You are on page 1of 21

CHỦ ĐỀ

PHÒNG CHỐNG NẠN ẤU DÂM


TRONG THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM

NHÓM 1:
1. Nguyễn Thị Thái Huyên
2. Nguyễn Vũ Thế Anh
3. Nguyễn Thị Trúc Cầm
4. Phan Thị Thành Công
5. Phạm Hoàng Cung
6. Nguyễn Xuân Cưỡng
7. Nguyễn Văn Đại
CHỦ ĐỀ
PHÒNG CHỐNG NẠN ẤU DÂM
TRONG THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM
MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Giới thiệu........................................................................................................................1
2. Kết cấu của chủ đề nghiên cứu.....................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................2
1. Khái quát về nạn ấu dâm..................................................................................................2
1.1. Khái niệm.................................................................................................................2
1.2. Dấu hiệu nhận biết....................................................................................................2
1.3. Hậu quả để lại khi một người bị ấu dâm..................................................................3
2. Thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấu dâm.............................................3
2.1. Thực trạng nạn ấu dâm ở nước ta.............................................................................3
2.2. Nguyên nhân.............................................................................................................4
2.3. Cơ chế, pháp lý phòng chống nạn ấu dâm trong và ngoài nước...............................5
3. Một số đề xuất phòng chống nạn ấu dâm........................................................................8
3.1. Các biện pháp phòng chống nạn xâm hại trẻ em......................................................8
3.2. Đề xuất khung pháp lý về quyền bảo vệ trẻ em......................................................11
3.3. Các nước trên thế giới xử lý tội phạm ấu dâm.......................................................12
KẾT LUẬN...............................................................................................................................13
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu
Trẻ em được xem như mầm non, là chủ nhân tương lai của đất nước và được
pháp luật ghi nhận là đối tượng yếu thế cần được bảo hộ, bảo đảm các điều kiện về vật
chất và tinh thần để phát triển hoàn thiện, bảo đảm quyền và lợi ích. Song, khả năng
nhận thức của các em chưa đầy đủ nên không phải lúc nào trẻ em cũng có thể tự bảo
vệ mình tránh khỏi các mối nguy hại xâm phạm đến bản thân; điều này dẫn đến vấn
nạn trẻ em bị xâm phạm về nhiều mặt và đang diễn ra hàng ngày, trong đó đặc biệt vấn
nạn ấu dâm, xâm hại tình dục trẻ em. Hiện nay, vấn đề này đang trở thành điều nhức
nhối của xã hội – nó đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, để lại
nhiều hệ lụy lâu dài.
Nạn ấu dâm xảy ra ngày càng nhiều, đang thực sự khiến các bậc phụ huynh và xã
hội bức xúc, lo lắng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là những kẻ xâm hại tình dục trẻ em
lại vẫn nhởn nhơ đứng ngoài vòng pháp luật, có kẻ còn dùng nhiều loại quyền lực khác
nhau đe dọa thách thức gia đình nạn nhân sau khi bị tố cáo. Đứng trước thực tế đó, hơn
lúc nào hết chúng ta cần thể hiện trách nhiệm xã hội cao hơn nữa, cần có những biện
pháp nhắc nhở, răn đe mạnh mẽ hơn, phòng chống tốt hơn để bảo vệ các em nhỏ và
trừng trị những kẻ đồi trụy một cách thích đáng.
Xuất phát từ tính cấp thiết này, nhóm tác giả chọn chủ đề "Phòng chống nạn ấu
dâm trong thời gian qua ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận nhóm
môn Luật Hiến pháp, với mong muốn đóng góp nhất định vào tiếng nói tuyên truyền,
phản đối mạnh mẽ nạn xâm hại tình dục trẻ em, gợi ý một số kỹ năng giúp các em tự
biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ và thoát khỏi việc bị xâm hại tình dục; qua đó dần
xóa bỏ nạn ấu dâm trong xã hội loài người, đảm bảo quyền cho trẻ em.
2. Kết cấu của chủ đề nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo thì tiểu luận nghiên cứu bao gồm 3 nội
dung chính, giúp chúng ta nắm bắt rõ hơn và phòng chống về nạn ấu dâm trong xã hội
hiện nay:
Nội dung 1: Khái niệm về Nạn ấu dâm
Nội dung 2: Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến Nạn ấu dâm
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp phòng chống Nạn ấu dâm
NỘI DUNG

1. Khái quát về nạn ấu dâm


1.1. Khái niệm
Trong một số nghiên cứu, nạn ấu dâm được hiểu theo 2 khía cạnh sau:
- Theo y khoa, ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục gồm những ham
muốn tình dục mạnh mẽ, liên tục mà đối tượng muốn quan hệ là trẻ em chưa hoặc mới
dậy thì 1.
- Theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam ấu dâm có thể hiểu là những hành
vi phạm tội về tình dục với trẻ em nhưng pháp luật Hình sự Việt Nam chưa có bất kỳ
quy định, định nghĩa cụ thể về tội ấu dâm. Các hành vi ấu dâm bao gồm: nhìn, vuốt ve,
thủ dâm và ép quan hệ tình dục với trẻ em2.
1.2. Dấu hiệu nhận biết
Về hành vi
Người có hành vi ấu dâm thường quan tâm đến trẻ em và có mối quan hệ
gần gũi nạn nhân như giáo viên, huấn luyện viên thể thao, người dạy nhạc, người trông
trẻ, thậm chí có trường hợp là họ hàng hoặc có thể là người không quen biết… Họ
luôn có những biểu hiện tâm lý khác biệt như ánh mắt cử chỉ không đàng hoàng, hay
tìm cách tiếp cận trẻ em khi ở một mình ở trong trường học, khu vui chơi công cộng…
Theo thống kê có thể thấy, trong số các vụ án ấu dâm, 30% trẻ bị chính người thân
trong gia đình lạm dụng, 60% trẻ bị quấy rối bởi những người quen biết (không phải
người thân, họ hàng) và chỉ 10% trẻ bị kẻ hoàn toàn lạ mặt lạm dụng. Bên cạnh đó họ
còn có những biểu hiện nựng trẻ, âu yếm và đòi trẻ cho sờ vào bộ phận sinh dục hoặc
bảo trẻ chạm vào bộ phận sinh dục của họ... Sự chăm sóc và đụng chạm của người lớn
mang lại cho trẻ cảm giác được yêu thương nên kẻ xâm hại sẽ sử dụng những hình
thức này để tiếp cận và làm mất đi sự cảnh giác của trẻ và gia đình trẻ.
Về đặc điểm nhận dạng (ngoại hình, tuổi tác)
Người mắc chứng ấu dâm thường đã qua khỏi tuổi dậy thì, có xu hướng tình
dục tập trung vào đối tượng trẻ em mà không có hứng thú với người đồng lứa khác
giới. Hầu hết kẻ ấu dâm thường mang giới tính nam, bất kể nạn nhân là bé gái hay bé
trai. Người có hành vị ấu dâm thường có tiền sử gây ra các vụ lạm dụng thể chất hoặc
tình dục trong quá khứ. Và mắc bệnh về tâm lý hoặc tâm thần như rối loạn nhân
cách… Không ít trường hợp ấu dâm có kèm các biểu hiện của các bệnh tâm thần khác
như lo âu, trầm cảm nặng, rối loạn cảm xúc và lạm dụng chất kích thích.
1
https://lagi.wiki/au-dam
2
Vũ Phong (30/4/2021), Ấu dâm là loại tội phạm như thế nào”, https://phan.vn/au-dam-la-loai-toi-pham-nhu-
the-nao.html.

