You are on page 1of 26

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Môn Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học

ĐỀ CƯƠNG KHOA HỌC


Đề Tài :

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN SỰ GIA TĂNG TỘI PHẠM VỊ THÀNH
NIÊN Ở VIỆT NAM

NHÓM THỰC HIỆN :


LỚP HỌC PHẦN :
GIẢNG VIÊN :

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Môn Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học


ĐỀ CƯƠNG KHOA HỌC
Đề Tài :
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ GIA TĂNG TỘI PHẠM VỊ THÀNH
NIÊN Ở VIỆT NAM
NHÓM THỰC HIỆN :
LỚP HỌC PHẦN :
GIẢNG VIÊN :

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................6
2.1 Mục tiêu chính...............................................................................................6
2.2 Mục tiêu cụ thể..............................................................................................6
3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................6
4. Giả thiết nghiên cứu..........................................................................................6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................7
5.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................7
5.2 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................7
6.1 Ý nghĩa khoa học...........................................................................................7
6.2 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................9
1. Các khái niệm.....................................................................................................9
1.1 Tội phạm là gì................................................................................................9
1.2 Gia tăng tội phạm...........................................................................................9
1.3 Nhân tố ảnh hưởng.........................................................................................9
2. Lịch sử nghiên cứu..........................................................................................10
3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước
đó..........................................................................................................................13
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP............................................................................15
1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................15
2. Định nghĩa vận hành.......................................................................................15
2.1. Người chưa thành niên................................................................................15
2.2. Tội phạm vị thành niên...............................................................................15
2.3. Nhân tố ảnh hưởng......................................................................................15
3. Mô hình nghiên cứu – Biến số - Thang đo.....................................................16
4. Chiến lược chọn mẫu.......................................................................................17
5. Phương pháp nghiên cứu – Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu..................17
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA BÀI NGHIÊN CỨU.............................................19
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.....................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................27
PHỤ LỤC : BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT.........................................................21
TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GIA
TẶNG TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trên thế giới, tình trạng tội phạm vị thành niên cũng đang ngày càng trở nên
phổ biến và đa dạng hơn. Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc, mỗi năm có khoảng 1
triệu trẻ em vị thành niên bị bắt giữ vì liên quan đến tội phạm. Bao gồm những
hành vi như là sử dụng ma túy, đua xe trái phép, hỗn chiến và thậm chí là gây ra án
mạng. Những hành vi vi phạm pháp luật của nhóm đối tượng vị thành niên đang có
chiều hướng gia tăng về số vụ lẫn mức độ nghiêm trọng. Đây vốn là lứa tuổi dễ bị
lôi kéo, tâm lý độ ổn định và dễ bị tác động bởi những nội dung xấu trên mạng xã
hội. Điều này cũng là hồi chuông cảnh báo cần có những giải pháp khẩn cấp để
ngăn chặn thực trạng này. Những vụ tấn công tại các trường học và nơi công cộng
cũng đang ngày càng tăng, khiến cả thế giới phải lo ngại về tình trạng này.
Hiện nay, tình trạng tội phạm vị thành niên tại Việt Nam đang ngày càng gia
tăng, điều này có thể được thấy qua các báo cáo của Bộ công an. Theo Bộ Công an
Việt Nam, từ đầu năm 2018 đến nay, số vụ án phạm tội do vị thành niên gây ra đã
tăng đáng kể. Năm 2020, có hơn 18.000 vụ án phạm tội do vị thành niên gây ra,
tăng gần 4% so với năm trước đó. Tại Việt Nam, tội phạm vị thành niên không chỉ
bao gồm các hành vi trộm cắp, mà còn có các hành vi đánh nhau, ma túy, và các
hành vi xã hội đen. Những hành vi này không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân các
vị thành niên, mà còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến cộng đồng và xã hội.
Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng gia tăng tội phạm vị thành
niên tại Việt Nam là rất cần thiết để có những giải pháp phù hợp và kịp thời để đảm
bảo
an ninh trật tự, bảo vệ quyền lợi của cộng đồng và xã hội, đồng thời giúp cho các vị
thành niên có thể được giáo dục và đưa trở lại cuộc sống đúng đắn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chính


Nghiên cứu này nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng tội
phạm tuổi vị thành niên ở Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát thực trạng tội phạm tuổi vị thành niên ở Việt Nam.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng tội phạm ở tuổi vị thành

niên Việt Nam.


