏa cho những rối loạn tâm thần. Điều này không những
không cải thiện được sức khỏe mà còn khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, thậm chí
có những hành vi gây nguy hiểm với xã hội.
Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử ở
Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, gấp 2,5 lần
so với số người chết vì tai nạn giao thông.

b. Tình hình giúp đỡ hỗ trợ cho trẻ em bị trầm cảm


Trong hầu hết các trường hợp, gia đình là nơi gắn bó với trẻ nhất. Do đó, mỗi khi
trẻ gặp phải những khó khăn về tâm lý, gia đình chính là nơi cần nhận biết và có biện
pháp can thiệp sớm nhất. Với những đặc thù khác nhau, mỗi gia đình có mức độ nắm
bắt và hành động khác nhau với trẻ khi chúng gặp khó khăn tâm lý.
3|Page
Bên cạnh đó, trẻ có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với các hệ thống gần gũi nhất
với chúng. Do đó, mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống, trẻ thường tìm đến những hệ
thống này để tìm kiếm sự giúp đỡ. Mặc dù trẻ có xu hướng tâm sự, chia sẻ với bạn bè
cùng lứa hơn là với gia đình nhưng đây vẫn là hệ thống có liên kết chặt chẽ với trẻ.
Theo đánh giá, nhìn nhận của trẻ, khi chúng tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía gia đình, khả
năng nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người lớn là khá cao, tới 58,5% nhận được sự trợ
giúp ở mức rất thường xuyên và thường xuyên. Những cũng có tới gần 1/5 số trẻ hiếm
khi hoặc không bao giờ nhận được sự hỗ trợ này từ người lớn trong gia đình. Như vậy
nghĩa là sự hỗ trợ trong gia đình hiện chưa đáp ứng hết nhu cầu và mong muốn của trẻ.
Hơn nữa, sự hỗ trợ trong gia đình chủ yếu là khuyên nhủ, hướng dẫn. Tuy nhiên,
không phải bậc cha mẹ nào cũng có kiến thức, kỹ năng về giáo dục, tâm sự và giúp đỡ
con cái giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Với sự hỗ trợ, cách thức giúp đỡ như vậy từ phía gia đình, không phải lúc nào trẻ
cũng giải quyết được triệt để những cảm xúc tiêu cực, những khó khăn tâm lý của bản
thân. Có tới 42,6% trẻ cảm thấy thỉnh thoảng, khá thường xuyên, hoặc rất thường
xuyên không loại bỏ được sự buồn chán ngay cả khi đã nhận được sự hỗ trợ của gia
đình, bạn bè. Như vậy, cách thức can thiệp từ gia đình vẫn chưa phát huy hiệu quả như
mong đợi, dù tỷ lệ tham gia khá cao.
Ngoài sự hỗ trợ không chuyên từ phía gia đình, trẻ em còn cần và có thể tìm đến
sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các dịch vụ xã hội, có sự tham gia của công tác xã hội.
Dịch vụ mang tính chất phòng ngừa: Hiện nay, rất nhiều trẻ em chịu ảnh hưởng
của các luồng văn hóa, thông tin xấu hoặc những áp lực trong cuộc sống mà không
được chia sẻ, dẫn đến nhiều em bị mắc bệnh tự kỷ, thiếu tự tin, bi quan, chán nản, có
lối sống tiêu cực. Trẻ được giáo dục kỹ năng sống để thoát khỏi những vấn đề về tâm
lý, mà còn giúp cho trẻ tự tin khẳng định bản thân, lễ phép, biết vâng lời người lớn,
biết thể hiện tình thương yêu với mọi người.
Dịch vụ mang tính chất can thiệp: nghiên cứu, can thiệp, hỗ trợ tâm lý có tính
đến sự phù hợp với văn hóa Việt Nam nói chung và đặc trưng văn hóa mỗi cá nhân nói
riêng, nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần cho cá nhân, tổ
chức và cộng đồng.

4|Page
Cung cấp dịch vụ tham vấn tâm lý chuyên nghiệp, bảo mật cho trẻ em, thanh
thiếu niên và người lớn; Tổ chức những khóa tập huấn và những chương trình ứng
dụng tâm lý học trong đời sống cá nhân, gia đình, trường học và công việc; Cung cấp
những công cụ phát triển cá nhân nhằm ứng phó với những khó khăn tâm lý; Thúc đẩy
các mối quan hệ tích cực và tăng cường sự lành mạnh về thể chất và tinh thần; Thúc
đẩy việc thành lập mạng lưới những nhà tâm lý và tham vấn chuyên nghiệp ở Việt
Nam; Cung cấp dịch vụ cố vấn chuyên nghiệp liên quan đến lĩnh vực tâm lý ở Việt
Nam.
Thực tế cho thấy các dịch vụ dành cho trẻ em nói chung và dịch vụ về tâm lý trẻ
em nói riêng đã hình thành và phát triển ở các khu vực đô thị khá lâu nhưng tỷ lệ trẻ
em biết đến những dịch vụ này không cao. Khi không có thông tin, bản thân trẻ và gia
đình không thể tìm đến hay sử dụng những dịch vụ này, chưa kể đến chất lượng dịch
vụ công tác xã hội. Điều đáng tiếc là hầu hết trẻ sống trong trung tâm bảo trợ xã hội
không được tiếp cận với các dịch vụ tâm lý xã hội mỗi khi gặp khó khăn. Có tới gần
80% trẻ trong trung tâm không biết đến loại hình dịch vụ này. Đặc biệt, những trẻ nhỏ
trong trung tâm hầu hết chưa từng nghe nói đến những loại hình dịch vụ này, chỉ
những trẻ lớn hơn (từ 14 tuổi trở lên) mới biết đến chúng qua các phương tiện truyền
thông như sách, báo, tivi... hoặc từ nhà trường, bạn bè...