2
1.3. Hậu quả để lại khi một người bị ấu dâm
Tác động trực tiếp đối với người bị hại
- Tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng tới tương lai khiến trẻ dễ mặc
cảm, phát triển không bình thường, khó hòa nhập xã hội, có thể bị cô lập, xa lánh khi
lớn lên.
- Sống trong sợ hãi khi trở thành nạn nhân của hành vi ấu dâm, trẻ rất dễ
tự cách ly bản thân với mọi người, không tin tưởng, sợ đụng chạm với bất kỳ ai kể cả
người thân trong gia đình.
- Tổn thương về sức khỏe như rối loạn về giấc ngủ, luôn gặp ác mộng và
các bệnh xã hội.
Tác động gián tiếp đối với xã hội:
- Mất sự cân bằng trong xã hội làm cho xã hội không văn minh.
- Gây bức xúc, xôn xao dư luận, mất trật tự an toàn trong xã hội.
2. Thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấu dâm
2.1. Thực trạng nạn ấu dâm ở nước ta
Dù pháp luật Việt Nam chưa quy định tội ấu dâm nhưng trên thực tế không thể phủ
nhận hiện tượng ấu dâm đã xảy ra một cách phổ biến, trên thế giới hiện tượng ấu dâm
đã được pháp luật quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Tuy nhiên ở Việt Nam
hiện nay vấn đề này vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa có điều luật quy định cụ thể.
Đây là một loại bệnh chưa tìm ra được căn nguyên và phương thức điều trị, là mối
nguy hiểm cho cả xã hội, đặc biệt là ở trẻ em, vì vậy biện pháp duy nhất hiện nay có thể
áp dụng là dạy cho trẻ cách cảnh giác với các đối tượng này.
Những kẻ ấu dâm không ngần ngại giở trò với cả các trẻ em thiểu năng hoặc tâm
thần. Với từ khóa đơn giản “ấu dâm, giao cấu, hiếp dâm, dâm ô… với trẻ em” chúng ta
sẽ thấy hiện lên dày đặc các vụ án mà hành vi của ấu dâm mang lại. Nó nhiều đến mức
chúng ta cần cảnh báo xã hội và phải lên án.
Công tác theo dõi thống kê chưa được đầy đủ, điều này phản ánh chưa đúng thực
trạng trẻ em bị bạo hành và trách nhiệm của các ngành, các cấp về bảo vệ chăm sóc trẻ
em không được quan tâm đúng mức.
Qua thực tế cho thấy còn nhiều trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp
thời, chưa đầy đủ xử lý nhất là các hành vi xuất phát từ những người thân gây tổn hại
về thể chất, tinh thần, sức khỏe cho trẻ em.
Đối tượng xâm hại trẻ em rất đa dạng, có trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp khác
nhau và thường xuất hiện ở nam giới. Nhiều đối tượng có mối quan hệ với trẻ như
người thân và người quen biết với trẻ chiếm trên dưới 90%. Có đối tượng là giáo viên,
nhân viên cơ sở giáo dục, cán bộ công chức viên chức người cao tuổi… Sự rối loạn

3
trong nhu cầu tình dục khiến người mắc bệnh không thể điểu khiển, kiểm soát được
hành vi dù biết đó là điều vô đạo đức, trái với pháp luật.
Nếu như trước đây tình trạng ấu dâm thường xảy ra nhiều hơn ở bé gái, thì hiện
nay vấn nạn này lại gặp ở bé trai nhiều hơn. Từ nửa cuối năm 2016 đến đầu năm 2017,
nước ta đã phát hiện rất nhiều vụ việc, trong đó có hai hành vi ấu dâm với bé trai khá
nổi tiếng, được dư luận quan tâm. Ví dụ điển hình như vụ án nghệ sĩ Minh Béo, được
cơ quan chức năng Mỹ xử lý khi có ý đồ dâm ô với một bé trai dưới 14 tuổi. Trong quá
trình điều tra công tố tại Orange County, Minh Béo đã có thêm hành vi khẩu dâm với
một trẻ em, gặp gỡ và dụ dỗ trẻ em vị thành niên thực hiện hành vi dâm ô với mình.
Nghệ sĩ Minh Béo bị bắt giam tại nhà tù Lacy Orange County, bang California, Mỹ.
Ngày 15/4/2016, Minh béo ra hầu tòa. Vụ án này thật sự đã rúng động cảnh tỉnh nhiều
gia đình người Việt, làm dấy lên mối lo ngại với trẻ em.
Và một số các bản án khác đã xảy ra trong đất nước Việt nam, dẫn chứng cụ thể
các đọc giả có thể tham khảo 3 4
Hành vi ấu dâm sẽ để lại những ám ảnh và khủng hoảng về tâm lý với trẻ nhỏ,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Những hình thức kỷ luật mạnh tay
sẽ là đòn cảnh tỉnh mạnh mẽ cho những đối tượng đang có ý định và hành vi ấu dâm.
2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan (xuất phát từ phía trẻ):
Thứ nhất là, trẻ do vô ý tạo nên sự hớ hênh trong việc ăn mặc, đa phần ấu dâm
xuất phát từ người bệnh nhiều hơn, họ tự tìm tới trẻ em.
Thứ hai là, trẻ không nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ về các vấn đề
và các nguy hiểm có thể gặp phải từ việc xâm hại, lạm dụng tình dục.
2.2.2. Nguyên nhân khách quan (xuất phát từ gia đình và xã hội):
Các bậc cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến con trẻ do tác động từ thực tế áp lực
công việc bận rộn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân. Hiện nay, tâm
lý của nhiều gia đình có con em bị xâm hại vẫn cho rằng đó là điều đáng xấu hổ nên
không tố cáo.
Đời sống văn hóa, tinh thần nghèo nàn, thường xuyên xem các phim ảnh, văn
hóa phẩm đồi trụy dẫn đến đạo đức lối sống lệch lạc, xuống cấp của một số đối tượng
trong xã hội;