- Đề xuất giải pháp giảm thiểu tội phạm tuổi vị thành niên ở Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu

- Sự gia tăng tội phạm tuổi vị thành niên ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự gia tăng tội phạm vị thành niên ở Việt
Nam?
- Giải pháp nào giúp giảm thiểu tội phạm tuổi vị thành niên ở Việt Nam?
4. Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết H1: Có bao nhiêu nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự gia tăng tội
phạm vị thành niên ở Việt Nam.
- Giả thuyết H2: Tâm lý của trẻ có tác động đến sự gia tăng tội phạm vị thành niên ở
Việt Nam.
- Giả thuyết H3: Cần biện pháp cải thiện từ môi trường để giảm thiểu tội phạm tuổi
vị thành niên ở Việt Nam.
- Giả thuyết H4: Tâm lý của nhân thân với trẻ vị thành niên có tác động đến sự gia
tăng tội phạm tuổi vị thành niên ở Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng tội phạm tuổi vị thành niên
ở Việt Nam
5.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Việt Nam
+ Dân số khảo sát: Nhân thân của tội phạm
+ Thời gian: 6 tháng (từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023)
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học


Đề tài này cung cấp các thông tin và dữ liệu chính xác, phân tích kỹ lưỡng về tình
trạng tội phạm vị thành niên tại Việt Nam, từ đó giúp cải thiện hiểu biết và quản lý vấn đề
này một cách khoa học và hiệu quả.
Nghiên cứu này có thể giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý, cơ quan chức năng và các
nhà nghiên cứu có thêm kiến thức và thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng
tội phạm vị thành niên tại Việt Nam, qua đó đưa ra các giải pháp, chính sách và hướng đi
mới để giảm thiểu tình trạng tội phạm này.
Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa trong việc tạo ra các tiền đề cho các nghiên cứu sau
này về tội phạm vị thành niên tại Việt Nam, từ đó mở rộng và phát triển kiến thức về vấn
đề này trong cộng đồng khoa học. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đóng góp vào việc tăng
cường nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng về vấn đề tội phạm vị thành niên tại Việt
Nam.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu, chúng ta sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể để khắc phục
những thiếu sót, hạn chế và phát triển những mặt tích cực. Nghiên cứu và phân tích
thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng tội phạm tuổi vị thành niên ở
Việt Nam từ góc độ giáo dục và gia đình đến xã hội sẽ giúp mọi người nhận thức
được những mặt thiếu sót và hạn chế để kịp thời đưa ra giải pháp để bổ sung những
thiếu
sót, hạn chế đó. Việc giảm thiểu tội phạm tuổi vị thành niên là rất quan trọng và
đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ an ninh và trật tự đất nước, tương lai của giới trẻ
và cải thiện chất lượng giáo dục của gia đình và trường học. Những bạn tuổi vị
thành niên cùng với gia đình và xã hội sẽ thấy được lợi ích hơn trong việc giáo dục,
quan tâm, chia sẻ để giúp ích cho gia đình, xã hội và góp phần xây dựng đất nước
văn minh, giàu mạnh và phát triển hơn.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Các khái niệm

1.1 Tội phạm là gì


Theo điều 8, bộ luật hình sự 2015 "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo
quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” (Nguyễn Thị Phương, 2022).
Có thể hiểu tội phạm là người có năng lực thành vi dân sự thực hiện các hành vi
trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội và cộng đồng phải chịu trách nhiệm, hình phạt
theo quy định của pháp luật.
1.2 Gia tăng tội phạm
Là hiện tượng tăng lên số lượng những cá nhân hay nhóm người xấu trong xã
hội, đe dọa tới sự an toàn, quyền lợi và lợi ích của cộng đồng. Những người này có
xu hướng trở nên nguy hiểm hơn và các hành vi vi phạm của họ ngày càng nghiêm
trọng. Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng xấu đến xã hội và cần được giải
quyết để bảo vệ an ninh, trật tự, và quyền lợi của mọi người. (Cao Thị Thanh
Thảo, 2022).
1.3 Nhân tố ảnh hưởng
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của một sự việc hiện tại đặc biệt đối với
người trẻ vi phạm pháp luật có thể là các yếu tố nội tại hoặc bên ngoài. Những yếu
tố này đều góp phần vào việc thúc đẩy hành vi phạm tội của họ, tác động đến quyết
định của họ và ảnh hưởng đến sự phát triển của họ. (Nguyễn Văn Dương, 2022).
2. Lịch sử nghiên cứu