c. Vai trò của Công tác xã hội trong việc ngăn ngừa, hỗ trợ trẻ em
bị trầm cảm
Các nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Những kiến thức về sàng lọc, đánh giá
và trị liệu các vấn đề tâm lý quan trọng đối với bất kỳ một nhân viên công tác xã hội
nào, thậm chí đối với cả những ai không làm việc trực tiếp trong các dịch vụ sức khỏe
tâm thần. Các nhân viên công tác xã hội trong các lĩnh vực bảo vệ trẻ em, các dịch vụ
dành cho người cao tuổi, tư pháp hình sự, phát triển cộng đồng và thậm chí quản trị tổ
chức cần có hiểu biết tối thiểu về nhu cầu đối với các dịch vụ sức khỏe tâm thần dành
cho các nhóm dân cư mà họ phục vụ.

5|Page
Các dịch vụ sức khỏe tâm thần được cung cấp ở rất nhiều cơ sở và các nhân viên
công tác xã hội có thể có các vai trò khác nhau như là các nhà cung cấp dịch vụ sức
khỏe tam thần. Các nhân viên công tác xã hội cung cấp chăm sóc trực tiếp như những
người chẩn đoán, người lập kế hoạch trị liệu, nhà tâm lý trị liệu, các nhà tham vấn
khủng hoảng và các nhà quản lý trường hợp. Các kỹ năng chẩn đoán bao gồm khả
năng thực hiện các cuộc phỏng vấn có cấu trúc trong đánh giá tâm lý xã hội nhằm xác
định những vấn đề hiện tại, tìm hiểu những bối cảnh tâm lý – sinh lý – xã hội của
những vấn đề này; và xác định những triệu chứng và/hoặc những hành vi phù hợp với
các tiêu chuẩn. Việc hình thành chẩn đoán rõ ràng chính xác phải cung cấp đầy đủ
thong tin bao gồm những điểm mạnh và điểm yếu, khả năng sẵn có của các nguồn lực
của cá nhân, gia đình và cộng đồng để xây dựng kế hoạch trị liệu.
Tất cả các nhân viên công tác xã hội, tại một vài thời điểm trong công việc của
mình, sẽ cung cấp tham vấn khủng hoảng do bản chất của nhóm dân cư mà họ phục
vụ. Tham vấn khủng hoảng đòi hỏi những kỹ năng trong cung cấp các đánh giá nguy
cơ của thân chủ, và sử dụng các kết quả đánh giá nhằm thúc đẩy nhanh chóng can
thiệp để cải thiện tình trạng. Những tình huống đặc trưng liên quan đến việc ngăn ngừa
tự tử hay bạo lực, vì thế các nhà tham vấn khủng hoảng thành thạo trong đánh giá mức
độ mà một thân chủ là mối nguy hiểm cho bản thân mình hay những người khác.
Trong những tình huống này, tiến trình chẩn đoán thông thường sẽ được rút ngắn
nhằm ưu tiên đánh giá mối nguy hiểm và xây dựng một kế hoạch an toàn, sử dụng
những nguồn lực của gia đình hay cộng đồng.
Thực tế cho thấy, khi công tác xã hội đã chính thức tham gia vào công cuộc bảo
vệ, chăm sóc trẻ em, vai trò của nó trong lĩnh vực hỗ trợ trẻ em có khó khăn tâm lý
càng trở nên quan trọng và ý nghĩa hơn. Công tác xã hội ở các nước tiên tiến đã đóng
góp tích cực vào lĩnh vực này. Ở Việt Nam, công tác xã hội cũng có thể phát huy vai
trò của mình trong việc tham gia can thiệp ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô đối với việc hỗ
trợ đối với trẻ em có vấn đề về tâm lý. Ở cấp độ vĩ mô thể hiện qua chiến lược can
thiệp lâu dài. Nhân viên công tác xã hội với các hoạt động cụ thể, trực tiếp được kỳ
vọng sẽ giúp đỡ những trẻ có khó khăn tâm lý có thể tiếp cận được với các dịch vụ và
hòa nhập với cộng đồng.

6|Page
7|Page
II. Xác định những nội dung hoạt động Công tác xã hội
1. Nghiên cứu lý thuyết Công tác xã hội về bệnh trầm cảm

b. Thuyết thân chủ trọng tâm

- Điểm cốt lõi trong thuyết thân chủ trọng tâm là việc nhấn mạnh vào sức mạnh
của “cái tôi” tự khẳng định chính mình, trong mọi hoàn cảnh.
- Nhân viên xã hội tập trung khuyến khích thân chủ tự hiện thực hoá những tiềm
năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân
chủ.
- Nhiệm vụ của nhân viên xã hội là tạo ra một môi trường thuận lợi, giúp thân
chủ bỏ những rào cản tâm lý đang làm hạn chế tính sáng tạo, tự chủ và sức mạnh của
thân chủ.
- Ở đây cần phải sử dụng kỹ thuật lắng nghe tích cực. Nhân viên xã hội phải lắng
nghe bằng tất cả các giác quan, nghe bằng sự cảm nhận của xúc cảm, nghe bằng tim.
Lắng nghe tích cực thể hiện ở việc nghe và nhận hết được cảm xúc của đối tác, không
suy luận, đánh giá, không áp đặt suy nghĩ chủ quan của bản thân nhân viên xã hội.
- Thuyết thân chủ trọng tâm sẽ đem lại những tác động tích cực đến thân chủ:
+ Kinh nghiệm và hiểu được những phương diện của chính mình mà trước đây
họ chưa khám phá ra, hoặc biết nhưng chưa phát huy được.
+ Thấy mình trở nên quan trọng hơn, thấy được giá trị của bản thân, từ đó thấy tự
chủ và tự tin vào bản thân mình.
+ Cảm thấy mạnh mẽ và nhiều khả năng hành động hữu hiệu hơn. Từ đó họ có
thể đương đầu với những vấn đề của đời sống một cách thích đáng và dễ chịu hơn
+ Hiểu người khác và biết chấp nhận người khác hơn.

c. Thuyết hành vi

- Quan điểm hành vi bắt nguồn từ cơ sở của tâm lý cho rằng con người có phản
ứng do một sự thay đổi của môi trường. Hành vi của chúng ta không phải là tự có mà
do chúng ta học.