3
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-062018hsst-ngay-31012018-ve-hiep-dam-tre-em-16072
https://vtc.vn/toan-canh-vu-an-minh-beo-tu-khi-bi-bat-vi-dam-o-toi-truoc-phien-dieu-tran-lan-2-tai-my-
ar256997.html
4
https://vtc.vn/toan-canh-vu-an-minh-beo-tu-khi-bi-bat-vi-dam-o-toi-truoc-phien-dieu-tran-lan-2-tai-my-
ar256997.html

4
Trẻ chưa được hướng dẫn, trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng thoát hiểm
cần có để tránh bị xâm hại tình dục (thuộc nguyên nhân chủ quan ‘trẻ’, có nói ở trên
nhận thức chưa đầy đủ).
Các khoảng trống trong hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em. Ví dụ
như luật tố tụng hình sự hiện nay có nguyên tắc quan trọng là “trọng chứng hơn trọng
cung” vậy thì khi một đứa trẻ bị xâm hại chưa dẫn đến hậu quả là có thai hoặc đang
ghi lại hay quả tang thì làm sao có cơ sở truy tố trong những trường hợp này;.
Hệ thống mạng lưới cộng đồng, cơ sở và số lượng cộng tác viên làm công tác
bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn hạn chế;
2.3. Cơ chế, pháp lý phòng chống nạn ấu dâm trong và ngoài nước
2.3.1. Cơ chế phòng chống nạn ấu dâm ở nước ngoài
Để bảo vệ trẻ em trước tội phạm tình dục, năm 1989, Liên Hợp Quốc hoàn thành
soạn thảo và phê chuẩn “Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em” vào luật quốc tế,
bản công ước sau đó có hiệu lực thi hành từ tháng 9/1990 buộc các quốc gia phải có
trách nhiệm pháp lý bảo vệ trẻ em. Điều 34 của công ước này cũng quy định các nước
phải bảo vệ trẻ em dưới mọi hình thức nếu có dấu hiệu của lạm dụng tình dục. 5 Hiện
tại nhiều nước trên thế giới đã và đang thi hành các đạo luật hoặc phương án nhằm
phòng chống có hiệu quả nhất nạn “ấu dâm”. Sau đây, tác giả xin dẫn ra một số kinh
nghiệm từ các nước trong phòng chống nạn “ấu dâm”.
Hoa Kỳ, hiện tại là thành viên duy nhất của Liên Hợp Quốc chưa phê chuẩn
“Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em” mặc dù là một trong những nước tham
gia vào quá trình soạn thảo.6 Tuy nhiên, lạm dụng tình dục trẻ em đã chính thức được
quy định như một hình thức ngược đãi trẻ em từ năm 1974 với việc áp dụng án tù có
thể đến 20 – 30 năm cho tội danh này. 7 Bên cạnh đó, các đạo luật mới nhằm ghi lại và
công khai thông tin danh tính người có tiền án ấu dâm trong tiểu bang (luật Megan’s
1994);8 hoặc trên hệ thống liên bang (luật Adam Walsh 2006).9
Bên cạnh đó, ở cấp độ hợp tác quốc tế phòng chống nạn ấu dâm, năm 2016, đạo
luật Megan quốc tế (International Megan’s Law) 10 được Tổng thống Hoa Kỳ ký và ban
hành. Đạo luật này yêu cầu người có tiền án phạm tội ấu dâm phải thông báo cho cơ
quan chức năng trước ít nhất 21 ngày, và cơ quan này có trách nhiệm thông báo với
chính quyền tại nơi họ muốn đến. Ngoài ra, cơ quan hành pháp sẽ dán ký hiệu lên hộ
chiếu của họ. Ở chiều ngược lại, cơ quan chức năng Hoa Kỳ sẽ yêu cầu cung cấp

5
Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/crc.aspx.
6
Convention on the Rights of the Child,
https://en.wikipedia.org/wiki/Convention_on_the_Rights_of_the_Child#States_party_and_signatories.
7
Xem Public Law 93 – 247, https://www.govinfo.gov/content/pkg/STATUTE-88/pdf/STATUTE-88-Pg4.pdf
8
https://www.congress.gov/bill/104th-congress/house-bill/2137?q=%7B%22search%22%3A%5B%22megan
%27s%22%5D%7D&s=3&r=1
9
https://www.congress.gov/bill/105th-congress/house-bill/1683/text
10
https://www.congress.gov/bill/114th-congress/house-bill/515/text

5
thông tin những người có tiền án về ấu dâm trước khi họ đến Mỹ từ chính quyền nước
sở tại. Ngoài ra, pháp luật Mỹ ngoài những hình phạt nặng, cũng cho phép nạn nhân
theo đuổi các vụ kiện cho đến khi họ 45 tuổi.11
Một biện pháp khác được sử dụng tại Anh và xứ Wales, cũng như khá phổ biến
tại châu Âu và trên thế giới là “thiến hóa học” được sử dụng trong việc phòng chống
các hành vi xâm hại tình dục trẻ em.12 Các biện pháp này có thể xem như cách điều trị
các ý tưởng xâm hại tình dục trẻ em, kèm theo đó là việc sử dụng các hệ thống giám
sát người có thể phạm tội hoặc có tiền án phạm tội. Tuy nhiên, các tranh cãi về nguy
cơ của biện pháp này hiện vẫn diễn ra gay gắt trên toàn thế giới, kể cả từ phía các tổ
chức bảo vệ nhân quyền về tính chất của biện pháp này. 13 Bên cạnh đó, các biện pháp
nghiệp vụ trong việc xác định hành vi ấu dâm bằng các sử dụng máy phát hiện nói
dối14 hoặc “giăng bẫy” để bắt giữ những tội phạm có thể thực hiện hành vi xâm hại trẻ
em trên thế giới.15 Tại Canada, người hoặc tổ chức thứ ba có quyền tố giác các hành vi
mang tính “ấu dâm” cho cơ quan xã hội hỗ trợ trẻ em để điều tra và thu thập các bằng
chứng, thậm chí truy tố các hành vi trước đó nhiều năm16
2.3.2. Cơ chế phòng chống ấu dâm tại Việt Nam
Tại Việt nam, do pháp luật Việt Nam tiện tại chưa có định nghĩa cho hành vi “ấu
dâm”, nên có thể hiểu “ấu dâm” là hành vi gần giống nhất với hành vi dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi được quy định tại điều 146 của Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017.17 Và hành vi dâm ô này cũng được xác định là các hành vi đụng chạm
mà chưa dẫn đến sự giao cấu. Bên cạnh đó, các luật khác như Luật Trẻ em 2018 và
Luật tố tụng hình sự 2015 cũng nhắc đến các hành vi xâm hại này. Tuy nhiên, các định
nghĩa về xâm hại tình dục trẻ em hiện tại, mặc dù được xác định là “không vênh” so
với pháp luật quốc tế, tuy nhiên chưa dự liệu được các hành vi có thể có của dạng tội
phạm này, nên trong một số trường hợp, các hành vi xâm hại không cấu thành tội
phạm hình sự và chỉ dừng lại ở các vi phạm dân sự với các mức phạt rất nhẹ về hành