Xã hội đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, tuy nhiên điều này cũng
đồng nghĩa với việc cần quan tâm, chú ý và giải quyết nhiều vấn đề đặc biệt, trong
đó việc thanh thiếu niên phạm tội đang có xu hướng tăng cả về số lượng vụ vi
phạm và mức độ nghiêm trọng. Để hiểu rõ và nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi phạm tội của thanh thiếu niên, đã có nhiều tác giả và sinh viên trong và
ngoài nước thực hiện nghiên cứu sâu về chủ đề này.
Hiện nay, việc phạm tội của các vị thành niên không còn đơn giản do bồng bột
hay thiếu suy nghĩ mà đã trở nên tinh vi hơn với sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng,
thậm chí đã hình thành các băng nhóm tội phạm có nguy cơ gây hại cao. Tác giả
Đặng Văn Cường đã thực hiện một nghiên cứu mang tên “Một số vấn đề về xu
hướng tội phạm ngày càng trẻ hóa” năm 2022, trong đó tập trung vào nhiều vấn đề
quan trọng liên quan đến thực trạng tội phạm tuổi vị thành niên tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng để chiếu theo
thống kê của Bộ Công an về tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên và đưa ra kết quả rằng
tỷ lệ gây án ở tuổi dưới 14 tuổi là 5,2%, đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là
24,5% và đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi là 70,3%. Ngoài ra, tác giả cũng đã
thống kê các tội danh phổ biến mà người dưới 18 tuổi phạm tội trong ba năm từ
2016 đến 2019, gồm giết người (183 vụ với 293 đối tượng), cướp tài sản (475 vụ
với 830 đối tượng), cưỡng đoạt tài sản (88 vụ với 111 đối tượng), cố ý gây thương
tích (2017 vụ với 3797 đối tượng), trộm cắp tài sản (5565 vụ với 7611 đối tượng)
và cướp giật tài sản (505 vụ với 627 đối tượng). Tác giả cũng đã cảnh báo về
nguyên nhân của tình trạng trẻ hóa tội phạm, từ đặc điểm tâm sinh lý cho đến môi
trường giáo dục. Nhìn chung, nghiên cứu của tác giả đã đóng góp quan trọng vào
việc đưa ra các biện pháp đấu tranh với tội phạm tuổi vị thành niên tại Việt Nam.
Cùng quan điểm này có nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy và cộng sự,
năm 2017 trong công trình nghiên cứu “Động cơ phạm tội của trẻ vị thành niên vi
phạm pháp luật tại trường giáo dưỡng
số 5, Long An”. Bà đã đánh giá các động cơ phạm tội ở các tính chất khác nhau gây
nên từng mức độ nghiêm trọng như qua khảo sát, sử dụng các phương pháp, điều
tra bằng bảng hỏi, từ đó cho thấy những tội danh do lứa tuổi vị thành niên phạm
phải bao gồm: trộm cắp, cướp tài sài, giết người, cố ý gây thương tích, sử dụng mua
bán, tàng trữ các chất gây nghiện và các tội danh khác. Đồng thời, tác giả chỉ ra
rằng động cơ gắn liền với những suy tính nhằm thể hiện bản thân, vụ lợi, hiếu
chiến, muốn như bạn bè, muốn trên cơ người khác, muốn người khác phải chú ý và
tôn trọng bản thân. Thế nên, tác giả có những định hướng để nâng cao các giải pháp
đối với việc khắc phục thực trạng những mặt còn tồn tại ở tuổi vị thành niên.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng vị thành niên phạm tội ở Việt Nam
đang có xu hướng tăng cao, và gia đình là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến suy nghĩ
và hành vi của vị thành niên. Tác động mạnh mẽ nhất từ gia đình đến vị thành niên
chính là bạo lực gia đình. Trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối
với sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ em”, tác giả đã xác định nhiều vấn
đề quan trọng liên quan đến vấn đề này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hàng