8|Page
- Ứng dụng của thuyết hành vi là hướng đến việc giúp các cá nhân thay đổi thông
qua việc học tập những hành vi mới tích cực.
- Cách giải quyết vấn đề theo mô hình này tập trung vào tiến trình lập kế hoạch
thay đổi hành vi thông qua việc tạo ra môi trường cho cá nhân tăng cường hành vi tốt
và hạn chế hành vi chưa tốt.

d. Thuyết hệ thống

- Thuyết hệ thống cung cấp cho nhân viên xã hội một phương tiện để tổ chức tư
duy vấn đề, đặc biệt là khi vấn đề có sự tương quan phức tạp giữa các thông tin và khi
khối lượng thông tin lớn. Trong công tác xã hội cá nhân xem xét bản thân mỗi con
người là một hệ thống, hệ thống này nằm trong hệ thống lớn hơn là hệ thống gia đình,
và hệ thống gia đình lại là một phần tử trong hệ thống một cộng đồng nhất định chứa
gia đình đó.
- Thuyết hệ thống được ứng dụng trong công tác xã hội như một phương tiện để
tổ chức những tư tưởng, ý nghĩ về các vấn đề, sự kiện phức tạp.
- Thuyết hệ thống sẽ là một công cụ hỗ trợ thông tin đắc lực nếu vấn đề của thân
chủ gặp phải có đặc điểm: khối lượng thông tin lớn và giữa thông tin tồn tại các tương
quan phức tạp.

e. Thuyết động năng tâm lý

- Phương pháp tiếp cận theo tâm lý học động năng là cách tiếp cận nhằm nâng
cao chức năng xã hội của cá nhân thông qua việc giúp đỡ các cá nhân hiểu về những
suy nghĩ và tình cảm xung đột xảy ra bên trong họ. Phương pháp này đặt sự quan tâm
nhiều tới những gì đang diễn ra bên trong cá nhân đó.
- Nhân viên xã hội tiếp cận theo phương pháp này giúp cho cá nhân thay đổi, bắt
đầu từ việc cảm nhận được những xung đột bên trong ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm
xúc, hành vi dẫn đến có thay đổi.
- Bên cạnh đó, mô hình cũng xem xét đến môi trường đáp ứng đầy đủ các nhu
cầu của cá nhân. Cá nhân tham gia tích cực vào mối quan hệ tương tác qua lại giữa họ

9|Page
và môi trường. Con người cần thích nghi với môi trường của họ, song họ cũng cần
biến đổi môi trường để đáp ứng nhu cầu của mình.

f. Nghiên cứu thực trạng vấn đề trẻ em bị trầm cảm


Ngày nay trầm cảm là mọt trong những rối loạn tâm thần phổ biến và có xu
hướng ngày mọt tăng ở nhiều nước trên thế giới, nhât là ở các nước đang phát triển.
Trầm cảm là mọt vân đề lớn cần được quan tâm, đặc biêt trong công tác chăm sóc sức
khoẻ ban đầu ở cọng đồng. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có
khoảng trên 200 triêu người bị rối loạn trầm cảm điển hình, nghĩa là khoảng 5% dân số
toàn cầu mắc bênh này, ở Viêt Nam tỷ lê này là 2,8%. Trầm cảm là mọt trong những
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tự sát, 45-70% những người tự sát mắc bênh trầm cảm
và 15% số đó đã tử vong do thực hiên được hành vi tự sát. Trầm cảm có thể gặp ở mọi
dân tộc, mọi vùng dân cư và mọi lứa tuổi, tần suât trầm cảm thay đổi phụ thuọc vào
nhiều yếu tố như nghề nghiêp, giới tính, trình đọ, mức sống, văn hoá xã họi và lứa
tuổi. Tỷ lê rối loạn trầm cảm ở trẻ em là 0,4 đến 2,5%, tỷ lê này ở trẻ vị thành niên từ
0,4 đến 8,3%, trong đó trầm cảm nặng chiếm khoảng 15% đến 20%.
Theo số liệu thống kê từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết rằng,
trung bình mỗi năm sẽ có đến hơn 3.000 trẻ em vị thành niên chết vì lý do tự sát. Một
điều đáng chú ý hơn đó chính là con số này đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể nhưng
các bậc phụ huynh, người lớn vẫn còn khá thờ ơ, chưa biết cách nhận diện và can thiệp
phù hợp.
Trong thực tế, vào những năm trở lại đây không hiếm để bắt gặp những bài báo,
các thông tin trên trang mạng truyền thông nói về những vụ tự tử của những cậu bé, cô
bé lứa tuổi ô mai. Các cái chết thương tâm gây nên nhiều sự mất mát và ám ảnh đối
với người thân, đặc biệt là cha mẹ.
Những triệu chứng và hành vi được xác định và giải thích như thế nào bị ảnh
hưởng bởi những diễn giải mang tính văn hóa về nguyên nhân của các rối loạn. Điều
này quan trọng đối với các nhà thực hành trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần làm việc
cùng với các nhóm dân cư đa dạng, vì thiếu hiểu biết về những bối cảnh văn hóa có thể
dẫn đến chấn đoán sai và việc ứng dụng những can thiệp trị liệu không phù hợp. Tuy