11
Hà Mi, Nạn nhân ấu dâm tại Mỹ có quyền kiện thủ phạm đến 45 tuổi, (20/05/2019 09:10 GMT+7), TUOITRE
ONLINE, https://tuoitre.vn/nan-nhan-au-dam-tai-my-co-quyen-kien-thu-pham-den-45-tuoi-
20190520084323224.htm, [truy cap ngay 01/09/2021].
12
Thiến hóa học là gì? tại https://khoahoc.tv/thien-hoa-hoc-la-gi-10633, [truy cap ngay 02/09/2021].
13
Karen Harrison, The High-Risk Sex Offender Strategy in England and Wales: Is Chemical Castration an
Option? (2007)
14
Hoàng Kim Phúc, Chống ấu dâm chỉ bằng truyên truyền hay luật pháp và khoa học? BBC (27/04/2019),
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48057156, [truy cập ngày 02/09/2021].
15
Thu Hồng & Lê Thành, Ấu dâm - nghe chuyện luật nước ngoài, ngẫm chuyện luật nước mình, Báo Pháp luật
(01/04/2017 06:19 GMT+7), https://baophapluat.vn/au-dam-nghe-chuyen-luat-nuoc-ngoai-ngam-chuyen-luat-
nuoc-minh-post243090.html
16
Bảo Anh, Án '1-1' và rào cản lớn nhất trong điều tra vụ ấu dâm, https://plo.vn/phap-luat/an-11-va-rao-can-lon-
nhat-trong-dieu-tra-vu-au-dam-689321.html, BÁO ĐIỆN TƯ PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(17/03/2017), [truy cập ngày 09/06/2021]
17
Bộ Luật Hình Sự 2015.

6
chính.18 Do đó, việc phòng chống nạn xâm hại tình dục trẻ em thực sự chưa được triển
khai hiệu quả như kỳ vọng xã hội.
Thêm vào đó, lời khai của đối tượng bị tấn công tình dục chưa được xem xét là
chứng cứ trong việc điều tra và xác minh các hành vi tấn công tình dục. 19 Việc tìm
kiếm bằng chứng nhằm xác minh cho mục đích truy tố các nghi phạm thường gặp khó
khăn vì các hành vi này thường không để lại các dấu vết, trừ trường hợp có người làm
chứng hoặc được ghi hình. Điều này dẫn đến các tiêu cực nhất định trong việc xác
định, truy tố và trừng phạt hành vi ấu dâm và dẫn đến sự yếu kém cho công tác phòng
chống xâm hại tình dục trẻ em.20
Ngoài ra, do ảnh hưởng các tư tưởng lạc hậu và sự sợ hãi cũng như e ngại ảnh
hưởng tới danh dự gia đình, các nạn nhân và gia đình của họ thường im lặng và lặng lẽ
giàn xếp với những kẻ thực hiện hành vi thay vì tố cáo các hành vi xâm hại tình dục trẻ
em và hợp tác với cơ quan chức năng. Nguyên nhân cho tình trạng này, có thể được
giải thích như là tâm lý “đổ lỗi” cho nạn nhân của xã hội hiện tại cũng như “tự đổ lỗi”
đến từ chính nạn nhân của hành vi xâm hại tình dục. 21 Sự bất hợp tác này, cũng trở
thành một trở ngại không nhỏ cho cơ quan chức năng trong thi hành luật pháp.22
Về vấn đề pháp lý, một số hành vi quấy rối tình dục, có thể có tính chất không
thấp hơn hành vi dâm ô, nhưng đến thời điểm hiện tại, hành vi quấy rối tình dục,
không được quy định trong luật hình sự, mà chỉ được quy định trong luật dân sự. Đây
được xem như một kẽ hở rất lớn của trong pháp luật Việt Nam hiện tại đã tạo điều kiện
cho nhiều nghi phạm thoát tội và khiến các chế tài pháp luật về các hành vi quấy rối và
dâm ô không đủ sức nặng để răn đen người phạm tội. Chính vì vậy, các vụ việc xâm
hại mặc dù được đưa ra ánh sáng, nhưng thủ phạm lại không được kết tội một cách
đích đáng dẫn đến sự bất tín nhiệm từ phía nạn nhân và gia đình của họ cũng như toàn
thể xã hội.23

18
Lê Việt Nga & Bùi Thị Hường, Pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay: Một
số kiến nghị hoàn thiện,VASS, (06/01/2020), https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-
van/phap-luat-ve-phong-chong-xam-hai-tinh-duc-tre-em-o-viet-nam-hien-nay-mot-so-kien-nghi-hoan-thien-54,
[truy cập ngày 02/09/2021].
19
Hoàng Đình Nam, Xâm hại tình dục: 'Lời khai có thể là bằng chứng', BBC, (16/08/2018),
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44118966?
fbclid=IwAR0afvdHnh35ONo9EHbaAUYkJ8jau7Bxejpv7w-0St4ivRVHoxPVUDDlUJs, [truy cập ngày
06/09/2021].
20
Hoàng Điệp, Nhức nhối nạn ấu dâm tại Việt Nam, TUỔI TRẺ ONLINE, (13/05/2019 10:13 GMT+7),
https://tuoitre.vn/nhuc-nhoi-nan-au-dam-tai-viet-nam-20190512194857915.htm, [truy cập ngày 02/09/2021].
21
Như tại note 19
22
Duy Tân, Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em,
KIEMSAT ONLINE, (08/07/2021 08:58), https://kiemsat.vn/kinh-nghiem-thuc-hanh-quyen-cong-to-kiem-sat-
viec-giai-quyet-cac-vu-an-xam-hai-tinh-duc-tre-em-61860.html, [truy cập ngày 02/09/2021].
23
Luật Sư Ngọc Nữ, Việt Nam: Lách kẽ hở trong luật pháp, tội ấu dâm chưa bị nghiêm trị, RFI,
https://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20190506-viet-nam-lach-ke-ho-trong-luat-phap-toi-pham-au-dam-chua-bi-
nghiem-tri, [truy cập ngày 02/09/2021].