ngày ở Việt Nam có khoảng 2-3 trẻ em vị thành niên bị bạo lực gia đình, gây ra
nhiều tác hại đến sự phát triển của trẻ. Chúng ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ
của trẻ (25,4%), gây ra sa sút trong học tập (15,8%), bỏ học (5,8%), và có nguy cơ
phát triển các bệnh tâm lý như tự kỷ (9,6%). Ngoài ra, các trẻ em này còn có nguy
cơ dính líu tới tệ nạn xã hội (6,1%) và thường có biểu hiện chán nản, lo lắng
(84,5%) và cảm thấy sợ hãi (20%). Hơn nữa, có 12,7% trẻ mất sự tôn trọng đối với
bố mẹ và 5,5% muốn bỏ nhà ra đi. Các số liệu này dựa trên thống kê của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội (Trần Thị Sáu, 2015).Tóm lại, tác giả đã có những
lưu ý về tình trạng bạo lực, thiếu sự quan tâm, dẫn đến tư duy sai lệch cho đứa trẻ.
Nghiên cứu "Người chưa thành niên vi phạm pháp luật: nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa" đã chỉ ra rằng tình trạng trẻ hóa tội phạm tại tỉnh Kon Tum từ năm
2016 đến tháng 6/2017 có nguyên nhân từ sự thiếu quan tâm của các lãnh đạo cấp
trên trong việc phòng ngừa tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành
niên. Vì cơ sở hạ
tầng, nền giáo dục và môi trường xã hội tại khu vực này vẫn còn kém phát triển và
khó khăn, nên những người chưa thành niên ở địa điểm này chưa được hình thành
đầy đủ nhận thức về các vấn đề xã hội và rất dễ bị chi phối bởi những yếu tố tiêu
cực. Hơn nữa, môi trường xã hội đã du nhập nhiều sản phẩm văn hóa độc hại, các
trò chơi trực tuyến mang tính kích động, bạo lực và lối sống thực dụng, ích kỉ, đó là
nguyên nhân căn bản góp phần vào tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp
luật và tội phạm. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, tác giả đề nghị cần có nhiều
giải pháp hành động, không chỉ từ gia đình và xã hội, mà còn từ nhà trường. Điều
này bao gồm việc tăng cường công tác quản lý, xây dựng các mô hình giáo dục,
cảm hóa những trẻ vị thành niên và gia đình từ sớm, để có thể quản lý những
trường hợp đặc biệt và cơ hội khó khăn. (Dương Đức Nhuận, 2017).
Bên cạnh đó cũng có những giải pháp được đưa ra để giảm thiểu tội phạm
tuổi vị thành niên ở Việt Nam. Trong nghiên cứu “Phòng ngừa, xử lý, và phục hồi,
tái hòa nhập cộng đồng, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt
Nam” năm 2019, tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa đã đánh giá nhiều vấn đề quan
trọng của “đề xuất giải pháp giảm thiểu tội phạm tuổi vị thành niên ở Việt Nam”.
Đầu tiên, tác giả nghiên cứu về việc tăng cường và phục hồi những biện pháp giáo
dục, xây dựng các kế hoạch dài hạn để đưa ra hệ thống toàn diện, kết quà cho thấy
năm 2018 người vị thành niên vi phạm pháp luật giảm được 4%. Kết quả dựa trên
phương pháp nghiên cứu và thu thập, phân tích số liệu của cơ quan thẩm quyền Bộ
công An, tòa án, viện kiểm soát, bộ Lao động – Thương binh xã hội. Tiếp theo, tác
giả đề cập đến việc hoạt động tập huấn và xây dựng nhằm thực hiện hiệu quả
những quy định mới và thông qua các diễn đàn quốc tế. Tóm lại, tác giả đánh giá
về những biện pháp, hướng đi để giảm thiểu sự gia tăng đối với trẻ vị thành niên.
(Nguyễn Thị Kim Thoa và cộng sự, 2019).
Tóm lại, để có thể phòng chống người chưa thành niên vi phạm pháp luật thì
gia đình, xã hội cũng như các cơ quan có thẩm quyền các có các giải pháp hiệu quả
để có thể tìm hiểu và nắm rõ được các nhân tố khiến người chưa thành niên vi
phạm
pháp luật từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.

