You are on page 1of 4

Đề tài: “ người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn X”

Lập đề cương chi tiết


PHẦN I MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hôi, tình hình tội phạm cũng ngày
một gia tăng mà đặc biệt là tội phạm là người chưa thành niên. Tội danh
của các tối tượng không chỉ là trộm cắp, cướp giật tài sản mà thậm chí là
hiếp dâm và giết người. Hành vi gây án của các đối tượng này không còn
ngây thơ nhưng độ tuổi mà mức độ ngày càng nghiêm trọng và có động
cơ gây án rõ ràng. Có thể kể đến nhưng vụ án giết người cướp tiệm vàng
Bích Ngọc của Lê Văn Luyện, tuy chưa đủ 18 tuổi nhưng hắn đã ra tay
sát hại 3 người trong tiệm vàng trong đó có một nạn nhân chỉ mới 18
tháng tuổi và chặt đứt cánh tay một nạn nhân 8 tuổi. Qua vụ án đó chúng
ta có thể thấy được hậu quả của những vụ án do người dưới thành niên
gây ra cực kì nghiêm trọng. Trước hết đối với nạn nhân phải chịu nổi đau
về thể xác lẫn tinh thần. Điều đó làm cho cuộc sống nạn nhân trở nên khó
khăn, có thể trở thành gánh nặng của gia đình hoặc mất cả tính mạng của
mình. Đối với gia đình nạn nhân đó là một sự mất mác vô cùng lớn. Còn
với bị cáo vừa phải chịu án phạt sau này ra tù sẽ mang theo tiền án tiền sự
suốt đời. Sua khi chấp hành án phạt xong các đối tượng này rất khó để
xin việc làm khi đó các đối tượng dễ quay trở lại con đường cũ gây mất
an ninh trật tự xã hội. Còn đối với gia đình bị cáo khi người thân mình
chính là bị cáo sẽ cảm thấy xấu hổ, chịu sự chỉ trích từ xã hội gây áp lực
lớn về tinh thần cho người thân trong gia đình. Chưa dừng lại ở đó những
vụ án này còn tác động tiêu cực với toàn xã hội người dân sẽ cảm thấy
hoang mang và không an toàn và dần mất đi lòng tin với những người
chưa thành niên. Bên cạnh đó xã hội còn phải mất một lượng lớn lực
lượng lao động hoặc lao động chất lượng cao trong 5 năm đến 10 năm tới
điều đó rất nguy hiểm đối với nền kinh tế của nước ta. Nguyên nhân xuất
hiện thực trạng trên đa phần xuất phát từ nhiều phía như : gia đình, nhà
trường, xã hội… . Vậy nguyên nhân cụ thể xuất phát từ thực trạng trên là
gì? Cần có những giải pháp nào để giải quyết tình trạng trên? Để trả lời
những vấn đề trên chúng ta cần phải đi nguyên cứu sâu rộng.
2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Tổng quát, đánh giá đúng tình hình về người chưa thành niên phạm tội.
Phân tích thực trạng, nguyên nhân dẫn đến người chưa thành niên phạm
tội.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
− Đề xuất giải pháp phù hợp thực tiễn nhằm nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật của người chưa thành niên.
− Đưa ra được tầm quan trọng của việc chấp hành pháp luật đối người
chưa thành niên. Từ đó nâng cao được tầm quan trọng của việc phổ
biến và giáo dục pháp luật đặc biệt là đối với người chưa thành niên.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích
Tìm hiểu được tình trạng và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp ngăn
chặn phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội
3.2. Nhiệm vụ
− Tìm hiểu thực trạng người chưa thành niên phạm tội.
− Lí giải nguyên nhân người chưa thành niên phạm tội nhằm đề xuất
các giải pháp phòng ngừa.
4.Đối tượng khách thể phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
− Người chưa thành niên phạm tội thực trạng nguyên nhân- giải pháp
− Khách thể
− Người chưa thành niên phạm tội
− Quản giáo trại giam
− Đại diện gia đình người chưa thành niên phạm tội
− Giáo viên
4.2. Phạm vi
− Không gian: trại giam X
− Thời gian: 2022-2023
5. Giả thuyết nghiên cứu
− Giả thuyết mô tả: người chưa thành niên phạm tội thường là nam giới
từ 14- dưới 18 tuổi. Sinh sống trong gia đình không hanh phúc, bỏ
học, tính cách hung hăn, ăn chơi lêu lỏng. Tội danh chủ yếu là trộm
cắp tài sản và cố ý gây thương tích.
− Giả thuyết nguyên nhân: người chưa thành niên phạm tội: có thối
quen xấu, chịu ảnh hưởng xấu của truyền thông, sự thiếu hụt giáo dục
pháp luật của đoàn thể nhà trường, thiếu sự quan tâm từ nhà trường.
− Trong thời gian tới nếu nhận thức về pháp luật của người dưới tuổi vị
thành niên vẫn còn kém thì tình trạng mất an ninh trật tự trong xã hội
sẽ tăng cao, xã hội sẽ thiếu hụt nhân lực cho lao động sản xuất. Nếu
tăng cường sự giáo dục giám sát của gia đình, nhà trường và đoàn thể
thì sẽ giảm người chưa thành niên phạm tội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
− Bước 1: thu nhập, phân loại tài liệu.
− Bước 2: đọc tổng quát ( đọc nhanh).
− Bước 3: đọc kỹ và ghi chép
− Bước 4: tóm tắt, tổng hợp thông tin từ từ liệu.
− Bước 5: hệ thống hóa và đánh giá.
6.2. Phương pháp điều tra xã hội học
6.3. Phương pháp quan sát
PHẦN II: NỘI DỤNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm người chưa thành niên