7
3. Một số đề xuất phòng chống nạn ấu dâm
3.1. Các biện pháp phòng chống nạn xâm hại trẻ em
Để giúp cho các bậc cha mẹ và trẻ em tránh được việc bị xâm hại, chúng ta nên
giáo dục, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để tất cả mọi người
đều biết đặc biệt các bậc phụ huynh về 8 biện pháp quan trọng trong phòng chống nạn
xâm hại trẻ em sau đây 24:
1. Dạy trẻ quy tắc bàn tay giao tiếp qua 5 ngón tay 25
Quy tắc bàn tay giao tiếp là một trong những quy tắc cực kỳ quan trọng trong
việc giúp trẻ nhận thức được từng mối quan hệ được tiếp xúc thế nào và từ đó ngăn
ngừa trẻ bị xâm hại bởi những người không đáng tin.
Cha mẹ cần dạy trẻ biết quy tắc bàn tay giao tiếp (mỗi ngón tay là 1 quy tắc) theo
hướng dẫn sau đây:
Ngón cái đưa lên: Chỉ ôm hôn với những người thân ruột thịt trong nhà (anh chị
em ruột, bố mẹ, ông bà) mới được ôm hôn mình để thể hiện tình yêu thương thôi con
nhé;
Ngón trỏ đưa lên: Chỉ khoác tay, nắm tay với những người trong họ hàng, thầy
cô, bạn bè nhé. Nếu ai vượt hơn giới hạn này như ôm hôn con thì phải có bố mẹ, nếu
không hãy nói KHÔNG;
Ngón giữa đưa lên: Con chỉ bắt tay giao thiệp khi gặp người mà mình quen biết;
Ngón áp út đưa lên: Vẫy tay xin chào thể hiện sự thân thiện và hiếu khách nếu
gặp người lạ đến nhà hoặc ngoài phố;
Ngón trỏ – ngón an uy đưa lên: Hãy nhắc trẻ luôn nhớ ngón này. Trẻ cần xua tay
từ chối (nói không) để phòng tránh nguy hiểm, tránh xâm hại nếu người lạ đang muốn
tiếp xúc. Hãy dạy trẻ phải biết xua tay và không tiếp xúc hoặc nếu nguy cấp, phải biết
hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu có người xa lạ chưa từng gặp tiến lại gần
và có những cử chỉ thân mật quá mức khiến trẻ bất an, khó chịu.

24
Kiến thức kinh tế (06/04/2019), 8 biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em “Quan trọng”,
http://pacesharevn.com/8-bien-phap-phong-chong-xam-hai-tre-em-quan-trong/
25
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (19/11/2018), Quy tắc 5 ngón tay – Dạy con tự bảo vệ mình khỏi xâm hại tình
dục, https://bvndtp.org.vn/quy-tac-5-ngon-tay-day-con-tu-bao-ve-minh-khoi-xam-hai-tinh-duc/

8
Hình 1: Quy tắc 5 ngón tay

2. Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể
Kỹ năng đầu tiên về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em mà các bậc cha mẹ cần
dạy cho con mình đó là những kiến thức về giới tính và nhận biết các vùng nhạy cảm
trên cơ thể như: vùng mặt và vùng cơ thể…
Nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được mức độ nghiêm
trọng của vấn đề do còn quá nhỏ và thiếu hiểu biết về các vấn đề trên. Thế nên, những
kẻ biến thái có thể dễ dàng đụng chạm vào cơ thể các bé mà các bé không nhận thức
đó là vùng cấm.
Cha mẹ cần chú tâm hơn trong việc giáo dục giới tính cho trẻ, dù ở tuổi nào trẻ
con cũng cần biết tùy theo mức độ.
3.  Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
Ngoài việc dạy con nhận biết các vùng nhạy cảm quan trọng ở trên xong rồi thì
cha mẹ cần dạy cho trẻ biết cách tự bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác
một cách cố ý.
Hãy hướng dẫn con như là:
“Nếu ai đó cố ý động chạm con bằng được và con không thích điều đó, hãy xử lý
nhanh nhất bằng cách bỏ chạy”
Hoặc “Nếu cảm thấy sự nguy hiểm lớn hơn thì con vừa bỏ chạy ngay vừa la lớn,
nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh khi không có người thân bên cạnh”.

9
Để giúp con có kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em tốt nhất, các bậc cha mẹ
hãy nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể của mình ngay từ khi trẻ nghe nhận thức được
ngôn ngữ để đủ hiểu.
Luôn tuyệt đối không được cho bất kỳ ai xa lạ chạm vào vùng nhạy cảm hay có
những hành động ôm ấp, vuốt ve quá thân mật khi trẻ không thích, nhất là đó lại không
phải người nhà, cha mẹ, ông bà hay anh chị.
Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu
không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho trẻ biết cách từ chối và phản ứng lại nếu có
người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu hay không thoải mái. 
4.  Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
Bên cạnh việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình rồi thì các bậc cha mẹ cũng cần
dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, đặc biệt là một người
khác giới.
Tuyệt đối không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay
vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu xa.
Trẻ cần được dạy những kiến thức về giới tính và bảo vệ mình tránh những điều
nuối tiếc xảy ra trong tương lai.
5.  Dạy trẻ tránh xa những người lạ mặt cố làm thân
Hãy dạy cho trẻ cách nói “KHÔNG” và tránh xa người lạ mặt.
Trẻ không nên bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu
không có sự đồng ý của cha mẹ. Bởi bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng khiến bé rời xa cha
mẹ và gây hại cho bé, hãy dạy con về điều này và đảm bảo trẻ không dễ bị dụ dỗ bởi
những món bé yêu thích.
Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé
đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm,
kín đáo.
Đừng quá tò mò về lời người khác kể và đi theo một ai đó. Và khi ai đó cho con
thứ gì (như bánh kẹo), hãy từ chối vì con sẽ gặp nguy hiểm và cha mẹ sẽ lo lắng cho
con lắm đấy.
6.  Dạy trẻ không cho người lạ mặt vào nhà
Khi trẻ ở nhà một mình, cha mẹ cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ
người lạ mặt nào vào nhà, kể cả người thân là chú bác cô dì.
Khi có ai kêu cửa, trẻ cần phải thông báo hoặc gọi điện cho cha mẹ biết. Khi
chưa có sự đồng ý của cha mẹ thì tuyệt đối con không được mở cửa và không ai được
phép bước vào nhà.