3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước
đó

Hiện nay, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự gia tăng tội phạm vị
thành niên” là một trong những đề tài được nhiều tác giả và sinh viên trong và
ngoài nước đặc biệt quan tâm. Đề nghiên cứu này đã được chứng minh, phân tích
cụ thể các nhân tố tác động đến người vị thành niên phạm tội đồng thời cũng đề
xuất ra các giải pháp, đẩy mạnh các hoạt động để tăng cường phòng ngừa tình trạng
vi phạm pháp luật của các người vị thành niên. Mặc dù, công trình nghiên cứu chưa
được hoàn chỉnh để cho thấy được hết các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp
phòng ngừa dù đã được các nhà nghiên cứu nghiên cứu rất kĩ trong khả năng của
mình. Chính vì thế, khi ta có thể nhìn thấy được tầm quan trọng của việc phát hiện
kịp thời các nhân tố ảnh hưởng đến người chưa vị thành niên phạm tội để đề ra các
giải pháp phòng ngừa, nên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu này,
tuy nhiên do khả năng thu thập thông tin, khảo sát và nghiên cứu còn nhiều hạn
chế. Nên nhóm chỉ nghiên cứu ở phạm vi “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới
sự gia tăng tội phạm vị thành niên ở Việt Nam”. Trong đề tài nghiên cứu này nhóm
chúng tôi quyết định nước Việt Nam là đối tượng nghiên cứu được hướng tới. Đối
tượng nghiên cứu chủ yếu là vị thành niên tội phạm và các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi này. Chưa có nghiên cứu đầy đủ về vị thành niên là nạn nhân của tội phạm
gia tăng. Ý thức pháp luật của vị thành niên không được đề cập rõ ràng, cụ thể là
mức độ hiểu biết và chấp hành luật pháp của họ. Các yếu tố xã hội như tình trạng
nghèo đói, bất bình đẳng, cảm giác bị xã hội bỏ rơi, bất hạnh gia đình... chưa được
đề cập đầy đủ trong các nghiên cứu trước đó. Cần nghiên cứu sâu hơn về tình trạng
phụ nữ vị thành niên bị lạm dụng tình dục và các yếu tố liên quan. Chưa nêu rõ
trách nhiệm của nhà trường và gia đình đã giáo dục ảnh hưởng đến tâm lí người
thành niên như thế nào. Có phải do nguyên nhân bạo hành hay xâm hại tình dục
dẫn đến trẻ vị thành niên phạm tội? Mối tương
quan giữa sự gia tăng tội phạm vị thành niên và những thay đổi xã hội, kinh tế,
chính trị cũng cần được đề cập và phân tích. Các mối quan hệ giữa vị thành niên tội
phạm với các băng đảng, tổ chức tội phạm và những yếu tố liên quan đến việc gia
nhập vào các tổ chức này chưa được đề cập đầy đủ.
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1. Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: nghiên cứu định lượng bằng cách biến 3 mục
tiêu nghiên cứu thành các biến số để đưa vào bảng câu hỏi khảo sát theo các phương
pháp:
- Phương pháp điều tra: điều tra thông tin từ các dữ liệu, số liệu hồ sơ và sau đó thu
thập bằng cách khảo sát bằng bảng hỏi.
- Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường các biến số về 2 mục tiêu nghiên
cứu.
- Phương pháp tổng hợp các tài liệu, các bảng hỏi và phân tích dữ liệu.
2. Định nghĩa vận hành

2.1. Người chưa thành niên


Người chưa thành niên là những người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất
cả tinh thần, chưa có khả năng nhận thức hay kiểm soát được suy nghĩ hoặc hành vi
của mình. Gia
Do đó, người chưa thành niên dễ bị chi phối bởi tác động bên ngoài và thực
hiện các hành vi thiếu suy nghĩ chín chắn.
2.2. Tội phạm vị thành niên
Người dưới 18 tuổi phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tại thời
điểm họ thực hiện lý, có lỗi trong việc thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự.
(Đinh Thuỳ Dung,2022)
Nói cách khác tội phạm vị thành niên là người phạm tội có khả năng chịu
trách nhiệm hình sự nhưng chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật.
2.3. Nhân tố ảnh hưởng
Bao gồm cả yếu tố bên trong ( tâm lý, sức khỏe, sở thích…) và các yếu tố bên
ngoài (gia đình, giảng đường, lịch học, tài liệu…).
Đặc biệt là đối với một sinh viên học xa nhà, xa sự chăm sóc, giáo dục của bố
mẹ và người thân , bắt đầu phải tự lập hơn trong cuộc sống, sinh hoạt thì những yếu
tố đó ngày càng tác động mạnh mẽ đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã
hội.