10 | P a g e
vậy, một số yếu tố gây bệnh có thể phổ biến chung. Các nhà nghiên cứu tiếp tục khám
phá những yếu tố gây bệnh, như là các quá trình sinh học và hóa học thần kinh phổ
biến chung đi kèm với các cảm xúc và những hành vi không bình thường.
Các chuyên gia cho biết rằng, trẻ ở độ tuổi vị thành niên vô cùng nhạy cảm. Trẻ
sẽ dễ gặp phải các sang chấn tâm lý khi phải trải qua hoặc chứng kiến các sự cố, cú sốc
lớn trong cuộc sống. Theo các chuyên gia thì các bé gái sẽ có nguy cơ mắc bệnh gấp 3
lần so với bé trai, nhất là những trẻ đang trong giai đoạn tuổi dậy thì.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, trầm cảm chính là nguyên nhân đứng thứ 3 gây ra
các vụ tử vọng ở lứa tuổi vị thành niên. Nếu cha mẹ không kịp thời giúp đỡ và có biện
pháp khắc phục tốt sẽ khiến trẻ càng bị lún sâu vào những suy nghĩ tiêu cực, lâu dần
chuyển biến thành chứng rối loạn trầm cảm nặng và gây nên nhiều hệ lụy vô cùng
nguy hiểm.
Vị thành niên là lứa tuổi có nhiều biến đổi, đang phát triển mạnh cả về thể chât
và tâm thần để dần hoàn thiên. Trước những tác đọng của môi trường không thuận lợi
mà trẻ chưa thích nghi được, dễ dẫn đến những phản ứng cảm xúc – hành vi lêch lạc,
mà nổi bật là trầm cảm.
Trầm cảm có triêu chứng lâm sàng phong phú, đa dạng. Bênh nguyên được phân
loại là do các bênh lý cơ thể, các sang chân tâm lý và nhiều trường hợp chưa rõ nguyên
nhân gọi là trầm cảm nôi sinh. Bênh sinh của trầm cảm rất phức tạp và có nhiều giả
thuyết khác nhau, nhưng hiên vẫn chưa nghiêng hẳn về môt giả thuyết nào. Tuy nhiên,
các tác giả đều thống nhất cho rằng trầm cảm là phản ứng cảm xúc của con người
trước những tác đông không thuận lợi vào các hoạt đông cân bằng của đại não.
Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên có nhiều nét đặc thù riêng, đó là
tính đa dạng chưa ổn định. Bên cạnh các biểu hiên về khí sắc trầm, mất quan tâm thích
thú, giảm năng lượng, dễ mệt mỏi thì các triệu chứng như rối loạn hành vi, tăng hoạt
đông, cáu bẳn, không tuân thủ nề nếp gia phong, chán học, tự cô lập hoặc gia nhập
nhóm trẻ “chậm tiến” gây rối trật tự xã hôi. Ngoài ra, trẻ thường có các biểu hiện cơ
thể (đau mỏi, ngôt ngạt khó chịu, rối loạn tiêu hóa, đau tức vùng ngực, bụng…), các
biểu hiện này nhiều khi nổi trôi che lấp những biểu hiện khí sắc, làm cho thực hành
lâm sàng rất khó nhận dạng và chẩn đoán.

11 | P a g e
Trầm cảm ở trẻ vị thành niên ảnh hưởng rất lớn đến năng lực học tập, giao tiếp,
sự hình thành phát triển các mối quan hệ xã hôi, sự phát triển hoàn thiện thể chất và
tinh thần, tính cách của trẻ. Nếu rối loạn trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp
thời sẽ tăng gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Ngược lại, việc phát hiện và điều trị
sớm mang lại hiệu quả cao, cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe, đem lại cho trẻ sự
hoàn thiện nhân cách và nâng cao chất lượng cuôc sống.
g. Vận dụng các phương pháp Công tác xã hội trong việc giúp đỡ
hỗ trợ trẻ em bị trầm cảm
CTXH với cá nhân là phương pháp nhân viên CTXH sử dụng các kiến thức, kỹ
năng được đào tạo vào quá trình hỗ trợ tâm lý, tình cảm và xã hội nhằm giúp đỡ cá
nhân đối tượng hiểu về vấn đề của mình, phát hiện và phát huy những tiềm năng, thế
mạnh bản thân; kết nối các dịch vụ hỗ trợ để cá nhân có được năng lực và các nguồn
lực tự giải quyết vấn đề. Trong quá trình hỗ trợ cá nhân, nhân viên công tác xã hội áp
dụng nhiều hoạt động chuyên môn như tham vấn, quản lý ca/trường hợp, sử dụng các
mô hình hỗ trợ như can thiệp khủng hoảng, trị liệu nhận thức, hành vi, v.v. để giúp đỡ
đối tượng. Ví dụ như tham vấn cho trẻ em bị trầm cảm vượt qua khó khăn, mặc cảm về
tâm lý và hòa nhập với cuộc sống hay áp dụng quy trình quản lý ca giúp đỡ đối tượng
có rối nhiễu tâm thần, v.v.