10
Cha mẹ cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình, và kể cả là sang nhà
hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của cha mẹ ở đó.
7.  Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác
Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, cha mẹ nên đưa ra các giả
thuyết về các tình huống và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Cha mẹ có thể dạy trẻ tìm
cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn như “cháu bị bắt cóc,
cứu cháu với” để cầu cứu những người xung quanh.
Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe và độ to lớn nên mọi sự phản
kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng
những biện pháp bạo lực hơn.
Khi nguy hiểm, hãy bảo trẻ chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng
mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Hãy bảo trẻ đừng kháng cự mà hãy sử dụng trí
thông minh ở đầu của con, cặp mắt tinh tường để quan sát sơ hở và sử dụng cái miệng
khi cần thiết.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện
thoại khẩn cấp cần gọi ngay để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp (113, đội
an ninh gần nhà).
Nếu trẻ chưa học số và không nhớ nổi số, hãy ghi ra giấy và dán lên tường gần
bên cái điện thoại bàn ở nhà nhé.
8.  Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào
Phụ huynh cần dạy cho trẻ cách giữ bình tĩnh, con không phải sợ hãi hay lo lắng
khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa sẽ hoặc làm tổn thương đến con nếu con mách lại với bố
mẹ.
Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho
cha mẹ và người thân biết để giúp trẻ xử lý kẻ xấu vì có như vậy mới là biện pháp giúp
con tốt nhất.
3.2. Đề xuất khung pháp lý về quyền bảo vệ trẻ em
3.2.1. Nghiên cứu và sửa đổi bổ sung vào Bộ luật Hình sự đối với tội phạm
“ấu dâm”
Đưa ra khung hình phạt đối với tội ấu dâm, quy định hành vi cụ thể của người ấu
dâm và mức tuổi của trẻ, mức độ tổn hại đối với tinh thần và cơ thể trẻ, điển hình như
tội ấu dâm trẻ dưới 16 tuổi, tội ấu dâm trẻ từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
Đưa ra mức độ giám định tổn hại đối với trẻ bị xâm hại. Từ đó quy ra mức hình
phạt thích đáng cho đối tượng dấu dâm. Tham khảo các khung hình phạt của nước
ngoài về tội ấu dâm;
Bảo vệ người tố cáo các đối tượng ấu dâm;
11
Thành lập, tạo kinh phí hoạt động cho các tổ chức, trung tâm bảo trợ quyền lợi
trẻ em và trẻ bị xâm hại, ấu dâm; các trung tâm phục hồi tinh thần và sức khỏe cho trẻ
bị xâm hại.
3.2.2. Khi trẻ bị xâm hại hãy gọi ngay tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111
Đây là tổng đài thành lập từ lâu nhưng chưa được nhiều người quan tâm đến,
thậm chí không biết đến. Mọi người cần quan tâm hơn đến tổng đài này để kịp thời gọi
điện khi có những sự việc liên quan đến trẻ em. “Có thể bạn chưa có con, có thể bạn
không có cháu, nhưng tất cả chúng ta đều từng là trẻ con, hãy lên tiếng cùng 111.
3.3. Các nước trên thế giới xử lý tội phạm ấu dâm
Anh
Anh đã áp dụng “thiến hóa học” như là một hình phạt đối với những tội phạm ấu
dâm. Theo báo cáo của The Sun vào năm 2015, số lượng những tên tội phạm ấu dâm
bị “thiến hóa học” đã tăng nhanh chóng, gấp 25 lần so với năm trước đó (thống kê của
Bộ Tư pháp Anh). Tại Anh, biện pháp “thiến hóa học” không mang tính bắt buộc, mà
dựa trên sự tự nguyện của các tù nhân.
Mỹ
Ở Mỹ, trong các loại tội phạm, tội ấu dâm bị xã hội Mỹ lên án nhất và được xem
là nghiêm trọng nhất. Hiện nay có 9 bang ở Mỹ, bao gồm California, Florida, Georgia,
Iowa, Louisiana, Montana, Oregon, Texas và Wisconsin đã áp dụng biện pháp “thiến
hóa học” với tội phạm ấu dâm. Tuy nhiên, cách thức thực hiện “thiến hóa học” ở mỗi
bang lại khác nhau. Một số bang ở Mỹ như Colorado thậm chí đã đề xuất nâng mức
phạt cho tội phạm tấn công tình dục trẻ em lên mức tử hình.
Hàn Quốc
Vào tháng 7/2011, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên ở Châu Á áp dụng “thiến hóa
học” như một hình phạt đối với tội phạm tình dục. Theo đó, tất cả tội phạm xâm hại
tình dục trẻ em dưới 16 tuổi có thể bị áp dụng hình phạt này. Tuy nhiên, người dân tiếp
tục kêu gọi gia tăng các hình phạt đối với những loại tội phạm này. Năm 2013, Hàn
Quốc mở rộng thiến hóa học đối với những kẻ bị kết án xâm hại tình dục trẻ vị thành
niên dưới 19 tuổi.
Indonesia
Sau khi xảy ra hàng loạt vụ tấn công tình dục trẻ em ở nước này, chính phủ
Indonesia đã quyết định áp dụng luật “thiến” tội phạm tình dục từ cuối tháng 10/2016.
Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên áp dụng hình phạt “thiến hóa học” tội
phạm tình dục. Cũng theo bộ luật mới, hình phạt cao nhất dành cho tội danh cưỡng
hiếp trẻ em được tăng lên mức tử hình.