3. Mô hình nghiên cứu – Biến số - Thang đo

Khái niệm Chỉ số Biến số Thang đo


- Mức độ nhận biết
Khảo sát thực trạng tội Tình hình phạm tội
- Tâm lý nhân thân Thang đo
phạm tuổi vị thành niên ở của trẻ vị thành
- Tâm lý tội phạm vị Guttman
Việt Nam niên hiện nay
thành niên
Môi trường xã hội - Sự thay đổi văn hóa
ảnh hưởng đến trẻ - Tệ nạn xã hội
vị thành niên -Vấn đề an ninh

Điều kiện sống của - Mức độ nghèo khó


Đánh giá các nhân tố ảnh
trẻ vị thành niên - Điều kiện sinh sống
hưởng đến sự gia tăng tội
Thang đo Likert
phạm ở tuổi vị thành niên
5 mức độ
Việt Nam. Gia đình tác động - Mức độ quan tâm
đến tâm lý trẻ vị - Tình cảm gia đình
thành niên - Giáo dục gia đình
- Trình độ học vấn
Giáo dục ở trẻ vị - Chương trình giáo
thành niên dục
- Đạo đức
4. Chiến lược chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp định mức, dựa trên việc điều tra hồ sơ phạm tội trên
lãnh thổ Việt Nam.
Do không thể biết số lượng chính xác củа dân số nghiên cứu vì mẫu nghiên cứu ở
đây là mẫu phi xác suất.
5. Phương pháp nghiên cứu – Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu

DỮ LIỆU SƠ CẤP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁCH TIẾN HÀNH


- Điều tra từ các dữ liệu, số  Thu thập
Mục tiêu 1 liệu hồ sơ - Xác định đối tượng khảo sát dựa trên
Thực trạng tội phạm - Thu thập thông tin bằng điều tra từ các dữ liệu, số liệu hồ sơ.
tuổi vị thành niên ở bảng hỏi - Gửi phiếu khảo sát đến các hộ gia đình
Việt Nam - Sử dụng thang đo Likert 5 dựa trên các hồ sơ, vụ án tội phạm vị
mức độ để đo lường các biến thành niên.
số về 2 mục tiêu nghiên cứu - Xác định được kích thước đối
Mục tiêu 2 - Định mức mẫu dựa trên hồ tượng nghiên cứu.
Nhân tố nào ảnh sơ phạm tội - Khái quát, cụ thể hóa thông tin dựa trên
hưởng đến sự gia tăng - Phân tích dữ liệu bằng phần kích cỡ mẫu.
mềm SPSS  Xử lý
- Áp dụng công thức Solvin để tính kích
cỡ mẫu phân theo cụm đối tượng.
- Sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ
liệu và làm sạch dữ liệu.
- Sử dụng phần mềm SPSS để phân
tích dữ liệu thống kê, mô tả tần suất, tỉ
Mục tiêu 3
Phương pháp suy luận logic/suy lệ phần trăm danh sách mục
Giải pháp nào giúp
luận quy nạp + Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
giảm thiểu tội phạm
lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến -
tổng lớn hơn 0.3. Loại bỏ những biến sai
số
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA: giữ
lại hệ số KMO > 0.5, các biến quan sát
có tương quan < 0.05, số lượng nhân tố
phù hợp >= 1, hệ số tải nhân tố phụ
thuộc vào số mẫu nghiên cứu
+ Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để
sắp xếp chuẩn hóa của các biến
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA BÀI NGHIÊN CỨU

Luận văn gồm các chương với các nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng tội phạm
vị thành niên ở Việt Nam”.

1.1. Tổng quan các khái niệm liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến
sự gia tăng tội phạm vị thành niên ở Việt Nam.
1.2. Các mô hình lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự
gia tăng tội phạm vị thành niên ở Việt Nam.
1.3. Các mô hình nghiên cứu liên quan.
1.4. Mô hình nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
2.1. Phân tích lý thuyết (bảng tóm).
2.2. Tổng hợp lý thuyết.
2.3. Phân loại lý thuyết.
2.4. Hệ thống hóa lý thuyết.
2.5. Khảo sát bằng bảng câu hỏi khảo sát.
2.6. Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường các biến số.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
3.1. Thu thập thông tin và phân tích
3.2 Kết quả mang tính tổng quan, chuẩn hóa
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tội phạm tuổi vị thành niên ở
Việt Nam.
4.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.
4.2. Cơ sở đề ra giải pháp.
4.3. Giải pháp từ xã hội.
4.4. Giải pháp từ gia đình.
.5. Giải pháp tâm lý.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ

THỜI GIAN (THÁNG)


STT CÔNG VIỆC
1 2 3 4 5 6

Tìm đọc và hệ thống các tài liệu tham


1 khảo. Xây dựng khung lý thuyết,
khung khái niệm.