h. Chọn thân chủ


T.T.N là cô bé 14 tuổi, học lớp 7, lầm lì, ít nói, ngoan ngoãn, học lực giỏi, đạt
nhiều giải thưởng về vẽ tranh và hiện đang sống với bố mẹ ở Nguyễn Phong Sắc, Cầu
Giấy, Hà Nội. Bố N làm trưởng phòng đối ngoại của Công ty du lịch quốc tế X với thu
nhập hàng tháng từ 20 đến 25 triệu, mẹ của N là trưởng phòng kinh doanh của ngân
hàng Vietcombank với thu nhập 20 triệu/tháng và N học trường X – một trong những
trường điểm của quận Cầu Giấy. Công việc của bố mẹ N rất bận rộn, bố thường hay có
những chuyến công tác dài ngày còn mẹ N thì hay làm việc đến tối muộn mới về vì
vậy bố mẹ không có thời gian quan tâm đến việc học hành cũng như chơi với N. Do áp
lực công việc mà bố mẹ N xảy ra rất nhiều mâu thuẫn, cãi vã trước mặt N, sau đó bố
mẹ thường chiến tranh lạnh và càng không quan tâm đến N mà chỉ chú tâm vào công

12 | P a g e
việc. Do không được bố mẹ quan tâm nên N ngày càng ít nói và lầm lì. Không chỉ vậy
bé N còn hay nghe hàng xóm xì xào bàn tán về bố mẹ mình là bố không phải đi công
tác mà là có vợ bé ở bên ngoài có con riêng nên không còn quan tâm đến N. Lần đầu
nghe em còn phản bác các bác hàng xóm nhưng dần dần N chỉ biết cúi mặt và đi
thẳng. Ở trường N không nói chuyện với các bạn và ngồi thu mình vào một góc, em
không tham gia các hoạt động của lớp, khi các bạn nói chuyện với N, em không tiếp
lời thậm chí có lúc các bạn hỏi thăm bắt chuyện N nổi nóng, quát các bạn nên các bạn
không muốn nói chuyện với N nữa và có một số bạn còn bắt nạt N. Trong một lần cãi
nhau với một nhóm bạn do các bạn nói xấu bố mẹ N nên N lao vào đánh các bạn. Sau
hôm đó N không ra khỏi nhà, ngồi thu mình trong góc nhà, không nói chuyện với ai và
không chịu ăn cơm dù cho bố mẹ làm đủ mọi cách. Bố mẹ N đến gặp nhân viên xã hội
với tâm trạng lo lắng và rối bời.
III. Những phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong phòng chống trầm
cảm của trẻ em
1. Các phương pháp nghiên cứu để hiểu biết rõ về cá nhân trầm cảm

a. Tiếp cận TC

Giới tính: Nữ
Trình độ học vấn: lớp 7
Đặc điểm đối tượng:
• Đặc điểm thể chất:
- Cao tầm 1m5, thân hình gầy gò, xanh xao.
- Biếng ăn, ngày chỉ ăn một bát cơm nhỏ.
• Đặc điểm tính cách:
- Không thích ra ngoài, không thích giao tiếp với người khác, khép mình.
- Sợ bóng tối nên là phòng lúc nào cũng sáng điện dù là khi N ngủ.
- Thích gấu bông, không cho ai động vào gấu bông của mình.
- Thích vẽ tranh, em thường ngồi ở góc tường để vẽ.

13 | P a g e
- Nguồn cung cấp thông tin: Qua sự giới thiệu từ trung tâm cũng như những cung
cấp từ gia đình N.
Đánh giá ban đầu về đối tượng:
• Ban đầu thân chủ không chịu giao tiếp với nhân viên công tác xã hội
• Có thái độ đề phòng, hoảng sợ khi người lạ lại gần.
Vấn đề ban đầu của đối tượng:
• Đối tượng can thiệp là N
• Giúp N nói chuyện với bố mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh.
Nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của đối tượng:
Không có nhu cầu giải quyết vấn đề khẩn cấp
Thông tin từ bố mẹ N
• Em N là đứa trẻ ngoan, lễ phép, rụt rè, không nói chuyện với ai, sợ và đề phòng
người lạ.
• Khi bố mẹ vào phòng thì không quan tâm, bố mẹ nói chuyện thì lâu lâu mới trả
lời bằng cách gật đầu hoặc lắc đầu.
• Không có nhiều bạn bè và không có bạn thân.
• N chỉ ngồi trong góc phòng vẽ tranh hoặc ngẩn ngơ nhìn ra cửa sổ và không
bước chân ra khỏi phòng. Khi bố mẹ định đưa N ra khỏi phòng thì em gào khóc, không
chịu ra.
• Sợ bóng tối, phòng N luôn bật điện sáng dù là khi N ngủ.
(Trong một lần N thức dậy giữa đêm để đi uống nước, hôm đó trời mưa và có
sấm chớp rất to, khi N vừa mở cửa phòng thì nghe thấy tiếng bố mẹ cãi nhau ở phòng
khách với tiếng quát lớn của bố và tiếng cãi lại rất to của mẹ. Và N đã thấy bố tát mẹ
và mẹ đã la lên và bỏ đi ra ngoài sau đó bố cung đi khỏi nhà. Đúng lúc đó bỗng nhiên
có tiếng sấm rất to và mất điện. N lúc đó ở nhà một mình với căn nhà mất điện và một
đêm mưa to sấm chớp. Sáng bố mẹ về thấy N đang ngủ gục ở góc nhà, từ đó N rất sợ
bóng tối và phòng của N lúc nào cũng sáng đèn kể cả khi N đi ngủ).
• N rất hay giật mình và thức dậy lúc nửa đêm, ngồi thơ thẩn nhìn ra cửa sổ.
• N bỏ ăn một ngày chỉ ăn 1 bát cơm nhỏ.