12
KẾT LUẬN

Hành vi ấu dâm trẻ em không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật vô đạo đức mà
còn gây ra nhiều nỗi đau về mặt thể chất cùng những tổn thương nghiêm trọng lâu dài
về cả thể xác lẫn tinh thần cho nạn nhân, ảnh hưởng đến sự phát triển văn minh và bền
vũng của xã hội. Do đó những kẻ có hành vi ấu dâm ở trẻ em nhất định phải bị trừng
trị nghiêm khắc mang tính răn đe cho xã hội. Để làm được điều này, pháp luật Việt
Nam cần sớm hoàn chỉnh bổ sung các quy định chế tài phù hợp trong các văn bản pháp
luật, quy định cụ thể về hành vi ấu dâm để làm cơ sở cho việc truy tố tội danh ấu dâm
với người chưa đủ 16 tuổi.
Việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, bảo đảm mọi hành vi xâm hại trẻ em
nói chung cũng như ấu dâm trẻ em nói riêng đều được phát hiện, điều tra, xử lý kịp
thời, nghiêm khắc, răn đe. Bên cạnh đó, chúng ta cần nâng cao nhận thức của cộng
đồng, trong đó đặc biệt quan trọng là nhận thức của chính các em, các bậc phụ huynh
về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, về nguy cơ xâm hại tình dục để nâng cao ý thức cảnh
giác, biết nhận diện khi gặp đối tượng khả nghi…
Ngoài ra, chúng ta cần đẩy mạnh việc tuyên truyền trong cộng đồng để thay đổi
các hành vi ứng xử và chuẩn mực văn hóa, trong đó các hành vi (đôi khi ngỡ là để biểu
hiện tình cảm) như: vỗ mông hay đặt tay vào bộ phận nhạy cảm của trẻ em cũng là
hành vi của ấu dâm, bởi không ít người đang cố tình đánh tráo khái niệm giữa hành vi
xâm hại trẻ em với trêu ghẹo, đùa vui, cưng nựng bày tỏ sự quý mến để lạm dụng; cần
lan tỏa nhiều thông điệp về bảo vệ trẻ em hơn nữa ở cộng đồng mọi lúc mọi nơi. Tất cả
mọi người cùng chung tay lên tiếng, lên án cho những hành vi mang tính chất ấu dâm,
xâm hại trẻ em để tất cả những thành phần trong xã hội đều có thể tiếp xúc với thông
điệp, nhìn, cảm nhận, và hiểu được tính nghiêm trọng của vấn đề.
Nhà trường cần tổ chức các buổi nói chuyện về các chuyên đề giáo dục giới
tính tuổi mới lớn, sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại cho học sinh ở tất cả các
cấp học. Đặc biệt, nhà trường và phụ huynh cần quan tâm những học sinh có biểu hiện,
bất an, lo lắng, sợ sệt khi tiếp xúc với người khác. Đối với những trẻ nhỏ độ tuổi dưới
4 tuổi trẻ chưa hiểu hết được ý nghĩa của từng lời nói, chúng ta nên dùng hình ảnh và
từ ngữ hoặc âm nhạc dễ hiểu để trẻ dễ tiếp thu và từ đó giúp trẻ có thể tự bảo vệ mình
trước những kẻ xấu. Gia đình cần tạo niềm tin, trò chuyện, chia sẻ giúp trẻ mạnh mẽ
hơn trong giao tiếp cũng như nâng cao nhận thức của trẻ về nạn xâm hại tình dục nói
chung nạn ấu dâm nói riêng.
Áp dụng công nghệ thông tin vào soạn thảo nhiều vấn đề để cảnh giác để thông
báo về tình hình hoạt động của tội phạm pháp luật về nạn ấu dâm trẻ em đăng lên các
trang thông tin đại chúng cho tất cả mọi người cập nhật, nắm bắt; trưng bày thêm

13
pano, áp phích ở những nơi tập trung đông người qua lại để tất cả mọi người đều thấy
được từ đó nâng cao nhận thức, cảnh giác và phòng ngừa tội phạm có hiệu quả.
Bên cạnh đó, nếu lỗ hỏng pháp luật được các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ
sung và áp dụng xử phạt về hành vi này thì thể hiện được sự nghiêm khắc của luật
pháp và nâng cao nhận thức của mỗi người về nạn xâm hại ở trẻ em nói chung. Đây là
yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bảo vệ trẻ em một cách thiết thực và hiệu quả nhất.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em
(1989), https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB
%9Bc_v%E1%BB%81_Quy%E1%BB%81n_tr%E1%BA%BB_em, truy cập
lúc 09h00’ ngày 02/09/2021.
2. Bảo Anh, Án '1-1' và rào cản lớn nhất trong điều tra vụ ấu dâm,
https://plo.vn/phap-luat/an-11-va-rao-can-lon-nhat-trong-dieu-tra-vu-au-dam-
689321.html, BÁO ĐIỆN TƯ PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(17/03/2017), [truy cập ngày 09/06/2021]
3. Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (19/11/2018), Quy tắc 5 ngón tay – Dạy con tự
bảo vệ mình khỏi xâm hại tình dục, https://bvndtp.org.vn/quy-tac-5-ngon-tay-
day-con-tu-bao-ve-minh-khoi-xam-hai-tinh-duc/, truy cập lúc 16h00’ ngày
31/08/2021.
4. Duy Tân (08/07/2021 08:58), Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát
việc giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, https://kiemsat.vn/kinh-
nghiem-thuc-hanh-quyen-cong-to-kiem-sat-viec-giai-quyet-cac-vu-an-xam-hai-
tinh-duc-tre-em-61860.html, truy cập lúc 20h20’ ngày 31/08/2021.
5. Hà Mi, Nạn nhân ấu dâm tại Mỹ có quyền kiện thủ phạm đến 45 tuổi,
(20/05/2019), TUOITRE ONLINE, https://tuoitre.vn/nan-nhan-au-dam-tai-my-
co-quyen-kien-thu-pham-den-45-tuoi-20190520084323224.htm, truy cập lúc
09h10’ ngày 30/09/2021.
6. Hoa Nữ (18/05/2019), Phòng, chống nạn ấu dâm: giảng viên làm áo tuyên
truyền miễn phí, https://thanhnien.vn/gioi-tre/phong-chong-nan-au-dam-giang-
vien-lam-ao-tuyen-truyen-mie-1083228.html, truy cập lúc 15h05 ngày
01/09/2021.
7. Hoàng Đình Nam, Xâm hại tình dục: 'Lời khai có thể là bằng chứng', BBC,
(16/08/2018), https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44118966?
fbclid=IwAR0afvdHnh35ONo9EHbaAUYkJ8jau7Bxejpv7w-
0St4ivRVHoxPVUDDlUJs, [truy cập ngày 06/09/2021].
8. Hoàng Vĩnh Lộc – Trần Danh Trường (13/10/2017), Chuyên đề: Phòng chống
tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, http://www.thcslequydonlak.edu.vn/tin-tuc-
su-kien/chuyen-de-phong-chong-tinh-trang-xam-hai-tinh-duc-tre-em-
1049.html, truy cập lúc 15h35’ ngày 01/09/2021.
9. Hoàng Điệp (13/05/2019 10:13 GMT+7), Tuổi trẻ online, Nhức nhối nạn ấu
dâm tại Việt Nam, https://tuoitre.vn/nhuc-nhoi-nan-au-dam-tai-viet-nam-
20190512194857915.htm, truy cập lúc 8h20’ ngày 01/09/2021.
10. Hoàng Kim Phúc, Chống ấu dâm chỉ bằng truyên truyền hay luật pháp và khoa
học? BBC (27/04/2019), https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48057156,
truy cập lúc 18h00’ ngày 29/08/2021.
11. Infonet (03/08/2021), Thiến hóa học là gì?, https://khoahoc.tv/thien-hoa-hoc-la-
gi-106330, truy cập lúc 19h20’ ngày 29/08/2021.
12. Kiến thức kinh tế (06/04/2019), 8 biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em “Quan
trọng”, http://pacesharevn.com/8-bien-phap-phong-chong-xam-hai-tre-em-
quan-trong/, truy cập lúc 14h20’ ngày 01/09/2021.
13. Kiểm Sát Online (15/03/2017), Các nước trên thế giới xử lý tội phạm ấu dâm
như thế nào?, https://kiemsat.vn/cac-nuoc-tren-the-gioi-xu-ly-toi-pham-au-dam-
nhu-the-nao-44224.html, truy cập lúc 18h05’ ngày 31/08/2021.
14. Lê Việt Nga, Bùi Thị Hường (06/01/2020), Pháp luật về phòng, chống xâm hại
tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay: Một số kiến nghị hoàn thiện,VASS,
https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/phap-luat-ve-
phong-chong-xam-hai-tinh-duc-tre-em-o-viet-nam-hien-nay-mot-so-kien-nghi-
hoan-thien-54, truy cập lúc 7h20’ ngày 01/09/2021.
15. Luật Sư Ngọc Nữ, Việt Nam: Lách kẽ hở trong luật pháp, tội ấu dâm chưa bị
nghiêm trị, RFI, https://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20190506-viet-nam-lach-ke-ho-
trong-luat-phap-toi-pham-au-dam-chua-bi-nghiem-tri, truy cập lúc 11h05’ ngày
31/08/2021.
16. Quốc hội Việt Nam 2004, Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em số 25/2004/QH11.
17. Quốc hội Việt Nam 2015, Bộ Luật Hình Sự 2015 số 100/2015/QH13.
18. Phạm Văn Lợi (2019), Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục
kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân
tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, Đại học sư phạm - Đại học Thái
Nguyên.
19. Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh (01/10/2014), Hậu quả của việc xâm hại trẻ
em, https://www.giaoduc.edu.vn/hau-qua-cua-viec-xam-hai-tre-em.htm, truy
cập lúc 05h20’ ngày 02/09/2021.
20. Thanh Hữu, Tin tức pháp luật, Tội phạm “ấu dâm” tại Việt Nam sẽ bị xử lý như
thế nào?, https://luattriminh.vn/khung-hinh-phat-doi-voi-toi-pham-au-dam-tai-
viet-nam-la-gi.html, truy cập lúc 19h35’ ngày 01/09/2021.
21. Thu Hồng & Lê Thành, Ấu dâm - nghe chuyện luật nước ngoài, ngẫm chuyện
luật nước mình, BÁO PHÁP LUẬT (01/04/2017 06:19 GMT+7),
https://baophapluat.vn/au-dam-nghe-chuyen-luat-nuoc-ngoai-ngam-chuyen-
luat-nuoc-minh-post243090.html, truy cập lúc 06h20’ ngày 01/09/2021.