2 Thiết kế mô hình nghiên cứu

3 Viết đề cương nghiên cứu

4 Thu thập, xử lý các dữ liệu nghiên cứu

5 Tiến hành viết luận văn

6 Bảo vệ luận văn


PHỤ LỤC : BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
GIA TĂNG TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM

Kính gửi Anh/Chị !


Nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng tội phạm vị thành niên
ở Việt Nam. Ý kiến của Anh/Chị sẽ là đóng góp cho việc nghiên cứu và đánh giá
mức độ gây nên sự gia tăng tội phạm vị thành niên. Từ đó có những đề xuất, giải
pháp để giảm thiểu tội phạm vị thành niên ở Việt Nam.
Xin cám ơn sự đóng góp của Anh/Chị !

I. KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ


Anh/Chị vui lòng đánh dấu  vào ô trả lời thích hợp

NHẬN BIẾT CỦA NHÂN THÂN ĐỐI VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Điều kiện: Chung sống với tội phạm vị thành niên
Câu hỏi Có Không
1. Liên quan đến con của bạn, bạn đã biết rõ thông tin về tội phạm vị
thành niên mà con của bạn đã gây ra không?

2. Bạn có đang cảm thấy áp lực hoặc ảnh hưởng của việc con bạn là tội
phạm vị thành niên không?

3. Bạn đã có ý định tìm kiếm thông tin và hỗ trợ để giúp con bạn cải
thiện hành vi và trở thành một công dân tốt đẹp hơn không?

4. Bạn có đang cảm thấy sự bất an và lo lắng về an toàn và an ninh cho


gia đình của mình không?
5. Bạn có đã tìm kiếm thông tin và các nguồn hỗ trợ về pháp luật để
bảo vệ quyền lợi của con bạn không?

6. Bạn có đang cảm thấy sự bất công và khó chịu về việc con bạn bị xã
hội đánh đồng và bị coi là kẻ phạm tội không công bằng không?

7. Bạn có đang cảm thấy bất lực và không biết làm gì để giúp con bạn
trong tình huống này không?

8. Bạn có nghĩ rằng hệ thống pháp luật hiện nay đang hoạt động hiệu
quả đối với vấn đề này không?

9. Bạn có đang cảm thấy bị cô lập hoặc bị xa lánh từ xã hội vì con bạn
là tội phạm vị thành niên không?

10. Bạn có đang tìm kiếm cơ hội và các nguồn hỗ trợ để giúp con bạn
khôi phục lại sự tự tin và động lực để cải thiện hành vi không?

NHẬN BIẾT CỦA NHÂN THÂN


Điều kiện: Chung sống với tội phạm vị thành niên

Câu hỏi Có Không


1. Anh/Chị thấy con mình có dấu hiệu hiềm khích nào trước khi thực
hiện hành vi tội phạm không?
2. Trước khi con mình thực hiên hành vi vi phạm pháp luật anh chị có
thấy con mình có hành vi gì lạ không?
2. Hàng xóm xung quanh nhà bạn có ai từng vi phạm pháp luật chưa,
có nhiều không?
3. Anh/ chị đã bao giờ nói với con mình những hành vi nào là sai trái
không?

4. Kinh tế gia đình anh chị có đầy đủ không?

5. Trong gia đình con Anh/ Chị có thân thuộc nào với thành viên nào
trong nhà không?

6. Gia đình Anh/ Chị có từng đỗ vỡ không?


8. Gia đình Anh/ Chị có thường xuyên cãi vã mà để con nghe được
không?

9. Anh/ Chị có hay la mắng con mình không?

10. Anh/ Chị có đánh đập hay bạo hành tinh thần con mình không?

Anh/Chị vui lòng đánh dấu  vào ô trả lời với sự lựa chọn thích hợp, tương ứng với
từng mức độ đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5
( 1. Hoàn toàn không đông ý; 2. Không đồng ý; 3. Phân vân; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn
đồng ý)