1.2. Khái niêm người chưa thành niên phạm tội theo quan điểm của
Pháp luật
2. Hướng tiến cận nghiên cứu tài liệu
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tình hình tội phạm là người chưa thành niên hiện là một vấn đề nóng
trong xã hội. Vì thế vấn đề này rất được các nhà nghiên cứu quan tâm và
nghiên cứu.
Theo bài nghiên cứu khoa học Phòng ngừa tội phạm người chưa thành
niên của Tòa án thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự - Kết quả,
những bất cập hạn chế và nguyên nhân, của TS. Phạm Minh Tuyên đăng
trên trang Học viện Tòa án có nói “Phân tích các số liệu về tình hình tội
phạm chưa thành niên trong thời gian gần đây, thì thấy đáng  báo động về
số trẻ em phạm tội đang "gia tăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo
ngại với con số trung bình 10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 trẻ
em gây ra trên toàn quốc mỗi năm. Con số này là một lời cảnh báo về tình
trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội. Các vụ án, có người chưa thành niên
phạm tội tham gia có xu hướng tăng nhanh cả ở cấp huyện và cấp tỉnh.
Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, do các bị cáo đang ở độ tuổi chưa
thành niên một mình hay cùng đồng bọn cũng là những người chưa thành
niên gây ra” đó có thể xem là một thực trạng đáng báo động trong xã
hội”. Khái niệm bị cáo là người chưa thành niên trong luận văn thạc sĩ
học xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên theo luật tố tụng hình
sự Việt Nam của Đỗ Xuân Hồng Khoa luật đại học quốc gia Hà Nội nói “
NCTN là khái niệm chung, bao trùm cho cả các quy định trong tố tụng
hình sự. Được coi là bị can khi họ có quyết định khởi tố đối với một
người đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định khởi tố bị can là cơ sở
pháp lý để áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và tiến hành các
biện pháp điều tra đối với người đó. Khái niệm bị can được tồn tại suốt cả
quá trình tiến hành tố tụng từ khi điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử. Như
vậy người thực hiện hành vi phạm tội trong quá trình tố tụng này chưa đủ
18 tuổi là bị can NCTN kể từ thời điểm có quyết định đưa vụ án ra xét xử
của Toà án đã thụ lý vụ án khi đó bị can chính thức trở thành bị cáo.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử là cơ sở pháp lý chứng minh đã đủ chứng
cứ để đưa vụ án ra xét xử mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ xung,
tạm đình chỉ hay đình chỉ vụ án. Như vậy người bị Viện kiểm sát truy tố
và Toà án có quyết định đưa vụ án ra xét xử từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi gọi là bị cáo là NCTN”. Bên cạnh đó qian điểm của Đảng và Nhà
nước trong luận án tiến sĩ luật học của tác giả Hoàng Minh Đức- Viện
Hàn lâm Khoa học Xã học Việt Nam Học Viện Khoa Học Xã hội có nói
“Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý đối với NCTN
phạm tội là hạn chế áp dụng các hình phạt tước tự do, mở rộng và tăng
cường áp dụng các hình phạt không tước tự do, huy động sự tham gia của
toàn xã hội, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và người thân
của NCTN phạm tội vào quá trình giáo dục, cảm hóa giúp họ sửa chữa sai
lầm, sớm trở về tái hòa nhập cộng đồng xã hội với phương châm khoan
hồng, nhân đạo và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: “Đánh kẻ
chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Từ thực trạng trên TS. Phạm
Minh Tuyên đã đưa ra 3 nguyên nhân chính trong bài nguyên cứu Phòng
ngừa tội phạm người chưa thành niên của Tòa án thông qua hoạt động xét
xử các vụ án hình sự - Kết quả, những bất cập hạn chế và nguyên nhân,
đăng trên trang Học viện Tòa án đó là: nguyên nhân đến từ gia đình;
nguyên nhân từ nhà trường; nguyên nhân từ xã hội.
4. Vài nét về địa bàn nghiện cứu
CHƯƠNG II: CÁC KHÍA CẠNH NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI Ở ĐỊA BÀN X
1. Thực trạng người chưa thành niên phạm tội ở địa bàn X
1.1. Độ tuổi phạm tội của người chưa thành niên ở địa bàn X
1.2. Các tội danh thường có ở người chưa thành niên phạm tội ở địa
bàn X
1.3. Mực độ phạm tội của người chưa thành niên phạm tội ở địa bàn
X
2. Nguyên nhân người chưa thành niên phạm tội ở địa bàn X
2.1. Nguyên nhân từ gia đình
2.2. Nguyên nhân từ nhà trường
2.3. Nguyên nhân từ truyền thông
2.4. Nguyên nhân từ tâm sinh lí của người chưa thành niên phạm tội
ở địa bàn X
3. Tác động của người chưa thành niên phạm tội đến địa bàn X hiện
nay
4. Giải pháp hạn chế người chưa thành niên phạm tội ở địa bàn X
4.1. Giải pháp cho gia đình
4.2. Giải pháp cho nhà trường
4.3. Giải pháp cho truyền thông
4.4. Giải pháp cho người chưa thành niên phạm tội ở địa bàn X
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PHỤ LỤC

You might also like