2
22. Thu Hương (24/10/2019), Sở Y tế tỉnh Nam Định, Hậu quả từ nạn ấu dâm,
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/hau-
qua-tu-nan-au-dam-797, truy cập lúc 14h05’ ngày 01/09/2021.
23. Thư viện Pháp luật (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình
sự số 100.2015/QH13. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-
chinh/Luat-sua-doi-Bo-luat-Hinh-su-2017-354053.aspx, truy cập lúc 16h00’
ngày 31/08/2021.
24. Tòa án nhân dân tối cao (2019). Dự thảo 04 : Nghị quyết hướng dẫn áp dụng
một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của BLHS và
việc xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ
em. https://vbpq.toaan.gov.vn/ webcenter/portal/htvb/chi-tiet-vbdt?dDocName=
TAND079022, truy cập lúc 16h20’ ngày 31/08/2021.
25. Trung tâm sách Pháp luật – Kinh tế (15/9/2019), Các dấu hiệu giúp chúng ta
nhận diện những kẻ ấu dâm, https://sachphapluat.net/cac-dau-hieu-giup-chung-
ta-nhan-dien-nhung-ke-au-dam, truy cập lúc 10h25’ ngày 31/08/2021.
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước (27/9/2018), Hậu quả của tội phạm xân hại
tình dục trẻ em đối với các nạn nhân, https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/phong-
chong-toi-pham-xam-hai-tre-em/hau-qua-cua-toi-pham-xam-hai-tinh-duc-tre-
em-doi-voi-cac-nan-nhan-99.html, truy cập lúc 15h20’ ngày 01/09/2021.
27. Vũ Phong (30/4/2021), Ấu dâm là loại tội phạm như thế nào”,
https://phan.vn/au-dam-la-loai-toi-pham-nhu-the-nao.html, truy cập lúc 10h01’
ngày 31/08/2021.
Tài liệu tiếng Anh
1. Wikipedia, List of State Party Signatories, available at
https://en.wikipedia.org/wiki/Convention_on_the_Rights_of_the_Child#States_
party_and_signatories, truy cập lúc 09h05’ ngày 02/09/2021.
2. Harrison, Karen (2007), The High-Risk Sex Offender Strategy in England and
Wales: Is Chemical Castration an Option?, The Howard Journal of Criminal
Justice, 10.1111/j.1468-2311.2007.00451.x.
3. U. S. Congress, Public Law 93 – 247, available at
https://www.govinfo.gov/content/pkg/STATUTE-88/pdf/STATUTE-88-
Pg4.pdf.
4. U. S. Congress (1996), Megan’s Law, available at
https://www.congress.gov/bill/104th-congress/house-bill/2137?q=%7B
%22search%22%3A%5B%22megan%27s%22%5D%7D&s=3&r=1.
5. U. S. Congress (1997), Jacob Wetterling Crimes Against Children and Sexually
Violent Offenders Registration Improvements Act of 1997, available at
https://www.congress.gov/bill/105th-congress/house-bill/1683/text.

3
6. U. S Congress (2015), International Megan's Law to Prevent Child Exploitation
and Other Sexual Crimes Through Advanced Notification of Traveling Sex
Offenders available at https://www.congress.gov/bill/114th-congress/house-
bill/515/text.

You might also like