Mức độ đánh giá


STT Phát biểu
1 2 3 4 5

MT 1. Môi trường sống

Tình trạng bạo lực và tệ nạn xã hội đang làm


1
tăng tội phạm vị thành niên.
Sự thay đổi trong văn hóa đang ảnh hưởng
2 đến
sự gia tăng tội phạm vị thành niên ở Việt Nam
Giáo dục văn hóa và tôn giáo có thể giảm sự
3
gia tăng tội phạm vị thành niên ở Việt Nam.
Tăng cường giám sát và kiểm soát an ninh có
4
thể giảm thiểu tội phạm vị thành
Sự gia tăng tội phạm vị thành niên có thể làm
tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề an ninh và
5
trật tự công cộng trong xã hội, ảnh hưởng
đến sự
ổn định và an toàn cho các cư dân.
MT 2. Điều kiện kinh tế
Sự thất nghiệp và kinh tế khó khăn có thể dẫn
1
đến sự gia tăng tội phạm vị thành niên.
Việc gia tăng tội phạm vị thành niên ở Việt
2 Nam liên quan đến mức độ phát triển kinh tế
của đất nước
Cung cấp cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn với
những cơ hội học tập và phát triển bản thân
3 thông qua chương trình học bổng, đào tạo kỹ
năng nghề, tài trợ học phí có thể giảm thiểu
khả năng trẻ rơi vào tội phạm
Cải thiện cơ sở hạ tầng và giảm bớt mức độ
4 nghèo đói và thất nghiệp trong xã hội để giảm
thiểu sự gia tăng tội phạm vị thành niên.

MT 3. Giáo dục

Tổ chức những chương trình giáo dục phòng


chống tội phạm dành cho vị thành niên tại
1 trường học hoặc cộng đồng trong khu vực
thường xuyên hơn để tạo sự nhận thức đúng
đắn về tác hại của tội phạm
Tạo ra cơ hội việc làm cho trẻ em và thanh
2 thiếu niên và giúp cải thiện điều kiện sống cho
gia đình của họ
Cải thiện chính sách giáo dục và đào tạo ở
những vùng khó khăn để giảm thiểu số lượng
3
trẻ em và thanh thiếu niên bỏ học hoặc không
tiếp cận được với giáo dục
Tăng cường giáo dục đạo đức, phát triển kỹ
4
năng sống, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận
kiến thức bổ ích, cập nhật những kiến thức
mới nhất về phòng chống tội phạm.

Việc tham gia vào các hoạt động phạm pháp


5 gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
tâm lý và xã hội.

MT 4. Yếu tố gia đình

Gia đình có tầm quan trọng trong việc ngăn


1
chặn tội phạm vị thành niên
Cha mẹ phải có trách nhiệm giám sát và chăm
2 sóc con em của mình để giảm nguy cơ trở
thành tội phạm vị thành niên
Thực hiện các chương trình hỗ trợ và giáo dục
3 cho gia đình có thể giảm thiểu tội phạm vị
thành niên
Gia đình tạo ra một môi trường tình cảm ổn
4 định, thoải mái và an toàn có thể giảm thiểu
khả năng trẻ rơi vào tội phạm vị thành niên
II. PHẦN THÔNG TIN
Họ và tên:...............................................................................................................................
Xin vui lòng chọn các mục có liên quan đến thông tin cá nhân của Anh/Chị
bằng cách đánh dấu  vào ô vuông của các câu sau đây:
Câu 1: Giới tính của Anh/Chị là gì?
1.  Nam 2.  Nữ
Câu 2: Dân tộc của Anh/Chị là gì?
1.  Kinh 3.  H’Mông
2.  Ba Na 4.  Khác:...........................
Câu 3: Trình độ học vấn của Anh/Chị là:
1.  Trung học cơ sở 3.  12/12
2.  Đại học 4.  Khác: ……………......
Câu 4: Thu nhập của Anh/Chị trên 1 tháng
1.  Từ 5 đến 10 triệu 3.  Từ 10 đến 30 triệu
2.  Trên 30 triệu 4.  Khác:...........................
Câu 5: Số thành viên trong gia đình của Anh/Chị
1.  1 3.  3
2.  2 4.  Khác:...........................
Câu 6: Hiện tại Anh/Chị đang sinh sống ở
1.  Thành phố 3.  Khác:………………...
2.  Tỉnh

***
Xin cám ơn sự hợp tác của Anh/Chị !

You might also like