14 | P a g e
• Phòng N rất nhiều gấu bông to nhỏ, N thường để nó gần em và không cho ai
động vào gấu bông của mình.
Thông tin từ giáo viên chủ nhiệm và các bạn trong lớp
• N ngồi một mình một bàn ở cuối lớp.
• N không tham gia các hoạt động của lớp và trường như văn nghẹ cũng như đi
thi các cuộc thi vẽ tranh.
• Trong tiết học N không giơ tay xung phong xây dựng bài ở trên lớp.
• N không chơi và nói chuyện với các bạn trong lớp. Khi các bạn nói chuyện với
N thì N không quan tâm và có đôi khi nổi cáu với các bạn.
(N là một người hòa đồng với bạn bè và hay giúp đỡ các bạn học tập trong lớp
nhưng dạo gần đây N lầm lì, ít nói và hay nổi cáu khi có bạn nào nói chuyện với mình
nên có một nhóm bạn đã bắt nạt N với lý do cho đỡ tức. N không quan tâm nhưng một
lần nhóm bạn đó đã nói xấu bố mẹ N nên N đã lao vào đánh nhau với đám bạn đó và
lúc đó chứng trầm cảm đã bộc phát và nặng hơn)
• Ngồi trong lớp N thường hay nhìn ra ngoài cửa sổ và không nói gì.
• Khi cô giáo chủ nhiệm gọi N lên nói chuyện, N không chia sẻ gì với cô giáo và
cô hỏi gì thì chỉ trả lời hời hợt.
• Tình hình học tập của N ngày càng giảm sút.

b. Trao đổi tìm hiểu, làm rõ sơ đồ phả hệ, quan hệ gia đình, dòng họ

Sơ đồ phả hệ
M
ẹ đẻ

N.14
tuổi
Chú thích:
Cưới nhau
15 | P a g e
Nam Nữ
Quan hệ thân thiết
Quan hệ mâu thuẫn
Bố mẹ N kết hôn năm 2002 và sinh N năm 2004. Công việc của bố mẹ N rất
tốt, bố N là trưởng phòng đối ngoại của công ty du lịch quốc tế X, mẹ của N là
trưởng phòng kinh doanh của ngân hàng Vietcombank. Công việc của bố mẹ N
rất bận và hay có những chuyến công tác kéo dài nên không có nhiều thời gian
quan tâm đến N. Do áp lực công việc nên bố mẹ N có nhiều mâu thuẫn và hay
cãi nhau trước mặt N, những cuộc chiến tranh lạnh kéo dài vài tuần và còn nhiều
lần đòi ly hôn.

c. Trao đổi thẩm vấn tìm hiểu về sơ đồ sinh thái, các mối quan hệ xã hội

Hàng
xóm Họ
GĐ N Họ hàng

Tổ dân
phố
Trường
học

Chú thích:
Quan hệ tương tác mạnh
Trước có quan hệ sau không quan hệ
Mối quan hệ tương tác 2 chiều yếu
Mối quan hệ tương tác 2 chiều lúc mạnh, lúc yếu
16 | P a g e
d. Hiểu rõ nguyên nhân trầm cảm

Một trong những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ bị trầm cảm là do những
áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình.
Sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành, thi cử làm các em dễ rơi
vào trạng thái căng thẳng với tất cả mọi chuyện, đôi lúc không kiểm soát được suy
nghĩ của mình.
Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính
dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái.
Ngoài ra, tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của cuộc sống hiện đại khiến áp
lực công việc gia tăng, bộ não làm việc quá tải, cảm giác cô độc, quá lệ thuộc vào
mạng xã hội, tỷ lệ người bị stress ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng cũng là những
nguyên nhân khiến trầm cảm ngày càng phổ biến hiện nay
Các biểu hiện trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên khá đa dạng và không điển
hình. Các biểu hiện chung thường gặp là:
- Tâm trạng cáu kỉnh hoặc thất thường (gắt gỏng, thù địch, dễ nổi cáu bộc
phát…).
- Giảm hoặc mất hứng thú kéo dài với các hoạt động giải trí được yêu thích
trước đây (ví dụ: bỏ các hoạt động thể thao, âm nhạc, vẽ,..).
- Không muốn đi ra ngoài, rút lui xã hội, không tham gia các hoạt động trên
lớp hoặc không còn muốn đi chơi với bạn bè.
- Tránh né việc đi học.
- Suy giảm kết quả học tập, than phiền không tập trung, hay quên.
- Thay đổi giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
- Thường xuyên có các phàn nàn không giải thích được như cảm giác mệt
mỏi, đau đầu, đau dạ dày,…
- Xuất hiện các vấn đề về hành vi (ví dụ: trở nên cố chấp hơn, trốn khỏi
nhà, bắt nạt người khác).
- Có các suy nghĩ tiêu cực, ý tưởng hoặc hành vi tự tử.

17 | P a g e
- Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương)
hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp.
- Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác.

e. Xác định cây vấn đề cần được giải quyết

Rối loạn tân lý, không nói chuyện, tiếp


xúc với bố mẹ và mọi người.

Bố mẹ không Sống nội tâm, ít Chán


quan tâm, chăm sóc chia sẻ, bộc lộ cảm trường, lớp
xúc

Bố mẹ Là con Ít nói,
Bố mẹ Không
bận công một trong ngại giao Mâu
cãi nhau, tham gia
việc và hay gia đình, tiếp, thường thuẫn với
chiến tranh các hoạt
bỏ N ở nhà không có xuyên ở bạn bè, bạn
lạnh và đòi động tập
một mình anh chị em nhà, không bè cô lập.
ly dị thể.
để chia sẻ, chịu ra
tâm sự ngoài.
f. Xây dựng kế hoạch can thiệp

a. Xây dựng phác đồ điều trị


b. Những nội dung cần can thiệp

Nhu cầu xếp theo thứ tự ưu


Vấn đề xếp theo thứ tự ưu tiên
tiên

N cần được đảm bảo môi trường


Sống trong gia đình có nhiều mâu sống tốt hơn, cần được bảo vệ khỏi
thuẫn, bố mẹ hay đánh nhau. những ảnh hưởng của bạo lực gia
đình.

18 | P a g e
N cần nhận được tình yêu
Bố mẹ N không quan tâm, chăm sóc
thương, chăm sóc, sẻ chia từ cả bố và
N
mẹ.

N không thích chơi với các bạn vì


Giải quyết mâu thuẫn giữa N và
các bạn trêu N, xúc phạm, bắt nạt và đánh
các bạn.
N.

N cần được khơi dậy hứng thú


học tập, động lực đến trường.
N không thích đi học
N cần được ủng hộ và phát triển
năng khiếu của bản thân.

N cần một người đủ tin tưởng để


chia sẻ và giúp đỡ em hòa nhập lại với
N không thích giao tiếp với mọi cuộc sống.
người. N cần tham gia các hoạt động
tập thể, tích cực giao tiếp với mọi
người để hòa nhập lại cuộc sống.

c. Các kế hoạch can thiệp trực tiếp

Người Thời
Đối tượng Mục tiêu
thực hiện gian
Tìm hiểu thông tin về tình trạng của N và
Mẹ N nguyên nhân.
NVCTXH
(N.T.V) Tìm hiểu thông tin về gia đình, dòng họ và
Buổi
các mối quan hệ với N và gia đình N
1
Tìm hiểu thông tin về tình trạng của N và
nguyên nhân.
NVCTXH Bố N
Tìm hiểu thông tin về gia đình, dòng họ và
các mối quan hệ với N và gia đình N

19 | P a g e
Gặp gỡ làm quen và tạo sự tin tưởng với N.
Buổi
Thân chủ Thu thập thông tin, định hướng thân chủ tự
NVCTXH 2
(T.T.N) giải quyết vấn đề, giải đáp thắc mắc của
thân chủ.
Lớp trưởng
Đ.T.D.H Buổi Thu thông thông tin liên quan đến vấn đề
NVCTXH
3 của thân chủ
bạn T.T.N
Cô giáo
Thu thông thông tin liên quan đến vấn đề
chủ nhiệm
của thân chủ
của N
Hàng xóm
nhà N và Buổi Thu thông thông tin liên quan đến vấn đề
NVCTXH
tổ trưởng 4 của thân chủ
tổ dân phố
Thân chủ Buổi Can thiệp trực tiếp, giải quyết vấn đề của
NVCTXH
(T.T.N) 5-9 thân chủ

d. Các phương pháp thực hành Công tác xã hội cá nhân với trẻ
em trầm cảm

a. Tham vấn

Nhận xét cảm xúc


Nội dung tham vấn hành vi của đối
tượng
Sau 2 buổi gặp đầu N đã không còn hoảng sợ khi thấy
NVXH, em đã chịu nói chuyện với NVXH. Lần thứ 3 đến, em
đang ngồi vẽ tranh ở góc tủ.

20 | P a g e
- NVXH: hello gấu Teddy, chị gấu Misa lại đến
chơi với Teddy rồi đây.
- NVXH: Hôm nay chị Misa mang đến bút màu + Em N quay lại và
mới cho Teddy này? Em đang vẽ tranh gì thế? mỉn cười, em có vẻ
- TC: (giơ bức tranh vẽ đang vẽ dở lên) Chị xem mong chờ NVXH
em phối màu như thế này có được không?
- (Đó là bức tranh về gia đình nhà thỏ đang quây
quần bên bàn ăn)
- NVXH: Sao em không thử tô những chú thỏ màu
khác ngoài màu trắng?
- NVXH vừa cùng TC vẽ tranh vừa kể chuyện.
- NVXH: Teddy có muốn nghe chị kể chuyện
không?
- TC: (Im lặng)
- NVXH: Đây là câu chuyện về chính bản thân + Em N dừng lại,
chị. Vào năm chị học lớp 9, bố mẹ chị làm ăn thua lỗ, nét mặt suy nghĩ
gia đình luôn trong tình trạng căng thẳng. Cũng giống
như em, chị cũng chứng kiến cảnh bố mẹ chị cãi nhau.
Một tuần phải có đến 4 lần bố mẹ chị cãi nhau. Và có
những lần bố mẹ đã viết đơn ly dị. Khoảng thời gian đó + Nét mặt mong
chị rất buồn, không có lấy một người bạn chia sẻ, vì cô chờ.
bạn thân đã chuyển vào Hồ Chí Minh sinh sống cùng + TC chăm chú
gia đình. Hồi đó chị cũng không biết làm gì, chỉ khóc nghe, mặt em trầm,
và trốn mình trong phòng, chị không nói chuyện với bố ánh nét buồn, hay
mẹ, không ăn cơm cùng gia đình, có khi 2 ngày chị gật đầu.
không ăn một chút gì. Học hành giảm sút, hay bị thầy
cô nhắc nhở.
Sau đó chị cũng không đi học hay trốn ở dưới cầu trượt + Nét mặt sửng

21 | P a g e
trong công viên. Một buổi nọ chị ngủ quên dưới chân sốt, lo lắng.
cầu vượt, khi về thì gặp một đám thanh niên uống rượu + Nét mặt giãn ra
say. Chị bị chặn lại, bị vuốt tóc, cầm tay…(dừng lại) + Em N nghe xong
- TC: Sau đó thì như thế nào? thì hiểu câu
- NVXH: Chị cũng không biết sao, chị vùng tay chuyện, em thấy có
mạnh và một mạch chạy lao như con thiêu thân. người đồng cảnh
Khi về đến nhà chị đã quyết định tâm sự với bố mẹ tất ngộ với mình nên
cả mọi chuyện. Chị muốn bố mẹ thấu hiểu và dành mạnh dạn chia sẻ.
nhiều thời gian quan tâm đến mình hơn. + Giọng em trầm
Sau lần đó mọi thứ lại trở lại như thường. xuống, nét mặt
Em thấy đó chị sống rất tốt, rất khỏe mạnh. buồn.
- TC: Bố mẹ em thực sự rất bận, bố mẹ em đi làm
cả ngày đến tối muộn mới về nhà. Em thường đợi bố + TC im lặng, suy
mẹ về ăn cơm nhưng bố mẹ thường ăn cơm ngoài rồi nghĩ nét mặt trầm
mới về. ngâm
Khi về nét mặt bố mẹ rất mệt mỏi, em không dám nói
chuyện với họ, em sợ họ thấy phiền. Nhiều khi em + Vẻ mặt đăm
muốn chia sẻ tâm tư, tình cảm của mình với bố mẹ chiêu, suy nghĩ.
nhưng lại thôi + Giọng đầy phấn
- NVXH chăm chú lắng nghe khởi, vẻ mặt vui
- TC: Em rất muốn gia đình em lại vui vẻ như lúc tươi, háo hức.
trước!
- NVXH: (cầm tay TC) Chị rất hiểu cảm giác của
em, chị cũng từng trải qua nên chị biết nó rất hụt hẫng,
tủi thân một chút bất lực và thất vọng. Lẽ ra Bố mẹ cần
dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc em hơn.
- NVXH: Em rất yêu bố mẹ đúng không?
- TC: (gật đầu)

22 | P a g e
- NVXH: Bố mẹ em cũng rất yêu em luôn mong
muốn em có cuộc sống tốt đẹp nhất. Và chỉ có bố mẹ
mới là người dám hi sinh tất cả vì con cái của họ!
- NVXH:
- TC: Em nên làm sao! Em rất muốn san sẻ với bố
mẹ, em cũng muốn tâm sự chia sẻ với bố mẹ!
- NVXH: Em thấy bây giờ bố mẹ em như thế nào,
đã quan tâm em hơn chưa?
- TC: Bố mẹ đã dành nhiều thời gian cho em, bố
mẹ cũng hay dỗ em ăn, chăm sóc em, quan tâm em lắm
chị ạ. Em rất muốn như thế này mãi.
- NVXH: Em có biết mình sẽ phải làm gì chưa?
- TC: Em hiểu rồi! Em sẽ nói chuyện với bố mẹ,
em sẽ tâm sự nói ra hết những điều em muốn nói. Em
sẽ vui vẻ hơn trở lại là N của trước đây và tràn đầy sức
sống. Em cảm ơn chị gấu Misa nhé.
- NVXH: Nào vẽ nốt bức tranh rồi xuống nhà ăn
cơm thôi, muộn rồi, giờ là không được bỏ bữa nữa nhé!
- TC: Dạ, vâng ạ!
Nhận xét:
Hành vi: Gặp lại NVXH thân chủ có những biểu hiện tích cực: cười, vui
mừng, nhưng đôi khi trầm lại khi nhắc đên vấn đề trong quá khứ.
Lời nói: nhanh nhẹn hơn, chủ động giao tiếp hơn, chủ động chia sẻ hơn.
Thái độ: khá là thoải mái, đôi khi có còn né tránh vấn đề bằng cách im lặng.

b. Can thiệp về thể chất, bệnh lý

Hiện nay, sự kết hợp giữa can thiệp bằng thuốc với trị liệu tâm lý và tiếp cận các
dịch vụ xã hội là cực kỳ quan trọng đối với những người mắc trầm cảm. Phát hiện và

23 | P a g e
can thiệp sớm ở cộng đồng có thể cải thiện cuộc sống người bệnh, tăng hoạt năng và sẽ
giúp người bệnh tiếp cận kịp thời các dịch vụ và những nguồn lực giúp những người
có nguy cơ tự tử cao, gia đình của họ đề phòng chống tự tử cho người có nguy cơ và
kiểm soát ảnh hưởng tiêu cực cho các thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra, kết nối
người bệnh với cơ hội việc làm, nhà ở, học tập, tham gia vào các hoạt động cộng đồng
và các hoạt động có thể gia tăng cơ hội cho người bệnh và gia đình người bệnh trong
quá trình đem lại phục hồi cho người bệnh. Trị liệu tâm lý trong điều trị trầm cảm là
phương pháp trị liệu giúp người bệnh phát triển các kỹ năng để cải thiện tâm trạng và
hoạt năng; xây dựng phương thức đối đầu hiệu quả với các căng thẳng trong cuộc sống
hàng ngày là phương pháp trị liệu hết sức cần thiết đối với người bị bệnh trầm cảm.
Với sự ra đời của nhiều loại thuốc chống trầm cảm mới, các phương pháp điều trị mới,
những tiến bô trong công tác quản lý bệnh, sự hiểu biết sâu sắc hơn về bệnh trầm cảm,
đã giúp công tác điều trị rối loạn trầm cảm ngày càng có nhiều tiến bô. Trên thế giới,
việc phát hiện và điều trị sớm rối loạn trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên đã đạt
nhiều thành tựu, đặc biệt những tiến bô trong hơn môt thập kỷ gần đây đã góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề mà
các nhà chuyên môn còn phải tiếp tục nghiên cứu và thảo luận. Ở việt nam, rối loạn
trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên chưa được quan tâm, chưa có các công trình
nghiên cứu đầy đủ về rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi này.

24 | P a g e

You might also like